Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
33,73 KB
Nội dung
LÝLUẬNCHUNGVỀKIỂMSOÁTNGUỒNTHUTHUẾGTGTTỪCÁCDOANH NGHIỆP. 1.1/ KIỂM TRA, KIỂMSOÁT TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. KiểmsoátnguồnthuThuếGTGT là một trong những hoạt động quản lý của Nhà nước. Do vậy để hiểu được khái niệm vềkiểmsoátnguồnthuThuế GTGT, chúng ta phải xuất phát từ quản lý nói chung và quá trình quản lý của Nhà nước nói riêng. 1.1.1 - Những vấn đề chungvề quản lý. Một cách chung nhất, quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các mục tiêu đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình quản lý bao gồm 4 giai đoạn cơ bản: Thứ nhất: trên cơ sở dự báo vềcácnguồn lực hiện có và cácnguồn lực tiềm năng, người quản lý xác định các mục tiêu của quản lý. Đây là giai đoạn định hướng. Thứ hai: Xây dựng các chương trình, các kế hoạch để đạt được mục tiêu của quản lý. Ở giai đoạn này, người quản lý phải đưa ra các quyết định cụ thể để tổ chức thực hiện với những công cụ, các biện pháp, các chính sách.v .v . Thứ ba: Giai đoạn tổ chức thực hiện. Trong giai đoạn này, cần kết hợp cácnguồn lực theo một phương án tối ưu nhất, sử dụng các quyết định quản lý một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được kết quả tối ưu như mục tiêu đã đặt ra. Thứ tư: là giai đoạn đánh giá kết quả hoạt động. Giai đoạn này rất quan trọng vì các thông tin thu được sẽ cho biết các kết quả đạt được có thoả mãn các mục tiêu của người quản lý hay không, từ đó người quản lý có thể có những điều chỉnh cần thiết. Trong suốt quá trình quản lý, kiểm tra luôn gắn kết với các giai đoạn của quản lý. Ở giai đoạn định hướng cần có những dự báo vềnguồn lực và mục tiêu cần và có thể đạt tới, kiểm tra lại các thông tin vềnguồn lực và mục tiêu, xây dựng các chương trình, kế hoạch .Sau khi các chương trình, kế hoạch đã được kiểm tra có thể đưa ra các quyết định cụ thể để tổ chức thực hiện. Ở giai đoạn tổ chức thực hiện, cần kết hợp cácnguồn lực theo phương án tối ưu, đồng thời thường xuyên kiểm tra diễn biến và kết quả của các quá trình để đIều hoà các mối quan hệ, điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối ưu hoá kết quả hoạt động. Như vậy, kiểm tra không phải là một giai đoạn hay một pha của quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình này. Bởi vậy, kiểm tra là một chức năng của quản lý. Tuy nhiên, chức năng này được thể hiện rất khác nhau tuỳ thuộc vào cơ chế kinh tế và cấp quản lý, vào loại hình hoạt động cụ thể, vào những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể và trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể. 1.1.2 - Kiểm tra, kiểm soát- một chức năng của quản lý Nhà nước. Để hiểu được vai trò của kiểm tra, kiểmsoát trong quá trình quản lý, chúng ta cần đi từ khái niệm của kiểm tra, kiểm soát. Trong quản lý, kiểm tra là công việc nhằm soát xét lại những quyết định và quá trình thực thi những quyết định đó, nhưng được giới hạn theo cấp bậc quản lý (ví dụ kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới). Kiểm tra thường gắn liền với xử lý, gọi là thanh tra. Kiểmsoát là công việc nhằm soát xét lại những quy định, những quá trình thực thi các quyết định quản lý được thể hiện trên cácnghiệp vụ (những thao tác cụ thể) nhằm nắm bắt và đIều hành được những nghiệp vụ đó. Nhằm tham gia vào quá trình quản lý, kiểm tra kiểmsoát phải tuân thủ theo 3 bước cơ bản: Thứ nhất là xây dựng hệ thống tiêu chuẩn dựa trên cơ sở của những mục tiêu quản lý. Thứ hai là đo lường việc thực hiện theo những tiêu chuẩn đã được xây dựng. Ở bước này người quản lý sẽ nhận được các thông tin về đối tượng quản lý. Thứ ba là dựa trên những thông tin thu thập được ở bước thứ hai, người quản lý điều chỉnh các sai lệch trong việc thực hiện. Như vậy, kiểm tra kiểmsoát gắn liền với hoạt động quản lý. Ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm tra, kiểm soát. Kiểm tra, kiểmsoát không tự nhiên tồn tại mà nảy sinh và phát triển từ chính nhu cầu quản lý và phục vụ quản lý. Kiểm tra kiểmsoát là cầu nối giữa thực tế sinh động và nhận thức chủ quan của con người trong quá trình quản lý. Về phân cấp quản lý, có rất nhiều mô hình khác nhau song chung nhất thường là phân thành quản lý vĩ mô (của Nhà nước ) và quản lý vi mô (của các đơn vị cơ sở). Ngoài ra, trong nhiều trường hợp giữa hai cấp quản lý cơ bản nói trên còn có cấp quản lý trung gian vừa chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, vừa thực hiện chức năng quản lý của các đơn vị cơ sở. Đối với quản lý vi mô, để bảo đảm hiệu quả hoạt động, tất yếu mỗi đơn vị cơ sở đều tựkiểm tra mọi hoạt động của mình trong tất cả các khâu : rà soátcác tiềm lực, xem xét lại các dự báo, các mục tiêu và định mức, đối chiếu và truy tìm các thông số về sự kết hợp, soát xét lại các thông tin thực hiện để điều chỉnh kịp thời trên quan điểm bảo đảm hiệu năng của mọi nguồn lực và hiệu quả kinh tế cuối cùng của các hoạt động. Công việc này là kiểmsoát nội bộ hay còn gọi là nội kiểm. Trong khi đó, với cương vị quản lý vĩ mô, Nhà nước cũng thực hiện chức năng kiểm tra của mình. Trong nền kinh tế, Nhà nước có vai trò bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanhnghiệp sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh hơn nữa, Nhà nước còn giữ vai trò định hướng sự phát triển của nền kinh tế thông qua việc điều tiết kinh tế vĩ mô. Với những vai trò đó, đối tượng của quản lý Nhà nước là rất rộng lớn, từcácdoanhnghiệp cho tới những lĩnh vực , những ngành nghề khác nhau và trên nguyên tắc, tất cả các hoạt động kinh tế đều thuộc đối tượng quản lý của Nhà nước. Với đối tượng quản lý rất rộng, việc quản lý của Nhà nước đòi hỏi phải bám sát thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng đồng thời phải bảo đảm đúng định hướng, bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. Mặt khác, Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội. Để duy trì sự hoạt động của mình, Nhà nước cần có những nhu cầu chi tiêu chung có tính chất xã hội. Do đó, Nhà nước phải dùng quyền lực chính trị vốn có để giành lấy một bộ phận của cải xã hội phục vụ cho các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó là lý do tồn tại của nguồnthu NSNN. Về thực chất, nguồnthu NSNN là sự phân phối của cải xã hội nhằm thực hiện chức năng của tài chính. Do tính chất quan trọng của nguồnthu NSNN, Nhà nước phải thực hiện quản lý và thiết lập việc kiểmsoátcácnguồnthu này. Do vậy, kiểm tra kiểmsoát nói chung và kiểmsoátnguồnthu NSNN nói riêng là rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong quản lý Nhà nước. Trong việc kiểmsoát của Nhà nước, các tiêu chuẩn kiểmsoát là hệ thống các Luật và các quy định dưới Luật. Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra của mình hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Ở cấp độ trực tiếp (thông thường với tư cách chủ sở hữu) Nhà nước kiểm tra các mục tiêu các chương trình, kế hoạch hoạt động, kiểm tra cácnguồn lực, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện các mục tiêu của cácdoanhnghiệp Nhà nước và bộ máy hành chính, kiểm tra tính trung thực của các thông tin cũng như tính pháp lý của việc thực hiện cácnghiệp vụ. Ở cấp độ gián tiếp, Nhà nước có thể sử dụng kết quả kiểm tra của các chuyên gia hoặc các tổ chức kiểm tra độc lập để thực hiện điều tiết vĩ mô qua các chính sách của mình, hoặc tham gia đầu tư hoặc với tư cách là các khách hàng của các tổ chức kinh tế. Việc kiểm tra, kiểmsoát của Nhà nước khác với kiểm tra, kiểmsoát của cácdoanhnghiệp do mục đích quản lý, đối tượng quản lý là hoàn toàn khác nhau. Nếu như đối với doanh nghiệp, mục tiêu của quản lý là tạo ra lợi nhuận tối đa và một nền tảng bền vững để phát triển thì đối với Nhà nước, mục tiêu quản lý lại là ổn định nền kinh tế trên các lĩnh vực: sản xuất, thương mại, tài chính - tiền tệ , bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định và thực hiện huy động đủ nguồnthu NSNN. Đối tượng quản lý của quản lý Nhà nước là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, các yếu tố của môi trường kinh doanh, các giá trị văn hoá, môi trường xã hội. Còn đối tượng quản lý của doanhnghiệp lại là những vấn đề chi phí, thu nhập, cơ cấu cácnguồn vốn sử dụng, quy trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ v.v . Do vậy, quá trình kiểm tra kiểmsoát đối với doanhnghiệp thì ngoài việc kiểm tra trong nội bộ doanhnghiệp còn phải chịu sự kiểm tra, kiểmsoát này nhằm bảo đảm các quyết định quản lý kinh tế của Nhà nước, trong đó có chính sách huy động nguồnthu NSNN được thực hiện một cách có hiệu quả. Trên giác độ tài chính, cả kiểmsoát nội bộ của doanhnghiệp và kiểmsoát của Nhà nước đều hướng tới một đối tượng chung là hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 1.1.3 - Kiểm tra, kiểmsoát hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phạm vi quản lý bao gồm tất cả các lĩnh vực chức năng khác nhau. Tùy theo tính chất nghiệp vụ, sự chuyên môn hoá và sự phân quyền mà các bộ phận chức năng có thể được thiết lập. Quá trình quản lý trong mỗi lĩnh vực đều phải tuân thủ theo các bước như đã nêu ở trên nhưng phải tập trung vào việc thực hiện chức năng đã định một cách hiệu quả nhất. Để thực hiện mục tiêu này, cần phải thiết lập hệ thống kiểmsoát trên hai khu vực, đó là kiểmsoát quản lý và kiểmsoát kế toán. Theo các chuẩn mực đã hệ thống hoá của Hội đồng kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA), phần thực hành kiểm toán (32009) thì : Kiểmsoát quản lý (trong doanhnghiệp được cụ thể hoá là kiểmsoát quản trị - Administrative) bao gồm (nhưng không hạn chế) kế hoạch tổ chức và các trình tự, hồ sơ cần cho quá trình ra quyết định để cho phép tiến hành cácnghiệp vụ. Kiểmsoát quản lý gắn liền với trách nhiệm thực hiện các mục tiêu của tổ chức và là điểm xuất phát để thiết lập kiểmsoát kế toán. Kiểmsoát kế toán (Accounting Control) bao gồm kế hoạch tổ chức và