Để sự nghiệp giáo dục của địa phương không ngừng phát triển, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THCS Bình An tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng g[r]
(1)UBND Phường Bình An CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS BÌNH AN Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
SỐ : /KH-THCSBA
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS BÌNH AN
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
Trường THCS BÌNH AN được thành lập năm 1990, trong công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam, 25 năm qua, trường THCS Bình An đã và đang đi trên chặng đường đầu tiên đầy thử thách khó khăn nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã, đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy, một môi trường giáo dục lý tưởng mà cha mẹ học sinh, học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và những người quan tâm đến giáo dục đều muốn tham gia xây dựng với tư cách là một thành viên
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 201-2020, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Liên Tịch cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh của nhà trường Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Bình An là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông
I/ TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG: 1 Điểm mạnh
- Quản lý nhà trường: có tầm nhìn khoa học, sáng tạo, tiếp cận cái mới cái hay Làm việc có kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính linh hoạt, khả thi, sát thực tế Công tác tổ chức triển khai chỉ đạo kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất Bản thân những người quản lý của trường luôn gần gũi, thân thiện, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, được sự tin tưởng tín nhiệm cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường
(2)môn vững vàng và nghiệp vụ sư phạm khá tốt đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục
- Đa số học sinh chăm ngoan
- Được sự chỉ đạo sâu sát, hỗ trợ tận tình từ các cấp lãnh đạo Ngành, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh
Cơ sở vật chất:
Trường được xây dựng khá khang trang trên tổng diện tích 8586m2 Tổng số phòng học là 24 phòng , diện tích mỗi phòng học là 56 m2.
Ngoài ra, còn có: Văn Phòng (20 m2) , Phòng Y Tế, Phòng Thường trực, Phòng Hiệu Trưởng, Phòng Họp, Phòng Phó Hiệu Trưởng, Phòng Công Đòan, Phòng Đội, Phòng truyền thống
Và các phòng chức năng: Phòng Thiết bị, Phòng thí nghiệm Sinh (64 m2), Phòng chuẩn bị thí nghiệm Sinh (24 m2); Phòng thí nghiệm Hóa, Phòng chuẩn bị thí nghiệm Hóa, Phòng thí nghiệm Lí, Phòng chuẩn bị thí nghiệm Lí, Phòng học Mỹ Thuật, Phòng học Âm Nhạc, Phòng học Tin Học( 96 m2), Phòng học Ngoại ngữ, Phòng nghe nhìn (88 m2) Thư Viện gồm: Phòng đọc Học Sinh (64 m2), Phòng đọc Giáo Viên (32 m2) và Kho sách (32 m2).
Tuy nhiên, do số lượng học sinh tăng nên hiện nay các phòng chức năng đã chuyển thành các phòng học, mặc dù vậy vẫn đảm bảo cho các em tiến hàng thực hành đầy đủ và thường xuyên tuy có vất vả khó khăn hơn
Nhìn chung phòng ốc tương đối đáp ứng được nhu cầu hoạt động của Nhà Trường
Về trang thiết bị, Trường được trang bị hệ thống Thành tích đạt được :
Năm 2005-2006 :
- Tập thể Lao động xuất sắc, Bằng khen của Bộ Giáo Dục Đào Tạo, quyết định số 0007/QĐ/BGD-ĐT ngày 24/10/2006
Năm học 2006-2007 :
Được Chủ Tịch Nước tặng Huân Chương Lao Động Hang III, Quyết định số: 1387/2007-QĐ/CTN ngày 16/11/2007
Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Giáo dục từ năm 2002 đến năm 2006 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ Tổ Quốc
Năm học 2007-2008 :
Được nhận cờ thi đua Đơn vị dẫn đầu cụm các trường THCS phía nam của UBND Tỉnh Bình Dương
Năm học 2008-2009 :
(3)- Tập thể Lao động xuất sắc, Bằng khen của Bộ Giáo Dục Đào Tạo, quyết định số 8082/QĐ/BGD-ĐT ngày 09/11/2009
Năm học 2009-2010 :
- Tập thể lao động xuất sắc được UBND Tỉnh Bình Dương tặng bằng khen, - Trường đạt chuẩn quốc gia : quyết định số 1598/QĐ/UBND ngày 03/06/2010
Năm học 2010-2011:
- Tập thể lao động xuất sắc được UBND Tỉnh Bình Dương tặng bằng khen - Tập thể lao động xuất sắc Bộ Giáo Dục Đào Tạo khen, Quyết định số 247/QĐ-BGDĐT ngày 18/1/2012
Năm học 2011-2012:
- Tập thể lao động xuất sắc, được UBND Tỉnh Bình Dương tặng bằng khen (Hạng I khối THCS Thị xã Dĩ An)
Năm học 2012-2013:
- Tập thể lao động tiên tiến Năm học 2013-2014:
- Tập thể lao động xuất sắc (Hạng III khối THCS Thị xã Dĩ An) Năm học 2014-2015:
- Tập thể lao động xuất sắc (Hạng II khối THCS Thị xã Dĩ An, sau trường nguồn Bình Thắng)
Năm học 2014-2015:
- Tập thể lao động tiên tiến được Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh Bình Dương khen
2 Thời cơ.
Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh trong khu vực
Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt
Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng
Là trường chuẩn quốc gia nên được quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo 3 Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục
(4)- Phụ huynh học sinh còn chưa quan tâm chăm lo đầu tư nhiều đến việc học của con em (do tình hình kinh tế khó khăn, do tình cảnh gia đình không ổn định, …)
4 Xác định các vấn đề ưu tiên.
- Giáo dục học sinh theo hướng: “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng phát triển cho học sinh; Chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng”;
- Phát huy: Trường học thân thiện, học sinh tích cực;
- Xây dựng môi trường văn hóa với những nếp sống đẹp của người công dân trong xã hội mới
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong dạy – học và công tác quản lý - Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy
II/ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC: 1 Tầm nhìn.
