ÔNTẬPVăn học và tiếng Việt học kì I (Kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì) Phần Tiếng Việt I. Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng chomỗi câu hỏi dưới đây : Câu 1 : Lời trao đổi của nhân vật trong văn bản tự sự thường được dẫn bằng cách nào ? A. Gián tiếp B. Trực tiếp Câu 2 : Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhân ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong văn bản tự sự : A. Thường được tách ra như kiểu viết đoạn văn B. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói C. Cả A và B đều đúng B. Cả A và B đều sai Câu 3 : Trong các câu thơ trích Truyện Kiều dưới đây, từ hoa nào được dùng với nghĩa gốc ? A. Nặng lòng xót liễu vì hoa - Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa B. Hoa cười ngọc thốt đoan trang - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. C. Cỏ non xanh rợn chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa D. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia - Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai . Câu 4 : Ý nào không phải là mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự ? A. Đểdễ ghi nhớ nội dung văn bản B. Để giới thiệu cho người nghe biết nội dung của văn bản C. Giúp ngưòi đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản D. Thể hiện trình độ hiểu biết sâu rộng của người tóm tắt. Câu 5 : Ý nào nói không đúng những yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự ? A. Ngắn gọn nhưng đầy đủ B. Nêu được các nhân vật và sự việc chính của văn bản C. Thêm vào văn bản tóm tắt một vài chi tiết nhỏ D. Không thêm vào văn bản tóm tắt suy nghĩ chủ quan của người tóm tắt. Câu 6 : Từ các từ điện thoại, kinh tế, sở hữu, tri thức, trí tuệ, thẻ, đặc khu, di động, người ta có thể tạo ra bao nhiêu từ mới bằng phương thức ghép hai từ ? A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu Câu 7 : Nhận định nào dưới đây nói đúng về việc mượn từ trong tiếng Việt ? A. Chỉ có tiếng Việt mới vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác B. Tiếng Việt vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ khác là do bị ép buộc C. Tiếng Việt vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt. D. Ngày nay tiếng Việt rất phong phú, không cần vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác. Câu 8 : Trong các câu dưới đây, câu nào có chứa từ Hán Việt : A. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. B. Nao nao dòng nước uốn quanh C. Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa D. Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng Câu 9 : Chọn từ ngữ nào dưới đây để điền vào chỗ trống hoàn chỉnh định nghĩa về thuật ngữ : Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm ., thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. A. Khoa học, kĩ thuật B. Khoa học, đời sống C. Khoa học. thường thức D. Khoa học, công nghệ Câu 10 : Ý nào dưới đây nói không đúng đặc điểm của thuật ngữ : A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm B. Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. C. Thuật ngữ không có tính biểu cảm D. Một thuật ngữ có thể được dùng trong 2 ngành khoa học Câu 11 : Phương án nào dưới đây là khái niệm của thuật ngữ khí áp : A. Là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác B. Là lực hút của trái đất C. Là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất. D. là hiện tượng trong đó sinh ra chất mới. Câu 12 : Phương án nào dưới đây là định nghĩa đúng nhất của thuật ngữ cá trong sinh học : A. Là những động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang. B. Là những động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng phổi. C. Là những động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng phổi hoặc bằng mang. D. Không thuộc một trong ba trường hợp trên. Câu 13 : Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì ? A. Phaỉ có vốn từ ngữ phong phú, viết đúng các kiểu câu. B. Phải nắm được nét chung về nghĩa của các từ C. Phải biết xác định đúng từ loại của từng từ, tạo lập được các cụm từ D. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách sử dụng từ Câu 14 : Ông Phạm Văn Đồng nói rằng một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng ? A. Hiện tượng đồng nghĩa của từ B. Hiện tượng từ nhiều nghĩa C. Hiện tượng đồng âmcủa từ D. Hiện tượng trái nghĩa của từ. Câu 15 : Vì sao ông Phạm Văn Đồng nói rằng một ý lại có bao nhiêu chữ để diễn tả ? A. Vì từ có hiện tượng nhiều nghĩa B. Vì từ có hiện tượng đồng âm C. Vì từ có hiện tượng đồng nghĩa D. Vì từ có hiện tượng trái nghĩa Câu 16 : Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi dùng từ ? A. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự. B. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du. C. Bố tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật. D. Vịnh Hạ Long là vùng biển đẹp tuyệt trần. Câu 17 : Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi dùng từ : A. Anh có nhiều yếu điểm cần phải khắc phục. B. Anh có nhiều ưu điểm cần được phát huy. C. Bản báo cáo của lớp còn nhiều điểm thiếu sót cần bổ sung. D. Anh có vài khuyết điểm cần phải rút kinh nghiệm kịp thời. Câu 18 : Nối từ ở cột A với nội dung ở cột B để hoàn chỉnh cách giải thích nghĩa của từng từ : A B A1. Đồng âm B1. là những lời hát dân gian truyền miệng của trẻ em, thường kèm theo một trò chơi A2. Đồng bào B2. là những người cùng học một thầy A3. Đồng dao B3. là những người cùng một giống nòi, một đất nước, một tổ quốc A4. Đồng môn B4. là những từ có âm thanh giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa Câu 19 : Hãy sắp xếp các từ sau đây vào ô thích hợp : tươi tốt, khô héo, xinh đẹp, xấu xí, mênh mông, nhỏ bé, đưa đón, mong muốn, nhường nhịn, long lanh, xa xôi, lấp lánh, xa xa, giam giữ, bó buộc, tự do a) Từ ghép : . b) Từ láy : Câu 20 : Trong các phương án sau, phương án nào là thành ngữ ? A. Cá không ăn muối cá ươn C. Uống nước nhớ nguồn B. Tham thì thâm D. Nước mắt cá sấu Câu 21 : Thành ngữ nào có nội dung được giải thích : dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc A. Cháy nhà ra mặt chuột C. Mỡ để miệng mèo B. Ếch ngồi đáy giếng D. Nuôi ong tay áo Câu 22 : Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là những khái niệm thuộc về loại quan hệ nào giữa các từ ? A. Quan hệ về ngữ nghĩa B. Quan hệ về ngữ pháp Câu 23 : Trong các câu thơ sau, câu nào sử dụng từ Hán Việt ? A. Thuyền ta lái gió với buồm trăng B. Biển cho ta cá như lòng mẹ C. Mẹ cùng cha công tác bận không về D. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Câu 24 : Trong các câu thơ sau, câu nào không mắc lỗi dùng từ ? A. Mẹ tôi mua một cuốn bách khoa toàn thư của gia đình B. Bộ tài chính chuẩn bị trình dự thảo về thuế đất cho Quốc hội xem xét C. Bác tôi là đại sứ quán ở Cu Ba D. Bộ phim này không có khẩu khí chút nào ! Câu 25 : Đoạn thơ sau có sử dụng từ địa phương không ? Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế A. Có B. Không Câu 26 : Từ "ngọn" trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc ? A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây (Tố Hữu ) B. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu ( Bằng Việt ) C. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ( Bằng Việt ) D. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy ( Chính Hữu ) Câu 27 : Từ "nhóm" trong câu thơ nào không được sử dụng với nghĩa "làm cho lửa bắt vào chất đốt để cháy lên" ? A. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm B. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi C. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa D. Sáng mai này bà nhóm bếp lên chưa ? Câu 28 : Câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính sử dụng phép tu từ chủ yếu nào gợi liên tưởng đến quê hương ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ Câu 29 : Hai câu thơ Mặt trời xuống biển như hòn lửa - Sóng đã cài then, đêm sập cửa sử dụng phép tu từ gì ? A. So sánh và ẩn dụ B. So sánh và nhân hoá C. Nói quá và liệt kê D. Ẩn dụ và hoán dụ Câu 30 : Thế nào là cấu tạo từ ngữ mới ? A. Chủ yếu là dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau B. Đưa vào từ ngữ có sắn lớp nghĩa hoàn toàn mới C. Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ thành lớp nghĩa hoàn toàn mới D. Kết hợp cả A và B Câu 31 : Những từ : tà tà, thơ thẩn, nao nao, thanh thanh, nho nhỏ được gọi là từ gì ? A. Các từ đơn B. Các từ ghép C. Các từ láy D. Các tình thái từ Câu 32 : Cụm từ tấm son trong câu thơ Tấm son gọt rửa bao giờ cho phai sử dụng cách nói nào ? A. Ẩn dụ B. Nhân hoá C. So sánh D. Hoán dụ Câu 33 : Ý nào nói không đúng đối tượng của miêu tả nội tâm ? A. Những suy nghĩ của nhân vật B. Những cảm xúc của nhân vật C. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật D. Những hành động của nhân vật Câu 34 : Câu thơ nào chứa từ tượng thanh ? A. Nhìn nhau mặt lắm cười ha ha B. Đêm thơ : sao lùa nước Hạ Long C. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời D. Anh trai cầm súng chị gái cầm chông Câu 35 : Trong câu thơ Lưng đưa nôi và tim hát thành lời, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 36 : Ý nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ khẩu khí ? A. Là khí phách của con người toát ra qua hành động, cử chỉ. B. Là khí phách của con người toát ra qua trang phục, tác phong. C. Là khí phách của con người toát ra qua lời nói. D. Là khí phách của con người toát ra qua ánh mắt. Câu 37 : Phương án nào dưới đây chỉ chứa những từ láy giảm nghĩa ? A. Nho nhỏ, xinh xinh, nhè nhẹ, đẹp đẽ, đo đỏ. B. Tim tím, đèm đẹp, phơi phới, loắt choắt. C. Đẹp đẽ, tươi tắn, nhẹ nhàng, sạch sẽ D. Xinh xinh, nằng nặng, nhấp nhô, nho nhỏ Câu 38 : Thành ngữ nào dưới đây liên quan đến phương châm về chất trong hội thoại : A. Ăn đơm nói đặt B. Nửa úp nửa mở C. Lúng búng như ngậm hột thị D. Đánh trống lảng Câu 39 : Từ đi trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển bằng phép tu từ nghệ thuật ? A. Lại đi, lại đi trời xanh thêm. B. Mẹ đưa em đi quyết dành cuộc sống. C. Vầng trăng đi qua ngõ. D. Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừng Câu 40 : Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn gián tiếp ? A. Một cuốn sách, một món trang trí nhỏ chẳng hạn ? B. Các chú bộ đội nói nhờ có anh thanh niên phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy quân ta . C. Người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối D. Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Câu 41 : Câu văn "tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa" sử dụng biện pháp tu từ nào ? A. Nhân hoá B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. So sánh Câu 42 : Chọn từ bên dưới để hoàn chỉnh khái niệm : " Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là " A. Liến láu B. Liến thoắng C. Láu lỉnh D. Láu táu Câu 43 : Câu nào dưới đây có chứa lời dẫn trực tiếp ? A. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc. B. Cháu nói : " Đấy, bác cũng chẳng thèm người là gì ? ". C. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. D. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy anh mới nhắm mắt. Câu 44 : Trong ví dụ sau đây, từ in đậm nào là danh từ được dùng để xưng hô như đại từ : Người mẹ (1a) bảo con (2a) : " Mẹ (1b) không thể chiều con (2b) như thế được ". A. Mẹ (1b) và con (2b) B. Con (2a) và mẹ (1b) C. Mẹ (1a) và con (2a) D. Con (2a) và con (2b) Câu 45 : Câu thơ nào dưới đây chứa từ tượng hình : A. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi B. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối C. Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần D. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều Câu 46 : Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn trực tiếp ? A, Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt vì cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. B. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. C. Hoạ sĩ nghĩ thầm : " Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước . gấp chăn chẳng hạn ". D. Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Câu 47 : Dòng nào dưới đây chỉ chứa các từ địa phương Nam Bộ ? A. Vàm kinh, cái vá, lòi tói, cây xoài, tập kết. B. Vàm kinh, nói trổng, lui cui, tập kết, lòi tói C. Vàm kinh, nói trổng, lui cui, cây xoài, lòi tói D. Vàm kinh, nói trổng, lui cui, cái vá, lòi tói Câu 48 : Từ lưng trong câu thơ nào không dược dùng với nghĩa gốc : A. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ. B. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. C. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ. D. Từ trên lưng mẹ em ra chiến trường. Câu 49 : Thành ngữ nào dưới đây liên quan đến phương châm cách thức trong hội thoại : A. Ông nói gà, bà nói vịt B. Dây cà ra dây muống C. Điều nặng tiếng nhẹ D. Nói như đấm vào tai Câu 50 : Từ tay trong câu nào dưới đây là từ nhiều nghĩa chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ : A. Khúc nhà tay lựa nên chương. B. Chị em thơ thẩn dang tay ra về. C. Tay nâng chén muối đĩa gừng D. Mối càng vắn tóc bắt tay. Câu 51 : Trong các câu dưới đây, từ hỗn hợp nào được dùng như một thuật ngữ : A. Đó là một chương trình văn nghệ hỗn hợp. B. Thức ăn gia súc là một hỗn hợp. C. Một đội quân hỗn hợp không thể chiến đấu. D. Nước trong ao, hồ, sông, biển là một hỗn hợp. Câu 52 Chọn từ bên dưới để hoàn chỉnh khái niệm " Trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là ." A. Đề bạt B. Đề cử C. Đề nghị D. Đề đạt Câu 53 : Phương án nào dưới đây chỉ chứa những từ ghép : A. Ngặt nghèo, nhỏ nhắn, sung sướng, tươi tốt B. Tươi tốt, xanh tươi, đẹp tươi, tươi tắn C. Tươi tốt, ngặt nghèo, nhỏ nhẹ, sung sướngD. Hư hỏng, nghiêng ngã, đỏ đắn, nhẹ nhàng Câu 54 : Ở hai câu cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? A. So sánh B. Hoán dụ C. Ẩn dụ D. Nhân hoá II. Tự luận : a) Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp. b) Xác định thành ngữ trong một nhóm cụm từ cho trước, giải thích nghĩa của thành ngữ đó, cho biết thành ngữ đó liên quan trực tiếp đến phương châm hội thoại nào. c) Xác định biện pháp tu từ, nêu tác dụng của nó trong văn cảnh cho trước. d) Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ nhiều nghĩa, từ láy từ tượng thanh, từ tượng hình, từ trái nghĩa, từ đồng nghiã, e) Phân tích cái hay của phép tu từ từ vựng được sử dụng trong câu thơ, câu văn. g) Tìm trong các bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá các câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ, cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó. Ví dụ : Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá : Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa. Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước. Phần Văn học: Trắc nghiệm : Câu 1 : Ý nào dưới đây không nêu đúng ý nghĩa của việc tách từ "Đồng chí " trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ra thành một dòng thơ riêng ? A. Tách ra để phù hợp với thể thơ tự do, tạo sự linh hoạt về số chữ trong mỗi dòng thơ của bài thơ. B. Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính trong 6 câu thơ đầu. C. Nâng cao ý thơ của đoạn thơ trước và mở ra ý thơ cho đoạn thơ sau. D. Tạo nên sự độc đáo trong kết cấu và giọng điệu của bài thơ Câu 2 : Nêu nội dung và biểu hiện của tình đồng chí trong ba câu thơ : Ruộng nương anh gởi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Nội dung : Biểu hiện của tình đồng chí : . Câu 3 : Ý nào dưới đây không phải là phương diện khắc hoạ hình ảnh người lính trong bài thơ "Đồng chí " của Chính Hữu ? A. Hoàn cảnh xuất thân B. Điều kiện sống có nhiều thiếu thốn, gian lao. C. Ngôn ngữ nông dân thuần phát. D. Tình đồng đội thắm thiết, sâu sắc. Câu 4 : Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính nhằm mục đích chủ yếu nào ? A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung. B. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của người lính. C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ khi xâm lược đất nước ta. D. Làm nổi bật sự vất vả gian lao của người lính thời chống Mĩ cứu nước. Câu 5 : Ý nào không phù hợp với nhận định về vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính ? A. Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm. B. Có tâm hồn nghệ sĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. C. Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội. D. Có tình thương yêu và ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. Câu 6 : Giọng điệu Bài thơ về tiểu đội xe không kính được biểu hiện như thế nào ? A. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút tinh nghịch phù hợp với đối tượng miêu tả. B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả. C. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả. D. Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng miêu tả. Câu 7 : Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là gì ? A. Cảm hứng về lao động và biển cả. B. Cảm hứng về con người lao động C. Cảm hứng về thiên nhiên tươi đẹp. C. Cảm hứng về lao động và thiên nhiên. Câu 8 : Nội dung của hai khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là gì ? A. Miêu tả sự phong phú của các loài cá trên biển. B. Miêu tả cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người. C. Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển với quả cầu lửa khổng lồ. D. Miêu tả cảnh đánh bắt cá trên biển vô cùng hào hứng. Câu 9 : Nội dung các câu hát trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghĩa gì ? A. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên. B. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trên biển. C. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người. D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả Câu 10 : Ý nào không liên quan đến nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ? A. Lời thơ dõng dạc, giọng thơ khoẻ khoắn, sôi nổi, điệu thơ như khúc hát say mê hào hứng. B. Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo trong khi miêu tả cảnh lao động làm cho bài thơ hấp dẫn. C. Hình ảnh thơ bay bổng, giàu sức liên tưởng, gợi tả được vẻ đẹp của biển và người lao động. D. Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt, sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật. Câu 11 : Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt ) là ai ? A. Người cháu B. Người bà C. Người bố D. Người mẹ Câu 12 : .Bài thơ Bếp lửa biểu đạt tình cảm, cảm xúc gì của chủ thể trữ tình ? A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa trong mỗi buổi sớm mai. B. Nói về tình cảm sâu năng, thiêng liêng của người cháu đối với bà. C. Nói về tình cảm thương yêu của người bà dành cho con và cháu. D. Nói về tình cảm nhớ thương của người con đối với cha mẹ. Câu 13 : Nhận định nào nói không đúng về ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa ? A. Hiện diện như tình cảm ấm áp của người bà dành cho cháu. B. Là hình ảnh của thời chiến tranh đầy gian khó nhọc nhằn. C. Là chỗ dựa tinh thần của người cháu trong những năm tháng tuổi thơ. D. Là sự cưu mang, đùm bọc, chi chút của bà dành cho cháu. Câu 14 : Nội dung biểu đạt chủ yếu trong bài thơ Bếp lửa là gì ? A. Miêu tả vẻ đẹp xcủa hình ảnh bếp lửa trong buổI sớm mai. B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với bà. C. Noí về tình cảm thương yêu của người bà dành cho cháu. D. Nói về tình cảm nhớ thương của ngườI con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa. Câu 15 : Ý nghĩa của việc lặp lại cấu trúc đầu mỗi khổ thơ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là gì ? A. Tạo nên sự giống nhau về cấu tạo của các đoạn thơ. B. Tập trung sự chú ý của người đọc. C. Tạo nên âm điệu vấn vương dìu dặt của lời ru. D. Tạo nên tính triết lí của hình tượng thơ. Câu 16 : Hình ảnh " Đầu súng trăng treo " có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng ? A. Tả thực B. Biểu tượng C. Tả thực và biểu tượng Câu 17 : Nhận định nào nói không đúng ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa ? A. Hiện diện như tình cảm ấm áp của ngườI bà dành cho cháu. B. Là chỗ dựa tinh thần của người cháu trong những năm tháng tuổi thơ. C. Là sự cưu mang, đùm bọc của người bà dành cho cháu. D. Là hình ảnh của năm tháng chiến tranh mà tuổi thơ tác giả từng chứng kiến. Câu 18 : Nhân vật trữ tình trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là ai ? A. Người mẹ B. Em cu Tai C. Nhà thơ C. Anh bộ đội Câu 7 : Nhận đinh nào nói không đúng ý nghĩa của các câu thơ cuối mỗi khúc ru : A. Nói lên nỗi mong ước của người mẹ về đứa con. B. Nói lên sự mong ước của đứa con về người mẹ. C. Nói lên niềm tin tưởng của người mẹ vào đứa con. D. Nói lên niềm tự hào của người mẹ vào đứa con. Câu 19 : Ý nào không nói về vẻ đẹp của người mẹ thể hiện qua bài thơ Khúc hát ru : A. Bền bĩ và quyết tâm trong công việc lao động và trong kháng chiến thường ngày. B. Thắm thiết yêu con và nặng tình thương yêu bộ đội, buôn làng, đất nước. C. Có tinh thần chiến đấu dũng cảm và hy sinh quên mình. Câu 20 : Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện trong Khúc hát ru : A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thiết tha. B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập tư do của dân tộc. C. Thể hiện khát vọng và niềm tin chiến thắng giặc Mĩ, thống nhất đất nước. D. Thể hiện niệm tự hào về truyền thống chiến đấu cuả cha ông. Câu 21 : Ánh trăng được viết cùng thể thơ với bài thơ nào dưới đây : A. Cảnh khuya B. Đêm nay Bác không ngủ C. Lượm D. Đập đá ở Côn Lôn Câu 22 : Bố cục của bài thơ Ánh trăng có gì đặc điểm gì ? A. Bài thơ miêu tả vầng trăng từ lúc mọc đến lúc lặn. B. Bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. C. Bài thơ như một vở kịch có nhiều mâu thuẫn, xung đột. D. Bài thơ không theo một trình tự nào nhất định. Câu 23 : Ý nào nói không đúng nội dung khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng : A. Sự tưởng nhớ những gì đã xảy ra trong quá khứ. B. Sự gian lao và vất vả của nhà thơ thời quá khứ. C. Sự gắn bó, gần gũi với thiên nhiên của nhà thơ thời quá khứ. D. Sự từng trải của nhà thơ trong cuộc sống. Câu 24 : Hình ảnh trăng cứ tròn vành vành biểu tượng cho điều gì ? A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy. B. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ. C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn. D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng. Câu 25 : Nhận định nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa mang tính biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng : A. Thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát B. Quá khứ nghĩa tình C. Vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống D. Sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ. Câu 26 : Tư tưởng của nhà thơ gởi gắm qua bài thơ Ánh trăng là gì ? A. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì mãi thuỷ chung. B. Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn, còn cuộc đời con người thì hữu hạn. C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thuỷ chung của con người. D. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt. Câu 27 : Nhận định nào nói không đúng những vấnđề về thái độ của con người trong Ánh trăng : A. Thái độ đối với quá khứ. B. Thái độ đối với những người đã khuất. C. Thái độ đối với chính mình. D. Thái độ đối với con người ở quanh ta. Câu 28: Câu tục ngữ nào dưới đây đúng với lời nhắn nhủ của nhà thơ trong bài thơ Ánh trăng : A. Ăn cây nào, rào cây ấy. B. Gieo gió thì sẽ gặt bão. C. Uống nước nhớ nguồn D. Chim có tổ, người có tông. Câu 29 : Trong truyện ngắn Làng, tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ đầy đủ tính cách, tình cảm của mình ? A. Ông Hai không biết chữ phải đi nhờ người khác đọc hộ tin thời sự. B. Tin làng ông theo giặc mà ông nghe từ miệng những người đàn bà tản cư. C. Bà chủ nhà định đuổi gia đình ông Hai không cho ở nữa. D. Ông Hai thủ thỉ tâm sự với đứa con út như để ngõ lòng mình và như tự mình thanh minh cho mình Câu 19 : Dòng nào không phù hợp với những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Làng : A. Xây dựng tình huống tâm lí nhân vật đặc sắc. B. Miêu tả sinh động diễn biến tâm lí nhân vật. C. Sử dụng chính xác ngôn ngữ nhân vật quần chúng. D. Tả cảnh và miêu tả nội tâm đặc sắc. Câu 30 : .Mục đích của việc ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì ? A. Để tỏ lòng yêu thương đặc biệt đứa con út của mình. B. Để cho bớt nỗi cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện. C. Để thổ lộ nỗi lòng và cũng để mình tự thanh minh cho mình nữa. D. Để mong thằng con út hiểu được nỗi lòng của cha nó. Câu 31 : Ý nào không liên quan đến tính cách, tình cảm của ông Hai thể hiện trong truyện : A. Yêu và tự hào về làng quê của mình. B. Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây. C. Tức giận những người đàn bà tản cư D. Thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ. Câu 32 : Tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng được tác giả miêu tả bằng cách nào ? A. Bằng hành động, cử chỉ B. Bằng những lời đối thoại C. Bằng những lời độc thoại và độc thoại nội tâm D. Cả a phương án A, B, C. Câu 33 : Ý nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai từ sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc : A. Bị ám ảnh và lo sợ bọn Tây và bọn Việt gian bán nước. B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó nói tụ tập và nói chuyện về việc làng mình theo giặc. C. Đau xót, tủi hổ về cái tin làng mình theo giặc. D. Cả A và C E. Cả B và C Câu 34 : Qua truyện ngắn Làng có thể thấy nhà văn Kim Lân là người như thế nào ? A. Am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần của con người, nhất là người nông dân. B. Yêu tha thiết làng quê và đất nước, thuỷ chung với kháng chiến. C. Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian theo Tây. D. Cả ba phương án A, B, C. Câu 35 : Người kể chuyện trong truyện ngắn Làng là ai ? A. Bác Thứ B. Ông chủ tịch C. Ông Hai D. Người kể không xuất hiện Câu 36 : Trong các câu sau ( trích từ truyện Làng ), câu nào là độc thoại nội tâm ? A. Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo cứ đọc thầm một mình. B. - Chúng bay ăn miếng cơm .mà đi làm cái lũ Việt gian bán nước để nhục nhã thé này. C. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. D. Chúng nó cũng là trẻ con của cái làng Việt gian đấy ư ? Câu 37 : Trong đoạn trích sau, câu in đậm được xếp vào loại ngôn ngữ nào ? Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to : - Hà, nắng gớm, về nào . A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. B. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả. C. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. Câu 38 : Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì ? A. Nội dung cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. B. Nội dung cuộc nói chuyện giữa bác lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư trẻ và ông hoạ sĩ già. C. Câu chuyện anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn tự kể về cuộc đời mình. Câu 39 : Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai ? A. Tác giả B. Anh thanh niên C. Bác lái xe D. Ông hoạ sĩ già Câu 40 : Nhân vật chính trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa chủ yếu được miêu tả bằng cách nào ? A. Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già. B. Được tác giả miêu tả trực tiếp C. Qua sự nhìn nhận của các nhân vật khác. D. Tự đánh giá về mình. Câu 41 : Qua lời kể của anh thanh niên, em thấy công việc của anh đòi hỏi người làm việc những gì ? A. Tỉ mỉ và chính xác B. Có tinh thần trách nhiệm cao. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai Câu 42 : Theo em, thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa là gì ? A. Công việc vất vả, nặng nhọc. B. Sự cô đơn, vắng vẻ. C. Thời tiết khắc nghiệt. D. Cuộc sống thiếu thốn. Câu 43 : Nhận định nào không đúng những biểu hiện chất trữ tình trong truyện Lặng lẽ Sa Pa ? A. Phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng qua cái nhìn của ông hoạ sĩ. B. Vẻ đẹp của cuộc sống và công việc giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhan vật anh thanh niên. C. Những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, vè nghệ thuật của các nhân vật. D. Cả ba đều sai. Câu 44 : Văn bản trích từ truyện Chiếc lược ngà trong SGK chủ yếu viết về điều gì ? A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. B. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng. C. Tình quân dân trong chiến tranh. D. Cả A và B. đều đúng E. Cả A và C đều đúng. Câu 45 : Đoạn trích Chiếc lược ngà có mấy tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 46 : Người kể chuyện trong đoạn trích Chiếc lược ngà là ai ? A. Anh Sáu B. Bác Ba C. Bé THu D. Mẹ bé Thu Câu 47 : Lí do chính để bé Thu không tin ông Sáu là ba của nó ? A. Vì ông Sáu già hơn trước. B. Vì ông Sáu không hiền như trước. C. Vì mặt ông Sáu có thêm vết thẹo. D. Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất mặt cha. Câu 48 : Nhận định nào dưới đây không phải là phản ứng tâm lí của bé Thu khi không chịu nhận ông Sáu là cha? A. Đó là phản ứng hoàn toàn tự nhiên của các em bé, trong đó có Thu. B. Chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ và tình cảm chân thành. C. Chứng tỏ bé Thu quen sống không có tình cảm của người cha, không mong gặp cha. D. Chứng tỏ Thu có một niềm kiêu hãnh, một tình yêu sâu sắc với người cha trong ảnh. Câu 49 : Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy "khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim". Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật này ? A. Xúc động, nghẹn ngào B. Đau đớn đến tột cùng B. Sung sướng đến khó tả D. Giận dữ, phẫn uất Câu 50 : Vì sao cây lược lại có ý nghĩa thiêng liêng đối với ông Sáu ? A. Vì nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con của mình. B. Vì nó chứng tỏ người cha biết giữ đúng lời hứa của mình với đứa con trước lúc chia tay. C. Vì ông Sáu đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để làm ra chiếc lược chờ ngày về tặng cho con. D. Vì lúc bấy giờ cây lược làm bằng ngà voi là một vật quí hiếm. con ông có thể khoe với mọi người. Câu 51 : .Người kể chuyện là bạn của ông Sáu. Điều đó có tác dụng gì ? A. Vừa dẫn dắt câu chuyện khách quan, vừa bày tỏ thái độ, tình cảm của các nhân vật trong truyện. B. Làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, đáng tin cậy. C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 52 : Nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị của truyện ngắn Chiếc lược ngà ? A. Xây dựng cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí . B. Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách. C. Xây dựng được người kể chuyện là nhân vật rất thích hợp. D. Nghệ thuật tả cảnh và độc thoại nội tâm đặc sắc. Tự luận : a) Chép đoạn thơ, khổ thơ và nêu nội dung hoặc nêu cảm nhận của em về đoạn thơ, khổ thơ đó. b) Tóm tắt truyện ngắn Làng, Chiếc lược ngà. c) Phân tích tình yêu làng và tinh thần yêu nước của ông Hai trong truyện ngắn Làng. d) Phân tích vẻ đẹp trong cách sống, trong công việc, trong tâm hồn anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. e) Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà. f) Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. g) Phân tích cảnh ra khơi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. h) Phân tích khổ thơ đầu, hoặc ý nghĩa hình ảnh ngọn lửa, hoặc ý nghĩa hình ảnh người bà nhóm lửa, hoặc khổ thơ cuối của bài thơ Bếp lửa i) Phân tích hình ảnh vầng trăng - ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng. Phần Tập làm văn : 1. Văn bản thuyết minh : - Nắm vững yêu cầu cung cấp tri thức khách quan, khoa học, cụ thể về đối tượng thuyết minh. - Có kĩ năng sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh ; sử dụng có hiệu quả biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. - Nắm vững mô hình dàn ý cho các nhóm đối tượng thuyết minh. 2. Văn bản tự sự : - Xác định chủ đề câu chuyện, xây dựng cốt truyện phù hợp với chủ đề. - Sử dụng hợp lí và có hiệu quả yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong chuyện kể. - Có kĩ năng sử dụng các biện pháp, các thao tác miêu tả nội tâm, các hình thức thoại trong bài văn tự sự. - Chú ý dạng bài kể chuyện sáng tạo. - Chú ý dung lượng bài viết phù hợp với thời lượng làm bài. Cơ cấu đề kiểm tra : Đề kiểm tra gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận. Đối với đề kiểm tra học kì, phần tự luận có thể có 1 câu cảm thụ văn học (đoạn thơ, nhân vật, giá trị tác phẩm, .) và 1 bài Tập làm văn thuyết minh hoặc tự sự. Các em tự ôn tập, ghi lại các thắc mắc, những nội dung yêu cầu chưa hiểu hoặc chưa biết cách trình bày gởi về địa chỉ mail của thầy cô trực tiếp dạy hoặc nêu trong tiết ôn tập trên lớp. . Thu không tin ông Sáu là ba của nó ? A. Vì ông Sáu già hơn trước. B. Vì ông Sáu không hiền như trước. C. Vì mặt ông Sáu có thêm vết thẹo. D. Vì ông Sáu. đội xe không kính: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước. Phần Văn học: Trắc nghiệm : Câu 1 : Ý nào dưới đây không nêu đúng