1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc THCS mới (Nhạc lí)

16 70 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 46,83 KB

Nội dung

Đây sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc cáp THCS ( lớp 6, 7, 8, 9)mới. Sáng kiến có bối cảnh chọn đề tài. Từng nội dung được biên soạn chi tiết cụ thể hữu ích theo công văn mới của Bộ giáo dục về viết sáng kiến kinh nghiệm.

Trang 1

ĐỀ TÀI ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT NHẰM GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH Ở BẬC THCS

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lí do chọn đề tài

Trong bộ môn âm nhạc ở bậc THCS được chia làm ba phân môn: Học hát, Tập đọc nhạc – nhạc lí và Âm nhạc thường thức, thì phân môn học hát là một hoạt động được các em yêu thích nhất

Học hát nhằm phát triển năng lực nhận thức của học sinh, học mỗi bài hát giúp các em biết thêm một vấn đề , về tác giả hoặc đặc điểm riêng của bài hát

Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp học sinh thêm hiểu biết nhiều về cuộc sống Các hình tượng của âm nhạc cũng giúp nâng cao nhận thức

và hiểu biết của các em Bên cạnh đó, học hát còn pháp triển năng lực ngôn ngữ của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn

Phân môn học hátnhằm phát triển âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát Học hát còn giúp học sinh biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, biết hát kết hợp với các hoạt động khác như: gõ đệm, vận động theo nhạc, nhảy múa hoặc trò chơi

Học hát nhằm giáo dục học sinh tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích môn học, có khả năng tham gia ca hát trong và ngoài trường học Những mục tiêu trên chỉ đạt được khi học sinh trải qua quá trình học tập lâu dài và đúng hướng Vì vậy, khi dạy học, giáo viên không chỉ nắm chắc được kiến thức mà còn phải làm sao thiết kế được từng hoạt động sao cho phù hợp với nội dung bài đồng thời còn tạo được sự hứng thú cho các em khi học hát

Học hát là một hoạt động được các em yêu thích nhất, đòi hỏi giáo viên phải thay đổi hình thức dạy học, tìm nhiều hoạt động phong phú nhằm gây hứng thú cho học sinh và đó là mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này

1.2 Tính mới và tác dụng của đề tài

- Tính mới của đề tài

Tạo hứng thú học tập cho học sinh là nhiệm vụ và là mục tiêu cần thiết nhất khi dạy học bất cứ phân môn nào trong bộ môn âm nhạc Và với phân môn học hát lại cực kì quan trọng Giáo viên nếu không linh động, kết hợp các hoạt

Trang 2

động khi tổ chức tiết dạy sẽ làm mất đi hứng thú học tập của học sinh Như vậy, sau khi áp dụng đề tài này, từ chổ học sinh học một cách thụ động, không hứng thú với môn học thì nay các em đã mạnh dạn tham gia sôi nổi vào nội dung bài học, học sinh khối 8, 9 thì biểu diễn bài hát tự tin hơn Vậy để đạt được mục đích của một tiết dạy học hát có hiệu quả, thì việc trước hết là phải tạo cho các

em sự yêu hát, thích hát

- Tác dụng của đề tài

Trong tiết học âm nhạc có học hát, thường khi tổ chức các hoạt động dạy

và học giáo viên dễ mắc phải một số lỗi như: đơn điệu trong cách dạy như cho học sinh nghe hát mẫu rồi giáo viên dạy hát từng câu, tổ chức hoạt động chưa đúng với đặc trưng của bộ môn… Chính những lỗi này làm cho việc tiếp thu bài của học sinh trở nên nhàm chán và không đạt được hiệu quả cao Tác dụng của

đề tài này là rèn luyện phương pháp học hát sao cho đạt được hiệu quả cao

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Cơ sở lý luận

Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến những

khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường THCS mặc dù không nhằm đào tạo các

em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách

tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò Mặt khác qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước Đây là một môn học còn rất mới mẻ không giống những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm học vui- vui học Vì vậy tạo cho các em say mê hứng thú học tập là rất cần thiết

