Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Ba Đình

29 364 0
Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Ba Đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Ba Đình: 1) Bộ máy kế toánkế toán phần hành: Với chức năng là một bộ phận nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp, phòng kế toán tài chính Điện lực Ba Đình vừa là đơn vị tham mưu và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc Điện lực lại vừa hoạt động theo sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về mặt nghiệp vụ của phòng kế toán tài chính Công ty điện lực thành phố Hà Nội. Kế toán trưởng : Được giám đốc công ty điện lực thành phố Hà Nội bổ nhiệm, đồng thời là kế toán tổng hợp, có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các công tác kế toán do nhân viên kế toán thực hiện; Tham gia với các bộ phận liên quan, lập quyết toán tài chính cho các công trình được duyệt quyết toán, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế; Hàng kỳ tổng kết và báo cáo tài chính lên Công ty và giám đốc Điện lực. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc Điện lực và giám đốc Công ty. Kế toán tài sản cố định : Hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình tăng giảm tài sản cố định tại Điện lực trên cơ sở sổ thẻ kế toán chi tiết, lập bảng phân bổ khấu hao, định kỳ làm căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất. Tại Điện lực không sử dụng TK 212, 213. Cuối mỗi tháng, quí, kế toán phải báo cáo theo các biểu sau: Bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ. Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ. Kế toán tiền lương, BHXH: Biểu tính lương do phòng hành chính tổ chức lập, kế toán lương kiểm tra tính chính xác của bảng lương và thanh toán lương cho CNV. Căn cứ bảng lương của các phòng ban, đội, tổ, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương, tính bảo hiểm xã hội, tiền thưởng ., tập hợp chi phí tiền lương và phân bổ cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm xã hội được tính theo qui định của nhà nước. Từ bảng phân bổ số 1 ghi bảng số 5. Cuối tháng căn cứ bảng số 5 ghi vào nhật ký chứng từ số 7, từ đó ghi vào sổ cái tài khoản 334,338. Nhật ký chứng từ số 7 ghi có tài khoản 334, 338, 335, . 1 Kế toán ngân hàng : Cập nhật số liệu thanh toán qua ngân hàng hàng ngày, hoàn tất các thủ tục thanh toán qua ngân hàng. Tài khoản sử dụng cho phần hành kế toán này gồm: - TK 11211: Ngân hàng chuyên chi (Dùng cho các hoạt động không phải kinh doanh điện) - TK 11212: Ngân hàng chuyên thu (Tiền điện) Các giấy báo có khách hàng thanh toán tiền điện được phôtô chuyển cho phòng kinh doanh theo dõi xoá nợ khách hàng. Định kỳ, kế toán ngân hàng tập hợp số thu tiền điện để chuyển về tài khoản công ty. Kế toán căn cứ các giấy báo nợ, báo có vào bảng số 2 và NKCT số 2. Cuối tháng khóa sổ NKCT số 2, xác định tổng số phát sinh bên có TK 112 đối ứng nợ các tài khoản liên quan và lấy tổng cộng của NKCT số 2 để ghi sổ cái; lấy số cộng ghi nợ TK112, ghi có các TK trên bảng số 2 vào sổ cái TK112, từ đó tính ra số tiền còn gửi tại ngân hàng chuyển sang tháng sau. Kế toán vật tư: Cập nhật hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, nguyên vật liệu; đối chiếu, kiểm tra sổ sách với thủ kho; Lập bảng phân bổ phục vụ cho kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành. Vì sử dụng nhiều loại vật tư, mật độ nhập xuất cao nên vật liệu tại Điện lực Ba Đình được hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Từ 01/01/2001 áp dụng thống nhất một phương pháp tính giá vật liệu thực tế xuất dùng trong toàn Công ty là lấy giá tồn đầu kỳ (phương pháp bình quân đầu kỳ dự trữ) Hạch toán vật liệu tổng hợp và các tài sản lưu động khác thì theo đúng trình