các trình tự, hồ sơ cần thiết cho việc bảo vệ tài sản và độ tin cậy của sổ sách tài chính và do đó phải bảo đảm hợp lý rằng : - Cácnghiệp vụ được tiến hành theo sự chỉ đạo chung hoặc cụ thể của quản lý. - Cácnghiệp vụ được ghi sổ là cần thiết để : (1) Giúp chuẩn bị các báo cáo tài chính đúng với nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận hoặc các tiêu chuẩn có thể áp dụng cho các báo cáo này; (2) Duy trì khả năng hạch toán của tài sản. - Chỉ khi được phép của nhà quản lý mới động đến tài sản. - Tài sản đã ghi sổ phải được đối chiếu với tài sản thực có tại thời điểm thích hợp và phải có sự điều chỉnh phù hợp khi có những chênh lệch. Như vậy, kiểmsoát kế toán chỉ quan tâm đến hoạt động tài chính của doanhnghiệp được phản ánh trên các tài liệu kế toán. Trong khi đó, kiểmsoát quản lý yêu cầu một phạm vi rộng hơn của các đối tượng kiểmsoát theo mục tiêu quản lý của toàn bộ tổ chức. Tuy nhiên, kiểmsoát kế toán lại có vai trò là cơ sở cho kiểmsoát quản lý. Cácchứngtừ kế toán không chỉ là sự thông tin mà còn là minh chứng pháp lý cho sự hình thành cácnghiệp vụ kinh tế. Từ đó, kiểmsoát kế toán có thể hình thành phương pháp tựkiểmsoát : đối ứng tài khoản không chỉ là phương pháp phân loại, phản ánh sự vận động của tài sản mà còn là phương pháp kiểm tra những quan hệ cân đối cụ thể, tổng hợp - cân đối kế toán không chỉ cung cấp những thông tin tổng hợp mà còn là phương pháp kiểm tra kết quả cân đối tổng quát trong thông tin kế toán. . . Tuy vậy, thực trạng hoạt động tài chính và sự phản ánh nó trong kế toán vẫn có những sự cách biệt do giới hạn của trình độ, phương tiện thu thập thông tin và những giới hạn cho phép về nghề nghiệp trong chính sách kế toán với sự đa dạng, thường xuyên của lượng thông tin phát ra từ hoạt động tài chính. Do vậy, cần phải có kiểm tra ngoài kế toán mới có thể xác minh một cách chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ những lýluận trên, có thể cụ thể hoá đối tượng của kiểmsoát kế toán trong hoạt động tài chính doanhnghiệp trên những vấn đề sau : + Thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, thực trạng hoạt động tài chính bao gồm 2 phần rõ rệt: một phần được phản ánh trong các tài liệu kế toán và phần còn lại chưa được phản ánh trong tài liệu kế toán. Đối với phần thực trạng được phản ánh trong các tài liệu kế toán, việc kiểmsoát đã có đầy đủ bằng chứng, đó là cácchứngtừ kế toán do doanhnghiệp lập ra trên cơ sở cácnghiệp vụ phát sinh và các quy định của hệ thống Luật pháp về kế toán. Tuy vậy, đây chỉ là phần nổi của các hoạt động tài chính. Hoạt động kiểmsoát còn quan tâm đến phần thực trạng hoạt động tài chính chưa được phản ánh trong tài liệu kế toán. Đó là khi cácchứngtừ kế toán không đủ độ tin cậy mà trên thực tế không phát sinh cácnghiệp vụ kinh tế, hoặc cácnghiệp vụ kinh tế chưa được phản ánh đầy đủ trên cácchứng từ. +Kiểm soátvề tài liệu kế toán. Thực trạng hoạt động tài chính là đối tượng chung của kiểm soát. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khi cácnghiệp vụ kế toán và tài chính phát triển đến trình độ cao và hệ thống Luật pháp ngày càng trở nên chặt chẽ thì yêu cầu chung đối với quản lý là tất cả cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được phản ánh đầy đủ trên các tài liệu kế toán. Một mặt đây là sự lượng hoá cácnghiệp vụ kinh tế, mặt khác tài liệu kế toán còn thể hiện tính pháp lý của hoạt động kinh tế. Đối với các tài liệu kế toán, việc kiểmsoát phải thực hiện theo các nội dung sau: - Kiểm tra tính hiện thực của các thông tin kế toán. Tính hiện thực của thông tin trên các tài liệu kế toán thể hiện sự phản ánh một cách trung thực, đầy đủ cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Kiểm tra tính hợp pháp của các biểu mẫu, của trình tự lập và luân chuyển các tài liệu kế toán. - Kiểm tra tính hợp lý của các đói tượng kế toán phù hợp với nội dung của cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Và cuối cùng, kiểm tra tính pháp lý trong việc thực hiện các quy định, chuẩn mực và chế độ tài chính của doanh nghiệp. Để tiến hành kiểmsoát cần phải có những phương pháp cụ thể , đó là phương pháp kiểmsoát trên chứngtừ và phương pháp kiểmsoát ngoài chứng từ. Các phương pháp kiểmsoát trên chứng từ. Các phương pháp kiểmsoát trên chứngtừ dựa trên cơ sở cácnguồn tài liệu kế toán sẵn có của doanh nghiệp. Các phương pháp này gồm có: - Phương pháp kiểmsoát cân đối kế toán: là phương pháp dựa trên các cân đối kế toán và các cân đối khác để kiểmsoátcác quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành nên quan hệ cân đối đó. Đó là cân đối giữa nguồn lực và kết quả cân đối giữa số phát sinh nợ và số phát sinh của các tài khoản v.v . - Phương pháp đối chiếu trực tiếp: Là phương pháp so sánh (về mặt lượng) trị số của cùng một chỉ tiêu trên cácchứngtừ kế toán. Phương pháp đối chiếu trực tiếp thường sử dụng trong các trường hợp sau: + Đối chiếu giữa số cuối kỳ và số đầu năm hoặc giữa các kỳ về chỉ tiêu doanh thu, chi phí, thu nhập để phát hiện sự biến động bất thường trong các chỉ tiêu đó. + Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu với trị số của các yếu tố cấu thành chỉ tiêu đó. Chẳng hạn đối chiếu số lượng, đơn giá với số tiền trong cácchứngtừ gốc, đối chiếu thu nhập, chi phí với kết quả kinh doanh. Tuy vậy, phương pháp này chỉ được sử dụng trong trường hợp các chỉ tiêu được hạch toán theo cùng một nội dung, cùng phương pháp, cùng đơn vị , trong cùng một khoảng thời gian điều kiện tương tự nhau. - Phương pháp đối chiếu logic: Là phương pháp xem xét mức biến động tương ứng về trị số của các chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp song nó có thể có mức biến động khác nhau theo những chiều hướng khác nhau (ví dụ giữa hàng tồn kho với tiền mặt, tiền gửi và các khoản phải thu). Các phương pháp kiểmsoát ngoài chứngtừ - Phương pháp kiểm kê: Là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản. Phương pháp này giúp việc kiểmsoát phát hiện sự sai lệch giữa thực trạng tài sản và việc phản ánh trên cácchứngtừ kế toán. - Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp diễn lại hoặc nghiên cứu, phân tích từng yếu tố cấu thành của một tài sản, một quá trình đã có, đã diễn ra và cần xác minh lại. - Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp xác định lại một tài liệu, hoặc một thực trạng để đi đến những quyết định hay kết luận trong quá trình kiểm soát. Tóm lại, kiểm tra, kiểmsoát đối với doanhnghiệp chính là thực hiện việc kiểm tra kế toán trong hoạt động tài chính. Nó có vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý của doanhnghiệp và của Nhà nước. Do có đối tượng, có phương pháp cụ thể, kiểm tra kế toán trong hoạt động tài chính đã đáp ứng được các nhu cầu của quản lý và là một chức năng quan trọng của quản lý. Trong phạm vi của đề tài, tác giả sẽ đi sâu vào một hoạt động kiểm tra kế toán trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là kiểmsoátnguồnthuthuế GTGT. 1.2/ KIỂMSOÁTNGUỒNTHUTHUẾGTGTTỪCÁCDOANH NGHIỆP. 