Vì vậy, đề tài “Xây dựng và điều khiển Robot dạng người” đã được lựa chọn để tìm ra một mô hình robot có thể tự di chuyển bằng hai chân như con người.. Thuật ngữ Humanoid Robots Robot d
Trang 1Bằng kiến thức đã học được và sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn là
PGS TS Nguyễn Phạm Thục Anh giảng viên tại Viện Điện, Đại học Bách Khoa Hà
Nội Tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành đúng thời hạn và mục tiêu đặt ra Tuy
nhiên, do kiến thức còn hạn hẹp, việc tìm tài liệu khó khăn và thời gian có hạn nên
chắc chắn có sai sót Tôi mong các thầy, cô trong Hội đồng đánh giá luận văn thạc
sỹ sẽ góp ý để tôi hoàn thiện tốt đề tài này
Tôi xin cam kết luận văn này là do tôi thực hiện, các kết quả nghiên cứu đều
được đánh giá một cách khách quan và chính xác Tôi xin chịu trách nhiệm trước
Hội đồng nếu như có vấn đề về bản quyền tác giả Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 15 tháng 3 năm 2016 Học viên
Lưu Tuấn Khanh
Trang 2LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH 6
MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ ROBOT DÁNG NGƯỜI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN 14
1.1 TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ ROBOT DÁNG NGƯỜI 14
1.1.1 Robot Asimo [1] 14
1.1.2 Robot Atlas [8] 22
1.1.3 Robot Qrio 25
1.1.4 Đánh giá 28
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN 29
1.2.1 Mô hình động học 29
1.2.2 Mô hình động lực học 31
1.2.3 Mô hình động học hai chân trong không khí 35
1.2.4 Điều kiện để robot bước đi vững chắc, ổn định [15] 37
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ ROBOT DẠNG NGƯỜI 41
2.1 KẾT CẤU CƠ KHÍ 41
2.2 CHỌN VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG 42
2.2.1 Chọn hệ thống truyền động 42
2.2.2 Điều khiển động cơ RC servo 46
2.3 HỆ THỐNG CẢM BIẾN 49
2.4 BỘ ĐIỀU KHIỂN 52
2.4.1 Vi điều khiển 52
2.4.2 Thiết kế bộ điều khiển 54
Trang 33.1.1 Cơ cấu cân bằng 58
3.2 ĐIỀU KHIỂN ROBOT ĐI 60
3.2.1 (Bước 1) Robot lấy thăng bằng 60
3.2.2 (Bước 2) Robot nhấc chân phải lên 60
3.2.3 (Bước 3) Đưa chân về phía trước và hạ chân xuống 61
3.2.4 (Bước 4) Robot nghiêng người sang phải 61
3.2.5 (Bước 5) Nhấc chân trái lên 62
3.2.6 (Bước 6) Đưa chân trái về phía trước và hạ xuống 63
3.2.7 (Bước 7) Nghiêng người sang trái (lặp lại bước 1) 63
CHƯƠNG 4 CHẠY THÍ NGHIỆM 64
4.1 CÁC THÔNG SỐ 64
4.2 HÌNH ẢNH VỀ ROBOT 65
4.3 ĐÁNH GIÁ 66
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
5.1 KẾT LUẬN 67
5.2 KIẾN NGHỊ 67
PHỤ LỤC 68
Trang 4ZMP( Zero Moment Point) Điều khiển tiêu điểm ZMP
DOF (Degree Of Freedom) Bậc tự do
Trang 5Hình 1.12 Hệ thống động lực của Atlas 22
Hình 1.13 Cánh tay robot Atlas 23
Hình 1.15 Khả năng của Atlas 24
Bảng 1.2 các thông số robot Qrio 26
Bảng 1.3 Vị trí các thanh trên robot 29
Bảng 1.4 Các thông số trên mô hình 30
Bảng 2.1 Ƣu, nhƣợc điểm các hệ truyền động 43
Bảng 2.2 Thông số vi điều khiển dsPic30f4013 53
Trang 6Hình 2 Robot Asimo của Nhật Bản 10
Hình 3 Robot Hubo của Hàn Quốc 11
Hình 4 Robot Atlas thế hệ mới của Mỹ có thể di chuyển trên nhiều địa hình 12
Hình 1.1 Quá trình phát triển robot Asimo từ E0 đến New Asimo 14
Hình 1.2 Thế hệ robot E0 và các bậc tự do 15
Hình 1.3 Trọng tâm robot dịch chuyển khi Robot di chuyển chậm và nhanh 16
Hình 1.4 Thế hệ robot E1, E2, E3 16
Hình 1.5 Thế hệ robot E4, E5, E6 17
Hình 1.6 Các công nghệ điều khiển robot 18
Hình 1.7 Thế hệ robot P1, P2, P3 18
