1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Bộ Guốc chẵn

12 1.4K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bộ Guốc chẵn Chân phải phía sau của hươu cao cổ Masai (Giraffa camelopardalis tippelskirchi) tại Vườn thú San Diego Phân loại khoa học Giới (regnum) : Animalia Ngành (phylum) : Chordata Lớp (class) : Mammalia Cận lớp (infraclass) : Eutheria Siêu bộ (superordo) : Laurasiatheria Bộ (ordo) : Artiodactyla * Owen, 1848 Các họ Antilocapridae Bovidae Camelidae Cervidae Giraffidae Hippopotamidae Moschidae Suidae Tayassuidae Tragulidae Leptochoeridae † Dichobunidae † Cebochoeridae † Entelodontidae † Anoplotheriidae † Anthracotheriidae † Cainotheriidae † Agriochoeridae † Merycoidodontidae † Leptomerycidae † Protoceratidae † Xiphodontidae † Amphimerycidae † Helohyidae † Gelocidae † Dromomerycidae † Raoellidae † Choeropotamidae † Sanitheriidae † Climacoceratidae † Bộ Guốc chẵn là tên gọi của một bộ động vật có danh pháp khoa học là Artiodactyla trong lớp Thú (Mammalia). Chúng là các động vật móng guốc mà trọng lượng được phân bổ đều trên các ngón thứ ba và thứ tư, chứ không phải chủ yếu hay toàn bộ trên ngón thứ ba như ở động vật guốc lẻ (Perissodactyla). Hiện nay, người ta biết khoảng 220 loài động vật guốc chẵn, trong đó có nhiều loài với tầm quan trọng kinh tế-thương mại đối với con người. Lịch sử Giống như nhiều nhóm động vật khác, động vật guốc chẵn lần đầu tiên xuất hiện vào đầu thế Eocen (khoảng 54 triệu năm trước). Về hình dáng, khi đó chúng giống như cheo cheo ngày nay: nhỏ bé, chân ngắn, ăn lá và các phần mềm của cây. Vào cuối thế Eocen (46 triệu năm trước), ba phân bộ ngày nay còn tồn tại đã phát triển theo các nhánh riêng, đó là Suina (nhóm chứa các loài lợn); Tylopoda (nhóm chứa các loài lạc đà) và Ruminantia (bao gồm các loài động vật nhai lại như trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, linh dương). Tuy nhiên, các động vật guốc chẵn khi đó không phải là nhóm động vật ăn cỏ thống lĩnh: các động vật guốc lẻ (tổ tiên của ngựa, tê giác ngày nay) đã thành công và đông đảo hơn. Các động vật guốc chẵn sống sót trong các hốc sinh thái sót lại, thông thường chiếm các môi trường sống ở rìa, và người ta giả định rằng trong thời gian đó chúng đã phát triển hệ thống tiêu hóa phức tạp của mình, cho phép chúng sống sót với các loại thức ăn phẩm cấp kém. Sự xuất hiện của các loài cỏ thật sự (Poaceae) trong thế Eocen và sự phổ biến của chúng trong thời gian tiếp theo (thế Miocen, khoảng 20 triệu năm trước) đã tạo ra sự thay đổi lớn: các loài cỏ khó têu hóa hơn và động vật guốc chẵn với hệ tiêu hóa phát triển cao hơn đã có khả năng thích nghi tốt hơn với loại thức ăn thô, nghèo dinh dưỡng này, vì thế chúng nhanh chóng thay thế động vật guốc lẻ trong vai trò của các động vật ăn cỏ thống lĩnh trên đất liền. Động vật guốc chẵn được chia thành hai nhóm, mặc dù có các điểm giống nhau nội tại, nhưng trên thực tế lại hoàn toàn khác nhau. Phân bộ Suina (lợn, lợn cỏ pêcari và hà mã?) vẫn duy trì 4 ngón, có các răng hàm đơn giản hơn, chân ngắn và các răng nanh thường là to lớn và có hình dáng giống như ngà voi. Nói chung, chúng là các động vật ăn tạp và có dạ dày đơn giản (hai loài hà mã và lợn hươu là các ngoại lệ). Rất có thể rằng phân bộ Suina không phải là cách gộp nhóm tự nhiên. Cụ thể, các nghiên cứu gần đây cho rằng Hippopotamidae (có lẽ có nguồn gốc từ nhóm đã tuyệt chủng là Anthracotherium) có thể có quan hệ họ hàng với các động vật nhai lại hơn là với các loài lợn. Ở phía kia, các loài lạc đà và động vật nhai lại, có xu hướng với chân dài hơn, chỉ có hai ngón, với các răng hàm phức tạp hơn, thích hợp với việc mài trên các loại cỏ cứng, cùng dạ dày nhiều khoang. Chúng không những có hệ tiêu hóa phát triển cao hơn mà còn tiến hóa để có thói quen nhai lại thức ăn: ợ thức ăn đã tiêu hóa một phần để nhai lại và hấp thụ tối đa lượng dưỡng chất có từ thức ăn. Cuối cùng, một nhóm các động vật guốc chẵn cổ, mà sinh học phân tử cho rằng có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với họ Hippopotamidae, đã trở lại biển cả để tiến hóa thành các loài cá voi, cá heo. Kết luận của nó là bộ Artiodactyla, nếu loại bỏ nhóm Cetacea, là nhóm đa ngành. Vì lý do này, thuật ngữ Cetartiodactyla đã được tạo ra để chỉ nhóm mới chứa cả động vật guốc chẵn và các loài cá voi. Phân loại Phân loại dưới đây sử dụng hệ thống hóa do McKenna và Bell đề ra năm 1997 [1] và các họ còn sinh tồn được Mammal Species of the World xuất bản năm 2005 công nhận [2] . Hiện tại, nhóm cá voi (Cetacea) và động vật guốc chẵn (Artiodactyla) được đặt trong nhóm lớn không phân hạng Cetartiodactyla như là các nhóm nhỏ có quan hệ chị-em, mặc dù phân tích ADN đã chỉ ra rằng Cetacea đã tiến hóa từ trong Artiodactyla. Học thuyết gần đây nhất về nguồn gốc của hà mã (Hippopotamidae) gợi ý rằng hà mã và cá voi chia sẻ cùng một tổ tiên chung sống bán thủy sinh, đã tách khỏi các động vật guốc chẵn khác khoảng 60 triệu năm trước [3][4] . Nhóm tổ tiên giả định này rất có thể đã tách thành hai nhánh khoảng 54 triệu năm trước [5] . Một nhánh đã tiến hóa thành cá voi, rất có thể là khởi đầu với tiền-cá voi Pakicetus từ 52 triệu năm trước với các tổ tiên sớm khác của cá voi được gọi chung là nhóm Archaeoceti, cuối cùng đã trải qua sự thích nghi thủy sinh để biến thành các loài cá voi hoàn toàn sống dưới nước [6] . • Bộ Artiodactyla o Phân bộ Suina  Họ Suidae: lợn (19 loài)  Họ Tayassuidae: lợn cỏ pêcari (4 loài)  Họ †Entelodontidae  Họ †Choeropotamidae  Họ †Sanitheriidae o Phân bộ Tylopoda  Họ †Anoplotheriidae  Họ †Dichobunidae  Họ †Cebochoeridae  Họ †Helohyidae  Họ †Cainotheriidae  Họ †Merycoidodontidae  Họ †Agriochoeridae  Họ †Protoceratidae  Họ Camelidae: lạc đà (6 loài)  Họ †Oromerycidae  Họ †Xiphodontidae o Phân bộ Cetancodonta  Họ †Raoellidae  Họ †Anthracotheriidae  Họ Hippopotamidae: hà mã (2 loài) o Phân bộ Ruminantia  Cận bộ Tragulina  Họ †Amphimerycidae  Họ †Prodremotheriidae  Họ †Hypertragulidae  Họ †Praetragulidae  Họ Tragulidae: cheo cheo (9 loài)  Họ †Leptomerycidae  Họ †Archaeomerycidae  Họ †Lophiomerycidae  Cận bộ Pecora  Họ Moschidae: hươu xạ (4 loài)  Họ Cervidae: hươu, nai (49 loài)  Họ Antilocapridae: linh dương sừng tỏa (2 loài)  Họ Giraffidae: hươu cao cổ và okapi (2 loài)  Họ †Climacoceratidae  Họ Bovidae: trâu, bò, dê, cừu, linh dương (135 loài)  Họ †Gelocidae  Họ †Palaeomerycidae  Họ †Hoplitomerycidae Bộ Guốc lẻ Móng ngựa, cho thấy nó có số ngón lẻ Phân loại khoa học Giới (regnum) : Animalia Ngành (phylum) : Chordata Lớp (class) : Mammalia Bộ (ordo) : Perissodactyla Owen, 1848 Các họ • Equidae • Tapiridae • Rhinocerotidae • Brontotheriidae † • Chalicotheriidae † • Hyracodontidae † • Lambdotheriidae † • Palaeotheriidae † • Isectolophidae † • Pachynolophidae † • Lophiodontidae † • Lophialetidae † • Helaletidae † • Deperetellidae † • Hyrachyidae † • Rhodopagidae † • Amynodontidae † Bộ Guốc lẻ hay bộ Móng guốc ngón lẻ hoặc bộ Ngón lẻ (danh pháp khoa học: Perissodactyla) là các động vật có vú gặm cỏ hay các cành, chồi non. Chúng là các động vật có móng guốc ngón lẻ (tức là các động vật có số lượng ngón chân là số lẻ trên mỗi móng guốc), thông thường là các động vật to lớn hay rất to lớn và chúng có dạ dày tương đối đơn giản cũng như ngón chân giữa to hơn. Tiến hóa Động vật móng guốc ngón lẻ đã phát sinh tại khu vực mà ngày nay là Bắc Mỹ vào cuối thế Paleocen, chưa tới 10 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn Trắng-phân đại đệ Tam, mà trong sự kiện đó các loài khủng long đã bị tuyệt chủng. Vào đầu thế Eocen (55 triệu năm trước) chúng đã đa dạng hóa và tản ra để chiếm lĩnh vài lục địa. Các loài ngựa và heo vòi cùng tiến hóa tại Bắc Mỹ; trong khi các loài tê giác dường như đã phát triển tại châu Á từ các động vật tương tự như heo vòi và sau đó tái chiếm châu Mỹ trong thời kỳ giữa thế Eocen (khoảng 45 triệu năm trước). Có khoảng 12 họ trong bộ này, nhưng còn tồn tại đến ngày nay chỉ còn ba họ. Các họ này là rất đa dạng về hình dáng và kích thước; chúng bao gồm các động vật khổng lồ trong họ Brontotheriidae và các động vật kỳ quái trong họ Chalicotheriidae. Loài động vật móng guốc ngón lẻ to lớn nhất là tê giác không sừng châu Á (chi Paraceratherium họ Hyracodontidae, đã tuyệt chủng), nặng tới 12 tấn, vào khoảng hai lần nặng hơn voi. Các động vật móng guốc ngón lẻ đã từng là nhóm thống trị trong số các động vật lớn sống trên đất liền và gặm cành, chồi cây cho tới tận thế Oligocen. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của các loài cỏ trong thế Miocen (khoảng 20 triệu năm trước) sđã tạo ra sự thay đổi lớn: các loài động vật móng guốc ngón chẵn với các dạ dày phức tạp hơn đã có khả năng thích nghi tốt hơn với các thức ăn thô và ít dinh dưỡng hơn và chúng nhanh chóng trở thành nhóm thống lĩnh. Tuy nhiên, nhiều loài động vật ngón lẻ cũng đã sống sót và còn thịnh vượng cho đến tận cuối thế Pleistocen (khoảng 10.000 năm trước) khi chúng phải đối mặt với áp lực từ sự săn bắt của con người và sự thay đổi môi trường sống. Phân loại Các thành viên trong bộ này được chia thành hai phân bộ: [...]... vật móng guốc ngón lẻ có khả năng chạy nhanh với các chân dài và chỉ có một ngón chân; phân bộ này có một họ duy nhất là họ Ngựa (Equidae) (chỉ có một chi là Equus), bao gồm các loài ngựa, ngựa vằn, lừa, lừa rừng Trung Á và các loài đồng minh khác • Ceratomorpha là các động vật móng guốc ngón lẻ có vài ngón chân hoạt động, chúng nặng nề và di chuyển chậm hơn các loài trong nhóm Hippomorpha Phân bộ này... các loài trong nhóm Hippomorpha Phân bộ này bao gồm hai họ là: Tapiridae (lợn vòi) và Rhinocerotidae (tê giác) Ba họ với các chi còn tồn tại đến ngày nay của động vật móng guốc ngón lẻ được phân loại như sau • Bộ PERISSODACTYLA o Phân bộ Hippomorpha Họ Equidae: Ngựa và các loài đồng minh, khoảng 9 loài trong 1 chi Lừa hoang châu Phi, Equus africanus Lừa hay Lừa châu Phi, Equus asinus Ngựa nhà, Equus caballus... Grevy, Equus grevyi Lừa rừng Trung Á hay lừa châu Á Equus hemionus Lừa hoang Tây Tạng, Equus kiang Ngựa Przewalski, Equus przewalskii Ngựa vằn đồng bằng, Equus quagga Ngựa vằn núi, Equus zebra o Phân bộ Ceratomorpha Họ Tapiridae: 4 loài lợn vòi trong 1 chi Lợn vòi Brasil, Tapirus terrestris Lợn vòi miền núi, Tapirus pinchaque Lợn vòi Baird, Tapirus bairdii Lợn vòi, Tapirus indicus Họ Rhinocerotidae: . Climacoceratidae † Bộ Guốc chẵn là tên gọi của một bộ động vật có danh pháp khoa học là Artiodactyla trong lớp Thú (Mammalia). Chúng là các động vật móng guốc mà. Deperetellidae † • Hyrachyidae † • Rhodopagidae † • Amynodontidae † Bộ Guốc lẻ hay bộ Móng guốc ngón lẻ hoặc bộ Ngón lẻ (danh pháp khoa học: Perissodactyla) là các

Ngày đăng: 06/11/2013, 04:15

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w