tự qui định của chế độ kế toán. Hiện nay, tại Điện lực Ba Đình, khâu kế toán tổng hợp vật liệu được thực hiện theo phương pháp khai thường xuyên. Kế toán công nợ : Với khách hàng mua điện thì dùng trước, trả tiền sau. Công ty qui định công nợ khách hàng mua điện do phòng kinh doanh theo dõi. Phòng kế toán chỉ theo dõi công nợ khách hàng phát sinh từ sản xuất khác. Đặc điểm của sản xuất khác này là khách hàng trả tiền trước, điện lực cung cấp sản phẩm và dịch vụ sau. Thông thường khách hàng trả tiền trước theo dự toán phòng kỹ thuật lập. Sau khi 2 thi công các công trình hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng nếu khách hàng còn thừa tiền thì trả lại cho khách hàng. Kế toán vào sổ chi tiết theo dõi công nợ của khách hàng theo từng hoạt động sản xuất khác (như xây lắp điện, khảo sát thiết kế, lắp đặt công tơ, bao thầu .), cuối tháng vào bảng số 11 và sổ cái. Kế toán công nợ còn theo dõi khoản phải trả người bán. Các khoản chi phí phát sinh hàng tháng như tiền điện thoại, tiền nước . điện lực thanh toán theo hình thức uỷ nhiệm thu; các khoản phải trả khác như tiền mua vật liệu, đồ dùng, công cụ dụng cụ . thường được thanh toán bằng séc. Các khoản phải thanh toán với người bán được theo dõi chi tiết, cuối tháng vào NKCT số 5 và sổ cái. Kế toán doanh thu: Kế toán theo dõi số thu tiền điện, báo số liệu về Công ty. Tại Điện lực chỉ hạch toán doanh thu của sản xuất khác. Kế toán vào sổ chi tiết doanh thu của từng hoạt động sản xuất khác. Cuối tháng lên NKCT số 8 và vào sổ cái TK511. Kế toán giá thành : Tại điện lực Ba Đình chỉ tính giá thành sản xuất khác. Giá thành tính theo phương pháp trực tiếp. Kế toán tập hợp các yếu tố giá thành theo từng công trình, vào bảng tính giá thành. Cuối tháng vào nhật ký, bảng kê. Cuối tháng lập báo cáo tiêu thụ tổng hợp, tính lãi lỗ từng công trình. Kế toán theo dõi thuế : Căn cứ vào các hóa đơn mua vào và hóa đơn bán ra, kế toán lập báo cáo "Thuế giá trị gia tăng" theo các mẫu: Mẫu 01/GTGT: Tờ khai thuế giá trị gia tăng. Mẫu 02/GTGT: Bản hóa đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra. (Sản xuất khác) Mẫu 03/GTGT: Bản hóa đơn chứng từ dịch vụ mua vào. (Sản xuất khác) Báo cáo thuế GTGT nộp về công ty chậm nhất ngày 8 hàng tháng để công ty nộp cục thuế Hà Nội ngày 10 hàng tháng. Thủ quĩ : Quản lý tiền mặt tại Điện lực, trên cơ sở chứng từ thu, chi, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp để thanh toán, cuối ngày vào sổ quĩ, tính ra số tiền tồn quĩ cuối ngày. Kế toán quĩ : Trên cơ sở chứng từ thu, chi vào bảng số 1 và NKCT số 1. Từ số tổng cộng trên NKCT số 1 và bảng số 1 vào sổ cái tài khoản tiền mặt. 3 Kế toán tổng hợp: Phần hành kế toán tổng hợp do kế toán trưởng thực hiện. Kế toán trưởng kiểm tra độ chính xác của các số liệu trên các NKCT và các bảng do các kế toán viên tính toán bằng cách so sánh giữa các chỉ tiêu ở sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết. Trên cơ sở đó, kế toán trưởng lên báo cáo tổng hợp, các báo cáo kế toán . Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện trong Sơ Đồ 19 2) Tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu: Điện lực Ba Đình là một đơn vị phụ thuộc nhưng có qui mô tương đối lớn, do đó khối lượng công tác kế toán rất lớn. Theo qui định của Công ty, Điện lực sử dụng hệ thống chứng từ thống nhất bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn. Ngoài ra Công ty có qui định những chứng từ riêng phù hợp đặc điểm quản lý của ngành được sự chấp thuận của bộ tài chính. Điện lực sử dụng đủ 5 loại chứng từ do bộ tài chính qui định. 1. Chứng từ kế toán về tiền mặt: 2. Chứng từ về hàng tồn kho: 3. Chứng từ bán hàng: 4. Chứng từ về lao động tiền lương: 5. Chứng từ về tài sản cố định: Các chứng từ được sử dụng trong kế toán phải đầy đủ 8 yếu tố gồm tên gọi, ngày tháng năm lập, số hiệu, địa chỉ đơn vị cá nhân nhận, nội dung nghiệp vụ, số lượng và giá trị, chữ ký người lập, người kiểm soát, người phê duyệt. Chứng từ phải lập đủ số liên qui định, ghi chép rõ ràng đầy đủ, không tẩy xóa, gạch bỏ phần trống, không xé rời, không ký khống. Chứng từ kế toán tại Điện lực được luân chuyển theo đúng trình tự qui định. 3) Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toánĐiện lực. Điện lực sử dụng đủ 9 loại tài khoản kế toán và 2 tài khoản ngoài bảng là TK 005 và TK 009. Một số tài khoản tại Điện lực không mở: - TK 212: Tài sản cố định thuê tài chính. 4 - TK 213: Tài sản cố định vô hình. - TK 221: Đầu tư chứng khoán dài hạn. - TK 229: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. - TK 244: Ký cược, ký quĩ dài hạn. - TK 311: Vay ngắn hạn. - TK 341: Vay dài hạn. - TK 344: Nhận ký cược, ký quĩ dài hạn. - TK 413: Chênh lệch tỷ giá. - TK 441: Nguồn vốn xây dựng cơ bản. - TK 461: Nguồn kinh phí sự nghiệp. - TK 446: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Công ty điện lực thành phố Hà Nội là một Công ty lớn, bao gồm nhiều đơn vị trực thuộc, nhiều phần việc nên các tài khoản được chi tiết hoá để tiện cho việc theo dõi các đơn vị và các phần công việc khác nhau. Tài khoản tại Điện lực được phân thành các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4. 4) Tổ chức hình thức sổ kế toán: Công ty điện lực thành phố Hà Nội là một đơn vị lớn, các nghiệp vụ phát sinh nhiều kể cả ở các đơn vị trực thuộc nên Công ty đã chọn ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ để áp dụng trong toàn Công ty. Đội ngũ kế toán viên có trình độ đủ đáp ứng yêu cầu của hình thức ghi sổ này. Ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ giảm bới đáng kể khối lượng công việc ghi chép. Khâu hạch toán tổng hợp tại Điện lực Ba Đình được thực hiện theo phương pháp khai thường xuyên. Trình tự ghi sổ kế toán tại Điện lực Ba Đình tuân theo sơ đồ sau: Sơ đồ 20: Sơ đồ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ 5 Chứng từ gốc và các bảng phân bổ 5) Tổ chức hệ thống báo cáo: Theo qui định của Công ty, Điện lực phải nộp các báo cáo kế toán về Công ty. Các báo cáo bao gồm: Biểu số 4 Mã biểu Tên mẫu biểu Điện lực báo cáo tháng quí năm Bảng cân đối kế toán x Báo cáo kết quả kinh doanh x x Báo cáo lưu chuyển tiền tệ x x Thuyết minh BC tài chính x x BC chi phí SXKD điện x BC các khoản Công ty cấp x BC các khoản phải nộp cty x Bảng TH thuế và các khoản phải nộp NN x Bảng TH trích KHTSCĐ x x Bảng TH tăng giảm TSCĐ x x x Bảng TH các c.trình thuộc nguồn vốn SCL x x 6 Bảng Thẻ v sà ổ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo t i chínhà Bảng tổng hợp kết quả K.D x x Báo cáo thu chi các quĩ x x BC thu chi quĩ ĐTPT x x Bảng tổng hợp CPSXKD điện theo yếu tố x x Bảng tổng hợp CPSXKD khác theo yếu tố x x BC giá thành các ctrình khách hàng x BC kết quả SXKD x B) TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH - HÀ NỘI: I) Đặc điểm vật liệu: Vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành sản phẩm của quá trình sản xuất. Ở ngành điện nói chung và ở Điện lực Ba Đình nói riêng thì vật liệu có vai trò cực kỳ quan trọng và do đó công tác kế toán vật liệu luôn được quan tâm chú ý và thực hiện như ở các đơn vị hạch toán độc lập khác. Đặc điểm của vật liệu: Ngành điện có những qui trình công nghệ riêng biệt nên vật liệu của Điện lực Ba Đình cũng có đặc điểm riêng. Vật liệu chủ yếu là những vật liệu chuyên ngành như công tơ, áp mát, cáp, dây điện, dầu máy biến thế, dầu cách điện, hòm công Vật liệu sau khi thi công thì phần lớn sẽ ở ngoài trời, nếu chất lượng không được đảm bảo thì sẽ gây nên tai nạn, do đó chất