Ranh giới trong quan hệ công – tư

4 125 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Ranh giới trong quan hệ công – tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ranh giới trong quan hệ công Trong cuộc sống công việc hiện đại, thật khó để tách bạch rõ rang giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Như bà Winnie Khor Phó tổng giám đốc Marketing công ty Pepsico Việt Nam đã nói: “Có một giới hạn quá mong manh giữa sự quan tâm của xếp đến công việc và xen vào đời của nhân viên”. Vì thế, trong sự quan tâm của xếp đến mỗi nhân viên trong công ty đó có thể chỉ là để tạo ra sự thân tình trong môi trường công việc. Nhưng, nếu như sự thân tình đó đi quá lên một chút thôi, sẽ trở thành vấn đề can thiệp vào đời sống riêng cá nhân. Thậm chí, đôi khi sự vô tình của “xếp” còn có thể gây ra những mâu thuẫn trong gia đình riêng của mỗi người. Như chuyện một người xếp đã đem chuyện của nhân viên ở công ty nói lại với người chồng của nữ nhân viên này. Vậy, ở trường hợp là người nhân viên bị ảnh hưởng đó sẽ phải giải quyết “sự can thiệp thân thiện” này như thế nào để vẹn cả đôi đường cũng thật khó. Chị Đinh Hương nhân viên kinh doanh của công ty TIC (thuộc Tổng công ty Hapro) cho rằng, cách tốt nhất là người nữ nhân viên đó phải nói chuyện tế nhị với “xếp” của mình bằng cách gặp trực tiếp xếp và dùng lời lẽ tế nhị để nói chuyện rõ ràng với xếp. “Cách tốt nhất là nói thẳng, nói một cách tế nhị với “xếp” chị Đinh Hương nói “Với kinh nghiệm và chạm và sự hiểu biết của mình, không lý do gì xếp lại không nhìn nhận ra điều mình muốn nói”. Chị Đinh Hương cũng cho rằng, để giải quyết ổn thỏa với chồng, người nữ nhân viên đó có thể cùng chồng mình mời “xếp” đi ăn tối để nói chuyện thân tình và thẳng thắn. “Ngoài mối quan hệ đồng nghiệp thì mối quan hệ giữa xếp “tôi” còn là mối quan hệ anh em, bạn bè. Nếu có sự thân tình trong mối quan hệ này thì thật sự rất tốt. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc vào sự điều chỉnh của mỗi cá nhân”. Mối quan tâm giữa con người với con người vốn xuất phát từ sự chân thành với những mong muốn giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt công việc hơn. Huống chi, sự quan tâm của người xếp không chỉ dành riêng cho một ai mà cho tất cả các nhân viên dưới quyền mình. Đôi khi bản thân người xếp đó cũng không nhận ra mình đã can thiệp quá sâu đến đời sống riêng của nhân viên. Bà Winnie Khnor nói: “Thay vì việc tìm cách nói chuyện riêng với xếp, người nhân viên đó có thể cùng những đồng nghiệp của mình trò chuyện với xếp để xếp có thể nhận ra”. Để giải quyết hiểu nhầm giữa chồng mình bằng cách mới xếp đi ăn cùng gia đình cũng không phải là cách lựa chọn hợp lý nhất. Theo bà Winnie Khnor, điều này lại càng khiến cho xếp hiểu nhầm và lẫn lộn giữa công việc với chuyện riêng tư. Do đó, tình huống có thể trở nên xấu đi. “Tôi nghĩ trong vấn đề là này là giới hạn của sự quan tâm giữa công việc và cuộc sống riêng tư”. Đồng quan điểm với bà Winnie Khnor, PGS TS Luật học Phạm Hồng Hải chủ nhiệm đoàn luật sư Hà Nội cũng cho rằng: “Phải giải quyết được tình huống như thế nào là quan tâm, như thế nào là can thiệp. Ở đây phải có sự ứng xử tế nhị”. Việc cùng chồng mời xếp đi ăn cơm tối là không khả thi vì bản thân người chồng chưa chắc đã nhận lời một cuộc gặp mặt như vậy. PGS TS Phạm Hồng Hải nói: “Người nhân viên phải tế nhị khẳng định với xếp mình có thể tự giải quyết những việc trong khả năng của mình. Còn những việc gì vượt quá khả năng sẽ nhờ xếp vấn, giúp đỡ. Lúc đó người xếp có thể tự nhận ra”. . Ranh giới trong quan hệ công – tư Trong cuộc sống công việc hiện đại, thật khó để tách bạch rõ rang giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Như bà. thắn. “Ngoài mối quan hệ đồng nghiệp thì mối quan hệ giữa xếp – “tôi” còn là mối quan hệ anh em, bạn bè. Nếu có sự thân tình trong mối quan hệ này thì thật

Ngày đăng: 06/11/2013, 20:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan