1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ huyện an phú tỉnh an giang lãnh đạo giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc chăm trên địa bàn huyện an phú từ năm 2006 đến nay

64 47 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

6 Chương I: Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số và chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn, phát huy

Trang 1

TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY

Giảng viên hướng dẫn:

Th.s Nguyễn Văn Trang

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn:

- Ban Giám Hiệu trường Đại học An Giang, các thầy cô trong khoa Lý Luận Chính Trị đã truyền thụ kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận này

- Thầy Nguyễn Văn Trang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp

- Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc và Ban dân tộc huyện An Phú – tỉnh An Giang đã nhiệt tình cung cấp tài liệu, số liệu thiết thực trong quá trình em thực hiện khóa luận

- Gia đình, bạn bè đã luôn động viên, cỗ vũ và giúp đỡ em trong thời gian vừa qua

Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Long Xuyên, ngày 15 tháng 5 năm 2011

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của khóa luận 3

6 Kết cấu của khóa luận 3

PHẦN NỘI DUNG 6

Chương I: Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số và chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm từ năm 2006 đến nay 6

1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số 6

1.1.1 Khái quát về dân tộc thiểu số 6

1.1.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số 10

1.1.3 Kết quả đạt được về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số 14

1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm 15

1.2.1 Sơ lược về dân tộc Chăm 15

1.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm 17

1.2.3 Kết quả đạt được về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm 21

Trang 4

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc Chăm ở huyện An Phú – tỉnh An Giang trước năm 2006 22

2.1.1 Vài nét về vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện An Phú tỉnh An Giang 22 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc Chăm huyện

An Phú – tỉnh An Giang trước năm 2006 25

2.2 Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh An Giang lãnh đạo giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm trên địa bàn huyện từ năm 2006 đến nay 35

2.2.1 Một số chủ trương, chính sách của Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh An Giang về giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm 35 2.2.2 Kết quả đạt được khi thực hiện chủ trương, chính sách về giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm 41 2.2.3 Một số giải pháp nhằm tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm ở huyện An Phú – tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay 47

PHẦN KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa được xem là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nối tiếp không ngừng trong lịch sử phát triển nhân loại Nó góp phần trực tiếp tạo nên bản sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác Mỗi quốc gia trên thế giới đều mang một sắc thái văn hóa đậm đà pha lẫn sự hài hòa nhưng rất riêng biệt, tạo nên sự đa dạng cho nền văn hóa nhân loại Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều mang một niềm tự hào về nền văn hóa của mình và luôn ra sức giữ gìn và phát huy nền văn hóa ấy qua từng thế hệ Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc, mỗi dân tộc là một loài hoa rực rỡ sắc màu trong rừng hoa văn hóa Việt Nam Tất cả dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam luôn thể hiện tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh Nét đặc trưng nổi bật của nền văn hóa Việt Nam là sự thống nhất nhưng rất đa dạng bởi mỗi thành phần dân tộc đều có nét đẹp truyền thống và bản sắc riêng biệt tạo nên sự phong phú, đa dạng Chính nhờ nền văn hóa đậm màu sắc đã làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển Góp phần vào sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam, tất yếu phải kể đến sự đóng góp của nền văn hóa Chăm

Dân tộc Chăm có bề dày lịch sử lâu đời, từng có Nhà nước, có quốc gia và

có nền văn hóa độc đáo ở khu vực Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, người Chăm đã là thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, gắn kết với đồng bào cả nước góp phần vào sự nghiệp chung của cả dân tộc Hiện nay, người Chăm sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Thuận, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh,… Tại An Giang, người Chăm tập trung nhiều nhất ở huyện An Phú chiếm khoảng một nửa cộng đồng người Chăm của tỉnh Trong quá trình cộng cư lâu dài, văn hóa người Việt có tác động và ảnh hưởng nhất định nhưng người Chăm vẫn giữ được nét riêng và độc đáo

về nếp sống văn hóa của dân tộc mình Họ sống hòa đồng, hòa nhịp cùng đời sống tiến bộ với các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer Trong nhiều năm qua, văn hóa Chăm đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu: Phạm Xuân Biên với cuốn “Văn hóa Chăm” (năm 1991); Inrasara với cuốn

“Văn hóa – xã hội Chăm” (năm 2003)…

Trang 6

Nền văn hóa Chăm là một nền văn hóa rất độc đáo đối với vùng sông nước An Giang nói riêng cũng như cả đồng bằng sông Cửu Long nói chung Giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống của dân tộc Chăm trong đại gia đình dân tộc anh em là góp phần vào sự bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa trong tiến trình hội nhập của vùng đất biên giới Tây Nam Tổ quốc Tuy nhiên, trong xu thế phát triển, hội nhập như hiện nay, vấn đề giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc là vô cùng cần thiết Làm sao để văn hóa Chăm không bị hòa tan mà có thể hòa mình vào cái chung của nền văn hóa Việt Nam, vẫn giữ được màu sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, đây được xem là thách thức là vấn đề cấp thiết đối với người Chăm hiện nay Tuy không là người Chăm nhưng bản thân tôi luôn dành một tình cảm chân thành, ngưỡng mộ và tự hào về văn hóa Chăm Tôi luôn mong muốn nền văn hóa ấy vẫn sống mãi qua từng thế hệ và từng thời đại, vẫn giữ được nét riêng và độc đáo của bản sắc dân tộc mình để kịp hòa nhịp vào tiến trình phát triển nền văn hóa Việt Nam nói riêng và nền văn hóa nhân loại nói chung Trước tình hình hiện nay, nghiên cứu Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh

An Giang đã lãnh đạo như thế nào để từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm trên địa bàn huyện là việc làm rất cần thiết Với những tâm tư, tình cảm thiết tha của bản thân đối với cộng đồng dân tộc Chăm, tôi quyết định chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh An Giang lãnh đạo giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm trên địa bàn huyện từ năm 2006 đến nay”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 7

- Nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh An

Giang trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc

Chăm từ năm 2006 đến nay

- Tìm hiểu về một số nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm ở huyện An Phú – tỉnh An Giang từ năm 2006 đến nay

- Đề xuất một số giải pháp thiết thực để giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Chăm ở huyện An Phú – tỉnh An Giang trong sự phát triển hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khóa luận chủ yếu nghiên cứu về những chủ trương, chính sách và giải pháp thiết thực nhằm làm nổi bật vai trò của Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh

An Giang trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm trên địa bàn huyện từ năm 2006 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

- Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở phương pháp nghiên cứu

- Khóa luận còn sử dụng những phương pháp phổ biến và đặc thù của chuyên ngành như: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp lịch sử - lôgic, quy nạp, diễn dịch,…

5 Đóng góp của khóa luận

- Khóa luận góp phần làm rõ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh An Giang trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm trên địa bàn huyện từ năm 2006 đến nay

- Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm nguồn tư liệu cho việc tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy, học tập về văn hóa, văn hóa dân tộc Chăm

ở An Giang

6 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận bao gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Phần nội dung khóa luận gồm 2 chương:

CHƯƠNG I: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

VỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG

Trang 8

BỘ TỈNH AN GIANG VỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC CHĂM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY

1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn, phát huy văn hóa

truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số

1.1.1 Khái quát về dân tộc thiểu số

1.1.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số

1.1.3 Kết quả đạt được về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số

1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

1.2.1 Sơ lược về dân tộc Chăm

1.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

1.2.3 Kết quả đạt được về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

CHƯƠNG II: ĐẢNG BỘ HUYỆN AN PHÚ – TỈNH AN GIANG LÃNH ĐẠO GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ NĂM

2006 ĐẾN NAY

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc Chăm ở

huyện An Phú – tỉnh An Giang trước năm 2006

2.1.1 Vài nét về vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện An Phú – tỉnh An Giang

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc Chăm huyện An Phú – tỉnh An Giang trước năm 2006

2.2 Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh An Giang lãnh đạo giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm trên địa bàn huyện từ năm

2006 đến nay

2.2.1 Một số chủ trương, chính sách của Đảng bộ huyện An Phú – tỉnh

An Giang về giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

Trang 9

2.2.2 Kết quả đạt được khi thực hiện chủ trương, chính sách về giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

2.2.3 Một số giải pháp nhằm tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm ở huyện An Phú – tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

AN GIANG VỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC CHĂM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY

1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số

1.1.1 Khái quát về dân tộc thiểu số

Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, cả nước có 85.846.997

người Trong đó, dân tộc Kinh có 73,594 triệu người (chiếm 85,7%); 53 dân tộc thiểu số có 12,252 triệu người (chiếm 14,3%) Trong các dân tộc thiểu số, quy mô dân số cũng có sự chênh lệch đáng kể, 5 dân tộc có số dân trên 1 triệu người (Tày, Thái, Mường, Khmer, Mông); 3 dân tộc có số dân từ 70 vạn đến dưới 1 triệu người (Hoa, Nùng, Dao)… nhưng lại có 5 dân tộc thiểu số có

số dân dưới 1000 người, đó là các dân tộc: Si La (709 người), Pu Péo (687 người), Rơ Măm (436 người), Brâu (397 người), Ơ Đu (376 người).[14, tr.12]

Tất cả dân tộc anh em cùng sinh sống chung dưới mái nhà đại gia đình các dân tộc Việt Nam luôn có những yếu tố liên kết tạo nên tính cộng đồng chung – cộng đồng quốc gia – đã đạt tới mức độ bền vững Tính cộng đồng

đó được hình thành, củng cố trong một quá trình lịch sử lâu dài Dân cư các dân tộc đều có ý thức sâu sắc về một cội nguồn chung trong giao tiếp, dân cư các dân tộc dễ nhận ra ở nhau những nét tương đồng (tuy rằng khác “giống” nhưng chung một “giàn”) Người thuộc dân tộc nào cũng hiểu rằng mình là người Việt Nam với một lòng tự hào rất chính đáng Non sông, đất nước đã

từ lâu trở thành một dải, là lãnh thổ chung, trên đó sớm hình thành một nhà nước trung ương tập quyền (khoảng thế kỷ X) và được ghi nhận sâu sắc không chỉ trong nhận thức mà trong cả tình cảm dân cư các dân tộc với biểu tượng thiêng liêng là Tổ Quốc Trong suốt chiều dài lịch sử, các dân tộc nước

ta luôn luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, nhân dân các dân tộc đều tự hào có một truyền thống chung mà dân tộc nào cũng nâng niu giữ gìn – truyền thống đoàn kết Chính điều này đã tạo nên một chất keo vô hình đã kết dính các thành viên của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Trang 11

thành một khối vững chắc, như khí thiêng sông núi bao bọc lấy giang sơn Tổ Quốc [4, tr.332]

Phần lớn các dân tộc thiểu số nước ta cư trú ở vùng miền núi, trung du chiếm 3/4 diện tích cả nước, một số ở đồng bằng và hải đảo Ở nhiều tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu…, các dân tộc thiểu số chiếm hơn 70% dân số; trong đó, Cao Bằng khoảng 92%, đây là nơi có nguồn tài nguyên giàu có của đất nước đồng thời cũng là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh Đồng bào các dân tộc nước ta theo phân bố tự nhiên sống xen kẽ nhau trên các địa bàn dân cư, không có lãnh thổ riêng biệt cho một dân tộc như một số nước trên thế giới Trong mỗi địa bàn sinh sống, các dân tộc luôn tôn trọng lẫn nhau về tiếng nói, chữ viết và phong tục tập Tình trạng cư trú xen kẽ là một trong những nét nổi bật trong tình hình dân tộc ở nước ta, nhiều tỉnh có tới trên 20 dân tộc như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,… Riêng tỉnh Đắc Lắc có 44 dân tộc anh em, phần lớn các huyện miền núi có từ 5 dân tộc trở lên cư trú Nhiều xã, bản có tới 3 hoặc 4 dân tộc cùng sinh sống Điều này đã đem lại nhiều thuận lợi trong quan hệ mọi mặt giữa các dân tộc, xây dựng cộng đồng các dân tộc ngày càng gắn bó vững chắc, cùng nhau tiến bộ và phát triển để tạo nên nhịp điệu hài hòa ở mỗi dân tộc

Đa số đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ chính trị, kinh tế, văn hóa còn thấp kém và chênh lệch nhau Từ khi thực dân Pháp chiếm nước ta, chúng cấu kết với bọn phong kiến địa phương, thẳng tay áp bức bóc lột đồng bào thiểu số Chính sách của chúng là đánh sưu cao, thuế nặng, duy trì những hình thức bóc lột phong kiến, chia rẽ dân tộc thiểu số này với dân tộc thiểu số khác, chia rẽ các dân tộc thiểu số với người Kinh Đầu độc các dân tộc thiểu

số bằng thuốc phiện, rượu, cồn,… Nhiều lần các dân tộc thiểu số đã cùng người Kinh nổi dậy chống bọn cướp nước Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai nhân dân miền núi đã đoàn kết với nhân dân miền xuôi chống phát-xít Nhật – Pháp và tháng 08 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng Sản Đông Dương, đã khởi nghĩa giành chính quyền, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.[7, tr.38]

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tiếp tục

đè nén và đầu độc các dân tộc thiểu số bằng chính sách chia để trị đã tuyên

bố thành lập “xứ Nam kỳ tự trị”, “xứ Thái tự trị”, “xứ Mường tự trị”, “Hoàng triều cương thổ ở Tây Nguyên” mục đích thật sự là chia cắt đất nước ta, chia

Trang 12

của dân tộc nhằm tước bỏ quyền độc lập của nước ta, kìm kẹp nhân dân ta trong vòng nô lệ lâu dài Chúng dùng chính sách mua chuộc bọn bù nhìn thiểu số để bòn rút, vơ vét nhân lực, vật lực của các dân tộc miền núi Cùng với nhân dân cả nước các dân tộc thiểu số đã đoàn kết, gắn bó chặt chẽ hơn, một lòng sát cánh cùng nhau dựng làng và giữ nước, góp phần xứng đáng trong lịch sử vẻ vang chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

Khi đất nước được độc lập và thống nhất, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề dân tộc, giải quyết thỏa đáng chính sách dân tộc và không ngừng phát huy, nâng cao bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa dân tộc ít người và dân tộc đông người; đưa miền núi tiến kịp miền xuôi; làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc, đoàn kết, giúp nhau tiến bộ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X năm 2006 đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc về việc thực hiện chính sách dân tộc Trong đó nhấn mạnh: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [8, tr.42] Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất

Trong thời kỳ thực hiện đổi mới đất nước, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội (năm 1991) của Đảng chỉ rõ:

“Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số”.[6, tr.16]

Trang 13

Các dân tộc Việt Nam có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình Mỗi dân tộc đều có những điểm khác nhau về văn hóa ăn, mặc, sản xuất, kiến trúc… và đặc biệt là các phong tục, tập quán, lối sống… Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố, phát triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta đảm bảo tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất, đồng thời không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc Để giữ gìn và phát triển văn hóa của dân tộc trong hệ thống các giá trị văn hóa, mỗi dân tộc bên cạnh sự hội nhập văn hóa phải có cách giữ gìn các truyền thống mang bản sắc văn hóa của mình Các dân tộc Việt Nam đều mang một sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa Việt Nam thống nhất

Trong quá trình mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa, các dân tộc Việt Nam cần phải biết kế thừa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới để bắt kịp sự phát triển của thời đại Tuy nhiên hiện nay, một số phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển, một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp Ở một số nơi tôn giáo phát triển không bình thường, tại các vùng đồng bào dân tộc đang nổi lên hoạt động truyền đạo trái phép, đặc biệt là đạo Tin lành Thủ đoạn truyền đạo trái phép rất đa dạng, bằng sự lừa bịp, xuyên tạc, bằng lợi ích vật chất và tinh thần để lôi kéo

bà con theo đạo, bỏ dần những truyền thống văn hóa của dân tộc Trong quan

hệ giữa các dân tộc đôi khi xảy ra những va chạm, mặc cảm, thành kiến dân tộc điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch và kẻ xấu có cơ hội lợi dụng, kích động, lôi kéo các dân tộc thiểu số vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Do đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tăng cường đoàn kết dân tộc, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu, hành động chia rẽ, kỳ thị dân tộc; ngăn chặn và đấu tranh chống sự xâm nhập của những sản phẩm văn hóa độc hại, phản giá trị và đặc biệt hơn hết là phải có chính sách bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa, tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (năm 1998) Đảng đã xác định năm quan điểm cơ bản

về chỉ đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trong đó nhiều nội dung cụ thể được xác định về bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; về coi trọng và bảo tồn,

Trang 14

phát huy những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số; về ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài năng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi; về đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số trở về phục vụ quê hương, phát huy tài năng các nghệ nhân… Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc mà đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, một mặt đảm bảo xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mặt khác nhằm góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng nền văn hóa Việt Nam thống nhất

1.1.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Văn hóa của các dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt Nam thống nhất và đa dạng Văn hóa của các dân tộc thiểu số không chỉ làm nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam mà nó còn tiếp biến lẫn nhau làm cho văn hóa Việt Nam phát triển rực rỡ Do vậy, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không thể không bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ khi có Nghị quyết 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, việc kế thừa và phát triển văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều bước chuyển biến lớn Có thể nói chưa bao giờ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lại có tác động mạnh và ảnh hưởng sâu sắc đến mức hưởng thụ văn hóa của những đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số là nền tảng bền vững mang bản sắc riêng biệt và niềm tự hào để nuôi dưỡng đời sống tinh thần của dân tộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận thông qua người tiêu biểu có uy tín trong dân tộc thiểu số, động viên giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp, phát huy bản sắc truyền thống của mỗi dân tộc; tuyên truyền việc sử dụng tiếng nói, chữ viết dân tộc; động viên con em đồng bào dân tộc tới trường học tập, nhất

là trong hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp, vận động đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; tiếp tục giám sát chính sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học và cao đẳng Qua đó, vận động đồng bào tiếp thu văn minh khoa học,

Trang 15

xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, những sinh hoạt mê tín, dị đoan, lãng phí, xây dựng nếp sống hợp vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của cả nước Mặt trận phối hợp cùng Bộ văn hóa – thông tin nghiên cứu và giúp đỡ đồng bào dân tộc khôi phục những điệu múa, nhạc cụ dân tộc độc đáo, duy trì những sinh hoạt văn hóa văn nghệ của đồng bào ở khu dân cư, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi, tin tưởng trong đồng bào dân tộc thiểu số

Mặt trận phối hợp với chính quyền vận động giữ gìn, tu trì các công trình kiến trúc truyền thống của mỗi dân tộc: Tây Nguyên với nhà Rông, bến nước, Cồng Chiêng và những điệu múa cổ truyền của đồng bào dân tộc; Việt Bắc, Tây Bắc với các loại nhạc cụ: đàn Tính, khèn, sáo, các điệu múa “khắp”, xòe Thái, các điệu hát Si, Lượn…; người Chăm với tháp Chàm và các điệu múa

cổ truyền của dân tộc, các sinh hoạt văn hóa trong lễ hội Ramadan; người Khmer Tây Nam bộ gắn với kiến trúc chùa Nam tông và lễ hội Chol Chnam Thmay…, góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc, làm giàu tài sản văn hóa chung dân tộc Việt Nam Hướng dẫn đồng bào tổ chức lễ hội dân tộc truyền thống, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thực hành tiết kiệm, trật tự an toàn, vệ sinh sức khỏe, khuyến khích đồng bào trồng và sử dụng các loại thuốc gia truyền dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của đồng bào.[14, tr.63]

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/6/2003 về phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu

số Việt Nam” với những nội dung chủ yếu: Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số; phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học – nghệ thuật là người các dân tộc thiểu số Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, lưu giữ các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian của các dân tộc; sáng tạo những giá trị mới về văn học, nghệ thuật trên cơ sở kế thừa và phát huy những sắc thái riêng, độc đáo truyền thống của các dân tộc thiểu số; tổ chức và hướng dẫn những biện pháp quản lý, giữ gìn, phát huy các hoạt động văn hóa lễ hội truyền thống, phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc thiểu số; lựa chọn một số địa chỉ (thôn, bản, buôn, phum, sóc, plây) tập trung phong phú, đặc sắc về văn hóa truyền thống của từng dân tộc để bảo tồn và phát triển Đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa thích hợp trong các hoạt động văn hóa, thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhằm huy động tiềm lực sẵn có ở cơ sở của các địa

Trang 16

phương, các ngành, các lực lượng và của người dân để nâng cao mức hưởng thụ về đời sống tinh thần của đồng bào; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giới thiệu những mô hình, phổ biến những kinh nghiệm, những điển hình tốt trong các hoạt động văn hóa, thông tin để khích lệ và học tập lẫn nhau

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc còn phải chú trọng tới chính sách đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục của mỗi dân tộc, nhất

là các dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cũng như tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình bằng khả năng sẵn có Thực hiện và bảo đảm về mặt pháp lý quyền bình đẳng về ngôn ngữ trong các dân tộc thiểu số, thể hiện ở chỗ các dân tộc thiểu số được quyền sử dụng ngôn ngữ của mình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, các phạm vi giao tiếp, từ nội bộ các dân tộc đến ngoài xã hội, trong giáo dục, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trước tòa án, trên các giấy tờ hành chính cũng như thư tín cá nhân…; đồng thời có chính sách tích cực để phổ biến nhanh chóng và sâu rộng ở trình độ cao ngôn ngữ phổ thông – tiếng Việt – trong tất cả các dân tộc thiểu số ở nước ta Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) tại Điều 5 đã ghi rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”

Thực hiện hiệu quả chính sách xóa mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho thanh niên và cán bộ cơ sở Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở và các chương trình giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng

và hiệu quả giáo dục, đào tạo, nhất là hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp Đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc; đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học và cao đẳng; mở thêm trường dự bị đại học dân tộc ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên Nghiên cứu tổ chức hệ thống trường chuyên đào tạo, bồi dưỡng trí thức và cán bộ là người dân tộc thiểu số Đồng thời có cơ chế, chính sách quy định cán bộ dân tộc Kinh công tác tại vùng dân tộc học tiếng dân tộc để làm tốt hơn cho công tác dân tộc

Trang 17

Thực hiện miễn giảm học phí cho con em người dân tộc thiểu số học trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Thực hiện tốt chính sách, chế độ khuyến khích đối với các cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở miền núi, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng cao và thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số Có chính sách ưu đãi động viên về tinh thần và vật chất với các già làng, trưởng bản và những người có

uy tín trong các dân tộc

Nhà nước ưu tiên trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng thiết yếu như gạo, muối, dầu thắp sáng, giấy viết, thuốc chữa bệnh, dịch vụ văn hóa, văn nghệ phục vụ sản xuất và đời sống cho các hộ nông dân thuộc vùng các xã đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của chính phủ Đồng thời tăng cường cơ sở khám, chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản, thôn, ấp; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết nhanh chóng nhu cầu nước sinh hoạt cho đồng bào vùng cao Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tại chỗ

để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

Đảng và Nhà nước thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tôn giáo ở vùng dân tộc và miền núi Đảng lãnh đạo tăng cường quản lý nhà nước trên địa bàn, kiên quyết ngăn chặn những hành vi lợi dụng các hoạt động kinh tế,

xã hội, từ thiện… để truyền đạo trái phép; đồng thời có hình thức xử lý phù hợp từng vụ việc vi phạm, vạch rõ những hành động sai trái, vi phạm pháp luật trước quần chúng nhân dân để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân mà đặc biệt là nhân dân các dân tộc thiểu số; vạch trần thủ đoạn lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng để hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng vận động bà con thuộc dân tộc thiểu số quán triệt chính sách văn hóa, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, cùng với những chủ trương, chính sách kịp thời trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những thành tựu đáng

kể trong việc phát triển nền văn hóa của đất nước hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Trang 18

1.1.3 Kết quả đạt được về giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự

cố gắng của Đảng bộ, chính quyền cùng Mặt trận, đoàn thể các cấp và đồng

bào các dân tộc, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển về mọi

mặt, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng

Hoạt động văn hóa, thông tin phát triển đa dạng hơn góp phần nâng cao đời sống văn hóa của các đồng bào dân tộc, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phổ biến pháp luật; phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phát triển sâu rộng hơn Hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình được phát triển mạnh và nâng cao chất lượng đổi mới về nội dung, tăng cường quy mô, mở rộng phạm vi tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Hầu hết đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng dân tộc Sóng phát thanh đã phủ tới trên 90% và sóng truyền hình trên 75% lãnh thổ quốc gia Đài Trung ương và địa phương miền núi đã có chương trình tiếng dân tộc thiểu số, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển Trường phổ thông đã được xây dựng đều khắp ở tất cả các xã, nhiều xã đã có trường tiểu học hoàn chỉnh

Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú phát triển với 43 trường tỉnh, 190 trường huyện với trường lớp khang trang đón hàng vạn con em dân tộc thiểu

số đến học do Nhà nước lo hoàn toàn; 100% số xã miền núi và vùng dân tộc

đã có trạm y tế, trong đó 83,2% đã được xây kiên cố, 69% số trạm có đủ trang thiết bị Hầu hết các xã, kể các vùng sâu, vùng xa đã có Bưu điện văn hóa xã, Sơn La là tỉnh miền núi đầu tiên đạt 100% số xã có điện thoại [13] Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh hơn, nhiều địa phương

đã có những giải pháp tốt phòng chống ma túy, tệ nạn mại dâm và ngăn chặn các hoạt động văn hóa không lành mạnh ở các dân tộc thiểu số

Văn hóa ở các đồng bào dân tộc phát triển ngày một phong phú hơn; đời sống văn hóa của đồng bào được nâng cao một bước Các cơ quan và phương tiện thông tin đại chúng đã tích cực tuyên truyền đường lối đổi mới của Đảng, động viên và cỗ vũ các nhân tố tích cực và các tệ nạn xã hội, khơi dậy

và phát huy truyền thống nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong những khi hoạn nạn, thiên tai Nhiều cơ chế quản lý văn hóa, thông tin đã được đổi mới theo hướng xã hội hóa, huy động được thêm nhiều nguồn lực cho các hoạt động này Đồng bào trong vùng các xã đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ chăm

Trang 19

sóc, chữa bệnh ở các cơ sở y tế của nhà nước không mất tiền theo quy định tại Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ

Về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc Đến năm 2010, các vùng dân tộc và miền núi cơ bản không còn

hộ đói; giảm hộ nghèo xuống dưới 10%, giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, các vùng; trên 90% hộ dân có đủ điện, nước sinh hoạt; xóa tình trạng nhà tạm, nhà dột nát; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư; chấm dứt tình trạng di cư tự do, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn

đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ; ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái.[14, tr.125]

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc được thực hiện tốt Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc được đổi mới về nội dung và phương pháp, quán triệt phương châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc; sử dụng nhiều phương thức phù hợp với đặc thù của từng dân tộc, từng địa phương Cán bộ công tác ở vùng dân tộc và miền núi được quán triệt và thực hiện tốt phong cách công tác dân vận: “Trọng dân, gần dân, hiếu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Đảng và Nhà Nước tôn trọng Những hoạt động mê tín, dị đoan đã từng bước được đẩy lùi; những hoạt động gây chia rẽ trong cộng đồng, tuyên truyền chống phá chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều được ngăn chặn kịp thời

Vấn đề nêu trên là những kết quả minh chứng cho sự đúng đắn về những chủ trương, chính sách giữ gìn và phát huy văn hóa của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, tạo điều kiện để thực hiện tốt quan điểm “bình đẳng, đoàn kết và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

1.2.1 Sơ lược về dân tộc Chăm

Dân tộc Chăm là thành viên của đại gia đình dân tộc Việt Nam, còn có tên gọi là: Chàm, Chà, Chiêm Thành, Chămpa,… Hiện nay người Chăm sống

Trang 20

rãi rác ở nhiều nước khác như Campuchia, Thái Lan, Malaysia và một số ít nước khác, chủ yếu di cư từ khi vương quốc Chămpa tan rã

Theo kết quả tổng điều tra dân số toàn quốc ngày 1/4/1999, người Chăm tại Việt Nam là 132.873 người, có mặt hầu hết các địa phương trong cả nước Theo tài liệu của Uỷ ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng 145.235 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Người Chăm trước đây đã từng có một vương quốc riêng, một nhà nước riêng tồn tại khá lâu dài trong lịch sử với một truyền thống văn hóa rất phong phú và có trình độ kinh tế phát triển cao Họ luôn tự hào về những di tích Tháp Chămpa cổ, trên đó có nhiều hoa văn và lối kiến trúc độc đáo mà cho đến nay con người chưa khám phá hết những bí ẩn của kỹ thuật trong xây dựng Ở Việt Nam người Chăm có quan hệ gần gũi với nhóm dân tộc như Ê

Đê, Gia Rai, Chu Ru Người Chăm ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm cộng đồng chính là: Chăm Hroi; Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận và Chăm Nam

Bộ

Nhóm Chăm Hroi bao gồm những người Chăm hiện đang sống rải rác từ Nha Trang trở ra, chủ yếu là Phú Yên và Bình Định, tổng số khoảng 20.500 người Người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận gồm những người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, có tên gọi là Campaduraga, tổng số khoảng 98.000 người Người Chăm Nam Bộ bao gồm những người Chăm sinh sống chủ yếu ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đông Nam bộ, tổng số khoảng 26.700 người, cư trú ở các tỉnh như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang,… trong đó tập trung chủ yếu ở An Giang và thành phố Hồ Chí Minh

Người Chăm An Giang có số lượng cao nhất trong cả cộng đồng Chăm Nam bộ Theo thống kê năm 1936, người Chăm Hồi giáo ở Châu Đốc là 6000 người, Tây Ninh là 1000 người; năm 1963 con số tương ứng đã là 12.700 người Theo số liệu tập hợp của Ban Dân tộc tỉnh An Giang, hiện nay người Chăm ở An Giang là 13.722 nhân khẩu, khoảng 2.810 hộ, 7404 nữ, 6.318 nam sống tập trung thành những ấp (Puk) hay liên ấp xen kẽ trong những xã (Pơ lây) của người Kinh, từ biên giới Việt Nam – Campuchia rãi rác chạy dài theo sông Hậu và sông Khánh Bình hợp lưu ở Tam Giang (Châu Đốc) rồi đỗ xuống xã Khánh Hòa huyện Châu Phú và xã Vĩnh Hanh huyện Châu Thành Phần lớn đồng bào Chăm sống dọc theo sông Hậu ở các xã Vĩnh Trường, Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình, Đa Phước thuộc huyện An Phú và các xã

Trang 21

thuộc các huyện khác như Châu Phong, Phú Hiệp và phường Mỹ Long (thành phố Long Xuyên)

Lịch sử phát triển của người Chăm trong vài thế kỷ qua cho thấy xu hướng tách cộng đồng Chăm thành từng nhóm riêng biệt diễn ra ngày càng rõ rệt Sự tác động chủ yếu và mạnh nhất vào quá trình phân chia này là tôn giáo Tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng, chi phối đời sống của đồng bào Chăm Ở những vùng khác nhau thì tôn giáo của dân tộc Chăm cũng khác nhau Một bộ phận sống tập trung ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận theo đạo Bàlamôn và đạo Hồi Bàni Còn một bộ phận người Chăm theo đạo Hồi chính thống (đạo Islam) cư trú ở An Giang và một số tỉnh khác như Đồng Nai, Bình Dương,…

Người Chăm ở từng vùng khác nhau đều có nét văn hóa đặc thù mang tính địa phương Người Chăm Hroi là bộ phận người Chăm có nét văn hóa gắn với núi rừng, nương rẫy và nét văn hóa gần với các dân tộc Tây Nguyên hơn Người Chăm ở vùng Ninh Thuận và Bình Thuận gắn với ruộng lúa nước

ở đồng bằng và gắn chặt với những sinh hoạt thần linh, với các tháp Champa

Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ thì gắn với nét văn hóa Islam Các ngành nghề chính của người Chăm là làm ruộng, dệt vải, chài lưới, chăn nuôi… Dân tộc Chăm cũng có truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh để bảo

vệ mảnh đất thiêng liêng, thành quả lao động của dân tộc mình Chính trong quá trình đấu tranh khắc phục thiên nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm làm cho ý thức dân tộc Chăm được hình thành và phát triển Đặc biệt dân tộc Chăm rất đoàn kết, họ có tinh thần tương trợ, hay giúp đỡ lẫn nhau, không sống riêng lẻ, tính cách ôn hòa, sống thu mình trong phạm vi làng xóm, ít giao tiếp, ít bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài Người Chăm cũng có nhiều tập tục phù hợp với lối sống lành mạnh như: không uống rượu, không được làm những điều xấu, không đua đòi, vụ lợi, xa hoa lãng phí …

1.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh An Giang về giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có đường biên giới giáp

Campuchia dài 100 km An Giang có 4 dân tộc (Việt, Hoa, Khmer và Chăm)

Chăm lo sự phát triển của đồng bào dân tộc, nhất là trong lĩnh vực văn hóa xã hội là một chủ trương luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm Đời sống văn hóa xã hội của các cộng đồng dân tộc được ổn định và nâng cao sẽ là động

Trang 22

lực to lớn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Cộng đồng Chăm An Giang là tộc người sống lâu đời, tập trung nhất ở miền Tây Nam bộ và Nam bộ Họ có một vị trí rất riêng, bản sắc rất riêng, rất độc đáo trong nền văn hóa đa dạng mà thống nhất của Tổ quốc Việt Nam Bản sắc đó đã hòa quyện và phát triển theo dòng lịch sử tranh đấu hào hùng cùng cộng đồng các dân tộc anh em ở đồng bằng sông Cửu Long

An Giang hôm nay đang cùng cả nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một thời kỳ phát triển mới, cuộc sống của các dân tộc trong tỉnh, trong đó có dân tộc Chăm đã có nhiều thay đổi Ở góc độ văn hóa truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức trong quá trình phát triển Do vậy, trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh An Giang đã tập trung triển khai nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện phát triển về mọi mặt, trong đó việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Chăm giữ một vị trí vô cùng quan trọng Dân tộc Chăm đã nổi tiếng từ lâu đời với những sản phẩm truyền thống mang đậm nét văn hóa dân gian như: thổ cẩm, trang phục Hồi giáo, thêu áo, khăn thuôl, đồ cúng Bakana… Hoạt động của làng nghề người dân tộc Chăm mang tính tự phát, bán lại cho các thương lái người dân tộc chuyên đi bán các nơi trong và ngoài tỉnh, kể cả Campuchia, thị trường tiêu thụ không ổn định, việc mua bán gặp khó khăn Chính sách Đảng bộ tỉnh An Giang là khôi phục

và phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho người dân tộc Chăm; nâng cao chất lượng hàng thủ công, hàng truyền thống; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chú trọng đến việc cải tiến mẫu mã phù hợp thị trường, sản xuất các mặt hàng phục vụ du lịch và có khả năng xuất khẩu, giới thiệu nét đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc đối với các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; duy trì bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống tại làng nghề và cộng đồng dân tộc Triển khai các ngành nghề mới phù hợp với địa phương; sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

Tập trung công tác vận động phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, có chính sách hỗ trợ để 100% con em người dân tộc nghèo được đi học thấp nhất hết bậc trung học cơ sở Đẩy mạnh công tác y tế trong vùng đồng bào Chăm, vận động đồng bào thực hiện phong trào vệ sinh phòng bệnh, củng cố

hệ thống y tế để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào và thực hiện chế độ bảo

Trang 23

hiểm y tế, miễn viện phí cho đồng bào nghèo và trong diện chính sách theo quy định; vận động thực hiện chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình; có chính sách khen thưởng thích đáng cho cá nhân tập thể thực hiện tốt các hoạt động phong trào Chú trọng đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và có chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ y tế là người Chăm

Đảng bộ tỉnh An Giang có chính sách duy trì và đẩy mạnh các hình thức hoạt động như: sinh hoạt “ngày hội văn hóa Chăm” giao lưu văn hóa nghệ thuật với các vùng các dân tộc khác, khuyến khích phong trào văn nghệ quần chúng xây dựng củng cố các đoàn văn nghệ Chăm; có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ, trí thức, nghệ nhân người Chăm phát huy tài năng góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa Chăm trong giai đoạn mới Vận động phong trào xây dựng nhà văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa mới văn minh gắn liền với bài trừ mê tín dị đoan xóa bỏ những hủ tục cản trở sự phát triển của xã hội Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch ở huyện An Phú năm 2005, 2006, 2007 và ở huyện Tân Châu năm 2008, được cơ quan ban ngành, các địa phương và tỉnh hỗ trợ tổ chức chu đáo, gây ấn tượng tốt trong lòng người Chăm Đặc biệt, vào các ngày lễ lớn trong năm như: Lễ đón mừng tháng Ramadan; Lễ sinh nhật Nabi Muhammad, người Chăm ở các thánh đường An Giang được chính quyền và đoàn thể tỉnh, huyện, xã đến thăm, chung vui, tặng quà, tạo niềm cảm thông sâu sắc giữa đồng bào Chăm và chính quyền, đồng thời góp phần giữ gìn an ninh trật tự trong xóm ấp và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Quyết định số 1921/QĐ-UBND ngày 24/9/2008 của UBND tỉnh về định hướng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho dân tộc Chăm, trong đó chính sách cụ thể của Đảng bộ tỉnh An Giang ở các huyện:

Huyện Tân Châu: Đầu tư phát triển các sản phẩm dệt thổ cẩm, hàng lưu niệm, phục vụ khách du lịch, phát triển ngành nghề truyền thống dệt thổ cẩm Chăm, giữ gìn bản sắc dân tộc và tạo việc làm có thu nhập ổn định cho cộng đồng Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở làng nghề dệt thổ cẩm, người dân tộc Chăm ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong Tạo việc làm ổn định cho trên 200 lao động nhất là lao động nữ dân tộc Chăm tập trung tại ấp Phũm Soài, thu hút khách du lịch, tăng ngoại tệ cho địa phương

Huyện An Phú: Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống như: đan, móc, dệt xà-rông, khăn choàng tắm; thêu rua khăn Mattơra; may trang phục dân tộc; giải quyết việc làm, thu hút lao động nữ dân tộc nghèo và nâng cao

Trang 24

tay nghề, tăng thu nhập, mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh Tổ chức 12 lớp dạy nghề cho 300 học viên, trang bị 50 khung dệt thổ cẩm và 50 máy thêu may cho hoạt động sản xuất và mở gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại các khu du lịch trong tỉnh dành cho khách du lịch tham quan làng nghề