Hình 1.8 Kết hợp chuyển động của cả chân và tay 19
Hình 1.9 Robot Asimo 19
Hình 1.10 Robot Asimo trong cuộc sống con người 20
Hình 1.11 Robot Atlas của Boston Dynamics (Mỹ) 22
Hình 1.14 Mô phỏng trên máy tính robot Atlas hàn ống thép 24
Hình 1.16 Robot Qrio 25
Hình 1.17 Kết cấu bên trong chân robot Qrio 27
Hình 1.18 Robot Qrio trong lĩnh vực giải trí 27
Hình 1.19 Cấu hình cơ bản phần chân robot dạng người 28
Hình 1.20 Mô hình robot 2 chân 5 link trong mặt phẳng 2 chiều 29
Hình 1.21 Mô hình robot với một chân trong không khí 31
Hình 1.22 Mô hình robot với hai chân trong không khí 35
Hình 1.23 Tiêu điểm ZMP trùng với 38
tâm điểm phản phản lực sàn 38
Hình 1.24 Tiêu điểm ZMP không trùng với tâm điểm phản lực sàn 38
Hình 1.25 Tiêu điểm ZMP trùng với tâm điểm phản lực sàn khi mặt sàn không bằng phẳng 39
Trang 7Hình 2.1 Thiết kế robot dạng người 41
Hình 2.2 Hình dáng và thông số robot 42
Hình 2.3 Động cơ RC servo loại mini 44
Hình 2.4 Động cơ RC servo loại standard 45
Hình 2.5 Động cơ RC servo loại large 45
Hình 2.6 Động cơ RC servo PowerHD 1501 MG 46
Hình 2.7 Cấu tạo bên trong động cơ RC servo 47
Hình 2.8 Giản đồ xung kích Servo 48
Hình 2.9 Cảm biến GY521-MPU6050, ADXL345, L3G4200D 50
Hình 2.10 Bộ lọc Kalman có gắn cảm biến MPU6050 51
Hình 2.11 Sơ đồ kết nối bộ lọc Kalman với vi điều khiển 51
Hình 2.12 Vi điều khiển dsPic30f4013 dạng chip dán (bên trái) và chip dán (bên phải) 52
Hình 2.13 Sơ đồ chân/cổng dsPic30f4013 53
Hình 2.14 Sơ đồ kết nối bộ điều khiển 54
Hình 2.15 Kết nối không dây phía robot 55
Hình 2.16 Kết nối không dây phía máy tính 55
Hình 2.17 Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển 56
Hình 2.18 Mạch điều khiển 56
Hình 2.19 SBEC-20A 57
Hình 2.20 Nguồn điện cung cấp cho robot 57
Hình 3.1 Trọng tâm đi qua các chân robot 58
Hình 3.2 Cơ cấu cân bằng đối trọng 59
Hình 3.3 Trọng tâm dời sang trái và phải robot 59
Hình 3.4 Robot lấy thăng bằng 60
Hình 3.5 Robot nhấc chân phải 60
Hình 3.6 Robot đưa chân về phía trước và hạ chân xuống 61
Trang 8Hình 3.9 Robot đưa và hạ chân trái xuống 63
Hình 3.10 Robot quay trở về bước 1 63
Hình 4.1 Phạm vi làm việc của các khớp 64
Hình 4.2 Giao diện phần mềm trên máy tính 65
Hình 4.3 Bộ điều khiển và mặt trước robot 65
Hình 4.4 Hình ảnh robot đứng và ngồi ghế 66
Trang 9MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Robot dạng người (Humanoid Robots) là thuật ngữ để chỉ loại robot có hình dáng
như con người, có phương thức di chuyển như con người nghĩa là đi bằng hai chân Lĩnh vực nghiên cứu Robot dáng người bắt đầu từ cuối thập niên 1930 Đến nay, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã cho ra đời rất nhiều mẫu robot dáng người với những chức năng cực kỳ ấn tượng như đi lại, leo cầu thang, vượt địa hình và giao tiếp với con người Nghiên cữu kỹ hơn, ta thấy việc tiến hóa của loài người từ
đi bằng 4 chi sang đi bằng 2 chi là sự ưu việt mà các nhà khoa học cần phải nghiên cứu trong quá trình tìm ra mô hình robot di chuyển cơ động nhất, thân thiện nhất Vì
vậy, đề tài “Xây dựng và điều khiển Robot dạng người” đã được lựa chọn để tìm ra
một mô hình robot có thể tự di chuyển bằng hai chân như con người
Lịch sử nghiên cứu
Thuật ngữ Robot đã được nhắc đến lần đầu tiên trong một vở kịch của nhà văn
Karel Chapek, Tiệp Khắc (cũ) năm 1921 Trong đó nhà văn này đã sáng tạo ra những vật thể có thể hoạt động, biết suy nghĩ và làm việc như con người Chapek
