ĐỀ SỐ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 12 THPT Họ và tên hs: …………………………… GV: Võ Văn Ngọc Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Qui định: Học sinh trình bày vắn tắt cách giải, công thức áp dụng, kết quả tính toán vào ô trống liền kề bài toán. Các kết quả tính gần đúng, nếu không có chỉ định cụ thể, được ngầm định chính xác tới 4 chữ số phần thập phân sau dấu phẩy. Câu 1: Một gen cấu trúc trong quá trình dịch mã đã được môi trường cung cấp 299 axit amin, gen này có nuclêôtit loại A = 4/5 G. a/. Khi gen này tự sao 4 đợt liên tiếp thì số lượng nuclêôtit từng loại là bao nhiêu? b/. Tính số lần phiên mã ở mỗi gen con biết rằng môi trường nội bào đã cung cấp 43200 ribônuclêôtit tự do. c/. Một đột biến xảy ra đã làm cho gen có tỉ lệ G A = 79,28 %, nhưng không làm số nuclêôtit của gen thay đổi. Hỏi cấu trúc gen đã thay đổi ra sao và đột biến trên thuộc dạng nào? C©u 2 a. Giả thiết trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số tương đối của các nhóm máu là: nhóm A = 0,45 ; nhóm B = 0,21 ; nhóm AB = 0,3 ; nhóm O = 0,04. Xác định tần số tương đối của các alen quy định nhóm máu và cấu trúc di truyền của quần thể. b. Sự cân bằng của quần thể đạt được sau bao nhiêu thế hệ khi có sự khác nhau về tần số các alen ở các cơ thể đực và cái ? Câu 3: Một tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể đực qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp tổng cộng 240 NST đơn. Số NST đơn có trong một giao tử được tạo ra ở vùng chín gấp đôi số tế bào tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản. a. Số NST đơn mà môi trường nội bào cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục trên? b. Cá thể trên có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử có 2 cặp NST trao đổi chéo tại một điểm, một cặp NST có trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc và 1cặp NST không phân li trong lần giảm phân 1. Câu 4: a/.Các tế bào 1,2,3 trong hình đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì ? ( Cho biết bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này 2n = 4). b/. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mà mỗi nhiễm sắc thể có 400 nuclêôxôm. Mỗi đoạn nối ADN trung bình có 80 cặp nu. Số đoạn nối ít hơn số nuclêôxôm. Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các nuclêôxôm tương đương với bao nhiêu nuclêôxôm? Số lượng prôtêin histon các loại cần phải cung cấp là bao nhiêu? Câu 5 Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 NST. Nguyên phân liên tiếp 6 lần. Nhưng khi kết thúc lần phân bào 3; trong số tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc thể. a/. Tìm số lượng tế bào con hình thành? b/. Tính tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường. c/. Trong các lần phân bào môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn mới? Câu 6: Một phân tử prôtêin ở sinh vật nhân chuẩn khi tổng hợp đã phải huy động 499 tARN. Các anticôđon trong các lượt của tARN có 498 U, 3 loại ribônu còn lại có số lượng bằng nhau. Mã kết thúc trên mARN là UAG. a/. Xác định chiều dài của gen cấu trúc? Biết rằng kích thước của các đoạn intron = 25% kích thước của các đoạn êxon. b/. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại trên gen cấu trúc? Biết rằng trong các đoạn intron có tỉ lệ A:U:G:X = 2:1:1:1. c/. Khi gen nói trên tái bản 3 lần, mỗi gen con phiên mã 2 lần. Xác định số lượng nuclêôtit mỗi loại cần TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2 TỔ: - SINH ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY NĂM HỌC 2010-2011 1 ĐIỂM cung cấp để tái bản và số lượng ribônu mỗi loại cần cung cấp để phiên mã bằng bao nhiêu? Không tính tới các đoạn ARN mồi. Câu 7 Một loài thú, locut qui định màu lông gồm 3 alen và theo thứ tự át hoàn toàn như sau: A > a’ > a ,trong đó alen A qui định lông đen; alen a’ qui định lông xám; alen a qui định lông trắng. Quá trình ngẫu phối ở 1 quần thể có tỉ lệ kiểu hình là:0,51 lông đen: 0,24 lông xám : 0,25 lông trắng. a/. Xác định tần số tương đối của 3 alen trên. b/. Thành phần kiểu gen của quần thể trên như thế nào? Câu 8 Các gen A, B, C cùng nằm trong một nhóm liên kết. Tần số bắt chéo giữa gen A và C bằng 7,4%, giữa gen B và C bằng 2,9%. Hãy xác định trật tự phân bố của các gen trong các trường hợp sau: a. Tần số trao đổi chéo giữa gen A và gen B là 10,3% . b. Tần số trao đổi chéo giữa gen A và gen B là 4,5%. c. Trên cơ sở câu a và b, hãy rút ra ý nghĩa của việc xác định tần số trao đổi chéo của các gen trên NST. Câu 9 Ở một loài có 3 alen phân li độc lập kiểm soát sự hành thành sắc tố đỏ của hoa là k + , l + , m + . Ba gen này hoạt động theo cơ chế như sau: Chất không màu 1 chất không màu 2 sắc tố vàng cam sắc tố đỏ Các alen đột biến cho chức năng khác thường của các alen trên là k, m, l mà mỗi alen này là lặn so với alen dại của nó. Cho cây hoa đỏ đồng hợp về cả 3 alen dại lai với cây hoa không màu đồng hợp về cả 3 alen đột biến lặn. Tất cả các cây F 1 đều có hoa màu đỏ, sau đó cho các cây F 1 giao phấn với nhau tạo F 2 . Hãy xác định tỉ lệ các cây F 2 có: a. Hoa màu vàng cam b. Hoa màu đỏ Câu 10 Ở một loài thực vật khi cho F 1 tự thụ phấn thu được F 2 phân li tỉ lệ như sau: 37,5% quả tròn, chín sớm 37,5% quả dài, chín sớm 18,75% quả tròn, chín muộn 6,25% quả dài, chín muộn. Cho biết tính trạng chín sớm hay chín muộn do 1 cặp gen (D, d) qui định. 1.Sự di truyền cặp tính trạng hình dạng, sự chín của quả tuân theo qui luật di truyền nào? Giải thích? 2.Biện luận và xác định kiểu gen của F 1 ? 2 k + l + m+ ĐÁP ÁN CÂU 1 A/. Số lượng nucleotit từng loại sau khi gen tự sao: + Tổng số nucleotit của gen: N = (aa mt + 1). 6 = 1800 nu + Số lượng nucleotit từng loại : A+G = N/2 = 900 nu G = X = 500 nu A = T = 400 nu + Số lượng nucleotit từng loại của gen sau khi gen tự sao: G = X = 500. 2 4 = 8000 nu A = T = 400 . 2 4 = 6400 nu b/. Số lần phiên mã của mỗi gen con: + Tông số gen con: 2 4 = 16 + Số ribonucleotit: rN = 1800: 2 = 900 rnu + Số lần phiên mã: k = 3 c/. Cấu trúc và dạng đột biến: + Gen trước đột biến có tỉ lệ: = G A 5 4 = 0,08 = 80 % + Gen sau đột biến có tỉ lệ : G A = 79,28 % đã giảm, nhưng số lượng nucleotit không thay đổi, nên số nucleotit loại A giảm bằng số nucleotit loại G tăng. + Gọi x là số cặp nucleotit loại A mất đi (x = số cặp nucleotit loại G tăng) + Viết và giải phương trình: xG xA + − = x x + − 500 400 = 79,28%=0,7928 x =2 + Kết luận: - Đột biến làm thay thế 2 cặp nucleotit A-T bằng 2 cặp nucleotit G-X - Dạng đột biến: thay thế một số cặp nucleotit này bằng một số cặp nucleotit khác CÂU 3 TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2 TỔ: - SINH ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY NĂM HỌC 2010-2011 Cau 2 a. Gọi : p là tần số tương đối của alen I A ; q là tần số tương đối của alen I B ; r là tấn số tương đối của alen i. Nhóm máu A B AB O Kiểu gen I A I A + I A i I B I B + I B i I A I B Ii Tần số KH p 2 + 2pr 0,45 q 2 + 2qr 0,21 2pq r 2 Từ bảng trên ta có : p 2 + 2pr + r 2 = 0,45 + 0,04 (p + r) 2 = 0,49 p + r = 0,7 Từ r 2 = 0,04 ; r = 0,2 p = 0,7 – 0,2 = 0,5 q = 1 – 0,7 = 0,3 . Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định là: (0,5 I A + 0,3 I B + 0,2 i) (0,5 I A + 0,3 I B + 0,2 i) =0,25 I A I A + 0,09 I B I B + 0,04 ii +0,3 I A I B + 0,2 I A i + 0,12 I B i (HS có thể giải bằng cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa) b. , Nếu như tần số tương đối của các alen được xét đến ở phần đực và phần cái khác nhau thì sự cân bằng di truyền sẽ đạt được sau hai thế hệ ngẫu phối : + trong đó ở thế hệ thứ nhất diễn ra sự cân bằng di truyền ở tần số tương đối của các alen ở hai giới tính + ở thế hệ thứ 2 quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. 3 a. (1.5đ). Đặt x là số NST lưỡng bội của loài k là số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục (x, k là số nguyên dương). Theo đề bài: (2 k -1)x +x2 k = 240. x/2=2. 2k-1 x 2 -x-240=0 x=16. Vậy: bộ NST lưỡng bội của loài có€16 NST. (0.5đ) k=3. ( 0.25đ) Số NST môi trường nội bào cung cấp cho sự phân bào: + Ở vùng sinh sản: x(2 k -1) =112NST (0.25đ) + Ở vùng sinh trưởng: 0 NST. (0.25đ) + Ở vùng chín: x.2 k =128 NST (0.25đ) b. Số loại giao tử có thể được tạo thành (0.5đ): 2 4 .4.4. 6.2= 3072 (loại). CÂU 4 a/.(0,25 điểm). Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân 2. Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân. Tế bào 3 đang ở kì sau giảm phân 1. b/.(0,75 điểm). Tổng số nu có trên cả sợi ADN của 1 NST [400 x 146 x 2] + [ 80 x 2 x (400 – 1)] = 180640 nu. (0,25 điểm). Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các nulêôxôm tương đương với số lượng như sau: (2 2 -1) 400 x 2 = 2400 nuclêôxôm. (0,25 điểm). Số lượng prôtêin histon các loại cần cung cấp: (2 2 – 1) 400 x 2 x 8 = 19200 prôtêin. (0,25 điểm). CÂU 5 a/. (0,5 điểm). Kết thúc nguyên phân lần 3 tạo 8 tế bào: 7 tế bào vẫn nguyên phân bình thường, còn 1 tế bào bị rối loạn.7 tế bào bình thường nguyên phân tiếp 3 lần tạo ra: 7 x 2 3 = 56 tế bào. Một tế bào bị rối loạn phân bào lần thứ 4 tạo ra bộ nhiễm sắc thể 4n = 48 nhiễm sắc thể tồn tại trong 1 tế bào. Tế bào này tiếp tục trải qua lần phân bào 5 và 6 tạo nên 4 tế bào tứ bội. Vậy tổng số tế bào con hình thành: 56 + 4 = 60 tế bào. b/. (0,25 điểm). Tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường bằng 4/56 = 1/14. c/. (0,25 điểm). Số lượng NST đơn cần cung cấp: [(2 3 – 1) x 24] + [(2 3 – 1) x 24 x 7] + [ (2 2 – 1) 24 x 2] = 1488 NST. CÂU 6 a/. (0,25 điểm). Chiều dài gen : 6375 A 0 . b/. (0,25 điểm). Số lượng nu mỗi loại . A = T = 1058 nu . G = X = 817 nu. c/. (0,5 điểm). - Số lượng nu cung cấp cho gen tái bản. A = T = 7406 nu. G = X = 5719 nu. - Số lượng ribônu mỗi loại cung cấp cho phiên mã. rA = 10384 ribônu. rU = 6544 ribônu. rG = 6544 ribônu. rX = 6528 ribônu. CÂU 7 a/. (1 điểm). Tần số tương đối của alen A là 0,3. Tần số tương đối của alen a’ là 0,2. Tần số tương đối của alen a là 0,5. b/. (1 điểm) .Thành phần kiểu gen của quần thể: 0,09 AA + 0,12 Aa’ + 0,3 Aa + 0,04 a’a’ + 0,2 a’a + 0,25 aa =1. 4 . KH p 2 + 2pr 0,45 q 2 + 2qr 0 ,21 2pq r 2 Từ bảng trên ta có : p 2 + 2pr + r 2 = 0,45 + 0,04 (p + r) 2 = 0,49 p + r = 0,7 Từ r 2 = 0,04 ; r = 0 ,2 p. như sau: (2 2 -1) 400 x 2 = 24 00 nuclêôxôm. (0 ,25 điểm). Số lượng prôtêin histon các loại cần cung cấp: (2 2 – 1) 400 x 2 x 8 = 1 920 0 prôtêin. (0 ,25 điểm).