lượng vật liệu là đối tượng đang được quan tâm hàng đầu của ngành điện. II) Phân loại nguyên liệu, vật liệu: Vật liệu dùng cho công tác xây dựng các công trình điện, thi công sửa chữa các đường dây, phục vụ vận hành và kinh doanh bán điện an toàn liên tục . được phân loại theo sổ danh điểm vật liệu từ trên Công ty và thực hiện thống nhất trong toàn Công ty. Hiện nay tại công ty vật liệu được phân thành 5 nhóm chính: • Nhóm 1: Vật liệu chính (TK 15221) - Bao gồm các loại vật tư chủ yếu để xây dựng các công trình điện, thi công sửa chữa các đường dây, công trình điện. 7 Nhóm này chi tiết thành 385 loại vật liệu chính như cáp, dây, cầu dao, xà, đầu cốt, đầu cáp, cột, máy biến áp, dao cách ly . • Nhóm 2: Nhiên liệu (TK 15218) - Bao gồm các loại dầu, mỡ, dầu cách điện, dầu máy biến thế, nhựa cách điện, xăng . Nhóm này chi tiết thành 16 loại vật liệu. • Nhóm 3: Vật liệu phụ (TK 15222) - Bao gồm các loại aptômát, TI, TU . Nhóm này chi tiết thành 41 loại vật liệu phụ. • Nhóm 4: Công (TK 15231) - Bao gồm các loại công đo đếm điện 1 pha, 3 pha, hữu công, vô công, điện tử Nhóm này chi tiết thành 41 loại vật liệu khác nhau. • Nhóm 5: Vật liệu thu hồi (TK 1525) - Bao gồm các loại vật liệu đã cũ, thu hồi khi xây dựng mới, cải tạo các công trình điện. III) Tính giá vật liệu: Vật liệu mà Điện lực Ba Đình sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được hình thành từ hai nguồn chính: Công ty điện lực thành phố Hà Nội cấp và Điện lực Ba Đình tự mua. • Giá đầu vào của vật liệu: giá đầu vào của vật liệu được tính theo giá thực tế. - Với vật liệu do Công ty cấp: Giá vật liệu là giá thực tế ghi trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của Công ty. - Đối với vật liệu mua ngoài: Giá vật liệu nhập kho là giá ghi trên hóa đơn chưa có thuế GTGT và các chi phí khác như vận chuyển, bốc dỡ, bến bãi chưa có thuế GTGT. • Giá xuất kho vật liệu: Điện lực Ba Đình đang sử dụng phương pháp tính giá bình quân đầu kỳ dự trữ để tính giá vật liệu xuất kho. Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước = Trị giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ Giá thực tế vật liệu xuất dùng = Số lượng vật liệu xuất dùng x Giá đơn vị bình quân Tại Điện lực Ba Đình, việc áp dụng máy tính trong thực hành kế toán đã được thực hiện tương đối hoàn chỉnh. Vật liệu nhập, xuất trong kỳ được nhập vào 8 máy hàng ngày. Máy tính sẽ tự động tính ra giá vật liệu xuất trong kỳ. Kế toán sẽ điền vào cột số tiền trên mỗi phiếu xuất kho đã nhận từ thủ kho. IV) Tổ chức công tác quản lý quá trình dự trữ, thu mua, bảo quản vật liệu: Việc mua sắm vật liệu được lập kế hoạch hàng năm đảm bảo cho quá trình sản xuất và kinh doanh diễn ra liên tục trên cơ sở và điều kiện sau: - Kế hoạch sản xuất, sửa chữa, phục hồi nâng cấp và đầu tư xây dựng của đơn vị. - Định mức tiêu hao vật liệu trong vận hành và cho từng hạng mục công trình sửa chữa. - Định mức vật liệu dự phòng cho sản xuất. - Báo cáo nghiên cứu khả thi phương án kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật kèm bản tiên lượng vật liệu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Yêu cầu tiến độ của công tác sửa chữa lớn, phục hồi nâng cấp và đầu tư xây dựng. - Cân đối vật liệu tồn kho của đơn vị. - Kế hoạch vốn. - Các hồ sơ liên quan khác theo qui định của nhà nước và tổng công ty điện lực Việt Nam. Quản lý quá trình thu mua vật liệu: Khi có quyết định của giám đốc mua một thứ vật liệu nào, bộ phận cung tiêu phải cung cấp đầy đủ 3 hồ sơ báo giá, từ đó sẽ chọn ra một nhà cung cấp đảm bảo các chỉ tiêu về kỹ thuật và kinh tế ở mức tối ưu. Việc mua sắm vật liệu phải được thực hiện thông qua hợp đồng và đảm bảo những nguyên tắc sau: - Tất cả các loại vật liệu phục vụ cho công tác sản xuất, sửa chữa lớn và dự phòng chiến lược, sửa chữa thường xuyên, cải tạo nâng cấp, phục hồi và đầu tư xây dựng được phân phối từ Công ty. Không mua sắm vật liệu thiết bị trôi nổi trên thị trường trong và ngoài nước, không rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ sở chế tạo, vật liệu nhập ngoại nhưng hồ sơ giấy tờ không đầy đủ và không phù hợp 9 - Việc cung ứng vật liệu phải kịp thời và đảm bảo cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Vật liệu mua về phải có đầy đủ hoá đơn thuế GTGT. Với những vật liệu mua lẻ, số lượng ít, giá trị dưới 100 ngàn đồng thì có thể không có hóa đơn GTGT. - Vật liệu mua lẻ, số lượng ít phục vụ sản xuất thì chỉ cần giấy đề nghị mua sắm vật liệu của bộ phận sử dụng và được thủ trưởng đơn vị ký duyệt, giấy đề nghị nhập kho kèm chứng từ mua bán đã được duyệt. Các hợp đồng mua vật liệu sau khi được ký thì chuyển 01 bộ cho phòng kỹ thuật - kế hoạch - vật tư để phòng này lập kế hoạch và chuẩn bị phương tiện vận tải, kho tàng để nhập vật liệu vào kho. Vật liệu nhập kho phải được kiểm tra đúng quy cách, phẩm chất và được xuất kho theo quy định hiện hành. Phòng kỹ thuật - kế hoạch - vật tư có nhiệm vụ theo dõi việc tiếp nhận vật liệu, thực hiện nghĩa vụ thanh toán, xử lý các tồn tại đối với người bán về chất lượng vật liệu trong thời gian bảo hành; quyết toán và thanh lý hợp đồng với người bán. Bảo quản vật liệu: Kho vật liệu phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đối với từng chủng loại vật liệu được lưu giữ và bảo quản tại đó. Mỗi loại vật liệu đều phải có thẻ kho ghi số lượng nhập ban đầu, cập nhật số liệu nhập, xuất và số liệu qua các đợt kiểm kê. Thủ kho là người chịu trách nhiệm về số vật liệu được giao quản lý tại kho. Trên thực tế, biện pháp tổ chức kho của đơn vị đã đảm bảo các nguyên tắc sau: - Kho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về tồn chứa, an toàn cho người và vật liệu. - Thuận tiện cho việc tiếp nhận, bảo quản, cấp phát và đảo chuyển. - Mỗi loại vật liệu được ở một vị trí, được đánh ký hiệu vị trí và ghi ký hiệu này vào thẻ kho để dễ tìm kiếm. - Có sơ đồ bố trí kho, phân vùng cho từng chủng loại vật liệu, trang bị các bộ giá, hệ thống chiếu sáng hợp lý. - Mỗi kho đều có bảng qui định phòng cháy chữa cháy và phương tiện cứu hoả tại chỗ. 10 [...]... 000 Tổng số tiền: (viết bằng chữ):Một triệu không trăm bốn mươi nghìn đồng Xuất ngày 28 tháng 12 năm 2001 Bộ phận Người nhận sử dụng hàng 18 Thủ kho Kế toán Thủ trưởng trưởng đơn vị VI) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội: 1) Hạch toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình Hà Nội: Vì sử dụng nhiều loại vật tư, mật độ nhập xuất cao nên vật liệu tại Điện lực Ba Đình. .. phát vật liệu, kế hoạch đảo chuyển định kỳ để chống mối mọt, chổng rỉ - Thủ kho và kế toán thực hiện tốt chế độ báo cáo, luân chuyển chứng từ V) Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ vật liệu: 1) Thủ tục, chứng từ nhập kho: Tổ chức chứng từ kế toán là bộ phận quan trọng trong công tác kế toán đặc biệt là kế toán vật liệu Mọi nghiệp vụ ghi chép đều căn cứ trên các chứng từ này Phần hành kế toán vật liệu... năm 2001 của giám đốc Công ty Điện lực T.P Hà Nội về xuất cho Điện lực Ba Đình - Họ tên người vận chuyển: Thắng Hợp đồng số 12050 - Xuất tại kho: Đại Thanh - Nhập tại kho: Điện lực Ba Đình STT Tên, qui cách sản Mã số phẩm (hàng hóa) Số lượng Đơn vị Thực Thực tính xuất nhập Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 4 1 Dầu MBA 36295100 Lít 200 200 5 000 1 000 000 12 Tổng: 200 200 1 000 000 Tổng số tiền (viết... quyết định của công ty Điện lực Hà Nội, Điện lực phải xử lý xong Các trường hợp phát hiện thiếu hụt, mất mát các loại vật liệu, đã quy kết trách nhiệm vật chất, cá