Liên minh tiền tệ châu Âu

24 893 2
Liên minh tiền tệ châu Âu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận "Liên minh tiền tệ châu Âu".

Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Tài chính Ngân hàngCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC --------------------TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU Giáo viên hướng dẫn : ThS Kim Hương Trang Sinh viên thực hiện : Nhóm 04- Lớp A2- ĐTCKHà Nội tháng 3 năm 2010 Đầu tư chứng khoán Nhóm 4 – Lớp Anh 2 – K46 -1- Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Tài chính Ngân hàng DANH SÁCH NHÓM TÀI CHÍNH QUỐC TẾĐầu tư chứng khoán Nhóm 4 – Lớp Anh 2 – K46 STT Họ và tên Lớp18 Nguyễn Trung Kiên Anh 2 - ĐTCK - K4619 Nguyễn Thị Liệu Anh 2 - ĐTCK - K4620 Nguyễn Thị Linh Anh 2 - ĐTCK - K4621 Trần Thị Thuỳ Linh Anh 2 - ĐTCK - K4622 Trần Thị Kiều Loan Anh 2 - ĐTCK - K4623 Vũ Minh Long Anh 2 - ĐTCK - K4624 Nguyễn Hải Ly Anh 2 - ĐTCK - K4625 Vũ Văn Mạnh Anh 2 - ĐTCK - K4626 Trần Quang Phong Anh 2 - ĐTCK - K4627 Nguyễn Duy Phương Anh 2 - ĐTCK - K4628 Ngô Văn Thiện Anh 2 - ĐTCK - K4629 Vũ Thu Thuỷ Anh 2 - ĐTCK - K4630 Phạm Đức Trung Anh 2 - ĐTCK - K4631 Nguyễn Văn Trường Anh 2 - ĐTCK - K4632 Nguyễn Ngọc Tuấn Anh 2 - ĐTCK - K4633 Nguyễn Thanh Tùng Anh 2 - ĐTCK - K4634 Phạm Viết Tùng Anh 2 - ĐTCK - K4635 Trương Hồng Vân Anh 2 - ĐTCK - K46-2- Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Tài chính Ngân hàngMỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………… .2I/ Cơ sở lý luận cho sự ra đời Liên minh tiền tệ châu Âu………………………….3I.1 Cơ sở chính trị …………………………………………………………… 3I.2 Cơ sở kinh tế……………………………………………………………….3II/ Thống nhất tiền tệ châu Âu…………………………………………………… 52.1 Tiến trình thống nhất……………………………………………………….5Đầu tư chứng khoán Nhóm 4 – Lớp Anh 2 – K46 -3- Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Tài chính Ngân hàng2.2 Điều kiện hình thành một liên minh tiền tệ rút ra từ quá trình thống nhất liên minh tiền tệ châu âu………………………………………………………… .9 2.2.1 Hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa, vốn và sức lao động……………………………………………………………………………… 92.2.2 Điều chỉnh kinh tế của các nước thành viên để hội nhập theo tiêu chí thống nhất……………………………………………………………………… .112.2.3 Thiết lập một cơ chế liên kết tỷ giá…………………………………122.2.4 Tạo lập một đồng tiền khu vực và thành lập Ngân hàng Trung ương độc lập với chính sách tiền tệ thống nhất…………………………………………13III/ Lợi ích và chi phí của việc thống nhất đồng tiền chung châu Âu…………….133.1 Lợi ích…………………………………………………………………….133.2 Chi phí…………………………………………………………………….153.3 Cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp – bộc lộ nhược điểm của EMU? .16DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………20Đầu tư chứng khoán Nhóm 4 – Lớp Anh 2 – K46 -4- Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Tài chính Ngân hàngLỜI MỞ ĐẦUÝ tưởng hình thành một cộng đồng kinh tế thống nhất trên toàn lãnh thổ Châu Âu với việc sử dụng một đồng tiền chung nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế của toàn khu vực đã bắt đầu xuất hiện vào năm 1957 cùng với việc thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu theo hiệp ước Rome ( năm 1967 đổi tên thành Cộng đồng châu Âu). Bước đầu tiên là sự ra đời của Hệ thống tiền tệ châu Âu ( EMS) và đơn vị tiền tệ châu Âu ( ECU) năm 1979. Tuy nhiên, đồng ECU mới chỉ đóng vai trò là một chỉ số nhằm hạn chế sự biến động của tỷ giá trong khu vực. Mục đích hướng tới một thị trường châu Âu thống nhất được khẳng định trong đạo luật châu Âu hợp nhất và được Nghị viện châu Âu thông qua năm 1987. Đó là cơ sở để xóa bỏ ranh giới giữa các đồng tiền và ranh giới chính sách tiền tệ giữa các quốc gia. Từ đó, thị trường châu Âu thống nhất bắt đầu có hiệu lực từ năm 1993. Tuy nhiên, phải đến 7/2/1992, đồng tiền chung châu Âu EURO và Liên minh Kinh tế - Tiền tệ mới chính thức ra đời theo hiệp