Là ngôi trường mà mọi học sinh, phụ huynh học sinh ưu tiên lựa chọn để học tập và rèn luyện; mỗi cán bộ giáo viên nhân viên tự hào gắn bó, cống hiến và có khát vọng vươn tới một môi trường xuất sắc.
2 Sứ mệnh.
Xây dựng môi trường học tập tốt, nề nếp, thân thiện, năng động, sáng tạo, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực, hình thành phẩm chất trở thành một công dân hữu ích cho đất nước.
3 Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường
- sống yêu thương, hợp tác, có khát vọng vươn lên sự hoàn hảo. - sống trách nhiệm, trung thực, tự trọng
(5)III MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC 1.Mục tiêu chung.
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục mà Đảng và Nhà Nước đã đưa ra, là môi trường giáo dục tiêu biểu trong thị xã Dĩ An
Tập thể cán bộ-giáo viên-nhân viên của trường là một tập thể đoàn kết, thân thiện, trách nhiệm, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, luôn được phụ huynh học sinh, học sinh và xã hội quí trọng và đánh giá cao
Học sinh của trường là những con người biết yêu thương, sống có trách nhiệm, có những năng lực cơ bản sau: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán và Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông; là những công dân hữu ích cho nước nhà
2 Mục tiêu cụ thể: Chỉ tiêu.
2.1 Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%
- Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính, thiết bị điện tử phục vụ giảng dạy - Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 80%
- Phấn đấu 100% tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ chuẩn (Cao Đẳng Sư Phạm), trong đó có 85 % trở lên, đạt trình độ trên chuẩn (Đại học Sư Phạm)
2.2 Học sinh
- Qui mô: + Lớp học: 32 lớp
+ Học sinh: 1400 học sinh - Chất lượng học tập:
- Trên 25% học sinh đạt học lực giỏi - Trên 35% học sinh đạt học lực khá
- Trên 30% học sinh đạt học lực trung bình
- Dưới 4 % học sinh xếp loại học lực yếu, không có học sinh kém - Học Sinh tốt nghiệp THCS trên 99%
- Học sinh trúng tuyển vào lớp 10 trên: 80% - Học sinh giỏi cấp Tỉnh trên: 10 học sinh/ năm - Chất lượng hạnh kiểm :
+ Chất lượng hạnh kiểm trên: 90% hạnh kiểm khá, tốt
(6)trách nhiệm, trung thực, tự trọng, tự chủ, được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, biết yêu thiên nhiên và giữ gìn môi trường sống xung quanh thật tốt
2.3 Cơ sở vật chất.
- Trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học hiện đại, đồng bộ - Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh- Sạch- Đẹp-An toàn” 3 Phương châm hành động.
“Năng lực và phẩm chất của học sinh là danh dự của từng thành viên trong nhà trường”
V/ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC.
1 Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục hạnh kiểm và chất lượng văn hoá Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với các tiêu chuẩn và đối tượng học sinh Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh đạt được những giá trị cơ bản, những năng lực cần thiết và có được những kỹ năng sống cơ bản
Phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội, giám thị
2 Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, có kỹ năng sư phạm tốt, năng động, sáng tạo, luôn có đầu tư trong công tác của mình qua các kế hoạch, sáng kiến kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, qua các kết quả thực hiện nhiệm vụ và các đánh giá cuối năm, đánh giá của đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đợt khảo sát Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Phụ trách: Ban Giám Hiệu, Ban Chấp Hành các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn
3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài
Phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị
(7)Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác, quản lý, giảng dạy, xây dựng thư viện điện tử, duy trì và phát triển website của trường Xây dựng và đưa vào hoạt động hiệu quả ‘Trường học kết nối’ …góp phần nâng cao chất lượng quản lý và gíao dục
Đến năm 2020 : 75% Cán bộ- Giáo viên đều tham gia hoạt động trường học kết nối
Người phụ trách: Phó Hiệu Trưởng, Tổ Quản lí công nghệ thông tin 5 Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục
- Xây dựng nhà trường văn hoá, trường học thân thiện học sinh tích cực, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển
Nhà trường
+ Nguồn lực tài chính: Ngân sách Nhà nước
Ngoài ngân sách “Từ quỹ xã hội hóa, Tài trợ …” Các nguồn từ dịch vụ của Nhà trường
Phụ trách: Ban Giám Hiệu, Kế toán, Ban Chấp Hành Công Đoàn, Hội Cha Mẹ Học Sinh
6 Xây dựng danh tiếng nhà trường.
- Xây dựng danh tiếng của Nhà trường đối với địa phương, các đoàn thể, xã hội
- Xác lập tín nhiệm danh hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng danh tiếng của Nhà trường
Phụ trách: toàn thể Cán bộ - Giáo viên –Nhân viên và học sinh trường, Hội Cha Mẹ Học Sinh
VI/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC.
1 Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường
2 Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường
(8)- Giai đoạn 1: Từ năm 2016 – 2017 - Giai đoạn 2: Từ năm 2017 - 2020
4 Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học
5 Đối với các Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện
6 Đối với tổ trưởng chuyên môn, trưởng Ban, Ngành, Đoàn thể: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch
7 Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, công nhân viên :Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch
Để sự nghiệp giáo dục của địa phương không ngừng phát triển, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THCS Bình An tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đào tạo, để kế hoạch chiến lược của Trường thực hiện thành công trong những năm tới
(9)