ĐỀ MÔN NGỮ VĂN BẢNG A Câu 1(6,0 điểm) “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”. (Nam Cao) Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên. Câu 2 ( 6,0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý trong truyện Hai đứa trẻ; từ đó rút ra nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Thạch Lam. Câu 3 ( 8,0 điểm) : Cái tôi trữ tình của nhà thơ Tố Hữu từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Việt Bắc. = Hết = ĐỀ MÔN NGỮ VĂN BẢNG B Câu 1(6,0 điểm) “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” (Nam Cao) . Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên. Câu 2 ( 6,0 điểm) : Cảm nhận của anh, chị về hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý trong truyện Hai đứa trẻ (Thạch Lam). Câu 3 ( 8,0 điểm) : Cái tôi trữ tình của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Từ ấy và bài thơ Việt Bắc. = Hết = ĐỀ MÔN NGỮ VĂN BẢNG C Câu 1(6,0 điểm) “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”. (Nam Cao). Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên. Câu 2 ( 6,0 điểm) : Cảm nhận của anh, chị về hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý trong truyện Hai đứa trẻ (Thạch Lam). Câu 3 ( 8,0 điểm) : Cái tôi trữ tình của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Việt Bắc = Hết = ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BẢNG A - Môn Ngữ Văn I.Yêu cầu chung. 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Thí sinh có thể lựa chọn nhiều cách trình bày, nhiều phương thức: thuyết minh, phân tích, nghị luận, phát biểu cảm nghĩ… 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong Hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục. 3. Tổng điểm toàn bài: 20,0, chiết đến 0,5. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết. II.Yêu cầu cụ thể: Câu 1: Ý1: Giải thích ý kiến của Nam Cao: Cẩu thả: làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến kết quả. Bất lương: không có lương tâm. Nam Cao phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát (dùng câu khẳng định): cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương. Ý 2: Bàn luận: Đây là một ý kiến đúng đắn. Bởi trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức, chắc chắn hiệu quả thấp kém, thậm chí hư hỏng, dẫn đến những tác hại khôn lường. Thực chất Nam Cao muốn xây dựng, khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có lương tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của một nhân cách chân chính. Ý3: Gắn vấn đề với thực tiễn: Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng cần cẩn trọng, có lương tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc; coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá của con người. Hướng dẫn cho điểm. + Điểm 6,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên; bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ; văn có giọng điệu. + Điểm 4,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, một số ý chưa sâu sắc; biết lập luận; diễn đạt trong sáng (có thể còn vài lỗi nhẹ). + Điểm 2,0: Chỉ nêu được một phần ba số ý; lập luận yếu; lỗi diễn đạt còn nhiều. + Điểm 0,0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 2: Ý 1: Giới thiệu khái quát về Thạch Lam, Hai đứa trẻ và vấn đề cần giải quyết. Ý 2: Cảm nhận: - Hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, gắn với chõng hàng của chị Tí. - Hình ảnh chân thực, bình dị, gần gũi, thân thương… trong cuộc sống đời thường của người lao động. - Hình ảnh có sức ám ảnh dư ba: gợi sự cảm thương sâu sắc về những kiếp sống lay lắt, vật vờ…; gợi sự đồng cảm, nâng niu, trân trọng những khát vọng bé nhỏ, mong manh, mơ hồ… về một cuộc sống tươi sáng hơn của người lao động nghèo. Ý 3 : Nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam: - Khả năng khám phá vẻ đẹp của cuộc sống đời thường. - Đậm yếu tố hiện thực mà vẫn giàu chất thơ, chất lãng mạn. Ý 4: Đánh giá: hình ảnh giúp người đọc cảm nhận được ở Thạch Lam: - Một tấm lòng chân cảm sâu kín. - Một tài năng truyện ngắn bậc thầy. Hướng dẫn cho điểm Điểm 6,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, biết cách cảm nhận một hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm văn học, văn giàu cảm xúc. Điểm 4,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, cảm nhận chưa sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Điểm 2,0: Chỉ nêu được một phần ba số ý, lập luận yếu, lỗi diễn đạt còn nhiều. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 3: Ý 1: Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Từ ấy, Việt Bắc và vấn đề cần giải quyết. Ý 2: Giải thích cái tôi trữ tình: cái tôi nhà thơ tự biểu hiện, tự bộc lộ cảm xúc… Ý 3: Cái tôi trữ tình trong mỗi bài : * Trong Từ ấy: - Cái tôi vui sướng, hạnh phúc, đắm say… khi bắt gặp lý tưởng, được lý tưởng soi sáng. - Cái tôi khát khao được cống hiến hết mình cho lý tưởng. - Cái tôi trữ tình trong thơ và cái tôi cá nhân đồng nhất ngân vang, trẻ trung, sôi nổi, say sưa, chân thành… * Trong bài thơ Việt Bắc: - Cái tôi trở thành cái ta quần chúng cách mạng. - Cái tôi nhân danh kháng chiến, cách mạng và dân tộc. PHAN ANH C ¬NG §Ò - §.A thiHSG V¡N (b¶ng A,B,C, DB) TØnh N.A (08 - 09). 1 - Cái tôi thể hiện sự gắn bó, hoà nhập giữa nhân dân với cách mạng, mang tầm vóc lớn lao, cao đẹp. Ý 4: Đánh giá: - Hai bài thơ nồng nàn hơi thở của thời đại và tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. - Từ Từ ấy đến Việt Bắc thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của cái tôi trữ tình Tố Hữu, song hành với bước chuyển của cách mạng. Từ cái tôi - trí thức yêu nước say mê, hạnh phúc khi bắt gặp lí tưởng Đảng - trong Từ ấy phát triển thành cái ta - cách mạng, nhân dân và dân tộc lớn lao, cao đẹp - trong Việt Bắc. Hướng dẫn cho điểm Điểm 8,0 : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, vận dụng kĩ năng phân tích, so sánh một cách nhuần nhuyễn, lập ý tốt, văn có cảm xúc, có giọng điệu riêng. Điểm 6,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, biết vận dụng kĩ năng so sánh, diễn đạt trong sáng. Điểm 4,0: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt. Điểm 2,0: Chỉ nêu được một vài ý sơ sài, lỗi diễn đạt còn nhiều. Điểm 0,0: Lạc đề hoàn toàn. **************************** ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BẢNG B - Môn Ngữ Văn I.Yêu cầu chung. 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp…Thí sinh có thể lựa chọn nhiều cách trình bày, nhiều phương thức: thuyết minh, phân tích, nghị luận, phát biểu cảm nghĩ… 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của HS trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong Hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục. 3. Tổng điểm toàn bài: 20,0, chiết đến 0,5. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết. II.Yêu cầu cụ thể: Câu 1: Ý1: Giải thích ý kiến của Nam Cao: Cẩu thả: làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến kết quả. Bất lương: không có lương tâm. Nam Cao phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát (dùng câu khẳng định): cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương. Ý 2: Bàn luận: Đây là một ý kiến đúng đắn. Bởi trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức, chắc chắn hiệu quả thấp kém, thậm chí hư hỏng, dẫn đến những tác hại khôn lường. Thực chất, Nam Cao muốn xây dựng, khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có lương tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của một nhân cách chân chính. Ý3: Gắn vấn đề với thực tiễn: Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng cần cẩn trọng, có lương tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc; coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá của con người. Hướng dẫn cho điểm. + Điểm 6,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên; bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ; văn có giọng điệu. + Điểm 4,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, một số ý chưa sâu sắc; biết lập luận; diễn đạt trong sáng (có thể còn vài lỗi nhẹ). + Điểm 2,0: Chỉ nêu được một phần ba số ý; lập luận yếu; lỗi diễn đạt còn nhiều. + Điểm 0,0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 2: Ý 1: Giới thiệu khái quát về Thạch Lam, Hai đứa trẻ và nêu vấn đề cần giải quyết. Ý 2: Cảm nhận hình ảnh: - Hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, gắn với chõng hàng của chị Tí. - Hình ảnh chân thực, bình dị, gần gũi, thân thương… trong cuộc sống đời thường của người lao động. - Hình ảnh có sức ám ảnh dư ba: gợi sự cảm thương sâu sắc về những kiếp sống lay lắt, vật vờ…; gợi sự đồng cảm, nâng niu trân trọng những khát vọng bé nhỏ, mong manh, mơ hồ… về một cuộc sống tươi sáng hơn của người lao động nghèo. Ý 3: Đánh giá: hình ảnh giúp người đọc cảm nhận được ở Thạch Lam: - Một tấm lòng chân cảm sâu kín. - Một tài năng truyện ngắn bậc thầy. Hướng dẫn cho điểm Điểm 6,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, biết cách cảm nhận một hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm văn học, văn giàu cảm xúc. Điểm 4,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, cảm nhận chưa sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Điểm 2,0: Chỉ nêu được một phần ba số ý, lập luận yếu, lỗi diễn đạt còn nhiều. Điểm 0,0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 3 : Ý 1: Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Từ ấy, Việt Bắc và vấn đề cần giải quyết. Ý 2: Giải thích cái tôi trữ tình: cái tôi nhà thơ tự biểu hiện, tự bộc lộ cảm xúc… Ý 3: Cái tôi trữ tình trong mỗi bài : * Trong Từ ấy: - Cái tôi vui sướng, hạnh phúc, đắm say… khi bắt gặp lý tưởng, được lý tưởng soi sáng. - Cái tôi khát khao được cống hiến hết mình cho lý tưởng. - Cái tôi trữ tình trong thơ và cái tôi cá nhân đồng nhất ngân vang, trẻ trung, sôi nổi, say sưa, chân thành… * Trong bài thơ Việt Bắc: - Cái tôi trở thành cái ta quần chúng cách mạng. - Cái tôi nhân danh kháng chiến, cách mạng và dân tộc. - Cái tôi thể hiện sự gắn bó, hoà nhập giữa nhân dân với cách mạng, mang tầm vóc lớn lao, cao đẹp. Ý 4: Đánh giá: Hai bài thơ nồng nàn hơi thở của thời đại và tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Hướng dẫn cho điểm Điểm 8,0 : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có kĩ năng phân tích văn bản trữ tình, lập ý tốt, văn có cảm xúc, có giọng điệu riêng. Điểm 6,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, có kĩ năng phân tích văn bản trữ tình, diễn đạt trong sáng. Điểm 4,0: Đáp ứng một nửa yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt. Điểm 2,0: Chỉ nêu được một vài ý sơ sài, lỗi diễn đạt còn nhiều. Điểm 0,0: Lạc đề hoàn toàn. ******************************** ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BẢNG C - Môn Ngữ Văn I.Yêu cầu chung. 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp… Thí sinh có thể lựa chọn nhiều cách trình bày, nhiều phương thức: thuyết minh, phân tích, nghị luận, phát biểu cảm nghĩ…. 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của HS trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong Hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục. PHAN ANH C ¬NG §Ò - §.A thiHSG V¡N (b¶ng A,B,C, DB) TØnh N.A (08 - 09). 2 3. Tổng điểm toàn bài: 20,0, chiết đến 0,5. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết. II.Yêu cầu cụ thể: Câu 1: Ý1: Giải thích ý kiến của Nam Cao: Cẩu thả: làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến kết quả. Bất lương: không có lương tâm. Nam Cao phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát (dùng câu khẳng định): cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương. Ý 2: Bàn luận: Đây là một ý kiến đúng đắn. Bởi trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức, chắc chắn hiệu quả thấp kém, thậm chí hư hỏng, dẫn đến những tác hại khôn lường. Thực chất, Nam Cao muốn xây dựng, khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có lương tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của một nhân cách chân chính. Ý3: Gắn vấn đề với thực tiễn: Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng cần cẩn trọng, có lương tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc; coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá của con người. Hướng dẫn cho điểm. + Điểm 6,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên; bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ; văn có giọng điệu. + Điểm 4,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, một số ý chưa sâu sắc; biết lập luận; diễn đạt trong sáng (có thể còn vài lỗi nhẹ). + Điểm 2,0: Nêu được một phần ba số ý; lập luận yếu; lỗi diễn đạt còn nhiều. + Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 2: Ý 1: Giới thiệu khái quát về Thạch Lam, Hai đứa trẻ và nêu vấn đề cần giải quyết. Ý 2: Cảm nhận hình ảnh: - Hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, gắn với chõng hàng của chị Tí. - Hình ảnh chân thực, bình dị, gần gũi, thân thương… trong cuộc sống đời thường của người lao động. - Hình ảnh có sức ám ảnh, dư ba: gợi sự cảm thương sâu sắc về những kiếp sống lay lắt, vật vờ…; gợi sự đồng cảm, nâng niu, trân trọng những khát vọng bé nhỏ, mong manh, mơ hồ… về một cuộc sống tươi sáng hơn của người lao động nghèo. Ý 3: Đánh giá: hình ảnh giúp người đọc cảm nhận được ở Thạch Lam: - Một tấm lòng chân cảm sâu kín. - Một tài năng truyện ngắn bậc thầy. Hướng dẫn cho điểm Điểm 6,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, biết cách cảm nhận một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học, văn có cảm xúc. Điểm 4,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, cảm nhận chưa sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Điểm 2,0: Chỉ nêu được một phần ba số ý, lập luận yếu, lỗi diễn đạt còn nhiều. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 3: Ý 1: Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và vấn đề cần giải quyết. Ý 2: Giải thích cái tôi trữ tình: cái tôi nhà thơ tự biểu hiện, tự bộc lộ cảm xúc… Ý 3: Cái tôi trữ tình trong bài thơ Việt Bắc: - Cái tôi thể hiện thành cái ta quần chúng cách mạng. - Cái tôi nhân danh kháng chiến, nhân dân và dân tộc. - Cái tôi thể hiện sự gắn bó hoà nhập giữa nhân dân với cách mạng, mang tầm vóc lớn lao,cao đẹp. Ý 4: Đánh giá: Việt Bắc nồng nàn hơi thở của thời đại, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Hướng dẫn cho điểm Điểm 8,0 : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có kĩ năng phân tích văn bản trữ tình, văn có cảm xúc, có giọng điệu riêng. Điểm 6,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, có kĩ năng phân tích văn bản trữ tình, diễn đạt trong sáng. Điểm 4,0: Đáp ứng một nửa yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt. Điểm 2,0: Chỉ nêu được một vài ý sơ sài, lỗi diễn đạt còn nhiều. Điểm 0,0: Lạc đề hoàn toàn. ***************************** ĐỀ DỰ BỊ. Bảng A Câu 1 ( 6 điểm) : Một người đi du lịch bốn phương, khi trở về quê nhà, bạn bè, người thân hỏi anh: nơi nào trên đất nước mình đẹp nhất, anh đã trả lời: “ Không nơi nào đẹp bằng quê hương”. Ý kiến của anh, chị. Câu 2 ( 6 điểm) : Tính luận chiến trong Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Câu 3 ( 8 điểm) : Anh chị hãy viết một văn bản nghị luận văn học có tiêu đề: “ Đặc sắc nghệ thuật truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam” Bảng B Câu 1 ( 8 điểm) : Một người đi du lịch bốn phương, khi trở về quê nhà, bạn bè, người thân hỏi anh: nơi nào trên đất nước mình đẹp nhất, anh đã trả lời: “ Không nơi nào đẹp bằng quê hương”. Ý kiến của anh, chị. Câu 2 ( 12 điểm) : Từ đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài ( trích kịch Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), anh, chị hãy bàn về mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân, giữa cái đẹp và cái thiện. Bảng C Câu 1 ( 8 điểm) : Một người đi du lịch bốn phương, khi trở về quê nhà, bạn bè, người thân hỏi anh: nơi nào trên đất nước mình đẹp nhất, anh đã trả lời: “ Không nơi nào đẹp bằng quê hương”. Ý kiến của anh, chị. Câu 2 ( 12 điểm) : Anh chị hãy viết một văn bản nghị luận văn học có tiêu đề: “ Đặc sắc nghệ thuật truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam” ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ DỰ BỊ - Môn Ngữ Văn Bảng A Câu 1: Ý 1: giới thiệu vấn đề Ý 2: Giải thích vấn đề: Đây là cảm nhận của một người đã từng đi khắp đó đây, thưởng thức cảnh đẹp 4 phương nhưng anh vẫn khẳng định quê hương mình đẹp nhất. PHAN ANH C ¬NG §Ò - §.A thiHSG V¡N (b¶ng A,B,C, DB) TØnh N.A (08 - 09). 3 Ý 3: Bàn luận: *Một câu nói đúng vì: - Quê hương là nơi sinh ra lớn lên trưởng thành,in dấu bao kỉ niệm buồn vui . - Quê hương có người thân với những tình cản yêu thương gắn bó . - Quê hương còn là những cảnh sắc th/nhiên đẹp đẽ,bình dị mà nên thơ,là sản vật đặc trưng với hương vị quê nhà đậm đà khó quên . * Một câu nói có ý nghĩa: - Thể hiện lòng tự hào kiêu hãnh về quê hương - Thể hiện tình yêu quê hương đất nước đằm thắm thuỷ chung . - Nhắn nhủ con người có ý thức xây dựng bảo vệ quê hương. *Liên hệ thực tế. Câu 2: Ý 1: Giới thiệu hkái quát, tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. Ý 2: giải thích vấn đề: Tính luận chiến thể hiện qua sự tranh luận mang tinhy thần chiến đấu trong tác phẩm. Ý 3: Tính luận chiến trong tuyên ngôn độc lập: -Việc chọn 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ như là phương thức sử dụng gậy ông đập lưng ông. -Lập luận của tuyên ngôn. Ý 4: Đánh giá: - Tính luận chiến góp phần làm tăng giá trị của áng văn chương bất hủ - Cho thấy ý chí ch/đấu bảo vệ nền độc lập tự do của Bác,trí tuệ mẫn tiệp, nhãn quan chính trị sáng suốt của Người qua nghệ thuật lập luận chặt chẽ. - Tính luận chiến là nét đặc sắc trong phong cách văn chính luận của Bác. Câu 3: Ý 1: Giới thiệu chung Ý 2: Đặc sắc nghệ thuật của hai đứa trẻ: - Kiểu truyện không có chuyện: cốt truyện không có gì đặc biệt với những chi tiết vụn vặt nhưng được chọn lọc kĩ càng . truyện như một bài thơ đượm buồn với những cảm giác mơ hồ mong manh. - Nghệ thuật tả cảnh,tả tình đặc sắc: tả cảnh không tỉ mỉ nhưng giàu sức gợi, vỡi những ảnh giàu đường nét màu sắc, âm thanh,mùi vị. - Tả tìnhtinh tế sâu sắc những diễn biến tâm trạng của Liên. - Ngôn ngữ giọng điệu giàu chất thơ. Ý 3: Đánh giá: Luôn có sự kết hợp 2 yếu tố hiện thực và thi vị trữ tình, tạo nét