Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
40,58 KB
Nội dung
LÝLUẬNCHUNGVỀBHXHVÀCHẾĐỘTRỢCẤPỐMĐAU 1.1. Tổng quan vềBHXH 1.1.1. Khái niệm vềBHXH 1.1.1.1 Khái niệm BHXH dần được hình thành từ những năm 50 của thế kỷ XIX, từ khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nổ ra, nền sản xuất hàng hóa bước đầu được hình thành và phát triển. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn nhiều công ước có liên quan đến BHXHvà các chính sách ASXH thì hoạt động BHXH có quy mô hoạt động tương đối rộng và được hơn 100 nước trên thế giới tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay thì chưa có khái niệm chuẩn về BHXH, phần lớn là những khái quát, cách nhìn nhận của nhiều nhà khoa học khác nhau. Bởi vì, hiện nay giữa các nhà khoa học và các nhà quản lý vẫn còn nhiều quan điểm, cách nhìn khác nhau khi nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, người ta bắt đầu nghiên cứu lại và liên hệ với thực tế thế giới tư bản thời đó để từ đó có thể đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về BHXH, người ta nghiên cứu luận điểm của C.Mác: Từ bảo hiểm xã hội được ghép lại từ hai từ bảo hiểm và xã hội. Theo C.Mác thì quá trình tái sản xuất xã hội là quá trình sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu con người, quá trình này diễn ra trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất nhất định (quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa con người với tự nhiên) toàn bộ mối quan hệ đó hợp thành xã hội bởi vậy phạm trù xã hội nhìn nhận từ góc độ kinh tế là rất rộng, rất cơ bản. Từ bảo hiểm cũng xuất phát từ mối quan hệ sản xuất mà ra: cụ thể với tư cách là thu nhập, tư cách là thành phần giá trị rơi vào tư bản, công nhân nhưng không được dùng hết mà tích lũy lại để lấy lỗ hổng trong quá trình tái sản xuất do các yếu tố ngẫu nhiên chi phối. Theo C.Mác thì: “Vấn đề này ngay cả Chủ nghĩa tư bản không tồn tại thì loài người vẫn phải làm”. Hiện tượng này C.Mác gọi là bảo hiểm cho loài người trước những biến động dữ dội của tự nhiên tác động đến mối quan hệ giữa người với người. Với ý nghĩa đó, bảo hiểm được chia thành hai phần: Bảo hiểm cho những lỗ hổng trong quá trình tái sản xuất và bảo hiểm cho lỗ hổng trong đời sống xã hội loài người. Dựa vào các luận điểm của C.Mác mà các nhà khoa học, các nhà quản lý đưa ra một số khái niệm như sau: Nếu trên góc độ tài chính (Tài chính công): “BHXH là quá trình san sẻ rủi ro, san sẻ tài chính giữa các bên tham gia theo quy định thống nhất pháp luật của nhà nước”. Nếu đứng trên góc độ pháp lý: “BHXH là một chếđộ pháp định bảo vệ cho người lao động và gia đình họ thông qua việc sử dụng tiền đóng góp của người lao động và gia đình họ thông qua việc sử dụng tiền đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động được nhà nước bảo trợ để trợcấp vật chất cho người lao động tham gia bảo hiểm và gia đình họ khi người lao động gặp rủi ro.” Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với tất cả các thành viên của mình với những khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng hoặc giảm nhiều về thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp y tế vàtrợcấp cho các gia đình đông con”. Ngày nay còn có khái niệm về BHXH: “BHXH là tổng thể các mối quan hệ kinh tế xã hội giữa nhà nước với người lao động và chủ sử dụng lao động trên cơ sở hình thành quỹ tiền tệ tập trung để trợcấp cho người lao động và gia đình họ khi người lao động tham gia BHXH gặp phải rủi ro và sự kiện bảo hiểm dẫn tới việc giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội”. Theo luật BHXH Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập doốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. Ở Việt Nam, BHXH là một trong những nội dung lớn nằm trong chính sách đảm bảo an sinh xã hội của mỗi nước. Thực hiện tốt chính sách này không những góp phần bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy công cuộc đổi mới, mà còn thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc vốn là một trong những điểm ưu việt của Đảng và Nhà nước ta. 1.1.1.2. Bản chất Dù định nghĩa như thế nào đi chăng nữa thì bản chất của BHXH cũng được thể hiện rõ ở những nội dung chủ yếu sau đây: BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp trong quá trình tái sản xuất và trong đời sống xã hội loài người, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa phát triển, mối quan hệ thuê mướn lao động đã đạt đến một mức độ nào đó. Khi nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển thì mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ trở lên căng thẳng, làm cho sản xuất bị đình đốn gây thiệt hại cho cả hai giới. Vì vậy, BHXH ra đời và phát triển là tất yếu khách quan của xã hội. Mối quan hệ giữa các bên tham gia bảo hiểm là mối quan hệ kinh tế xã hội phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và quan hệ trong quản lí xã hội. Mối quan hệ dựa trên cơ sở lao động chính là người lao động với người chủ sử dụng lao động, người lao động với Nhà nước. Còn mối quan hệ quản lý là quan hệ giữa Nhà nước với cơ quan BHXH, Nhà nước với chủ sử dụng lao động. Cụ thể các mối quan hệ diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXHvà bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động và Nhà nước hoặc cả người lao động, người chủ sử dụng lao động và Nhà nước. Trong đó, người lao động và người sử dụng lao động là chủ yếu, bởi vì họ là những chủ thể quản lý trong cả quan hệ lao động và quan hệ xã hội. Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Cơ quan này được tổ chức và hoạt động theo khuôn khổ pháp luật của từng nước. Bên được BHXH chính là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết để hưởng các chếđộ BHXH. Cơ sở chủ yếu của các mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH là quỹ tài chính BHXH, vì nguồn quỹ này do cả ba bên đóng góp. Mức đóng góp của mỗi bên để hình thành quỹ và sử dụng quỹ đều được ba bên quyết định trước khi được luật hóa, mức đóng này phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội của mỗi nước. Nếu đứng trên quan điểm xã hội, BHXH là quá trình sử dụng một phần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đảm bảo an toàn về mặt kinh tế cho người lao động và cho xã hội. Quỹ tài chính BHXH là điều kiện tiên quyết để san sẻ rủi ro, san sẻ tài chính giữa các bên tham gia. Trong BHXH thì cụm từ “san sẻ” ở đây được hiểu là: “San sẻ” giữa người lao động, người sử dụng lao động với Nhà nước. Mọi người lao động và người chủ sử dụng lao động phải đóng phí BHXH để thành lập lên quỹ BHXH. Quỹ này chủ yếu để chi trả các chếđộ cho người lao động khi họ không may gặp rủi ro hoặc các sự kiện bảo hiểm, số người lao động được nhận trợcấp thấp hơn số người tham gia đóng góp vào quỹ BHXH. Ngày nay, hệ thống BHXH thực hiện dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia đã góp phần làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. San sẻ ở đây chủ yếu là giữa những người lao động với nhau, giữa người chủ sử dụng với nhau hay giữa người lao động và người chủ sử dụng lao động. Vì BHXH thực hiện san sẻ cả về mặt không gian và thời gian. “San sẻ” cả về mặt không gian và thời gian. Điều này được thể hiện ở những doanh nghiệp, những vùng, những ngành kinh tế trong một thời kỳ có mức rủi ro thấp, kinh tế phát triển nhưng vẫn đóng góp BHXH cao. Tuy nhiên, ở những nơi, có những vùng, có những thời kỳ kinh tế kém phát triển, tỷ lệ lao động bị thất nghiệp cao nên cần có sự san sẻ rủi ro của các doanh nghiệp với nhau, san sẻ rủi ro giữa các thời kỳ, các ngành kinh tế khác nhau. “San sẻ tài chính” và “San sẻ rủi ro” thể hiện ngay trong nội bộ người lao động và người sử dụng lao động. San sẻ này còn thể hiện khi tất cả người lao động đóng góp vào quỹ BHXH nhưng chỉ có một số người không may gặp rủi ro mới được nhận trợcấp từ quỹ BHXH. Ví dụ, san sẻ giữa lao động nam với lao động nữ: chỉ có lao động nữ sinh con, lao động nữ hay bị ốm đau, tai nạn lao động. Giữa những người lao động trẻ khỏe với những người lao động hay bị ốm đau, hay người đang trong độ tuổi lao động với những người già yếu đã nghỉ hưu. Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc bị mất đi khi gặp phải các rủi ro hoặc sự kiện BHXH sẽ được quỹ tài chính bù đắp, thay thế. Song mức độ bù đắp, thay thế thường thấp hơn mức thu nhập trước đó của họ nhưng vẫn phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ. Có như vậy, mới kích thích người lao động mới hăng hái tham gia lao động sản xuất và hạn chế tối đa những hiện tượng lợi dụng chính sách BHXH. Khi thực hiện chi trả trợcấp bằng với mức thu nhập họ đi làm điều đó dẫn tới sự ỷ lại vào quỹ BHXH, ví dụ như người lao động bị mất việc làm nếu được nhận trợcấp bằng thu nhập trước kia của họ sẽ không muốn tìm việc mới vì họ vẫn nhận được số thu nhập mà không phải đi làm. Những rủi ro hoặc sự kiện BHXH làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người, như là: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: lao động nữ sinh đẻ, đến tuổi về hưu… Đồng thời chúng có thể diễn ra trong quá trình lao động hoặc ngoài quá trình lao động. Ví dụ như chếđộ tử tuất người lao động chết khi không làm việc hoặc chết vì bệnh tật thì vẫn được hưởng trợcấp tử tuất. Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những yêu cầu cần thiết của người lao động và gia đình họ trong trường hợp người lao động tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục đích này được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cụ thể như sau (trong công ước 102): - Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ và gia đình họ; - Chăm sóc sức khỏe và chống lại bệnh tật; - Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Những mục tiêu BHXH nói trên đều nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mỗi nước. Vì vậy, chính sách BHXH luôn được coi là chính sách chủ yếu “nòng cốt” của chính sách an sinh xã hội. 1.1.2 Vai trò của BHXHBHXH ra đời và phát triển đã ngày càng khẳng định được vai trò của mình trên nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của BHXH được thể hiện ở các phương diện sau: 1.1.2.1 Đối với người lao động BHXH trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi người lao động gặp phải rủi ro và các sự kiện bảo hiểm như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm hoặc về già,… Vì BHXH thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi người lao động không may gặp rủi ro. BHXH còn là chỗ dựa về mặt tâm lý để người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với đơn vị công tác, tạo niềm tin cho họ vào cuộc sống. Vì khi xảy ra những rủi ro xảy ra thì đã có quỹ BHXHtrợcấp cho phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm đó. Từ đó giúp người lao động nâng cao được năng suất lao động cá nhân của mình và góp phần tăng thu nhập trong tương lai. Thông qua BHXH còn góp phần đoàn kết giữa những người lao động trong nội bộ cơ quan doanh nghiệp và kích thích những người lao động chưa tham gia BHXH hăng hái tham gia BHXH. 1.1.2.2 Đối với người sử dụng lao động Mặc dù phải đóng góp vào quỹ BHXH một khoản tiền nhất định để đóng BHXH cho người lao động mà mình sử dụng, điều đó làm cho người sử dụng lao động bị mất một khoản thu nhập nhưng song về lâu dài lợi ích từ BHXH mà người người sử dụng lao động nhận được sẽ là: Khi thực hiện tốt chính sách BHXH cho người lao động sẽ giúp họ yên tâm, phát huy hết khả năng của mình từ đó tăng năng suất lao động cá nhân đồng thời giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Ngoài ra, còn giúp cho người lao động gắn bó với cơ quan, doanh nghiệp hơn. Nếu chính sách BHXH được thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế các hiện tượng đình công, bãi công, biểu tình và từ đó góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tuc và ổn định. Ngoài ra, khi rủi ro xảy ra đối với nhiều người lao động cùng một lúc, ở phạm vi rộng thì người lao động sẽ không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để chi trả cho người lao động mà lúc này hậu quả của những rủi ro sẽ do quỹ BHXH gánh vác. Mặt khác, khi những rủi ro xảy ra thì chủ sử dụng lao động không phải gánh chịu toàn bộ mà rủi ro được phân tán cả theo không gian và thời gian cho tất cả các bên tham gia. Thông qua chính sách BHXH, người sử dụng lao động thể hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với người lao động và đối với xã hội. Khi tham gia BHXH chủ sử dụng lao động còn thể hiện sự quan tâm của mình đối với người lao động không chỉ lúc họ khỏe mạnh mà cả khi họ già yếu. 1.1.2.3 Đối với nền kinh tế Chính sách BHXH góp phần tạo lập mối quan hệ gắn bó chủ - thợ, từ đó làm cho các mối quan hệ trên thị trường lao động trở lên lành mạnh hơn, những mâu thuẫn vốn có trong quan hệ lao động về cơ bản được giải tỏa. Đây là tiền đề về mặt tâm lý, để kích thích tính tự giác, sáng tạo của người lao động, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Nhờ có chính sách BHXH mà quỹ BHXH đã được hình thành. Nguồn quỹ này ngày càng được tồn tích lại theo thời gian và thực sự trở thành một khâu tài chính trung gian rất quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia. Phần quỹ nhàn rỗi sẽ được đem đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. 1.1.2.4 Đối với xã hội Mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH thể hiện tính xã hội hóa, tính nhân đạo và nhân văn cao cả của chính sách BHXH. Mặc dù động lực và mục đích tham gia của mỗi bên tham gia là khác nhau nhưng BHXH ra đời có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội, cụ thể: Người lao động tham gia BHXH là nhằm bảo vệ quyền lợi trực tiếp cho chính mình, đồng thời còn góp phần thực hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xã hội. Người sử dụng lao động tham gia BHXH là để quan tâm, chia sẻ rủi ro với người lao động nhưng cũng gián tiếp bảo vệ lợi ích cho chính cơ quan, doanh nghiệp của mình phát triển ổn định bền vững. Nhà nước tham gia BHXH nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội, đảm bảo công bằng xã hội, nhưng cũng là trách nhiệm trong quản lý xã hội của Nhà nước. Nhờ có quỹ tài chính BHXH mà những khó khăn do giảm hoặc mất thu nhập của người lao động được trang trải một phần chính từ sự đóng góp của họ. Từ đó làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện để Nhà nước tập trung vào những mục đích khác nhằm đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người dân trong xã hội. 1.1.3 Chức năng và tính chất của BHXH 1.1.3.1 Chức năng Theo cách thức tổ chức và hoạt động thì BHXH có những chức năng chủ yếu sau đây: Thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự thay thế, bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì con người có giới hạn sinh học vềđộ tuổi và sức khỏe. Khi người lao động còn trẻ khỏe thì họ sẽ có thể tạo ra thu nhập nhưng đến khi hết tuổi lao động, già yếu thì họ phải dựa vào khoản trợcấp từ quỹ BHXH. Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà còn cả người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để hình thành lên quỹ BHXH hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo trợ. Quỹ này dùng để trợcấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, thực hiện được nguyên tắc “số đông bù số ít” vàBHXH còn thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và người có thu nhập thấp, giữa những người khỏe mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc. Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội. Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân và nâng cao năng suất lao động xã hội. Đều này thể hiện khi người lao động khỏe mạnh tham gia hoạt động sản xuất thì người chủ sử dụng lao động phải trả tiền công, tiền lương cho người lao động. Khi bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị giảm hoặc mất thu nhập thì có quỹ BHXHtrợ cấp. Vì thế cuộc sống của họ và người thân luôn được đảm bảo ổn định. BHXH là chỗ dựa vững chắc giúp người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó tận tình với công việc, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này thể hiện như đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất cá nhân từ đó góp phần nâng cao năng suất xã hội và tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội. Gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người lao động và xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người chủ sử dụng lao động luôn có những mâu thuẫn về tiền lương, tiền công, thời gian lao động,… Thông qua BHXH sẽ giúp cho mâu thuẫn này được điều hòa và giải quyết. Đặc biệt, cả hai bên thấy được lợi ích của mình khi tham gia BHXH. Ngoài ra, khi thực hiện tốt chính sách BHXH còn thể hiện sự quan tâm của người sử dụng lao động tới người lao động không chỉ khi họ khỏe mạnh mà ngay cả khi họ già yếu không làm việc được. Đối với Nhà nước và xã hội, chi phí cho BHXH là cách thức tiết kiệm và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn. 1.1.3.2 Tính chất BHXH gắn liền với đời sống của người lao động, vì vậy nó có một số tính chất cơ bản sau: Tính chất khách quan trong đời sống. Trong quá trình lao động sản xuất người lao động có thể gặp những biến cố bất ngờ hay những rủi ro khi đó người sử dụng lao động cũng rơi vào tình cảnh khó khăn không kém như: sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, vấn đề tuyển dụng và thiếu lao động lành nghề,…từ đó làm cho sản xuất bị đình đốn, làm cho nền kinh tế phát triển chậm lại. Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển thì những rủi ro xảy ra đối với người lao động ngày càng trở lên phổ biến và gây nhiều khó khăn cho chủ sử dụng lao động. Từ đó, làm cho mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ càng trở lên sâu sắc hơn. Vì vậy để giải quyết các mâu thuẫn đó, Nhà nước đứng ra can thiệp thông qua BHXH. BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian. Từ thời điểm hình thành và triển khai, đến mức đóng góp của các bên tham gia để hình thành quỹ BHXH. Những rủi ro xảy đến với người lao động là hoàn toàn ngẫu nhiên và trong điều kiện được bảo hiểm thì người lao động mới được hưởng các chếđộ của BHXH nhưng có những trường hợp không phải là hoàn toàn ngẫu nhiên như chếđộ hưu trí hay chếđộ thai sản. BHXH phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian như có những vùng, địa phương, ngành nghề có số người lao động bị biến cố nhiều và hưởng nhiều chếđộBHXH trong cùng một thời gian,…Hay mức trợcấpBHXH theo từng chếđộ cho người lao động. BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời có tính dịch vụ: - Tính kinh tế thể hiện rõ nhất ở chỗ: quỹ BHXH muốn hình thành, bảo toàn và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia và phải phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích. Người lao động có tham gia đóng góp mới được hưởng, đồng thời về cơ bản đóng góp nhiều thì được hưởng nhiều. Đồng thời tính kinh tế còn được thể hiện: Người lao động có mức đóng thấp hơn nhiều so với quyền lợi mà họ nhận được khi gặp rủi ro; chủ sử dụng lao động thì yên tâm khi những rủi ro xảy ra thì đã có BHXH chịu trách nhiệm. Mặt khác, khi tham gia BHXH thì chủ sử dụng còn thể trách nhiệm và sự quan tâm của mình đối với người lao động mà họ sử dụng; Đối với Nhà nước, còn góp phần giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước và còn có nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. - Tính xã hội: BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội. Vì vậy, mọi người lao động trong xã hội đều có quyền tham gia BHXHvàBHXH phải có trách nhiệm bảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ còn đang trong độ tuổi lao động hay khi họ đã hết tuổi lao động. - Tính xã hội của BHXH luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó. Khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính xã hội hoá của BHXH cũng ngày càng cao khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì người chủ sử dụng sẽ tham gia BHXH ngày càng đầy đủ hơn cho người lao động, mức đóng và mức hưởng BHXH tăng theo sự phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.4 Đặc trưng của BHXH Mỗi loại hình Bảo hiểm điều có những đăc trưng khác nhau, BHXH có những đặc trưng cơ bản sau: Thời hạn bảo hiểm rất dài, là một quá trình diễn ra liên tục từ khi người lao động tham gia BHXH đến khi chết, bảo hiểm cho người lao động cả trong quá trình lao động và ngoài quá trình lao động. Điều này được thể hiện, khi người lao động tham gia vào quỹ BHXH thì quỹ này có nhiệm vụ là bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động và khi họ thực hiện hết nhiệm vụ của mình với xã hội thì quỹ BHXH làm nhiệm vụ chi trả lương hưu cho họ tới khi họ chết. Khi tham gia BHXH còn có nghĩa là người lao động tự tiết kiệm cho mình khi về già. Còn đối với chủ sử dụng lao động, thời hạn bắt đầu tham gia bảo hiểm từ khi họ thuê mướn một số lượng lao động nhất định cho đến khi doanh nghiệp hay tổ chức của họ không còn tồn tại như: phá sản, giải thể, … BHXH chủ yếu được thực hiện dưới hình thức bắt buộc, cho nên đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng trợcấpBHXH ngày càng lớn. Khi số lượng tham gia tăng thì nguyên tắc “số đông bù số ít” trong hoạt động bảo hiểm phát huy tối đa tác dụng. Người lao động và chủ sử dụng lao động đóng góp để hình thành lên quỹ BHXH nhung quỹ này chỉ dùng để trợcấp cho những trường hợp gặp rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra. Bên cạnh đó thì việc tổ chức quản lý, điều hành bộ máy đòi hỏi chặt chẽ hơn, tổ chức có khoa học hơn để đảm bảo công bằng cho người lao động, người chủ sử dụng tham gia. Những rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm trong BHXH thể hiện phạm vi của BHXH. Vì thế, nó được pháp luật khống chếvà thể hiện ở hệ thống các chếđộ BHXH. Những rủi ro sự kiện bảo hiểm có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người lao động làm giảm hoặc mất thu nhập làm ảnh hưởng tới đời sống của người lao động và gia đình họ. Vì vậy, BHXH còn thể hiện tính chất tiết kiệm trong khi khắc phục hậu quả của rủi ro mà còn thể hiện khi người lao động già yếu. Khi người lao động trẻ khỏe người lao động đóng BHXH để khi về già có thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt. Phí BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động tham gia phải đóng góp thường được nộp định kỳ hàng tháng (nếu tham gia BHXH tự nguyện thì mức phí này có thể nộp theo quý, tháng hay sáu tháng một lần). Mức phí này chịu sự tác động tổng hợp của rất nhiều các yếu tố như: - Số lượng đối tượng tham gia BHXH; - Tuổi thọ bình quân của người lao động; - Mức độ rủi ro; - Hiệu quả đầu tư quỹ nhàn rỗi; - Khả năng bảo trợ của Nhà nước; - Tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Phí BHXH được pháp luật quy định cụ thể và thay đổi theo từng thời kỳ cho phù hợp với hoạt động thực tế của hệ thống BHXHvà tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ra, phí BHXH còn chịu sự tác động của chính sách lao động và chính sách tiền lương tối thiểu, các chính sách khác của mỗi nước. BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và Nhà nước là người đứng ra bảo hộ cho các hoạt động BHXH. Đặc biệt mỗi lần bổ sung và hoàn thiện mảng chính sách này đều có sự đồng ý của các bên tham gia trên cơ sở pháp luật. Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động vì vậy để đảm bảo sự công bằng cho người lao động. Mặt khác, quỹ BHXH được tồn tích theo thời gian, từ thế hệ này đến thế hệ khác, cho nên chịu sự tác động rất lớn của các yếu chính trị, kinh tế và xã hội. Nếu không có sự bảo hộ của Nhà nước, hoạt động BHXH sẽ không thể bền vững và mục tiêu của BHXH sẽ khó thực hiện được. 1.1.5. Các quan điểm cơ bản vềBHXHBHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của một quốc gia. Nó thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức quản lý của đất nước. Khi thực hiện BHXH, các nước đều phải lựa chọn hình thức tổ chức, cơ chế quản lývà mức độ thỏa mãn các nhu cầu BHXH phù hợp với tập quán, khả năng trang trải và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước mình, đồng thời phải nhận thức thống nhất các quan điểm vềBHXH sau đây: Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là một bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã hội. Hệ thống chính sách BHXH ra đời và phát triển luôn nhằm mục đích đảm bảo đời sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ, khi người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Thực chất đây là một trong những loại chính sách đối với con người nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người, an toàn xã hội… Chính sách BHXH còn thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia, nó còn thể hiện tính ưu việt của một chếđộ xã hội trong một chuẩn mực nhất định. Nếu tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây cũng là một trong những chính sách lớn trong hệ thống chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân. Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho người lao động Người sử dụng lao động thực chất là các tổ chức, các doanh nghiệp hoặc các cá nhân có thuê mướn lao động. Họ phải có nghĩa vụ phải đóng góp vào quỹ BHXHvà có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chếđộBHXH đối với người lao động mà họ sử dụng theo đúng luật pháp quy định. Người sử dụng lao động muốn ổn định và phát triển sản [...]... dung của chếđộtrợcấpốmđau 1.2.2.1 Vị trí vai trò của chếđộốmđau trong BHXHTrợcấpốmđau có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong các chếđộ của BHXH: - Đặc trưng chếđộtrợcấpốmđau là chếđộtrợcấpBHXH ngắn hạn tức là chi cho người lao động còn trong quá trình làm việc, họ chỉ hưởng trợcấp tạm thời trong thời gian họ nghỉ và sẽ tiếp tục trở lại làm việc Do vậy, việc chi trợcấp này... pháp chế của nước đó Trong tình trạng nước ta, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đang hình thành, nhiều mặt kinh tế - xã hội đang chuyển động mạnh Vì vậy, việc xây dựng và phát triển BHXH phải đảm bảo chắc chắn, tính toán thận trọng và phải có bước đi phù hợp 1.2 Chếđộtrợcấpốmđau trong hệ thống BHXH 1.2.1 Khái niệm và bản chất của chếđộtrợcấpốmđau Trợcấpốmđau Khái niệm vềtrợcấp ốm. .. trong độ tuổi quy định bị đauốm bệnh tật thì cũng được hưởng chếđộ này 1.2.2.3 Quản lý đối tượng hưởng trợcấpốmđau Quản lý đối tượng hưởng có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý các chế độtrợcấp BHXH Nếu việc tiến hành quản lý tôt có thể sẽ giúp đảm bảo sự bình đẳng trong công tác chi trả, phòng ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, tạo dựng được lòng tin của NLĐ và NSDLĐ... rất lớn nhằm mục đích giảm dần tỷ lệ ngày công ốmđau ; tăng dần tỷ lệ ngày công lao động có ích, góp phần tăng năng suất lao động, từ đó tác động trở lại đối với chếđộBHXH làm giảm chi, nâng cao hiệu quả quản lý quỹ BHXH Với vai trò,vị trí của trợcấpốmđau trong các chếđộ của BHXH ta thấy được việc quản lý chi trả chếđộ này rất quan trọng Việc quản lý chi trả giúp cho công tác chi trả được thực... cơ quan BHXHcấp dưới và người sử dụng lao động Ngược lại, cơ quan BHXHcấp dưới có trách nhiệm tổ chức chi trả trợcấpvà báo cáo lên cơ quan BHXHcấp trên theo quy định Tổ chức chi trả Thông thường, BHXH được tổ chức thành 3 cấp: BHXHcấp trung ương, cấp khu vực vàcấp địa phương, cụ thể: Cấp trung ương: Đây là cấp cao nhất có nhiệm vụ phải bao quát và quản lý toàn bộ hoạt động chi trả trong hệ thống,... 26 của công ước _ Công ước 14.330 của Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển về Hiệp định liên quan đến trợcấpốm đau, trợcấp tử tuất vàtrợcấp thai sản tại Copenhagen vào 06/02/1975 trong đó các quy định vềốmđau được quy định từ điều 08 đến điều 12 theo đó một cư dân ở nước này có thế hườn trợ cấpốmđau theo chếđộ ở nước khác nếu thỏa mãn các yêu cầu trong quy định tại điều 8 : _ Một... trước mắt và lợi ích lâu dài của người lao động Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa tham gia BHXH bắt buộc vàBHXH tự nguyện để bảo vệ cho toàn bộ người lao động của đất nước Mức trợcấpBHXH phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm, nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ TrợcấpBHXH nói ở đây là loại trợcấp thay thế tiền lương như trợ cấpốm đau, thai... với cơ quan BHXHvà đối tượng hưởng trợcấp + Chi phí khi áp dụng phương thức đó + Độ an toàn khi sử dụng phương thức đó 1.2.3 Một số công ước quốc tế về trợ cấpốmđau _ Công ước 102 về an sinh xã hội (tiêu chuẩn tối thiểu) năm 1952 của ILO _ Công ước 130 về chăm sóc y tế và trợ cấpốmđau ( năm 1969) của ILO : trong công ước này có quy định đối tượng hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng chếđộ từ điều... Việc tổ chức chi trả các chếđộBHXHdoBHXHcấp khu vực vàcấp địa phương trực tiếp đảm nhận BHXHcấp Trung ương có trách nhiệm quản lý chặt chẽ tình hình biến động số đối tượng được hưởng, số tiền chỉ trả và đảm bảo quản lý nguồn tiền mặt trong quá trình chi trả Đối với các chếđộBHXH ngắn hạn, thông thường cơ quan BHXH ủy quyền cho đơn vị sử dụng lao động chi trả cho người lao động, do vậy cần đảm... về tiền mặt là một nguyên tắc quan trọng khi tiến hành chi trả các chếđộ Thứ tư: Phải tuân thủ các chếđộ kế toán và nguyên tắc thống kê theo quy định của Nhà nước nói chungvà theo quy định của ngành BHXH nói riêng Thứ năm: Thực hiện quản lý chi trợcấp theo phân cấp, theo đó cơ quan BHXHcấp trên sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chi trả BHXH của cơ quan BHXHcấp . của chế độ trợ cấp ốm đau 1.2.2.1 Vị trí vai trò của chế độ ốm đau trong BHXH Trợ cấp ốm đau có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong các chế độ của. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU 1.1. Tổng quan về BHXH 1.1.1. Khái niệm về BHXH 1.1.1.1 Khái niệm BHXH dần được hình