đã gọi những vật thể này là Robota (trong tiếng Tiệp Khắc) tiếng Anh nghĩa là ROBOT
Thuật ngữ Humanoid Robots (Robot dạng người) để chỉ những robot có hình
dạng như con người, có thể di chuyển tương tự cách di chuyển của con người, nghĩa
là đi bằng hai chân Lĩnh vực nghiên cứu Humanoid robots được bắt đầu rất sớm từ cuối thập niên 1930, điển hình là Humanoid Robots “Elektro” Elektro được phát
minh bởi tổng công ty cơ điện Westinghouse (Westinghouse Electric Corporation)
và được giới thiệu vào năm 1939 tại Hội chợ toàn cầu ở New York (Mỹ) Tại đây lần đầu tiên người ta trông thấy một robot dạng người cao 2.1 (m) nặng hơn 120 (kg) có thể di chuyển, hút thuốc, thổi bóng bay và nói tới 700 từ
Trang 10Hình 1 Robot Elektro và kết cấu bên trong
Châu Á đi đầu là Nhật Bản cũng bắt đầu nghiên cứu Robot dạng người từ những
năm 1980 mà đỉnh cao là Robot Asimo (Advanced Step in Innovative MObility)
được giới thiệu vào năm 2000 bởi tập đoàn Honda lừng danh Asimo cao 130 (cm)
và nặng 54 (kg) có thể giao tiếp với con người, leo cầu thang, chạy bộ và đôi tay có thể cầm nắm
Hình 2 Robot Asimo của Nhật Bản
Đến năm 2005, Viện Khoa Học và Công Nghệ cao Hàn Quốc KAIST (Korea
Advanced Institute of Science and Technology) bắt đầu cho ra đời thế hệ robot
Trang 11Hubo Có rất nhiều phiên bản khác nhau, phiên bản mới nhất là Hubo 2 plus với 38 bậc tự do, chiều cao 130 (cm), nặng 43 (kg) nó có thể di chuyển với tốc độ 1.5(km/h) trong thời gian 130 (phút)
Hình 3 Robot Hubo của Hàn Quốc
Nhìn chung, các loại robot dạng người đã giới thiệu ở trên đa phần chỉ di chuyển được trên mặt nền trong nhà, khó khăn khi di chuyển ở môi trường bên ngoài (đường xá, mặt đất, tuyết, cát ) Cho đến năm 2013 Công ty Robot Boston Dynamics (Mỹ) được sự tài trợ của Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc phòng cao cấp Mỹ (Defense Advanced Research Projects Agency) đã giới thiệu thế hệ Robot Atlas mới có thể di chuyển trên mọi địa hình, mang vác vật nặng trợ giúp con người Cũng giống như các robot của các hãng khác, Atlas có nhiều thế hệ Atlas thế hệ mới nhất với 28 bậc tự do, cao 175 (cm) và nặng 82(kg) được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải hỗ trỡ quân đội Mỹ Nó có thể mang trên mình các vật dụng như
ba lô, súng ống, đạn dược, thiết bị y tế và được lập trình để đến được địa điểm cụ thể
Trang 12Hình 4 Robot Atlas thế hệ mới của Mỹ có thể di chuyển trên nhiều địa hình
Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là để xây dựng được một mô hình robot có cơ chế di chuyển giống con người Dự kiến xây dựng mô hình robot với 10 bậc tự do, với thuật toán điều khiển PID
Đối tượng nghiên cứu là robot dạng người (Humanoid Robots), cơ chế di chuyển
và thuật toán điều khiển
Do việc tìm tài liệu khó khăn và thời gian có giới hạn nên phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ dừng lại ở việc xây dựng mô hình robot với 2 chân mà không xây dựng phần thân
Tính mới, tính cấp thiết của đề tài
Đây là đề tài đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện với những thành công
đã nêu ở trên Tuy nhiên ở Việt Nam thì đây là đề tài mới bởi chưa có cá nhân hay tập thể nào công bố nghiên cứu Những kết quả mà đề tài mang lại có thể ứng dụng
vào thực tế để chế tạo các robot phục vụ gia đình, phục vụ quân đội, robot giải trí