Huyện Phú Tân: Phát triển nghề thêu máy cho cộng đồng dân tộc Chăm tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động, giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phân công lại lao động trong nông nghiệp và nông thôn Tổ chức 12 lớp dạy nghề thêu máy, cho 300 học viên là người dân tộc Chăm và phát triển 4 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại các khu du lịch trong tỉnh

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có các hình thức cho vay: có thế chấp tài sản hình thức từ vay vốn, ưu đãi về lãi suất theo quy định, tạo điều kiện cho làng nghề, nghề thủ công được vay vốn tín chấp Hỗ trợ tín dụng cho người dân tộc, đặc biệt là phụ nữ nghèo phát triển hoạt động dịch vụ làng nghề từ các nguồn của chương trình

Tỉnh luôn hỗ trợ kinh phí để giúp cho các sản phẩm dệt thổ cẩm, đan móc, hàng thủ công mỹ nghệ… có điều kiện tiếp cận và tìm kiếm thị trường tiêu thụ Xây dựng tờ bướm và đưa các thông tin về sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của người Chăm lên trang Web của tỉnh, Bộ Công thương và các tổ chức hỗ trợ khác (JICA, VCCI) để phổ biến giới thiệu rộng rãi Đồng thời tăng cường thông tin về hoạt động các làng nghề, nghề thủ công thông qua báo, đài Vận động và tổ chức đồng bào Chăm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân chống diễn biến hòa bình, sẵn sàng đập tan mọi

âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo hồng phá hoại thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta Chăm lo xây dựng củng

cố và bảo vệ vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Chương trình 134 của Chính Phủ về kiên cố hóa nhà cho đồng bào Chăm nghèo:

- Huyện An Phú có 105 căn

- Huyện Tân Châu có 199 căn

- Huyện Phú Tân có 54 căn

- Huyện Châu Thành có 08 căn

- Huyện Châu Phú có 24 căn

Trang 25

Nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng bộ An Giang, sự quan tâm chỉ đạo, tăng cường nguồn lực đầu tư của các cấp và sự phối hợp có hiệu quả của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, đoàn thể các cấp từ Trung ương đến cơ sở

bỏ, bà con dân tộc Chăm mạnh dạn khuyến khích con em tham gia vào đội văn nghệ, nhất là giới nữ được đi giao lưu văn nghệ nhiều nơi và đạt được nhiều huy chương vàng Công tác phổ cập chống mù chữ và các chính sách

về ưu đãi của tỉnh đã được chuyển biến sâu rộng trong nhận thức của cộng đồng dân tộc Chăm Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc Chăm được quan tâm thường xuyên Hàng năm đều có khám và điều trị theo định kỳ cho

hộ nghèo, ngưỡng cửa nghèo miễn phí

Công tác tuyên truyền của địa phương luôn luôn được quan tâm sâu sát nên dân tộc Chăm luôn luôn tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước chưa xảy ra biểu hiện gì xấu đến tình hình an ninh chính trị tại địa phương Tham gia thực hiện tốt các phong trào chống các tệ nạn xã hội, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được đồng bào Chăm hưởng ứng tích cực, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền cơ sở ngày càng vững chắc

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động ở địa phương, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, nghề thủ công giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn; tạo ra nhiều sản phẩm nổi tiếng Một

số làng nghề truyền thống được hỗ trợ khôi phục như dệt thổ cẩm Chăm huyện Tân Châu, đan móc Chăm huyện An Phú,… Việc hỗ trợ vay vốn và thiết bị góp phần ổn định sản xuất các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề Đồng bào Chăm cùng với cả nước ra sức thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển nền kinh tế bền vững Sự chuyển biến về kinh tế

Trang 26

theo hướng đi lên, đã làm cho sự đổi mới về văn hóa, đời sống, giáo dục không ngừng phát triển

CHƯƠNG II: ĐẢNG BỘ HUYỆN AN PHÚ – TỈNH AN GIANG LÃNH ĐẠO GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ NĂM

2006 ĐẾN NAY

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc Chăm

ở huyện An Phú – tỉnh An Giang trước năm 2006

2.1.1 Vài nét về vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội ở huyện An Phú – tỉnh An Giang

Huyện An Phú là một huyện biên giới của tỉnh An Giang, có đường biên giới tiếp giáp hai tỉnh Takeo và Kandal – Vương quốc Campuchia dài 42,8

km, có tổng diện tích tự nhiên 217,6 km2.Toàn huyện có 12 xã và 02 thị trấn

có 39.341 hộ với 188.851 nhân khẩu Phía Tây và Bắc giáp với Campuchia, phía Đông giáp huyện Tân Châu, phía Nam giáp ngã ba sông Hậu ở Châu Đốc

Nằm hai bên tả ngạn và hữu ngạn của sông Hậu với địa hình là đồng bằng, hằng năm vào mùa lũ nước sông dâng cao ngập trắng cả ruộng đồng, vì thế phù sa cũng được mang theo bồi đắp cho vùng đất nơi này Thổ nhưỡng

An Phú thuộc loại phù sa bao gồm đất cát, phân bùn giàu chất dinh dưỡng và

có nhiều phong thổ, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và hoa màu các loại

Huyện An Phú có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có những con kênh dài nối liền sông Tiền – sông Hậu, ngoài ra còn có các rạch, lạch, búng, bưng Với mạng lưới kênh rạch dày đặc, địa hình thấp, lại ở đầu nguồn nên hàng năm vào mùa mưa An Phú là huyện bị ngập lụt nặng nề nhất Vào mùa nước nổi nước trong đồng ngập sâu từ 02m – 03m Hơn thế nữa nước lũ tại An Phú lại về sớm và rút chậm hơn so với những nơi khác, đây là nét đặc thù riêng về quá trình diễn biến lũ nói riêng của An Phú và nói chung của toàn tỉnh An Giang trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long

Huyện An Phú có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Khmer, Hoa, riêng người Chăm có 7.009 nhân khẩu, chiếm 4,21% dân số toàn huyện Là thành phần dân cư chủ yếu ở đây, người Kinh đã sớm hòa nhập với cộng đồng dân tộc bản địa đã sống từ trước đó, đoàn kết và gắn bó cùng nhau bảo vệ và xây

Trang 27

dựng quê hương An Phú ngày càng giàu đẹp Cộng đồng người Chăm sống tập trung thành các làng Tại An Phú hiện nay có tổng cộng 05 ấp có dân tộc Chăm sinh sống Người Chăm xưa kia sống chủ yếu bằng ngư nghiệp, ngoài

ra còn có các hoạt động kinh tế khác nhau như nghề thủ công nghiệp (dệt), buôn bán Cộng đồng dân tộc Hoa ở An Phú sống xen kẽ dân tộc Kinh và tập trung chủ yếu tại các thị trấn và chợ nông thôn ở các xã và thị trấn như: thị trấn An Phú, thị trấn Long Bình, xã Khánh An, xã Quốc Thái, xã Phước Hưng, xã Đa Phước Nghề nghiệp chính của họ là buôn bán, chữa bệnh đông

y, tiểu thủ công nghiệp… Ngoài ra An Phú còn rất ít người Khmer sinh sống, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Cũng như người Kinh, người Hoa và người Khmer có truyền thống cố kết cộng đồng, cần cù trong lao động, kiên trì, nhẫn nại vượt qua khó khăn, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước [5, tr.30]

Trong năm 2008, cơ cấu GDP trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 43,45%, công nghiệp và xây dựng chiếm 8,53%, thương mại và dịch vụ chiếm 48,02% Bình quân đầu người 12.760.000 đồng (tăng 3.470.000 đồng/người

so với năm 2007) Bên cạnh đó, doanh thu ngành thương mại – dịch vụ năm

2008 đạt 104% kế hoạch (tăng 25% so với cùng kỳ) [10,1]

Năm 2010 tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 10,30% so cùng kỳ năm 2009 GDP bình quân đầu người 17.488.000 đồng/người/năm, tăng 3.459.000 đồng/người/năm so với năm 2009