1.2.1 - Những vấn đề cơ bản vềthuế GTGT. ThuếGTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Căn cứ tính thuếGTGT là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuếGTGT (gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng). Có hai phương pháp tính thuế GTGT: + Phương pháp khấu trừ thuế. + Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Trong luận văn này chúng ta chỉ đi vào xem xét phương pháp thứ nhất: phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cácdoanh nghiệp. Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng cho các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán, chấp hành đầy đủ các quy định của chế độ hoá đơn, chứngtừ bao gồm: cácdoanhnghiệp Nhà nước, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanhnghiệptư nhân, các Công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị tổ chức kinh doanh khác. Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải sử dụng hoá đơn GTGT (trừ trường hợp được dùng chứngtừ ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT). Trên hoá đơn GTGT phải ghi rõ: giá bán (chưa có thuế GTGT), các khoản phụ thu, thuếGTGT và tổng số tiền phải thanh toán. ThuếGTGT phải nộp là số chênh lệch giữa số thuếGTGT đầu ra với số thuếGTGT đầu vào. Công thức tính như sau: ThuếGTGT phải nộp = ThuếGTGT đầu ra - ThuếGTGT đầu vào Trong đó, thuếGTGT đầu ra là số thuế tính trên tổng giá bán (chưa bao gồm thuế GTGT) hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ. ThuếGTGT đầu ra được tính theo công thức sau: ThuếGTGT đầu ra = Giá tính thuế x Thuế suất Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và thuthuếGTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, thuế GTGT, tổng giá thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi rõ giá chưa có thuếGTGT và thuếGTGT thì thuếGTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. [...]... đúng theo các quy định đó Thứ hai, phải tuân thủ quy trình quản lýthu thuế Việc quản lýnguồnthuthuếGTGTtừcácDoanhnghiệp luôn được thực hiện theo quy trình cụ thể Kiểmsoát là một chức năng của quản lý và tham gia vào tất cả các giai đoạn của quản lý Do đó kiểmsoátnguồnthuThuếGTGTtừcácdoanhnghiệp phải tuân thủ theo quy trình quản lýthuthuếThứ ba, KiểmsoátnguồnthuthuếGTGT phải... cả cácnghiệp vụ phát sinh từdoanhnghiệp Cụ thể là bao quát về số lượng cácDoanh nghiệp, các loại hoạt động, số Doanhnghiệp trong diện điều tiết của thuGTGTThứ tư, KiểmsoátnguồnthuthuếGTGT phải bảo đảm tính công bằng cho cácDoanhnghiệpChúng ta đều hiểu rằng việc kiểmsoátvềthu và cácnguồnthu đối với Doanhnghiệp là yêu cầu bắt buộc của pháp luật Tuy vậy, Kiểmsoátnguồnthuthuế GTGT. .. ba, KiểmsoátnguồnthuthuếGTGTtừcácdoanhnghiệp phải phát huy tốt nhất vai trò của thuGTGT trong nền kinh tế Đây không chỉ là mục tiêu chung của chính sách thu mà còn là mục tiêu cụ thể của KiểmsoátnguồnthuthuếGTGTtừcácdoanhnghiệp Bởi