Trang 13Với sự phát triển không ngừng của công nghệ bán dẫn, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và cơ khí chính xác đã đưa Robot lên một tầm cao mới, từ đó robot không còn là những cỗ máy cồng kềnh vô tri vô giác chỉ biết lặp đi lặp lại một hành
vi nhất định nữa mà nó đã bắt đầu có cảm giác, suy nghĩ, phân tích Từ đó, rất nhiều thế hệ robot đã ra đời với nhiều chủng loại và nhiệm vụ khác nhau như: Robot công nghiệp, robot giúp việc trong gia đình, robot thăm dò nghiên cứu, robot
y học trong đó có những loại robot sản xuất ra để tăng năng suất lao động như robot công nghiệp, và có loại robot sản xuất phỏng theo hoạt động của con người
như là robot dáng người (Humanoid Robots)
Trang 14
CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ ROBOT DÁNG NGƯỜI VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP ĐIỀU KHIỂN
1.1 TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ ROBOT DÁNG NGƯỜI
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, các nước phát triển đã chế tạo ra nhiều mô hình robot dạng người khác nhau như: Asimo, Qrio, Wabot của Nhật Bản, Hubo của Hàn Quốc, Atlas của Mỹ Tất cả các robot này đều thực hiện một hành động chung đó là di chuyển bằng hai chân Tuy nhiên cũng có một vài sự khác biệt giữa các robot này như số bậc tự do, thiết bị động lực (động cơ servo, thủy lực, khí nén ), mục đích sử dụng
1.1.1 Robot Asimo [1]
Quá trình phát triển robot dạng người tại Nhật Bản (bởi tập đoàn Honda) bắt đầu
từ năm 1986 đến nay đã trải qua rất nhiều thế hệ từ đơn giản (thế hệ E0) nghĩa là chỉ
có 2 chân đến thế hệ cao cấp (thế hệ New Asimo) có đầy đủ chân tay Bắt đầu từ năm 2000 robot được đặt tên là Asimo chứ không còn gọi tên bằng các mã nữa cho thấy mức độ hoàn thiện của nó Từ đó đến nay robot này luôn được cải tiến hơn bằng những khả năng mới như chạy, nhảy, đá bóng để phục vụ lĩnh vực gia đình và giải trí (hình 1.1)
Hình 1.1 Quá trình phát triển robot Asimo từ E0 đến New Asimo
Trang 15Thế hệ E0 (1986 [2] )
Thế hệ đầu tiên thiết kế vào năm 1986 gọi là E0 chỉ có 2 chân (hình 1.2), di chuyển theo một hướng xác định Thế hệ này chủ yếu để nghiên cứu phương thức di chuyển và thuật toán điều khiển và kết cấu robot nên trông robot chỉ có 10 bậc tự do DOF (Degree Of Freedom) ở phần chân mà không có phần thân robot Mỗi chân E0
có 2 DOF hông, 1 DOF đầu gối, 2 DOF bàn chân Bộ điều khiển và các cảm biến đặt ở ngay trên phần chân Dưới bàn chân có thể có thêm cảm biến khác
Hình 1.2 Thế hệ robot E0 và các bậc tự do
Có thể quan sát thấy là hệ thống động lực sử dụng động cơ servo trục nâng kết hợp với hộp số harmonic hoặc hộp số bánh răng hành tinh như những cánh tay robot công nghiệp khác để đảm tính vững chắc khi di chuyển Tuy vậy robot đã di chuyển giống người thực sự vì trọng tâm đã điều chỉnh theo bước đi chứ không cố định một điểm Người ta đã thu được rất nhiều kiến thức về phương thức di chuyển như di chuyển chậm thì trọng tâm robot luôn đi qua các bàn chân, còn khi di chuyển nhanh thì trọng tâm không còn đi qua các bàn chân nữa (hình 1.3)
Trang 16Hình 1.3 Trọng tâm robot dịch chuyển khi Robot di chuyển chậm và nhanh
Thế hệ E1, E2, E3 (1987-1991) [3]
Đến thế hệ E1, E2, E3 (từ năm 1987-1991) robot đã hoàn thiện hơn vì đã có đủ
12 bậc tự do ở chân nên robot có thể di chuyển linh hoạt các hướng và leo cầu thang (hình 1.4) Bằng các cải tiến ở thiết kế cơ khí và bộ điều khiển nên chúng đã di chuyển khá nhanh và linh hoạt Robot E1 đi được với tốc độ 0.25(km/h), E2 là 1.2 (km/h) và E3 là 3(km/h)
Hình 1.4 Thế hệ robot E1, E2, E3
Trang 17Honda đã trang bị cho 3 robot này các cảm biến góc (Pitch, Roll, Yaw), cảm biến trọng lực 6 trục, cảm biến gia tốc và con quay hồi chuyển để robot có thể di chuyển vững trãi và định vị vị trí
Thế hệ E4, E5, E6 (1991-1993) [4]
Trong 3 thế hệ này Honda đã tiến hành nghiên cứu công nghệ để đạt được sự ổn định khi robot đi lại và phát triển thành công kỹ thuật kiểm soát các tư thế của robot (hình 1.5)
Hình 1.5 Thế hệ robot E4, E5, E6
Thế hệ E4 đã được cải tiến bằng cách tăng chiều dài đầu gối lên đến 40 (cm) để
mô phỏng bước đi của con người, tốc độ di chuyển lên đến 4.7 (km/h) Thế hệ E5 lần đầu tiên robot đã có chương trình tự động hoạt động Thế hệ E6 robot biết tự động kiểm soát cân bằng khi lên hoặc xuống cầu thang hay vượt vật cản Nhằm tạo
ra công nghệ giúp robot có thể đi lại vững vàng, các nhà nghiên cứu của Honda đã sáng tạo ra các công nghệ mới (hình 1.6):
Điều khiển phản lực với mặt sàn
Điều khiển tiêu điểm ZMP (Zero Moment Point) nghĩa là điều khiển để monen quán tính có tổng bằng 0
Điều khiển vị trí tạo tư thế đứng của chân
Trang 18Hình 1.6 Các công nghệ điều khiển robot
Thế hệ P1, P2, P3 (1993-1997) [5]
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu một mô hình robot dạng người phải như thế nào trong môi trường sống con người Mô hình nguyên mẫu robot gần giống con người đã được tạo ra ở 3 thế hệ này (hình 1.7)
Hình 1.7 Thế hệ robot P1, P2, P3
Thế hệ P1, lần đầu tiên các nhà khoa học gắn phần thân và tay cho robot, khiến P1 trông giống người hơn, với chiều cao 183 (cm) và nặng 175 (kg) robot trông rất hầm hố Thế hệ P2 đã gây tiếng vang trong công chúng vì nó bắt đầu hoàn thiện tính thẩm mỹ Thế hệ P3 còn được hoàn thiện hơn nữa, cao 154 (cm) và nặng 120 (kg)
nó có bàn tay, ngón tay, đầu có thể xoay được và kích thước giảm xuống Do đã lắp thêm 2 tay lên robot nên việc điều khiển trở lên phức tạp vì cánh tay có liên quan
Điều khiển tiêu điểm ZMP
Điều khiển phản lực với mặt sàn
Điều khiển vị
trí tạo tư thế đứng của chân
Trang 19đến việc giữ thăng bằng cho robot Do vậy bài toán cần giải quyết là kết hợp chuyển động của 2 chân và 2 tay (hình 1.8)
Hình 1.8 Kết hợp chuyển động của cả chân và tay
Cả 3 thế hệ này đều được trang bị các cảm biến hiện đại như cảm biến góc, gia tốc, cảm biến lực, cảm biến khoảng cách, bản đồ địa hình Nên robot có thể tính toán khoảng cánh và số bước đi để đi ra một điểm bất kỳ Sử dụng bộ dẫn đường quán tính để di chuyển đến mục tiêu, xử lý mọi tình huống nếu có bất thường xảy
ra Ngoài ra robot cũng được cải thiện khả năng leo/xuống cầu thang, đẩy xe hàng,
đi qua ô cửa, tay có thể giữ vật có khối lượng 2 kg khi đi bộ
Trang 20Bằng kết quả thu được từ các thế hệ trước Honda đã cải tiến hơn nữa để cho ra đời robot ASIMO vào ngày 20 tháng 11 năm 2000 (hình 1.9) ASIMO (Advanced Step in Innovative Mobility) nghĩa là bước đi sáng tạo cho kỷ nguyên mới
Với kích thước cao 120 cm nặng 52 kg, robot Asimo rất thích hợp trong hoạt động cuộc sống của con người Asimo có thể đi bộ, chạy, thay đổi hướng lúc đang
di chuyển, lên xuống cầu thang, giữ thăng bằng trên một chân Asimo có thể giao tiếp với con người qua ngôn ngữ và hành động như cử chỉ chân tay, nó có thể pha một tách cà phê rồi mang tới bàn phục vụ, đá bóng chính xác vào gôn, bắt tay và thuyết trình (hình 1.10)
Hình 1.10 Robot Asimo trong cuộc sống con người.
Dưới đây là bảng các thông số của robot Asimo [7]
9kh/h (thẳng)
Trang 21Thông số 2000, 2001, 2002 2004 2005, 2006 2011 Thời gian
6x2
34 Đầu: 3, cánh tay: 7x2, bàn tay: 2x2, thân: 1, chân: 6x2
57 Đầu: 3, cánh tay 7x2, bàn tay: 13x2, thân: 2, chân: 6x2
Ảnh
Bảng 1.1 thông số các robot Asimo
Có thể thấy để có được mô hình robot Asimo như ngày nay các kỹ sư của Honda
đã tiến hành nghiên cứu chế tạo tới 12 nguyên mẫu, từ đơn giản (chỉ có 2 chân) đến phức tạp (đầy đủ các bộ phận) Trong quá trình đó các phương pháp điều khiển mới
đã được sáng tạo ra để đáp ứng sự vận động của chú robot thông minh và cũng rất nhanh nhạy này
Trang 221.1.2 Robot Atlas [8]
Hình 1.11 Robot Atlas của Boston Dynamics (Mỹ)
Do được nghiên cứu để phục vụ mục đích quốc phòng nên Atlas (hình 1.11)được thiết kế với 28 bậc tự do (DOF) với bộ xương rắn chắc bằng kim loại để chịu va đập
và mài mòn, hệ thống truyền động cũng không chỉ sử dụng động cơ servo truyền thống mà sử dụng kèm cả hệ thống thủy lực
Hình 1.12 Hệ thống động lực của Atlas
Quan sát (hình 1.12) ta thấy phần chân robot được trang bị hệ thống xilanh thủy lực để đảm bảo di chuyển trên mọi địa hình Còn phần tay (1.13) vẫn sử dụng hệ truyền động động cơ servo
Trang 23Hình 1.13 Cánh tay robot Atlas
Robot Atlas được thiết kế với 28 bậc tự do[9], trong đó:
6 DOF cho mỗi chân
6 DOF cho mỗi tay
3 DOF cho phần eo
1 DOF cho phần đầu
Ngoài ra Atlas còn được có các thiết bị như:
Cảm biến góc, gia tốc
Cảm biến laze đo khoảng cách
Thiết bị lập bản đồ địa hình, dò đường đi
Với cách bố trí các khớp như vậy, Atlas di chuyển linh hoạt trên mọi địa hình, có thể phục hồi tư thế ban đầu sau khi ngã Cánh tay của nó nâng được vật nặng khoảng 4.5 kg Thế hệ Atlas mới nhất Next Generation (hình 1.15) cao 170 cm nặng
82 kg[18], ngoài những tính năng vừa nêu, nó còn có khả năng như chạy nhảy, vượt chướng ngại vật và làm các công việc thay con người như tìm kiếm cứu nạn, lái một chiếc ô tô, hàn ống thép[10] (hình 1.14)
Trang 24Hình 1.14 Mô phỏng trên máy tính robot Atlas hàn ống thép
Hình 1.15 Khả năng của Atlas
Với tiềm năng của Atlas, các kỹ sư của Boston Dynamics đang tiếp tục nghiên cứu để cải thiện dáng đi và khả năng mang vác Chắc chắn một tương lai không xa chúng ta sẽ thấy trong hàng ngũ Quân đội Mỹ sẽ có một đội quân robot hùng mạnh, sức chiến đấu vượt trội, khả năng vượt quá trí tưởng tượng của mọi người
Trang 251.1.3 Robot Qrio
QRIO[11] viết tắt của (Quest for cuRIOsity) là tên một chú robot dạng người giải
trí của hãng Sony (Nhật Bản) được phát triển vào năm 2003 (hình 1.16) Với chiều cao 60 cm và nặng 7.3 kg, chú robot này gửi tới mọi người thông điệp: “Làm cho cuộc sống của bạn vui vẻ, hạnh phúc”
Hình 1.16 Robot Qrio
Những tính năng của Qrio[11]:
Đi trên bề mặt gồ ghề với độ cao 10mm
Đi lên và xuống cầu thang với độ nghiêng 10 độ
Tự giữ thăng bằng dưới ngoại lực bên ngoài
Nếu bị ngã sẽ giữ tư thế sao cho giảm thiệt hại tối đa
Công nghệ mới giúp kiểm soát momen khớp và góc nghiêng cho robot dáng đi mượt mà hơn
Trang bị 2 camera trên đầu giúp Qrio nhận diện đối tượng, tính toán khoảng cách để đưa ra lộ trình thích hợp Ngoài ra 7 micro giúp Qrio có thể phân biệt hướng âm thanh đến nó
Kỹ thuật nhận dạng giọng nói, học những từ vựng chưa biết
Có thể ghi nhớ tới 10 khuôn mặt con người
Trang 26Thông số kỹ thuật của robot Qrio[12]:
với 5 ngón tay mỗi bàn tay
Cảm biến chạm
Hiển thị
Trang 27Quan sát (hình 1.17) dưới đây[14] có thể thấy các khớp bên trong chân robot Qrio, tất cả có 12 DOF/ 2 chân Tất cả các khớp đều sử dụng động cơ servo Qrio có thể thực hiện các động tác tương tự con người một cách đơn giản như chơi golf, sắp xếp các khối hình học, đá bóng hay vượt chướng ngại vật (hình 1.18)
Hình 1.17 Kết cấu bên trong chân robot Qrio
Hình 1.18 Robot Qrio trong lĩnh vực giải trí
Trang 281.1.4 Đánh giá
Qua tìm hiểu 3 loại robot dạng người là Asimo, Atlas, Qrio là 3 mẫu robot thành
công theo đúng mục đích của nhà sản xuất Asimo có chặng đường 30 năm phát
triển với mục đích phục vụ người dân Nhật Bản Atlas với đôi chân thủy lực vững
chãi có thể vượt địa hình, cung cấp nhu yếu phẩm, đạn dược cho quân đội Mỹ Qrio
được sản xuất hàng loạt với mục đích giải trí nên được rất nhiều người ưa thích
Về cơ bản, các robot dạng người này có thể có mục đích sử dụng khác nhau
nhưng chúng đều có nguyên lý di chuyển giống nhau, tức là đi bằng hai chân Hệ
thống truyền động khác nhau có thể là động cơ servo hay là thủy lực thì cũng đều
cho ra một cơ cấu di chuyển với 12 DOF giống nhau Đây là mô hình chung nhất,
cấu hình cơ bản nhất , chính xác nhất về nghiên cứu robot dạng người Dưới đây là
cấu hình cơ bản phần chân robot dạng người (hình 1.19)
-1, 2 khớp giữ thăng bằng chân trái -3, 4 khớp giữ thăng bằng chân phải -5 khớp xoay chân phải (rẽ trái, phải) -6 khớp xoau chân trái (rẽ trái, phải) -7 khớp cổ chân trái
-8 khớp cổ chân phải -9 khớp đầu gối chân trái -10 khớp đầu gối chân phải -11 khớp đùi chân trái -12 khớp đùi chân phải
Hình 1.19 Cấu hình cơ bản phần chân robot dạng người
Trang 291.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN
1.2.1 Mô hình động học
Xét một mô hình động học robot 5 thanh (links) như (hình 1.20) dưới đây:
Hình 1.20 Mô hình robot 2 chân 5 link trong mặt phẳng 2 chiều
Mô hình phần dưới của robot hai chân như hình 24, gồm 5 thanh:
Hai cẳng chân trên (2 đùi): thanh 2 (l2), thanh 4 (l4) Hai cẳng chân dưới: thanh 1 (l1), thanh 5(l5)
Bảng 1.3 Vị trí các thanh trên robot
Trang 30Các thanh này được nối với nhau qua 4 khớp quay:
o Hai khớp hông
o Hai khớp đầu gối
Các thông số trên hình:
Ký hiệu Thông số
mi khối lƣợng của thanh i
li Chiều dài của thanh i
di Khoảng cách giữa trọng tâm khối lƣợng của thanh i và
điểm khớp thấp hơn
Ii Mô men quán tính đối với một trục đi qua trọng tâm
khối lƣợng của thanh i và vuông góc với mặt phẳng chuyển động
θi: Góc quay của thanh i trong mặt phẳng dọc; i = 1,2,3,4,5
O0-x0y0z0: khung tọa độ gốc
Xb, yb: vị trí của điểm hỗ trợ
Xe,ye: vị trí điểm tự do cuối
Ve: tốc độ của điểm tự do cuối
Bảng 1.4 Các thông số trên mô hình
Từ hình trên ta có:
x x l sin l sin l sin l sin
y y l cos l cos l cos l cos
Trang 31x l sin l sin d sin
y l cos l cos d cos
x l sin l sin (l d )sin
y l cos l cos (l d )cos
Xét một mô hình động lực học (hình 1.21) dưới đây:
Hình 1.21 Mô hình robot với một chân trong không khí
Trang 32Ở vị trí nhƣ (hình 1.21) Giả sử mô men ma sát với đất đủ lớn để đảm bảo điểm
Trang 34Nếu đặt T
1 2 3 4 là vector mô men của bốn khớp:
τ1- mô men của đầu gối của chân hỗ trợ
τ2- mô men của hông của chân hỗ trợ
τ3- mô men của hông của chân tự do
τ4- mô men của đầu gối của chân tự do
Nếu q1, q2, q3, q4 là góc chệch của các điểm tương ứng như trên hình 2:
Ta thấy rằng, 4 trong 5 bậc tự do θ1, θ2, …θ5 có thể điều khiển trực tiếp bằng 4
mô men xoắn τ1,τ2, τ3, τ4 Góc θ1 tại điểm chạm với đất (giả thiết điểm 0) là được điều khiển gián tiếp bằng cách sử dụng hiệu ứng hấp dẫn
Để thuận lợi khi khảo sát, với những mô tả trong phần 3 công thức (11) trên có thể viết:
D (q).qq h(q,q)G (q)q Tq
Trong đó:
Trang 351.2.3 Mô hình động học hai chân trong không khí
Xét một mô hình động học hai chân trong không khí (hình 1.22):
Hình 1.22 Mô hình robot với hai chân trong không khí
Trang 36Ở thời điểm này khi chân tự do chạm đất, chân hỗ trợ vừa rời khỏi đất Nghĩa là, tại thời điểm này sự va chạm của chân tự do với đất là ép buộc: xb = yb = const và
x y 0 Thành lập phương trình động học của robot khi cả hai chân ở trong không khí (hình 3) Trường hợp này cho thấy một mô tả đầy đủ về cấu hình và vị trí của robot…
Trang 371.2.4 Điều kiện để robot bước đi vững chắc, ổn định [15]
Trong quá trình nghiên cứu bước đi của robot, để có được bước đi vững vàng thì cần giải quyết những những vấn đề sau:
Đứng vững khi sàn nhà không bằng phẳng
Đứng vững khi chịu ngoại lực tác động
Lên xuống cầu thang và những địa hình khác vững vàng
Để có thể bước đi vững vàng, cần phải thực hiện các việc sau:
Điều khiển phản lực với mặt sàn: Điều khiển để đảm bảo sự chắc chắn của lòng
bàn chân khi tiếp xúc với sàn nhà không bằng phẳng
Điều khiển tiêu điểm ZMP: điều khiển để đảm bảo khi phần trên của robot hướng
về phía mà nó có thể ngã thì bàn chân vẫn có thể đứng chắc chắn
Điều khiển vị trí tạo dáng đứng của chân: Điều khiển những bước đi cho phù
hợp với sự thay đổi của phần trên do thân thể phía trên bằng cách đảm bảo tiêu điểm ZMP tức là có momen lực quán tính tổng bằng 0
Sự phối hợp 3 cách điều khiển :
Khi robot bước đi, nó chịu tác động của quán tính gây nên bởi lực hút của trái đất
và do sự tăng tốc hoặc giảm tốc của bước đi Những lực này liên kết với nhau gọi là lực quán tính tổng
Trang 38Khi bàn chân của robot tiếp xúc với mặt đất nó chịu tác động bởi lực phản xạ của mặt đất hoặc sàn nhà gọi chung là phản lực của sàn
Momen lực quán tính tổng bằng 0 khi phương của lực quán tính tổng đi qua tâm điểm phản lực sàn (hình 1.23) Ta gọi điểm đó là tiêu điểm momen bằng 0 (target ZMP- Zero Moment Poit)
Khi robot thực hiện các bước đi thăng bằng thì lực quán tính tổng và phản lực sàn cùng phương và ngược chiều nhau Còn khi chúng bị lệch nhau thì robot không còn giữ được thăng bằng Lúc đó tiêu điểm ZMP không trùng với tâm điểm phản lực sàn và xuất hiện moment gây ngã (hình 1.24)
Hình 1.23 Tiêu điểm ZMP trùng với
Trang 39bằng 0 (target ZMP) Một ví dụ khác là, nếu có vật gì làm cho robot nghiêng về phía trước, các đầu ngón chân sẽ hạ thấp xuống, dồn nhiều lực hơn lên chúng và điểm diễn ra lực phản xạ của sàn nhà sẽ chuyển lên phía trước, tạo ra một lực khôi phục tư thế thăng bằng (hình 1.25 Tuy nhiên, do tâm của phản lực sàn nhà không thể vượt quá phạm vi lòng bàn chân của robot nên lực khôi phục tư thế thăng bằng
có độ lớn nhất định và nếu robot bị nghiêng về phía trước quá nhiều nó sẽ ngã
Hình 1.25 Tiêu điểm ZMP trùng với tâm điểm phản lực sàn khi mặt sàn không
bằng phẳng
Điều khiển tiêu điểm ZMP:
Nếu robot nghiêng về phía trước quá nhiều thì cần điều khiển để ngăn không cho
nó ngã Như đã nói ở trên, sự lệch nhau giữa tiêu điểm ZMP và tâm điểm của phản lực sàn sẽ tạo nên lực “gây ngã” Tuy nhiên, bằng cách điều khiển tiêu điểm moment bằng 0 sẽ duy trì sự thăng bằng cho robot Ví dụ, trên (hình 1.26) nếu robot sắp ngã về phía trước, thì vận tốc đi của nó sẽ tăng lên so với bước đi bình thường
Trang 40Kết quả là tiêu điểm moment bằng 0 sẽ chuyển về phía sau của tâm phản lực sàn và chuyển thành lực “phục hồi” hướng về phía sau khiến cho robot lấy lại thăng bằng
Hình 1.26 Tâm điểm phản lực sàn
Điều khiển vị trí tạo dáng đứng của chân:
Bằng cách điều khiển vị trí đặt chân như (hình 1.27) Khi bộ điều khiển tiêu điểm momen bằng 0 (target ZMP) hoạt động, vị trí mục tiêu của phần bán thân trên bị đẩy theo hướng tăng vận tốc Nếu robot bước bước tiếp theo với độ dài của bước bình thường thì bàn chân sẽ rơi về phía sau của thân Bộ điều khiển vị trí đặt chân
sẽ hiệu chỉnh sải chân để đảm bảo rằng mối quan hệ giữa tốc độ của phần bán thân
và độ dài của sải chân sẽ được duy trì
Hình 1.27 Hiệu chỉnh vị trí tạo dáng đứng của chân