Về giao thông nông thôn: Thực hiện nâng cấp láng nhựa đường giao thông nông thôn 12,5 km, đạt 100% kế hoạch năm Thực hiện thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu treo từ Trung tâm thương mại thị trấn An Phú qua đường giao thông nông thôn bờ Bắc Kinh mới Thực hiện và đưa vào sử dụng công trình lộ giao thông nông thôn xã Đa Phước chiều dài 957m, rộng 3m, từ nguồn vốn thủy lợi phí và ngân sách xã thực hiện

Về hệ thống lưới điện, toàn huyện có hơn 98% hộ dân có điện sử dụng đồng thời phát triển hệ thống nhà máy cung cấp nước đến khắp các xã, thị trấn Toàn huyện có 28 trạm cấp nước và một nhà máy nước trung tâm, phục

vụ nhu cầu nước sạch cho 42% hộ dân trong toàn huyện Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng từng bước được đầu tư thích đáng: đê bao được gia cố, các trạm bơm nước tưới tiêu được thay từ bơm dầu thành bơm điện với tần xuất cao, cung cấp nước tưới cho gần 30.000 ha đất canh tác trong cả năm (cả những nơi canh tác ba vụ), ngành nông nghiệp huyện ngày

Trang 28

càng được cơ giới hóa, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện Mạng lưới dịch vụ thương mại được mở rộng, đã đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác chợ Vĩnh Hội Đông, Bắc Đai (Nhơn Hội), Long Bình, Đồng Ky (Quốc Thái) Toàn huyện có 33 doanh nghiệp tư nhân và 5.105 hộ sản xuất kinh doanh thu hút hơn 9.000 lao động tham gia.[12]

Song song với phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, các lĩnh vực văn hóa – xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo Công tác giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học, củng cố nâng cao chất lượng giáo dục được ngành và địa phương quan tâm thực hiện có hiệu quả Thực hiện phong trào xã hội hóa giáo dục khá tốt Duy trì tốt kỷ cương nề nếp trong hoạt động chuyên môn, bảo đảm nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá, thi cử, cải tiến trong công tác thanh tra chuyên môn

Công tác huy động học sinh đến trường đạt kết quả khá tốt, tỷ lệ học sinh đến trường ở các cấp học đều cao hơn so cùng kỳ; trong đó nhà trẻ đạt tỷ lệ 70%, Mẫu giáo đạt tỷ lệ 95,91%, học sinh cấp tiểu học đạt tỷ lệ 104,61%; học sinh cấp trung học cơ sở đạt tỷ lệ 88,15% so với kế hoạch (8.180 em) Đến nay có 14/14 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, đạt tỷ lệ 100% Kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông 605/787 học sinh, đạt tỷ lệ 76,87% (tỷ lệ khá giỏi 0,28%) Công tác khám chữa bệnh thực hiện được 176.311 lượt người đạt 100% kế hoạch Dịch bệnh sốt xuất huyết được chủ động kiểm soát, dập dịch kịp thời Công tác thu bảo hiểm xã hội được 17,521 tỷ đồng, đạt 69,53% chỉ tiêu năm Tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình, tư vấn cộng đồng cho khoảng 700 đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về kiến thức, kỷ năng sức khỏe sinh sản… tại các xã, thị trấn

Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm (2000 - 2010) thực hiện phong trào

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Công nhận xã Vĩnh Lộc và thị trấn An Phú là xã Văn hóa năm 2010 Xây dựng quy chế quản lý đội, nhóm văn nghệ, đám tiệc, quay camera và chụp hình kinh doanh trên địa bàn huyện Tổ chức tốt mạng lưới phục vụ - kinh doanh bưu chính tại Trung tâm huyện cũng như các điểm Bưu điện văn hóa xã được bảo đảm an toàn chất lượng cao và giữ vững ổn định mạng lưới thông tin bưu chính phục vụ tốt địa phương

Trang 29

Công tác thông tin, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ chính trị ở địa phương được thực hiện sâu rộng Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được tuyên truyền rộng khắp, kịp thời đến quần chúng nhân dân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng Các lễ hội: Liên hoan văn hóa mùa nước nổi Búng Bình Thiên, ngày hội văn hóa – thể thao truyền thống được tổ chức phong phú, sinh động, thiết thực đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân và kết hợp quảng bá thu hút khách du lịch; các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên được tổ chức, nhất là vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn

Thực hiện tốt chương trình 134,135 của Chính phủ cho những xã khó khăn dân tộc, góp phần phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.[2]

An ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quan hệ tuyến biên giới giữa An Phú và Campuchia vẫn bảo đảm được tinh thần hữu nghị, trao đổi thân thiện, duy trì tốt việc họp cụm theo quy định

An Phú là vùng đất có nhiều tôn giáo như: Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Phật giáo Hòa Hảo, đạo Phật, đạo Cao Đài, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Tứ

Ân Hiếu Nghĩa,… các tôn giáo có sức ảnh hưởng mạnh, thu hút được nhiều tín đồ, đặc biệt 100% người Chăm theo Hồi giáo Islam

Đôi nét về điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội của An Phú phần nào cho ta thấy được tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội huyện An Phú trong những năm gần đây đang dần dần khởi sắc và ngày càng phát huy vai trò chiến lược của vùng kinh tế biên giới Với bản chất cần cù, hiền lành, phóng khoáng nhân dân An Phú đã chung lưng đấu cật dày công khai phá và xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh với sự góp công của các dân tộc anh em: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer trong tinh thần gắn bó đoàn kết từ bao đời nay

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa của dân tộc Chăm huyện

An Phú - tỉnh An Giang trước năm 2006

Trong huyện An Phú dân tộc Chăm có 1.402 hộ với 7.009 nhân khẩu, có

05 xã người Chăm sinh sống (Khánh Bình 110 hộ với 665 nhân khẩu, Quốc Thái 125 hộ với 763 nhân khẩu, Nhơn Hội 310 hộ với 1.693 nhân khẩu, Vĩnh Trường 514 hộ với 2.180 nhân khẩu và Đa Phước 343 hộ với 1.708 nhân khẩu), 100% người Chăm đều theo đạo Hồi (Islam) tập trung thành xóm

Trang 30

riêng biệt, mỗi xóm Chăm đều có Thánh đường, tổng số có 07 Thánh đường

là nơi trung tâm sinh hoạt tôn giáo.[11]

Người Chăm ở huyện An Phú – tỉnh An Giang cũng có một số nét đẹp về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần như dân tộc Chăm tại các địa phương khác ở Nam Bộ:

Về ăn, uống: Lương thực chính của người Chăm là gạo Cũng như các

gia đình khác ở đồng bằng sông Cửu Long, người Chăm chế biến gạo thành cơm, cháo, bún, bánh… để ăn hàng ngày Do sinh sống ở vùng đồng bằng sông nước, thức ăn với cơm của đồng bào phổ biến là cá, tôm, các loại thủy sản khác…Sinh sống ở đầu nguồn sông Cửu Long nên người Chăm rất dễ dàng kiếm các loại cá để ăn hoặc bán, đặc biệt là vào mùa nước nổi thì lượng

cá mà họ đánh bắt được rất nhiều Lượng cá nước ngọt không ăn hết, họ thường chế biến thành các loại mắm (mắm thái, mắm chua, mắm chao…) Người Chăm đặc biệt thích gia vị cay, béo (lấy từ nước cốt dừa) để chế biến thức ăn

Người Chăm huyện An Phú có những món ăn hết sức độc đáo đó là các món càri bò, càri trâu, càri dê, cơm nị, tung lò mò,… Món Càri được xem

là món khoái khẩu của người Chăm huyện An Phú Món Càri nấu bằng các nguyên liệu từ thịt bò, dê, cừu, cá hồi… bên cạnh đó sử dụng rất nhiều gia vị, hương liệu trong nấu ăn, nhất là bột càri và lá thơm (còn gọi là lá càri tươi), hành tím, tỏi… Món càri ở đây rất béo và cay Càri thường được ăn kèm với bún, bánh mì, song sẽ rất ngon khi được ăn với cơm nị - cơm được nấu với nước cốt dừa và nhiều loại gia vị khác nhau Món ăn này rất phổ biến trong các bữa ăn, đặc biệt là trong các ngày lễ, Tết thì không thể thiếu Có thể nói món càri là một trong những niềm tự hào của người Chăm Cách thức chế biến món này không những thể hiện sự khéo léo trong việc bếp núc của các phụ nữ Chăm mà còn mang một ý nghĩa sâu sắc đó là thể hiện tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân tộc Chăm

Về vấn đề kiêng cữ trong ăn uống, người Chăm ở đây cữ ăn thịt heo, chó, khỉ, rùa, rắn, mèo, chuột, những con chim bay mà dùng chân quắp mồi (quạ, diều hâu, kênh kênh…) Riêng những gia súc, gia cầm, các loại chim ăn được nhưng phải đọc kinh Koran để cắt cổ trước khi giết như bò, dê, cừu, gà, vịt…

Về uống, người Chăm ở huyện An Phú rất thích uống trà, vì theo họ,

nó không những thơm ngon mà còn có lợi cho sức khỏe, rượu là thức uống bị

Trang 31

cấm của người Chăm Những năm qua, do hòa nhập vào nếp sống văn minh chung, việc ăn uống của người Chăm ngày càng giữ vệ sinh hơn Trong ăn uống, thói quen ăn bốc đã được thay đổi, thức ăn, nước uống được nấu chín

và đun sôi cẩn thận Bên cạnh đó, người Chăm ở huyện An Phú vẫn còn bảo lưu nét truyền thống trong ăn uống và nó vẫn thể hiện văn hóa độc đáo của người Chăm

Về trang phục: Trang phục cổ truyền của người Chăm, không chỉ là

sản phẩm của kỹ thuật thủ công mà còn mang đậm nét giá trị thẩm mỹ Các

bộ phận của trang phục gồm: khăn, váy, áo, xà-rông,… được chế tạo trên nguyên liệu tự sản xuất là chính

Đàn ông thường mặc xà-rông Đó là một loại váy (quấn) dài từ hông xuống tới tận mắt cá chân Chất liệu xà-rông là loại vải kẻ sọc hoặc ô vuông nét to, màu sậm Khi ở trong nhà có thể ở trần quấn xà-rông nhưng khi ra đường họ mặc thêm áo sơ mi Những người già có loại áo chêva màu trắng, dài quá mông, rộng, cổ đứng cao 03 – 04cm, trước ngực có đường xẻ và đính khuy đồng, nách áo có nối thêm vải màu Những người có chức sắc tôn giáo còn có áo achuba tương tự như áo chêva nhưng thân áo dài chấm gót, áo cũng màu trắng Áo trắng mặc với xà-rông trắng, đầu đội khăn Hadji trắng, đó là hình ảnh thường gặp của những người đàn ông Chăm An Giang nói chung và huyện An Phú nói riêng

Phụ nữ thường quấn khăn Khăn là loại váy phổ biến với kích thước hai mét chiều dài, 0,9 – 1,2m chiều ngang, may giáp hai mí với nhau theo chiều ngang Váy phải phủ kín chân Có ba loại: váy kah dùng cho phụ nữ lớn tuổi, dệt bằng tơ tằm hoặc giữ nguyên sắc vàng ngà của chất liệu tơ; váy kek (pteh) giống kiểu y phục Malaysia hiện nay, chất liệu vải đắt tiền, khi dệt chen những sợi kim tuyến; váy pa thuôm là loại váy cổ chỉ có ở lớp người khá giả Trong những ngày lễ hội như lễ Ramadan, Roya Fitri,… người Chăm ở đây thường mặc váy tơ tằm có cài hoa Khăn đội đầu của người phụ

nữ Chăm ở huyện An Phú được làm bằng vải tơ lụa, nhẹ và mịn, nhiều màu sắc, rất thích hợp cho những thiếu nữ Chăm vốn thùy mị và kín đáo Thiếu nữ Chăm ngày nay, bên cạnh các y phục truyền thống đã có nhiều thay đổi hơn,

họ mặc áo sơ mi, áo bà ba, áo kiểu bán ngoài chợ hoặc tự may rồi thêu hoa lá, họa tiết lên

Về nhà ở: Người Chăm thường dựng nhà quay mặt ra sông hoặc quay

ra lộ Rất ít nhà có hàng rào và thường là nhà sàn, cao khoảng 03 – 04m so

Trang 32

với mặt đất Nhà thường có kiểu dáng giống nhau, hình chữ Y có cửa cái và cửa sổ hai bên, bốn mái, hai gian, có hiên trước hiên sau, mỗi hiên đều có một cầu thang nằm dựa gốc Trong nhà, rất ít có giường, bàn ghế, mà chỉ có

tủ đựng quần áo, chăn, mùng, gối thêu Ngoài ra còn có phòng dành cho những cặp vợ chồng, những cô gái lớn cấm cung, chỉ sống và thêu dệt ở trong phòng đó Khi cô gái có chồng, phòng này cũng là nơi “động phòng hoa chúc” của đôi vợ chồng mới Một điều đặc biệt là nhà của người Chăm không

có bàn thờ để thờ tổ tiên, ông bà hay đức thánh Allah Những Kinh sách quí như kinh Koran và kỷ vật của ông bà, cha mẹ qua đời, người Chăm chỉ làm những cái kệ treo ở trên cao, sát vách nhà để cất giữ trên ấy Hiện nay, nhiều

hộ khá giả cất nhà ngói, có tiện nghi như nhà người Kinh nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống qua kiến trúc và trang trí Nét độc đáo của kiến trúc nhà ở của dân tộc Chăm ở huyện An Phú chính là sự sáng tạo, kết hợp hài hòa giữa sinh hoạt cuộc sống và môi trường hoàn cảnh xung quanh Khi chưa đến mùa lũ có thể tận dụng sàn dưới đất để chị em phụ nữ Chăm dệt hoặc chứa đồ đạc, khi lũ đến thì dời lên sàn tiếp tục công việc

Về tín ngưỡng, tôn giáo: Người Chăm ở huyện An Phú có đời sống

tinh thần rất phong phú Tất cả họ đều là tín đồ của Hồi giáo Islam Đối với người Chăm Islam, tôn giáo trở thành nhân tố chi phối mọi hoạt động văn hóa, các phong tục, tập quán và sinh hoạt đời sống hàng ngày Tín đồ đạo Islam luôn giữ gìn nghiêm ngặt những qui định về giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống, thể hiện qua việc thực hành nghiêm túc “năm tín điều” cơ bản (hay còn gọi là năm nghiêm luật) Họ phải nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện đầy đủ năm tín điều trong suốt cuộc đời mình mới được coi là tín đồ trung thành của Giáo hội Hồi giáo và của Đức thánh Allah Đó là các tín điều: Kalimah Sahadat, Sămbahyăng, tháng Thánh lễ Ramadan (tháng nhịn

ăn hay ăn chay), Roya Fitri (đại lễ xả chay), lễ Joji Hadji

Ngoài ra, người Chăm Islam còn thực hiện một số lễ tục trong giai

đoạn thành niên:

Tục cắt da quy đầu (Khotanh): Đối với người Chăm Islam, tục cắt da quy đầu là một nghi lễ được tôn trọng triệt để, dù không được minh định trong thánh kinh Koran Nghi thức này nhằm mục tiêu đảm bảo sự “sạch sẽ” cho những người con trai trong quá trình thực hiện những nghi lễ tại thánh đường, nó còn đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời đứa trẻ, chứng nhận đứa trẻ Islam đã đến tuổi thành niên, có đầy đủ năng lực và trực tiếp lãnh hội trách nhiệm cũng như đức tín đối với Allah

Ngày đăng: 01/03/2021, 09:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w