1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN công tác chủ nhiệm lớp

9 1,8K 59
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP 1A1 TRƯỜNGTIỂU HỌC SƠNG ĐỐC 6 I ĐẶT VẤN ĐỀ Thò trấn Sông Đốc là thò trấn vùng ven biển, nguồn thuỷ hải sản phong phú. Kinh tế có điều kiện phát triển mạnh, đặc biệt là đánh bắt thuỷ sản,. Vì vậy người dân ở mọi nơi thường tập trung về đây làm ăn sinh sống một số dân cư còn nghèo nên quanh năm lo làm ăn kinh tế, ít quan tâm chú ý đến việc học tập của con em mình. Học sinh diện cá biệt còn nhiều, hay nghỉ học, môi trường xã hội phức tạp. Do đó việc rèn luyện đạo đức cũng như học tập đối với học sinh của nhà trường nói chung và của giáo viên chủ nhiệm nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Từ những đặc điểm cơ bản nêu trên với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy: Để đáp ứng đổi mới ngành giáo dục hiện nay nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, ngoài việc truyền thụ kiến thức cơ bản thì việc hình thành và phát triển nhân cách là vấn đề rất quan trọng. Vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục rèn luyện đạo đức cho học sinh giữ vai trò then chốt trong quá trình học tập của các em ở trường tỉểu học. Học sinh khi đến trường, ngoài việc lónh hội kiến thức, các em còn tiếp xúc giao lưu với mọi người xung quanh, với bạn bè trong và ngoài lớp mà đặc biệt là thầy cô giáo. Qua đó thể hiện và nảy sinh những biểu hiện mới trong tình cảm và ý thức. Sự phát triển này theo chiều hướng nào nó phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm theo dõi, uốn nắn của ngưòi lớn, cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo mà đặc biệt là của giáo viên trực tiếp chủ nhiệm lớp. Để hình thành, phát triển nhân cách và giáo du cho học sinh thì giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp tốt với gia đình, nhà trường và xã hội bằng nhiều hình thức và phương pháp phù hợp. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trong một lớp học không phải học sinh nào cũng có ý thức học tập và rèn luyện tốt mà mỗi em có một tính cách khác nhau. Vì vậy tuỳ từng đối tượng khác nhau mà giáo viên chủ nhiệm cần có những biện pháp giáo dục khác nhau. 1.Đối với lớp học sinh đại trà. Giáo viên chủ nhiệm cần lập ngay kế hoạch từ đầu năm. Tìm hiểu hạnh kiểm và học lực từng em, sau đó chọn và bầu ra ban cán sự lớp có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt đồng thời có được sự năng động trong mọi hoạt động ở trường, lớp. Khi bầu ban cán sự lớp phải lấy ý kiến của tập thể mang tính khách quan và phải được sự tín nhiệm cao của tập thể. Sau đó giáo viên chủ nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Từ đó hướng dẫn cho các em đề ra kế hoạch hoạt động từng học kì, từng tháng, từng tuần Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm bằng nhiều biện pháp khác nhau xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên bộ môn (Mó thuật, Thể dục, Âm nhạc), Tổng phụ trách Đội, giữa gia đình - nhà trường và xã hội. Qua đó giáo dục ý thức tự giác học tập và rèn luyện của học sinh. Để có được đội ngũ học sinh đoàn kết, nhất trí thương yêu trong lớp thì giáo viên chủ nhiệm luôn luôn phải chăm lo theo dõi đến việc rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức tự giác học tập của các em học sinh. Do mỗi em xuất thân trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, việc chăm lo học tập và giáo dục đạo đức cho mỗi em cũng khác nhau tuỳ điều kiện kinh tế và nhận thức của từng gia đình.Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải lựa chọn phương pháp giáo ducï cho từng nhóm, từng em học sinh cũng khác nhau. Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp với giáo viên bộ mơn với gia đình để phân loại học sinh theo từng nhóm, dựa vào ý thức và mức độ nhận thức của các em để có biện pháp giáo dục cho phù hợp. Hằng ngày giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt đầu giờ với lớp để theo dõi nhắc nhở khuyên nhủ các em, nếu các em vi phạm khuyết điểm thì xử lí kòp thời. Đồng thời có sổ theo dõi ghi chép những ưu khuyết điểm của cá nhân và tập thể để phê bình và tuyên dương vào tiết sinh hoạt cuối tuần. Trước buổi sinh hoạt cuối tuần giáo viên chủ nhiệm cần gặp giáo viên bộ môn(Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục) Tổng phụ trách Đội để nắm tình hình học tập và rèn luyện của các em học sinh trong tuần. Từ đó nắm thông tin đầy đủ hơn, ngoài việc kiểm điểm lại thiếu sót của từng học sinh trong tuần cũng cần động viên khích lệ những học sinh tiến bộ và những học sinh tích cực gương mẫu đạt thành tích tốt trong tuần bằng nhiều hình thức như: Tuyên dương trước lớp, trước trường trong buổi chào cờ đấu tuần làm tấm gương cho các em khác noi theo. Một điều quan trọng là giáo vên chủ nhiệm phải thường xuyên bồi dưỡng cho ban cán sự lớp hình thành ý thức tự quản lớp khi không có giáo viên chủ nhiệm, giúp các em có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện mà thi đua với các lớp trong trường. 2. Đối với lớp có đối tượng học sinh cá biệt làm ảnh hưởng đến phong trào học tập, rèn luyện và thi đua của lớp. Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm, thông qua gia đình , để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi cá biệt của các em, đồng thời tìm hiểu phương pháp giáo dục của từng gia đình để cùng phối hợp tìm ra biện pháp giáo dục cho phù hợp. Học sinh cá biệt thường xuyên vi phạm khuyết điểm nhưng lại rất tự trọng nên giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ tâm lí, tâm tư tình cảm và nguyện vọng của các em để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng hành vi cá biệt. Nếu không nắm rõ điều này đôi khi giáo viên xử lí học sinh khơng có tính thuyết phục cao, thậm chí phản ứng lại bằng nhiều hành vi vô ý thức rất khó khăn. Đối với học sinh cá biệt do gia đình giàu quá cưng chiều, học sinh ham chơi, đua đòi, đánh nhau, đánh bi da, chơi gem… dẫn tới bỏ học. Trước hết giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi trên, sau đó gặp gỡ gia đình thông báo cho gia đình biết về hành vi thiếu lành mạnh của học sinh đó, cùng gia đình bàn bạc tìm phương pháp giáo dục tốt nhất để từng bước đưa học sinh vào khuôn khổ, động viên gia đình phải hạn chế cho tiền và dành nhiều thời gian quan tâm theo dõi các em hơn. Tìm công việc thích hợp để các em phụ giúp gia đình, nhằm giúp các em vui vẻ khoẻ mạnh mà dần quên đi thói hư tật xấu. Bên cạnh đó giáo viên phân tích cho các em điều hay lẽ phải( có thể gặp gỡ riêng). Từ đo ùcac em xác đònh rõ mục đích của việc học tập và rèn luyện. Đồng thời giáo viên cùng ban cán sự lớp và học sinh trong lớp giúp đỡ bạn tự tin trong học tập, tuyệt đối không được nghó là thấy bạn hay vi phạm khuyết điểm làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp mà xa lánh và ghét bỏ bạn. Thường xuyên tổ chức cho những em cá biệt đến thăm một số bạn trong lớp có hoàn hoàn cảnh khó khăn mà cố gắng học tập và rèn luyện trở thành học sinh khá giỏi, ngoan ngoãn. Qua đó làm tấm gương để các em học tập và cố gắng vươn lên. Gắn các em vào mọi hoạt động chung của lớp, của trường để giao lưu học hỏi lẫn nhau từ đó quên dần mặc cảm của mình, tập trung vào học tập và rèn luyện. Từ những hình thức đó các em sẽ tự khẳng đònh mình, thấy được việc làm của mình trước đây là không tốt, thấy được sự quan tâm của cha mẹ, thầy cô và bạn bè đối với bản thân mình. Vì thế bản thân phải tự cố gắng vươn lên để không phụ lòng mong đợi của mọi người. 3. Đối với lớp có học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học. Bằng nhiều hình thức khác nhau giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học, kết hợp với gia đình cùng nhà trường và tập thể lớp tìm biện pháp giúp đỡ các em. Trước tiên giáo viên chủ nhiệm đến gặp gỡ gia đình và gặp gỡ học sinh để động viên và khuyên nhủ các em trở lại trường tiếp tục học tập. Sau đó xin ý kiến lãnh đạo trường phối hợp với tổng phụ trách, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học, phát động các em học sinh trong lớp trong trường gây quỹ ủng hộ giúp đỡ sách vở quần áo miễn các khoản tiền đóng góp cho các em. Nếu các em học yếu thì phân công các ban học khá giỏi hàng ngày đến giúp đỡ và hướng dẫn làm bài tập ở nhà. Qua đó các em thấy bản thân và gia đình mình gặp khó khăn còn có sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô bạn bè và của xã hội… Từ đó không ngừng cố gắng vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập và rèn luyện, đồng thời giáo dục ý thức “ Mọi người vì mình, mình vì mọi người” cho các em. 4. Một số biện pháp cơ bản chung của giáo viên chủ nhiệm nhằm giáo dục học sinh . 4.1 Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể. Để đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh, với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Các buổi họp cha mẹ học sinh là điều kiện tốt nhất để giáo viên và Phụ huynh học sinh bàn bạc đề ra biện pháp giáo dục con em mình tốt nhất. Từ đó xin ý kiến đóng góp của phụ huynh để giáo viên chủ nhiệm có thêm những kinh nghiệm mới. Thông qua buổi họp, phụ huynh cũng nắm được nội quy của nhà trường, của đoàn thể của hội cha mẹ học sinh để phối hợp và có trách nhiệm nhắc nhở con em mình thực hiện tốt. Ngoài các buổi họp giáo viên còn thường xuyên liên hệ với phụ huynh thông qua phiếu liên lạc hoặc gặp trực tiếp để thông báo tình hình học tập và rèn luyện của con em mình mà có biện pháp giáo dục. 4.2 Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh. Trong các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội và các hoạt động khác giáo viên chủ nhiệm giáo dục cho học sinh có ý thức học tập, ý thức tập thể, biết lo công việc chung, hoà đồng với mọi người. Qua đó giáo dục tinh thần đoàn kết nhân ái và giáo dục n ội quy, quy định c ủa nhà trường cho các em, đồng thời phát huy tinh thần sáng tạo vượt khó cho các em 4.3 Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên chuyên Trong công tác chủ nhiệm việc kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn là việc làm rất quan trọng. Qua đây mới có được biện pháp giáo dục đồng bộ, qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nắm tình hình diễn biến của học sinh trong lớp trong từng tiết học, môn học để nhanh chóng đề ra biện pháp giáo dục và uốn nắn sửa sai cho học sinh kòp thời. 4.4 Động viên khen thưởng kòp thời Việc động viên khen thưởng cho học sinh nhằn khuyến khích các em hăng say cố gắng trong học tập và rèn luyện. Đây là động lực tốt nhất để các em phấn đấu và làm gương cho các bạn khác noi theo Qua đó những học sinh yếu kém tự nhận ra thiếu sót của mình mà cố gắng học tập và rèn luyện. Qua đây cũng xây dựng tinh thần tự giác , tự chủ trong học sinh mà thi đua cùng tiến bộ. 4.5 Sự gương mẫu, vò tha của giáo viên. Muốn có một tập thể tự giác đoàn kết nhất trí cao thì giáo viên luôn luôn phải có lòng yêu thương, gương mẫu trước học sinh, đặc biệt là đối với học sinh cá biệt. Đôi khi cũng cầnt nghiêm khắc với những học sinh cố ý không tiến bộ khi đã được kiểm điểm nhắc nhở nhiều lần. 5. Kết quả đạt được sau khi áp dụng: Qua nhiều năm thử nghiệm, tôi nhận thấy các biện pháp đểû áp dụng cho từng đối tượng học sinh nêu trên là hiệu quả. Từ những biện pháp này bản thân tôi đã nhiều lần giáo dục đạo đức cho học sinh, với nhiều đối tượng khó khăn nhưng cuối cùng vẫn thành công và hiệu quả . Tôi thiết nghó nếu đem các biện pháp giáo dục đạo đức của tôi áp dụng cho các đối tượng học sinh các lớp thì học sinh toàn trường sẽ có phẩm chất đạo đức tốt, không có trường hợp nào vi phạm vào quy định nhà trường. Đó cũng là những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo giai đoạn hiện nay. III. K ÊT TH ÚC VẤN ĐỀ Để công tác giáo dục học sinh của nhà trường nói chung và của giáo viên chủ nhiệm nói riêng đạt kết quả thì người giáo viên trong bất cứ hoàn cảnh nào, hành động nào mà đặc biệt là giờ lên lớp thì người giáo viên luôn luôn phải thể hiện được tinh thần: “ Tất cả vì học sinh thân yêu”. Tuy nhiên để giáo dục học sinh đạt hiêu quả cao thì người giáo viên phải kết hợp nhiều biện pháp. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà linh hoạt dùng những biện pháp cho phù hợp chứ không theo khuôn mẫu nhất đònh. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra từ công tác chủ nhiệm, qua thực tiễn thấy có hiệu quả cao. Tơi thiết nghó mọi giáo viên đều có thể vận dụng vào công tác giáo dục học sinh trong trường học. Tất nhiên trong phạm vi sáng kiến nhất đònh không tránh khỏi những thiếu sót. Mong được sự tham khảo, đóng góp ý kiến và trao đổi chân tình của đồng nghiệp. Sông Đốc, ngày 02 tháng 05 năm 2008. Ý KIẾN BAN GIÁM KHẢO Người viết Nguyễn Kim Đa PHÒNG GD HUYỆN TRẦN VĂN THỜI TRƯỜNG TH SÔNG ĐỐC 6  DANH SÁCH HỌC SINH ĐƯC KHÁM BỆNH THÁNG 5 NĂM 2008 NĂM HỌC: 2007 - 2008 . và của giáo viên chủ nhiệm nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Từ những đặc điểm cơ bản nêu trên với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận. viên chủ nhiệm nhằm giáo dục học sinh . 4.1 Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể. Để đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, giáo viên chủ nhiệm

Ngày đăng: 06/11/2013, 05:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w