nhân phạm lỗi phải bồi thường, kế toán hạch toán vào các TK 334, TK 1388, TK 111 phần giá trị vật liệu thiếu hụt cá nhân phải bồi thường Khi có quyết định xử lý vật liệu thừa, kế toán ghi: Nợ TK 3381 Có TK 642, 721 Điện lực Ba Đình đã có rất... tại Điện lực rất ít khi xảy ra 28 2) Đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu Nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình được dùng thường xuyên, liên tục cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Việc đánh giá lại vật liệu phải có chủ trương từ phòng tài chính kế toán công ty điện lực Hà Nội trên cơ sở khi giá cả thị trường có đột biến Đây là một công việc rất hiếm khi xảy ra vì vật liệu của các Điện. .. súp đôi m 80 36295100 Dầu MBA lít 22 Luân chuyển tháng 12 Nhập Xuất SL Tiền SL Tiền 168000 200 420000 40 84240 200 1000000 200 1000000 200 1040000 2) Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu ở Điện lực Ba Đình Kế toán tổng hợp vật liệu là một khâu quan trọng trong tiến trình hạch toán vật liệu bởi nó đóng vai trò cung cấp những số liệu cần thiết phục vụ công tác quản lý, điều hành các... Phụ tùng TK 15231: Công TK 15238: Phụ tùng khác TK 1525: Phế liệu TK 1528: Vật liệu khác TK 15281: Công viện trợ TK 15282: Hàng Sida (Tổ chức Sida) Điện lực không dùng tài khoản 151 Hàng mua đang đi đường b) Kế toán quá trình thu mua nhập kho vật liệu: Vật liệu sau khi được thu mua, nhập kho, kế toán theo dõi tình hình thanh toáncông nợ với người bán qua Sổ chi tiết thanh toán với người bán... phận cung ứng và kế toán thanh toán có nhiệm vụ hoàn tất thanh toán cho người cung cấp Bộ phận cung ứng sẽ lập phiếu đề nghị thanh toán Khi giám đốc đã ký duyệt thanh toán thì kế toán sẽ tiến hành các thủ tục thanh toán Các nghiệp vụ thanh toán này được phản ánh trên nhật ký chứng từ số 2 (Biểu số 22) nếu thanh toán bằng séc và phản ánh trên nhật ký chứng từ số 1 (Biểu số 21) nếu thanh toán bằng tiền... tin do kế toán vật liệu cung cấp cho nhà quản lý nhằm tiến hành các hoạt động kiểm tra kiểm soát đối với các loại vật liệu, nhằm đảm bảo cho những hoạt động quản lý vốn lưu động có hiệu quả thiết thực, đúng với đường lối phát triển sản xuất và phát triển kinh tế Hiện nay, tại Điện lực Ba Đình, khâu kế toán tổng hợp vật liệu được thực hiện theo phương pháp khai thường xuyên, hình thức hạch toán nhật... xác định theo công thức: Công thức (*) Số dư cuối tháng = Số dư cuối tháng trước + Tổng phát sinh nợ trong tháng - Tổng phát sinh có trong tháng Trong đó tổng số phát sinh Có trong tháng được lấy từ NKCT số 7 Cuối tháng, kế toán khoá sổ, cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các NKCT với các sổ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của . Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Ba Đình: 1) Bộ máy kế toán và kế toán phần hành: Với chức năng là một bộ phận nghiệp. phòng kế toán tài chính Công ty điện lực thành phố Hà Nội. Kế toán trưởng : Được giám đốc công ty điện lực thành phố Hà Nội bổ nhiệm, đồng thời là kế toán tổng

Ngày đăng: 06/11/2013, 02:20

Hình ảnh liên quan

Bảng cân đối kế toán x - Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Ba Đình

Bảng c.

ân đối kế toán x Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng TH trích KHTSCĐ x - Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Ba Đình

ng.

TH trích KHTSCĐ x Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng tổng hợp kết quả K.D x - Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Ba Đình

Bảng t.

ổng hợp kết quả K.D x Xem tại trang 7 của tài liệu.
NKCT số 5 NKCT số 1,2,3 Bảng PB số 2 - Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Ba Đình

s.

ố 5 NKCT số 1,2,3 Bảng PB số 2 Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan