1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CHI BHXH

12 294 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 25,39 KB

Nội dung

LUẬN CHUNG VỀ BHXHCHI BHXH. 1.1 .Một số vấn đề cơ bản về BHXH. 1.1.1. Khái niệm BHXH. Trong cuộc sống hàng ngày, con người không tránh khỏi những rủi ro như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động… Trong những trường hợp đó, nếu không có thu nhập, người lao động có thể không đủ khả năng tự phục vụ bản thân mình. Để giảm bớt có thể vượt qua khó khăn, con người đã tìm ra nhiều phương pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả của các rủi ro đó như: Đi vay mượn, xin sự viện trợ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức…Tuy nhiên, những biện pháp đó đều mang tính thụ động, phụ thuộc vào khách quan. Trước khó khăn trên, BHXH ra đời tạo niềm tin cho người lao động, giúp họ yên tâm sản xuất, góp phần ổn định thu nhâp cho bản thân đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện chính sách BHXH coi nó là một bộ phận chính cấu thành hệ thống an sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về BHXH, theo công ước 102 của tổ chức ILO thì : BHXH là sự bảo vệ xã hội đối với các thành viên của mình thông qua biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế trợ cấp cho các gia đình đông con. Theo Luật BHXH, BHXH được hiểu “ là sự đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. Ở góc độ tài chính, BHXH được định nghĩa:“ là quá trình thành lập sử dụng quỹ tiền tệ dự của cộng đồng những NLĐ, có sự bảo trợ của Nhà nước, để san sẻ rủi ro, đảm bảo thu nhập cho họ gia đình trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật. Như vậy, xuất phát từ nhu cầu của người lao động, BHXH đã trở thành chính sách xã hội quan trọng của nước ta hầu hết các nước trên thế giới. Khi người lao động tham gia BHXH bị mất sức lao động dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập, BHXH trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả rủi ro, đảm bảo an toàn xã hội tạo động lực để phát triển kinh tế. 1.1.2. Vai trò của BHXH. BHXH được biết đến ở mọi quốc gia với mục đích xã hội, phi lợi nhuận. Vì thế, có vai trò đặc biệt quan trọng đối NLĐ, NSDLĐ xã hội. 1.1.2.1. Đối với người lao động. Ở mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm, rủi ro luôn có nguy cơ rình rập, đe dọa cuộc sống của người lao động, gây gánh nặng cho bản thân người thân. BHXH với mục đích đảm bảo cho NLĐ gia đình họ khi gặp khó khăn trong cuộc sống hoặc làm giảm thu nhập. Vì vậy, BHXH có vai trò quan trọng: Trước hết, BHXH là điều kiện cho NLĐ được cộng đồng tương trợ khi xảy ra các rủi ro: ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức lao động…Thông qua BHXH, tạo cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho các khó khăn của các thành viên trong xã hội. Từ đó, khắc phục hậu quả của các rủi ro trong lao động sản xuất trong đời sống NLĐ một cách tối đa. Thứ hai, tham gia vào BHXH giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi dùng cá nhân thông qua việc trích lập một khoản tiền nhỏ trích nộp quỹ BHXH, giúp họ tiết kiệm được những khoản nhỏ, có nguồn dự phòng dể sử dụng khi cần thiết hoặc chi dùng về già, góp phần ổn định cuộc sống của bản thân gia đình họ. Đây không chỉ là nguồn hỗ trợ vật chất mà còn là sự động viên về tinh thần cho NLĐ khi họ gặp khó khăn, giúp họ ổn định về tâm lý, giảm bớt lo lắng khi ốm đau, tai nạn, tuổi già…Tạo cho họ một niềm tin vào tương lai. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động cho đơn vị cho toàn xã hội. 1.1.2.2. Đối với người sử dụng lao động. BHXH giúp cho các tổ chức lao động, các doanh nghiệp ổn định họat động sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho người lao động một cách hợp lý. Qua việc phân phối, BHXH góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổn định, sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả, tạo mối quan hệ thân thiết giữa người lao động người sử dụng lao động. BHXH tạo điều kiện để NSDLĐ có trách nhiệm đối với người lao động không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời họ. Nếu không có tổ chức BHXH bắt buộc thì nhiều khi, chỉ vì những lợi ích trước mắt mà người sử dụng lao động cắt xén quyền lợi, vô trách nhiệm với người lao động. BHXH cũng giúp cho NSDLĐ ổn định nguồn chi, khi có rủi ro xảy ra không lâm vào cảnh phá sản. Nhờ đó ổn định tạo điều kiện để phát triển không bị phụ thuộc vào điều kiện khách quan. 1.1.2.3. Đối với xã hội. BHXH tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, giúp củng cố truyền thống: “lá lành đùm lá rách”, tạo sự gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. BHXH chính là công cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất cho việc giảm hậu quả rủi ro tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội. Thông qua hoạt động BHXH, những rủi ro trong đời sống của người lao động được phân tán, tạo ra khả năng giải quyết an toàn nhất với chi phí thấp nhất. BHXH là cơ sở để phát triển các bộ phân an sinh xã hội khác. Nhà nước thường căn cứ vào mức độ bao phủ của chính sách BHXH để xác định những đối tượng nào cần sự chia sẻ của cộng đồng nhưng chưa được tham gia BHXH để thiết kế những mạng lưới của an sinh xã hội như: Trợ giúp xã hội, trợ cấp, cứu trợ xã hội… BHXH cũng phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nền kinh tế của một quốc gia kém phát triển, đời sống của nhân dân thấp, nhu cầu BHXH của người dân chưa nhiều kéo theo đó là hệ thống BHXH chậm phát triển ở mức tương ứng. Ngược lại, khi kinh tế phát triển mạnh, đời sống vật chất tinh thần của người lao động được nâng cao, nhu cầu tham gia BHXH ngày càng nhiều, tạo điều kiện để hệ thống BHXH phát triển. BHXH góp phần quan trọng vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị trường tài chính phong phú, kinh tế xã hội phát triển. Chẳng hạn, đối với loại hình bảo hiểm hưu trí, do thời gian tham gia dài với nguồn vốn nhiều, số kết dư lớn, nguồn vốn này có thể đầu tư vào các dự án cần vốn, mang lại lợi ích cho người lao động, người sử dụng lao động cho nền kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 1.1.3.Các chế độ BHXH. Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, quy định cụ thể chi tiết việc thực hiện BHXH đối với người lao động, là hệ thống các quy định được Luật hóa về đối tượng BHXH quyền lợi cũng như nghĩa vụ của họ. Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế ILO nêu trong công ước 102, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm 9 chế độ: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí, trợ cấp TNLĐ - BNN , trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tiền tuất. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà có thể áp dụng ít nhất 3 chế độ nhưng ít nhất phải có 1 trong 5 chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí, trợ cấp TNLĐ – BNN, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tiền tuất. 1.2. Khái niệm, vai trò nguyên tắc của công tác chi trả chế độ BHXH. 1.2.1. Khái niệm. Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả cho các chế độ nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH đảm bảo các hoạt động của BHXH Việt Nam. 1.2.2. Vai trò của công tác chi trả chế độ BHXH bắt buộc. Là một trong hai mảng hoạt động thu chi quỹ tài chính BHXH bắt buộc. Quỹ BHXH bắt buộc được sử dụng chủ yếu chi trả cho các mục đích: chi trợ cấp cho các chế độ BHXH bắt buộc, chi phí cho sự nghiệp quản BHXH, chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH bắt buộc. Trong các mục đích đó thì khoản chi trợ cấp cho các chế độ BHXH bắt buộc là lớn nhất. Khoản chi này được thực hiện theo quy định của pháp luật phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH của từng quốc gia. Theo nguyên tắc có thu mới có chi, do vậy quỹ BHXH chỉ chi cho các chế độ có nguồn thu thu chế độ nào thì chi chế độ đó. Chi BHXH góp phần ổn định tài chính cho NLĐ khi họ gặp rủi làm giảm thu nhập hoặc mất khả năng lao động. Khi gặp các rủi ro như ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN…NLĐ sẽ bị giảm nguồn thu nhập. Để khắc phục những rủi ro đó gây ro, BHXH chi trả cho NLĐ một khoản thu nhập, đảm bảo những tổn thất về thu nhập, giúp họ ổn định cuộc sống. Từ đó tạo cho người lao động tâm yên tâm, tin tưởng trong lao động sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động cho cá nhân cho toàn xã hội. Giúp đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách, pháp luật một cách nghiêm minh công bằng. Việc chi trả trợ cấp các chế độ BHXH được thực hiện trên quy định của pháp luật. Luật BHXH quy định một cách cụ thể, chi tiết: đối tượng hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng làm tiêu chuẩn chi trả cho các cán bộ thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH một cách chính xác. Do đó, việc chi trả luôn đảm bảo công bằng, đúng mức, đúng đối tượng. 1.2.3. Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH. BHXH là trụ cột trong hệ thống ASXH của một quốc gia, là chỗ dựa của NLĐ trong những hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, việc chi trả các chế độ BHXH phải đảm bảo theo nguyên tắc: chi đúng, chi đủ, chi an toàn, chi kịp thời. Chi đúng là chi đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn…nhằm đảm bảo lợi ích cho những đối tượng đang hưởng sẽ huởng trong tương lai. Chi đủ là chi đủ khoản tiền trợ cấp mà đối tượng đáng được hưởng. Chi an toàn là đảm bảo cho khoản tiền trong quá trình chuyển từ cơ quan BHXH đến tay đối tượng được hưởng mà không bị thất thoát hoặc thất lạc đến tay người khác. Chi kịp thời là chi đúng thời điểm người lao động gặp rủi ro trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập, cần sự trợ giúp từ cơ quan BHXH. Điều này có ý nghĩa quan trọng, giúp cho NLĐ ổn định thu nhập, yên tâm, tin tưởng vào BHXH tin tưởng vào chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước. Thực hiện tốt các nguyên tắc trên thì chính sách BHXH của quốc gia mới được coi là thành công, đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ. 1. 3. Nội dung của công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc. 1.3.1. Đối tượng mức hưởng chế độ BHXH bắt buộc. 1.3.1.1. Chế độ ốm đau. Theo điều 21 đến điều 26 - Luật BHXH, quy định cụ thể như sau: ● Đối tượng hưởng. Người lao động bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc có xác nhận của cơ sở y tế. Có con dưới 7 tuôit bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con có xác nhận của cơ sở y tế. ● Mức hưởng. Theo pháp luật hiện hành về BHXH bắt buộc, mức hưởng bảo hiểm ốm đau được tính bằng công thức sau: Tiền lương tiền công đóng BHXH Của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Mức hưởng = * tỷ lệ % * số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau 26 ngày chế độ ốm đau. Trong đó, mức trợ cấp được tính bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc đối với NLĐ bình thường bằng 100% đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân, công an nhân dân. 1.3.1.2. Chế độ trợ cấp thai sản. Được quy định cụ thể từ điều 27 đên điều 37 Luật BHXH, có nội dung cơ bản là: ● Đối tượng hưởng. Bao gồm: lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi, người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp tránh thai. ● Mức hưởng. Mức hưởng của người lao động hưởng chế độ thai sản được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liến kề trước khi nghỉ việc. 1.3.1.3. Chế độ TNLĐ - BNN . Quy định từ điều 38 đến điều 48 Luật BHXH, có nội dung cơ bản như sau: ● Đối tượng hưởng. NLĐ được hưởng chế độ TNLĐ khi đủ các điều kiện sau: Bị tai nạn lao động tại nơi làm việc trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ; trên tuyến đường đi - về từ nơi ở đến nơi làm việc trong thờii gian hợp lý; suy giảm khả năng lao động từ 5 % trở lên do tai nạn lao động. NLĐ được hưởng chế độ BNN khi đủ điều kiện sau: bị bệnh tại danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y Tế Bộ lao động - thương binh xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp. ● Mức hưởng. - Trợ cấp một lần đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%. Mức trợ cấp được tính như sau: suy giảm khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung. Ngoài ra được hưởng thêm mức trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH, từ 1năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. - Trợ cấp hàng tháng đối với NLĐ giảm khả năng lao động từ 31% trở lên: suy giảm 31% được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung. Ngoài ra được hưởng thêm trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH, 1 năm trở xuống tính bằng 0,5%, thêm một năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. 1.3.1.4. Chế độ hưu trí. Được quy định trong Luật BHXH từ điều 49 đến 62, cụ thể như sau: ● Đối tượng hưởng. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có 20 năm đóng BHXH; Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại thuộc danh mục do Bộ Y Tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nới có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên có 20 năm đóng BHXH; Nam từ đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi trở lên có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Y Tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực có hệ số 0,7 có 20 năm đóng BHXH; Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm thuộc danh mục của Bộ Y Tế đã đóng BHXH 20 năm, bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn. ● Mức hưởng. Theo quy định của pháp luật BHXH hiện hành, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Mức lưong hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. Cụ thể như sau: Luơng hưu hàng tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu(%) * Mbqtl. Trong đó: Mbqtl là mức lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu BHXH. - Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: NLĐ đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần: kể từ năm 31 trở đi đối với nam năm 26 trở đi đối với nữ cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. 1.3.1.5. Chế độ tử tuất. Được quy định từ điều 63 đến 68 Luật BHXH nội dung cụ thể: ● Trợ cấp tuất hàng tháng. - Thân nhân của NLĐ bị chết hưởng trợ cấp tuất hàng tháng gồm: Con dưới 15 tuổi; con dưới 18 tuổi còn đi học; con đủ 15 tuổi trở lên giảm khả năng lao động trên 81%; Vợ đủ 55 tuổi, chồng đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi giảm khả năng lao động trên 81%; Những người mà đối tượng có trách nhiệm nuôi dưỡng đủ 60 tuổi trở lên (nam), đủ 55 tuổi trở lên (nữ); dưới 60 tuổi (nam), dưới 55 tuổi (nữ) giảm khả năng lao động trên 81% không có thu nhập hoặc có nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. - Mức trợ cấp: Với mỗi thân nhân được hưởng bằng 50% mức lương tối thiểu chung; nếu thân nhân không có người nuôi dưỡng thì bằng 70% mức lương tối thiểu chung. Số thân nhân được hưởng không quá 4 người; nếu có 2 người chết trở lên, thân nhân được hưởng 2 lần trợ cấp. Thời điểm hưởng thực hiện từ tháng liền kề sau khi NLĐ, người hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ- BNN chết. ● Trợ cấp tuất một lần - Đối tượng là thân nhân của NLĐ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc không có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. - Mức trợ cấp: đối với thân nhân NLĐ đang làm việc, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì tính theo số năm đóng BHXH, mỗi năm bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương đóng BHXH; thấp nhất bằng 3 tháng bình quân tiền lương; đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu thì tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: nếu chết trong 2 tháng đầu thì bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu vào những tháng sau, hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì trợ cấp giảm 0,5 tháng lương hưu, thấp nhất bằng 3 tháng lương hưư đang hưởng. 1.3.2. Tổ chức chi trả các chế độ BHXH bắt buộc. 1.3.2.1. Phương thức chi trả. Việc lựa chọn phương thức chi trả các chế độ BHXH là rất quan trọng vì phải đảm bảo lợi ích cho NLĐ cũng như cơ quan BHXH. BHXH Việt Nam luôn căn cứ vào điều kiện cụ thể lựa chọn những phương thức chi trả hợp lý, có lợi cho cả BHXH các đối tượng được hưởng. Ba phương thức mà BHXH nước ta đang áp dụng là: ● Thanh toán trực tiếp cho đối tượng hưởng trợ cấp 1lần tại BHXH quận: áp dụng đối với các chế độ ngắn hạn, lĩnh tiền trợ cấp một lần. Các đối tượng hưởng sẽ trực tiếp đến cơ quan BHXH để nhận tiền. ● Thanh toán gián tiếp thông qua đại chi trả: áp dụng cho các chế độ dài hạn, định kỳ, thường xuyên. Đại là những người có trách nhiệm có uy tín trong nhân dân, thường là chủ tịch xã, phường; cán bộ chính sách xã, phường … cơ quan BHXH phải trích một khoản tiền để trả cho các đại gọi là lệ phí chi trả. ● Thanh toán qua tài khoản ngân hàng: áp dụng cho các chế độ ngắn hạn mà NLĐ đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp… như: ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ, BHYT. Tiền được chuyển từ tài khoản của BHXH tỉnh vào tài khoản của đơn vị có đối tượng hưởng, chủ sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán cho người được hưởng. 2.2.4.2. Quy trình chi trả Mỗi phương thức chi trả có một quy trình riêng. Cơ quan BHXH sử dụng 3 phương thức chi trả vì thế cũng có 3 quy trình chi trả riêng biệt. ● Đối với phương thức chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng. Phương thức này được cơ quan BHXH áp dụng cho cho các chế độ ngắn hạn hoặc lĩnh tiền trợ cấp một lần. Với cách chi trả này, BHXH lấy tiền từ Ngân hàng, sau khi kiểm tra cẩn thận đối tượng số tiền được hưởng, thực hiện đầy đủ thủ tục cần thiết sẽ trực tiếp giao tiền cho đối tượng hưởng tại trụ sở của cơ quan BHXH. Đối tượng hưởng ký xác nhận rồi lĩnh tiền. Quy trình này được biểu diễn bằng sơ đồ sau: Đối tượng hưởng Cơ quan BHXH Ngân hàng ● Đối với phương thức chi trả gián tiếp thông qua đại chi trả. Phương thức này được cơ quan BHXH áp dụng cho các chế độ dài hạn, định kỳ thường xuyên. Hàng tháng BHXH lấy tiền từ Ngân hàng giao cho chủ tịch của từng phường, xã. Sau đó chủ tịch phường, xã mang tiền về khu vực mình quản rồi giao cho các tổ trưởng dân phố. Các tổ trưởng sẽ thông báo cho các đối tượng hưởng đến lĩnh tại trụ sở. Sau khi thanh toán hết cho đối tượng hưởng, các đại này phải báo cáo kết quả hoạt động của mình lên cơ quan BHXH. Đây là chế độ thường xuyên nên lịch chi trả rất đều đặn, các khâu chi trả tiến hành rất ngắn gọn, nhanh chóng thường diễn ra trước ngày 15 hàng tháng. Quy trình của phương pháp này được biểu diễn qua sơ đồ sau: ● Đối với phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng. Phương thức này được áp dụng chi các chế độ như: ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ, BHYT cho NLĐ đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trong địa bàn chi trả. Với phương pháp này, tiền từ tài khoản của BHXH sẽ trực tiếp chuyển vào tài khoản của các cơ quan, doanh nghiệp có đối tượng hưởng. Sau đó các đơn vị này sẽ chi trả cho các đối tượng hưởng. Kết thúc việc chi trả các đơn vị này phải báo cáo kết quả lên cơ quan BHXH. Quy trình này được biểu diễn theo sơ đồ: 2.2.4.3 Nguồn chi. Nguồn chi của BHXH quận Ba Đình áp dụng theo Quy định ban hành theo Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của BHXH Việt Nam. ● Nội dung chi trả do Ngân sách nhà nước cấp. • Các chế độ BHXH hàng tháng. - Lương hưu (hưu quân đội, hưu công nhân viên chức) - Trợ cấp mất sức lao động - Trợ cấp công nhân cao su Đối tượng hưởng Đại chi trả Cơ quan BHXH Ngân hàng Đối tượng hưởngTài khoản của các đơn vị có đối tượng hưởng Tài khoản của BHXH tại Ngân hàng [...]... bị TNLĐBNN • Lệ phí chi trả Các khoản chi khác (nếu có) ● Nội dung chi trả do quỹ BHXH cấp • Quỹ ốm đau thai sản - Chế độ ốm đau - Chế độ thai sản - Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau, thai sản - Lệ phí chi trả • Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng - Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN hàng tháng - Trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN khi chết do TNLĐ-BNN... chi trả • Quỹ hưu trí tử tuất - Chế độ hàng tháng: lương hưu (hưu quân đội, công nhân viên chức); trợ cấp HXH bị chết; trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã, phường, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc, NLĐ đang đóng BHXH đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bị chết - Đóng BHYT cho người hưởng lương hưu, trợ cấp cán bộ xã, phường hàng tháng - Lệ phí chi trả • Các khoản chi. ..- Trợ cấp theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là trợ cấp 91) - Trợ cấp TNLĐ-BNN - Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN - Trợ cấp tử tuất • Các chế độ BHXH một lần - Trợ cấp tuất 1 lần cho các trường hợp quy định khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết - Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ . LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CHI BHXH. 1.1 .Một số vấn đề cơ bản về BHXH. 1.1.1. Khái niệm BHXH. Trong cuộc sống hàng ngày,. khó khăn. Vì vậy, việc chi trả các chế độ BHXH phải đảm bảo theo nguyên tắc: chi đúng, chi đủ, chi an toàn, chi kịp thời. Chi đúng là chi đúng đối tượng,

Ngày đăng: 07/11/2013, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w