vì chất lượng của KiểmsoátnguồnthuthuếGTGT tốt thì vai trò thực sự của thuGTGT mới được phát huy có hiệu quả trong nền kinh tế Để đạt được các. .. với KiểmsoátnguồnthuthuếGTGTtừcácdoanhnghiệp là: Thứ nhất, phải chấp hành và thực hiện đúng Luật ThuGTGT và pháp luật có liên quan Trong việc KiểmsoátnguồnthuthuếGTGTtừcácdoanh nghiệp, hệ thống Luật pháp vừa là căn cứ để thực hiện kiểm tra, đối chiếu, vừa là công cụ trong việc điều chỉnh, xử lý vi phạm của cácDoanhnghiệp Do vậy, KiểmsoátnguồnthuthuếGTGT phải bám sát vào các. .. lýthuthuế trên cơ sở tự nguyện, tự giác của cácdoanhnghiệp thì thanh tra thu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểmsoátnguồnthutừthu Có thể nói rằng công tác thanh tra thu là một hoạt động rất đặc trưng của công tác kiểmsoátnguồnthu ngân sách Nhà nước từcácdoanhnghiệp 1.2.3.2 Tổ chức bộ máy kiểmsoátnguồnthuthuếGTGTtừdoanhnghiệp Gắn liền với quy trình quản lýthu thuế là... quản lýnguồnthuthuếGTGTtừcác Doanh nghiệp Quy trình quản lýthu thuế GTGT của Doanhnghiệp được tiến hành theo những bước cơ bản sau: * Đăng ký thu và cấp mã số thu Hàng năm trên cơ sở khai đăng ký kinh doanh của cácdoanh nghiệp, Cơ quan Thu tiến hành cấp mã số thu cho cácdoanhnghiệp Việc quản lý đối tượng nộp thu được thực hiện trên cơ sở mạng máy vi tính thống nhất trong cả nước Mỗi doanh. .. xử lý vi phạm trong trường hợp doanhnghiệp chậm nộp tiền thu Chẳng hạn, doanhnghiệp phải chịu phạt 0,1% trên số tiền thu chậm nộp trong 1 ngày * Hoàn thu , quyết toán thu Việc hoàn thu được thực hiện với thu GTGT, doanhnghiệp lập hồ sơ hoàn thu theo quy định của Luật thu gửi kèm với các hoá đơn chứngtừ đến Cơ quan Thu Cơ quan Thu sẽ kiểm tra hồ sơ hoàn thu và thực hiện hoàn thu cho doanh. .. mà kiểmsoát chặt chẽ Doanhnghiệp này, buông lỏng với Doanhnghiệp khác làm mất tính công bằng của môi trường pháp luật 1.2.3 - Nội dung của kiểmsoátnguồnthuthuếGTGTtừcácdoanhnghiệp Việc kiểmsoátnguồnthuthuếGTGT thực chất là kiểm tra kế toán trong hoạt động tài chính của doanhnghiệp dựa trên quy trình quản lýthu thuế Do đó, trước hết chúng ta phải xuất phát từ quy trình quản lýthu thuế. .. doanhnghiệp là một nhu cầu tất yếu của quản lý nhà nước về kinh tế Việc kiểmsoátnguồnthuthuếGTGTtừcácdoanhnghiệp phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm tra, kiểmsoát nói chung và quy trình quản lí thuthuế nói riêng, từkiểmsoát việc đăng ký, kê khai cho đến việc nộp tiền thu vào ngân sách Nhà nước KiểmsoátnguồnthuthuếGTGTtừcácdoanhnghiệp có đối tượng riêng, mục đích, yêu cầu riêng... soátnguồnthu ngân sách nhà nước Đặc biệt, cần kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, Kho bạc và hệ thống ngân hàng với bộ máy ngành Thu Với hệ thống thông tin này, kiểmsoátnguồnthuthuếGTGTtừcácdoanhnghiệp sẽ được thực hiện nhanh chóng, bảo đảm chống gian lận trong việc nộp thu và cácnguồnthu khác từdoanhnghiệp Tóm lại, kiểmsoátnguồnthuthuếGTGTtừcácdoanhnghiệp là . của doanh nghiệp, đó là kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. 1.2/ KIỂM SOÁT NGUỒN THU THUẾ GTGT TỪ CÁC DOANH NGHIỆP. 1.2.1 - Những vấn đề cơ bản về thu GTGT. Thu . LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NGUỒN THU THUẾ GTGT TỪ CÁC DOANH NGHIỆP. 1.1/ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. Kiểm soát nguồn thu Thuế