đặc sắc khó lẩn trong ph/cách nghệ thuật Thạch lam. Bảng B Câu 1: Ý 1: giới thiệu vấn đề Ý 2: Giải thích vấn đề: Đây là cảm nhận của một người đã từng đi khắp đó đây, thưởng thức cảnh đẹp 4 phương nhưng anh vẫn khẳng định quê hương mình đẹp nhất. Ý 3: Bàn luận: *Một câu nói đúng vì: - Quê hương là nơi sinh ra lớn lên trưởng thành,in dấu bao kỉ niệm buồn vui . - Quê hương có người thân với những tình cản yêu thương gắn bó . - Quê hương còn là những cảnh sắc th/nhiên đẹp đẽ, bình dị mà nên thơ, là sản vật đặc trưng với hương vị quê nhà đậm đà khó quên . * Một câu nói có ý nghĩa: - Thể hiện lòng tự hào kiêu hãnh về quê hương -Thể hiện tình yêu quê hương đất nước đằm thắm thuỷ chung . - Nhắn nhủ con người có ý thức xây dựng bảo vệ quê hương. *Liên hệ thực tế : -Thể hiện tình yêu quê hương đất nước đằm thắm thuỷ chung . - Nhắn nhủ con người có ý thức xây dựng bảo vệ quê hương. *Liên hệ thực tế Câu 2 : Ý 1: Giói thiệu chung. Ý 2: Mối quan hệ giữa nghệ sĩ với nhân dân giữa cái đẹp và cái thiện: - Người nghệ sĩ không chỉ biết đến công trình nghệ thuật lý tưởng của mình mà bưng tai bịt mắt trước hậu quả tai hại mà nó gây ra . Sự sáng tạo nghệ thuật chân chính của người nghệ sĩ không thể đi ngược lại với lợi ích của dân. - Người nghệ sĩ không thể sáng tạo cái đẹp mà bỏ rơi cái thiện. - Người nghệ sĩ không chỉ có thiên chức tạo ra cái đẹp trong nghệ thuật mà còn phải bảo vệ cái đẹp,cái thiện trong đời sống. Cái đẹp phải gắn với cái thiện, nghệ thuật phải gắn với cuộc sống. Ý 3: Đánh giá: - Đây là vấn đề cốt lõi trong sáng tạo nghệ thuật, không chỉ là mối quan hệ mang tính căn bản, máu thịt mà còn là vấn đề tài năng, thế giới quan của người nghệ sĩ. - Vấn đề được nhìn từ góc độ của chính tác giả nỗi thao thức trăn trở của ông nên rất thấm thía. Bảng bổ túc THPT Câu 1: Ý 1: giới thiệu vấn đề Ý 2: Giải thích vấn đề: Đây là cảm nhận của một người đã từng đi khắp đó đây, thưởng thức cảnh đẹp 4 phương nhưng anh vẫn khẳng định quê hương mình đẹp nhất. Ý 3: Bàn luận: *Một câu nói đúng vì: - Quê hương là nơi sinh ra lớn lên trưởng thành,in dấu bao kỉ niệm buồn vui . - Quê hương có người thân với những tình cản yêu thương gắn bó . - Quê hương còn là những cảnh sắc th/nhiên đẹp đẽ,bình dị mà nên thơ,là sản vật đặc trưng với hương vị quê nhà đậm đà khó quên . * Một câu nói có ý nghĩa: - Thể hiện lòng tự hào kiêu hãnh về quê hương - Thể hiện tình yêu quê hương đất nước đằm thắm thuỷ chung . - Nhắn nhủ con người có ý thức xây dựng bảo vệ quê hương. *Liên hệ thực tế - Thể hiện tình yêu quê hương đất nước đằm thắm thuỷ chung . - Nhắn nhủ con nười có ý thức xây dựng bảo vệ quê hương. *Liên hệ thực tế. Câu 2: Ý 1: Giới thiệu chung Ý 2: Đặc sắc nghệ thuật của hai đứa trẻ: - Kiểu truyện không có chuyện: cốt truyện không có gì đặc biệt với những chi tiết vụn vặt nhưng được chọn lọc kĩ càng . truyện như một bài thơ đượm buồn với những cảm giác mơ hồ mong manh. - Nghệ thuật tả cảnh,tả tình đặc sắc: tả cảnh không tỉ mỉ nhưng giàu sức gợi, vỡi những ảnh giàu đường nét màu sắc, âm thanh,mùi vị. - Tả tìnhtinh tế sâu sắc những diễn biến tâm trạng của Liên. - Ngôn ngữ giọng điệu giàu chất thơ. Ý 3: Đánh giá: Luôn có sự kết hợp 2 yếu tố hiện thực và thi vị trữ tình, tạo nét đặc sắc khó lẩn trong phong cách nghệ thuật Thạch lam PHAN ANH C ¬NG §Ò - §.A thiHSG V¡N (b¶ng A,B,C, DB) TØnh N.A (08 - 09). 4 . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BẢNG A - Môn Ngữ Văn I.Yêu cầu chung. 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập. chiến, cách mạng và dân tộc. PHAN ANH C ¬NG §Ò - §.A thi HSG V¡N (b¶ng A,B,C, DB) TØnh N.A (08 - 09). 1 - Cái tôi thể hiện sự gắn bó, hoà nhập giữa nhân