2.1.2 Cơ sở thực tiễn

Âm nhạc là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người

và nó gấn gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích Hát là một trong ba phân môn chính của âm nhạc, nội dung này cũng là cầu nối giữa hoạt

Trang 3

động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh.Tuy nhiên khi học sinh hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca.Mặt khác kỹ thuật hát của các em còn hạn chế về giọng, về hơi, vì

âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát

Học sinh THCS là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý, các em bắt đầu có sự e ngại, chất giọng cũng có sự thay đổi, có em đã thể hiện giọng điệu của người lớn, sự hồn nhiên của trẻ em đã có sự giảm sút Một số em

đã tỏ ra không thích hay còn e ngại khi trình bày một bài hát trước tập thể lớp Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài này với mong muốn bản thân mình là người đầu tiên giúp các em tự tin và thêm yêu quý môn Âm nhạc trong

đó có phân môn học hát

2.2 Thực trạng của việc dạy và học hát trong bộ môn âm nhạc ở bậc THCS 2.2.1 Những khó khăn và thuận lợi trong việc dạy và học bộ môn âm nhạc

* Khó khăn:

Học sinh sống ở vùng nông thôn, việc tiếp cận bộ môn âm nhạc vẫn còn là vấn đề mới mẽ đối với các em Việc nắm bắt cũng như tiếp thu bài vẫn còn bỡ ngỡ, khó khăn đối với các em

Nhận thức việc học bộ môn âm nhạc của đa số các học sinh cũng như gia đình các em vẫn còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng coi thường bộ môn, coi đây là một môn phụ nên không chịu học bài hay làm bài ở nhà

Là một bộ môn mới trong chương trình học phổ thông, nên hệ thống kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy chưa có nhiều để truyền thụ đến các em một cách hiệu quả nhất Trường lại chỉ có một giáo viên, nên còn mang tính chủ quan, cá nhân riêng, chưa có sự giao lưu học hỏi nhiều từ đồng nghiệp trong việc giảng dạy bộ môn

* Thuận lợi:

Được sự quan tâm, giúp đỡ của BGH đặc biệt là trong công tác chuyên môn, thường xuyên tổ chức các chuyên đề, ngoại khoá để nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn

Đa số học sinh ngoan hiền, biết lắng nghe và tiếp thu bài học, nên việc tổ chức các hoạt động trong lớp học được tiến hành dễ dàng và thuận lợi

Giáo viên âm nhạc có năng lực chuyên môn tốt, ham học hỏi và luôn quan tâm đến vấn đề chuyên môn để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Mạnh dạn đổi mới các phương pháp giảng dạy, luôn tạo được sự hứng thú, truyền cảm hứng học tập đến học sinh

Trang 4

2.2.2 Những ưu điểm và nhược điểm trong việc giảng dạy và học tập phân môn học hát ở bậc THCS

* Ưu điểm:

Qua phân môn học hát học sinh được tiếp xúc với âm nhạc có lời, mỗi bài hát là môt cảm xúc riêng, có nội dung cụ thể về sự vật, hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học

Trong nhà trường, việc học hát tạo cơ hội cho học sinh được trãi nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc – biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần sau: thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo

âm nhạc; góp phần bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc Đồng thời, thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của sư phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các năng

lự tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát triển tốt về nhân cách, hài hòa về thể chất và tinh thần

* Nhược điểm:

Học hát tuy là phân môn được các em yêu thích nhất nhưng còn một số em đang còn rụt rè chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động ca hát, đặc biệt là học sinh lớp 8, 9 các em còn ngại hát và vận động phụ họa

2.3Các bước thực hiện đề tài

2.3.1 Mục tiêu của dạy hát

Khi tiến hành tổ chức một tiết học có phân môn học hát giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu của phân môn này đó là:

Phân môn học hát nhằm phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các

em hát đúng giai điệu và lời ca, biết cách hát, hát rõ lời ca, biết cách lấy hơi và thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát Học hát còn giúp học sinh trình bày bài hát theo các hình thức như đơn ca, song ca, tốp ca, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc…Để xây dựng được hoạt động như vậy cần thiết phải có sự sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả nhất

2.3.2 Một số hoạt động cần thiết khi dạy hát

Để có thể đáp ứng được mục tiêu cũng như đạt được hiệu quả trong việc giảng dạy một tiết học có phân môn học hát giáo viên cần phải nắm rõ mỗi lứa tuổi khác nhau học sinh có những biểu hiện khả năng âm nhạc khác nhau, chẳng hạn như;

a, Khả năng ca hát:

Trang 5

* Đối với học sinh lớp 6:

Tuy đã là học sinh THCS nhưng phần lớn các em vẫn còn đặc điểm của lứa tuổi học sinh tiểu học, biểu hiện là:

+ Tay chân mềm dẻo và thích vận động khi ca hát

+ Thanh đới hơi yếu, dung lượng không khí ít, hát nhỏ

+ Âm vực không được rộng

+ Khả năng bắt giọng nhanh

+ Âm thanh trong trẻo, hấp dẫn

* Đối với học sinh lớp 9:

+ Cơ thể đang dần hoàn thiện, cơ quan phát thanh trở nên hoàn thiện hơn do đó các em có thể hát lên tới quãng 9

+ Trong các giờ học hát học sinh rất năng động sáng tạo trong cách thể hiện bài hát

+ Khả năng ghi nhớ giai điệu và lời ca tốt

+ Khi hát thường hát to, rõ lời

+ Vốn âm nhạc phong phú nên khi gặp những bài hát mới các em học rất nhanh

và không gặp nhiều khó khăn trong cách thể hiện.Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh tỏ ra rụt rè khi hát một mình và thường thì mức độ hát sai, hát không đúng

tỉ lệ thuận với thái độ rụt rè không tự tin của học sinh

b,Mục đích yêu cầu

* Học sinh:

- Hát đúng, chính xác giai điệu các bài hát

- Hát đúng tính chất bài ca

- Biết hát có vận động phụ hoạ

- Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau

- Biết biểu diễn trên sân khấu

- Sáng tác lời ca mới hiệu quả dựa trên giai điệu một số bài hát, bài dân ca

* Giáo viên:

- Sử dụng đàn, hát nhuần nhuyễn thành thạo

- Sáng tạo nhiều động tác vận động minh hoạ, nhiều hình thức biểu diễn bài hát khác nhau

- Sưu tầm nhiều trò chơi phù hợp, vui và hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy hát

Trang 6

2.3.3 Những phương pháp - giải pháp thực hiện.

-Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh.

Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát,

GV khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách như sau:

GV thay

đổi tiết tấu, tempo hay dịch giọng bản nhạc để học sinh nhận biết và thực hành

*Ví dụ 1: Bài hát “Chúng em cần hòa bình”(Tiết 9 lớp 7)

GV cho HS hát với tempo vừa phải, sau đó nâng tốc độ bài hát nhanh dần lên

hoặc GV đàn cho HS hát với tiết tấu polka rồi lần lượt chuyển tiết điệu pasodoble, Chacha, Disco , yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn.

? Các em hãy cho biết sự thay đổi tiết tấu mà các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không?

HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân

*Ví dụ 2: Bài hát “Hô la hê – Hô la hô” ( Tiết 30 lớp 6).

GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 115 xuống 90 hoặc thay đổi tiết tấu

từ Disco sang Beat ballat.

? Em có nhận xét gì nếu thay đổi tốc độ cũng như tiết tấu cho bài hát như chúng ta vừa trình bày?

HS trả lời: Bài hát “Hô la hê – Hô la hô” nếu hát ở tốc độ chậm cũng

như tiết tấu nhẹ nhàng mềm mại sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát có tính chất vui tươi, rộn ràng, trong sáng

GV giải thích: Cơ bản một bài hát có thể sử dụng nhiều tiết tấu và tempo khác nhau tuy nhiên dựa vào tính chất của bài để lựa chọn tiết tấu và tempo phù hợp như thế mới truyền tải được sắc thái cũng như ý tưởng của tác giả

Với cách trình bày như vậy chắc chắn từng ngày HS sẽ có những cảm nhận mới trong mỗi lần hát và nghe hát

+ Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trong học tập, so với bắt chước thì tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát HS có thể không ủng hộ ý kiến của GV, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn GV cần tạo điều kiện để HS

tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực

*Ví dụ:

Trang 7

Cách 1:

- Sau khi cho HS nghe hát mẫu xong , GV đặt câu hỏi:

? Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Chúng em cần hoà bình?

HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV VD: Nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì?

Em sẽ phải làm gì để xứng với những điều mà nội dung bài hát muốn chuyển tải tới…?

Có thể HS trả lời chưa được trôi chảy hoặc ý tứ chưa được sâu sắc song qua nhận xét và khắc hoạ của giáo viên thì học sinh từ chỗ hiểu nội dung bài hát còn mơ hồ sẽ hiểu sâu sắc hơn và đặc biệt là sẽ có trách nhiệm hơn trong việc học tập cũng như rèn luyện

Cách 2:

- Học xong bài hát, GV chia lớp thành 2 nhóm Lần lượt từng nhóm viết lời giới thiệu cho bài hát GV nhận xét, chấm điểm

+ Lời giới thiệu nhóm 1:

Bác Hồ đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành - biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Vậy mà ngày nay trên thế giới vẫn đang còn hàng triệu trẻ em

phải chịu nhiều vất vả, khổ cực, không đủ ăn đủ mặc không được đến trường do chiến tranh, dịch họa gây nên Chúng ta cần phải làm gì để giúp đỡ những bạn

ấy, làm gì để không còn cảnh chiến tranh chia lìa? Các bạn ơi chúng ta hãy hát

vang bài ca “Chúng em cần hoà bình”cầu mong cho mọi người trên thế giới

được sống trong hoà bình, hữu nghị và đầy tình nhân ái!

+ Lời giới thiệu nhóm 2:

Trẻ em trên trái đất đều mơ ước được học hành, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô và bạn bè - một cuộc sống yên vui, đầy tình thân ái Chúng em mong sao trên trái đất sẽ không còn chiến tranh, không còn tiếng đạn bom đau thương, chia lìa Hành tinh của chúng em sẽ tràn ngập màu xanh của hoà bình và hạnh phúc

Hôm nay chúng em xin được gửi đến thầy giáo và các bạn ca khúc

Chúng em cần hoà bình (Nhạc và lời: Hoàng Long - Hoàng Lân) đó là tất cả

những gì mà tuổi thơ trên toàn thế giới của chúng em hằng mong ước!

+ Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát.

Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động giúp cho các em tự nhiên khi hát Tuy nhiên, ở một số bài GV có thể

Trang 8

dạy HS một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em có thêm những lựa chọn khi biểu diễn bài hát

*Ví dụ :

Với bài hát Đi cắt lúa,( Tiết 19 lớp 7) GV hướng dẫn một số động tác múa Tây Nguyên hoặc bài hát Tuổi hồng ( Tiết 9 lớp 8) GV hướng dẫn một vài

động tác trẻ trung sông động… Như vậy những điều đó sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các em còn được tìm hiểu về những điệu múa mang tính chất đặc trưng vùng miền hay các động tác vui nhộn của tân nhạc rất cuốn hút và đặc sắc

Thông qua những tiết học như vậy HS sẽ có những áp dụng sáng tạo trong những lần hội diễn văn nghệ trong nhà trường, các hoạt động ngoại khoá, biết cách dàn dựng và sử dụng những động tác múa phụ hợp với thể loại bài hát… Khi học GV đưa ra yêu cầu HS tự chọn nhóm 4 - 5 HS và biểu diễn bài hát có động tác phụ hoạ GV không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm HS phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, về âm vực, chất giọng…

- HS sẽ tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài hát

- HS tự chọn cách trình bày bài: Các em có thể trình bày bài một hoặc hai lần, có

mở đầu có kết thúc, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm cùng hát Bài hát gồm mấy đoạn, tính chất như thế nào? (GV có thể gợi ý trước) Ngoài ra,

HS có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hoà giọng, đối đáp… làm thế nào để phù hợp với nội dung cũng như cấu trúc bài hát Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo

- HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất)

- Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều kiện về thời gian cho HS chuẩn bị Thông thường GV thông báo trước một tuần để HS chọn nhóm

và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát (Không thể vừa luyện tập vùa thể hiện

trong 1 tiết học)

+ Chơi trò chơi.

- Sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn học sinh chơi trò

chơi: Giáo viên làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, I, O, U, Khi GV đưa tay theo kí

hiệu, học sinh hát giai điệu chỉ với các chữ cái theo đúng kí hiệu GV hướng dẫn trước lớp

Trang 9

*Ví dụ : Bài hát: Lí dĩa bánh bò ( Tiết 4 lớp 8)

* Câu 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của câu 1

“A a, a á á á a à”

* Câu 2, Gv đưa tay kí hiệu chữ U, HS hát "U" theo giai điệu của câu 2.

“ú u, ú ù u u ú ú ú ù ù ú ú u u ù”

GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát

Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra việc ghi nhớ giai điệu của HS

- Trò chơi : " Ai nhanh tai hơn”

Ví dụ sau khi học xong bài hát giáo viên sử dụng đàn đánh giai điệu một tiết nhạc bất kì cho học sinh nghe và hát lời ca câu nhạc đó Trò chơi này giúp HS mau thuộc lời ca, phát triển tai nghe

- Trò chơi ô chữ: “Tìm câu hát trong bài hát”.

Ví dụ: Giáo viên đưa ra 5 ô chữ, trong đó có 1ô màu đỏ và 4 màu xanh Nếu đội chơi nào lật phải ô màu đỏ sẽ mất lượt chơi, nhường quyền cho đội còn lại Đội nào nhanh chóng tìm ra bài hát gốc sẽ là đội thắng cuộc…

Ngoài ra còn có các trò chơi khác để củng cố như: “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát và tên tác giả”, “sắp xếp các hình ảnh lần lượt xuất hiện trong bài hát theo đúng trình tự” (Ví dụ: GV yêu cầu HS hãy sắp xếp theo thứ tự các hình ảnh trong bài hát “Ngôi nhà của chúng ta” ( Tiết 27 lớp 8), rồi đưa ra hàng loạt

các tranh ảnh minh họa để HS sắp xếp: Ngôi nhà, Trái đất, mặt trời, dòng song, cánh rừng,…)

Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát vừa giúp học sinh nắm kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi cho

HS, tạo hứng thú cho HS học môn Âm nhạc cũng như học các môn học khác

3 Một số lỗi cần tránh khi dạy hát:

Có nhiều lỗi cần tránh khi dạy hát, tiêu biểu là những lỗi như

- Dạy sai kiến thức, giáo viên dạy học sinh không đúng nhạc và lời của bài hát

- Giáo viên không thuộc bài hát

- Dạy theo lối truyền khẩu, giáo viên hoàn toàn chỉ sử dụng giọng hát, không

sử dụng nhạc cụ

- Xác định giọng không phù hợp, làm học sinh phải hát ở giọng quá cao hoặc quá thấp, giáo viên liên tục thay đổi giọng

- Phân chia dộ dài các câu hát không phù hợp với tầm cữ giọng của học sinh

Trang 10

- Xỏc định khụng đỳng trọng tõm, trỡnh bày lan man về tỏc giả và tỏc phẩm làm bước giới thiệu bài hỏt rườm rà, vừa mất thời gian Chỉ nờn thực hiện 4 bước ( giới thiệu bài hỏt, tỡm hiểu về bài hỏt, nghe hỏt mẫu, khởi động giọng) trong khoảng 10 - 12 phỳt, nếu kộo dài hơn học sinh sẽ mất hứng thỳ học hỏt

- Khụng sửa sai, khụng yờu cầu học sinh thể hiện sắc thỏi, tỡnh cảm của bài hỏt

- Chưa hoàn thành mục tiờu tiết học mà đó chuyển sang hoạt động khỏc, vớ dụ mục tiờu quan trọng của tiết dạy hỏt là hướng dẫn học sinh hỏt đỳng giai điệu và lời ca Tuy nhiờn, khi mà hầu hết học sinh cũn chưa hỏt đỳng giai điệu, thỡ giỏo viờn đó vội vàng hướng dẫn cỏc em tập gừ đệm, vận động, thi đua, trũ chơi hoặc biểu diễn

- Bắt nhịp cho học sinh hỏt ở một giọng ( khi bắt nhịp khụng đỳng đàn), sau

đú đệm đàn ở một giọng khỏc

- Giỏo viờn khụng làm chủ được thời gian, dạy thừa hoặc thiếu nhiều thời gian

- Tổ chức ụn tập bài hỏt sơ sài và khụng hiệu quả

Đõy là những lỗi mà giỏo viờn khi dạy hỏt thường mắc phải, vỡ vậy việc nắm

và thấy được những lỗi này sẽ giỳp giỏo viờn cú thể trỏnh được những cỏi sai trong khi tổ chức hoạt động dạy hỏt của một tiết học õm nhạc

2.4 kết quả đạt được

Mụn học õm nhạc ở trường THCS mỗi tuần chỉ cú một tiết, thật ớt ỏi nhưng cỏc

em được làm quen với: Học hỏt, TĐN, nhạc lớ, õm nhạc thường thức là một tỏc động lớn vào thế giới tinh thần của cỏc em Với những phương phỏp dạy trờn, trong những năm qua đối với việc học õm nhạc ở trường, tụi thấy kết quả chất lượng được nõng lờn rừ rệt, cỏc em đó biết trỡnh bày hoàn chỉnh một bài hỏt (hỏt kết hợp vận động nhẹ, biểu diễn) biết cảm nhận về nội dung bài hỏt Bởi được hướng dẫn tận tỡnh gợi mở và gần gũi luyện tập của GV, kết hợp giữa nhạc cụ, bảng phụ, đài, băng nhạc và làm mẫu chớnh xỏc của GV đó động viờn cổ vũ cỏc

em kịp thời bằng những con điểm tốt Nhắc nhở cỏc em sau khi học bài mới thỡ cỏc em phải cú sự ụn luyện ở nhà để ghi nhớ và khắc sõu kiến thức, do đú trong giờ học rất sụi nổi và thoải mỏi, cỏc em thi đua nhau trả lời cõu hỏi của GV đưa

ra, tự giỏc xung phong lờn trỡnh bày bài trước lớp, đem lại cho cỏc em lũng tự tin, sự hứng thỳ say mờ trong học tập, tỡnh cảm cụ trũ luụn gần gũi gắn bú Việc học tốt trong giờ học chớnh khoỏ đó giỳp HS hoạt động tốt trong cỏc hoạt động ngoại khoỏ Chất lượng học tập của HS được nõng lờn rừ rệt,kết quả các bài kiểm tra của HS đều đạt kết quả cao

Ngày đăng: 03/03/2021, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w