ước Maastricht. Theo hiệp ước này, các tiêu chuẩn tham gia khu vực đồng tiền chung, các chính sách ngoại giao và an ninh khu vực cũng như thời gian biểu ra đời đồng EURO được xác định cụ thể.Các nhà kinh tế cho rằng không phải ngẫu nhiên mà hiệp ước Maastricht được ký kết vào thời điểm đầu năm 1992. Theo Antoine Gosset – Grainville và một số nhà kinh tế khác, những sự kiện chính trị và các động lực kinh tế chín muồi đã góp phần đẩy nhanh quá trình cụ thể hóa dự án đồng tiền chung châu Âu. Tiểu luận dưới đây sẽ đi vào phân tích chi tiết quá trình hình thành và phát triển của Liên minh tiền tệ châu Âu cũng như ưu nhược điểm của hình thức liên kết kinh tế Quốc tế này. Cho dù đã cố gắng nghiên cứu, tổng hợp với sự giúp đỡ của cô giáo nhưng bài làm của chúng em tất nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót và sai lầm. Chúng em rất mong Cô giành thời gian quan tâm đến bài tiểu luận và đưa ra những nhận xét xác đáng để hoàn thiện thêm cho bài tiểu luận. Chúng em chân thành cảm ơn Cô Đầu tư chứng khoán Nhóm 4 – Lớp Anh 2 – K46 -5- Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Tài chính Ngân hàngLIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂUI. Cơ sở lý luận cho sự ra đời Liên minh tiền tệ Châu Âu ( EMU)1.1 Cơ sở chính trị Sự ra đời khu vực kinh tế châu Âu tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế châu Âu sau sự kiện khủng hoảng chính trị Liên Xô năm 1991. Sự tan rã của Liên Xô và sau đó là các nước xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới khi quyền lực chi phối thế giới ngày càng tập trung vào Mỹ.Việc hình thành một liên minh Châu Âu với sự phát triển kinh tế vững chắc và một đồng tiền chung ổn định có khả năng chi phối đáng kể thị phần thế giới sẽ trở thành một đối trọng trong các thoả thuận liên quan đến an ninh và trật tự thế giới.Sự hình thành đồng tiền chung Châu Âu là kết quả tất yếu của mong muốn chia sẻ quyền lực tiền tệ giữa các quốc gia Châu Âu, nhằm hạn chế quyền lực của Đức trong việc quyết định đến các vấn đề liên quan đến tiền tệ : tỷ giá và lãi suất. Sự kiện " mở cửa phía Đông " và thống nhất Đông - Tây Đức vào thời kỳ này là một trong các động lực quan trọng đưa đến hiệp ước Masstricht (năm 1990, thủ tướng Đức đã phải chấp nhận một yêu cầu mang tính lịch sử do tổng thống Pháp đề xuất: chia sẻ quyền lực tiền tệ để đổi lấy sự đồng ý thống nhất nước Đức của các nước đồng minh). Có thể nói đồng EURO là con đẻ của sự thay đổi sâu sắc bức tranh chính trị Châu Âu vào thời gian này. 1.2 Cơ sở kinh tế Đồng EURO là sự tiếp nối tất yếu của một thị trường thống nhất châu Âu từ năm 1993. Việc tự do hoá lưu thông hàng hoá, dịch vụ, sự vận động của vốn và sự đi lại của con người trong toàn lãnh thổ Châu Âu đòi hỏi phải có một phương tiện trao đổi thống nhất được điều tiết bởi một chính sách tiền tệ thống nhất.Đợt khủng hoảng cơ chế tỷ giá châu Âu vào năm 1992 - 1993 chỉ ra rằng : trong điều kiện này mọi cơ chế điều chỉnh tỷ giá đều trở nên kém hiệu lực và Đầu tư chứng khoán Nhóm 4 – Lớp Anh 2 – K46 -6- Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Tài chính Ngân hàngGrainville đã khẳng định " nếu không có đồng tiền chung duy nhất. thị trường thống nhất sẽ trở thành một thị trường bất công nhất ".Việc lưu hành một đồng tiền thống nhất cùng với việc xóa bỏ tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia thành viên tạo nên những động lực tiềm năng cho sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Bao gồm:1. Tăng cường tính cạnh tranh trên các thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán.2. Tăng tổng cầu trên toàn lãnh thổ châu Âu ( do mức giá cả hàng hóa giảm, phạm vi lựa chọn của người tiêu dùng tăng lên, mức lãi suất giảm làm cho giá vốn đầu tư bình quân giảm.3. Tạo nên môi trường đầu tư ổn định hơn với các mức rủi ro được giảm thấp nhất.4. Giảm chi phí giao dịch ( chi phí giao dịch ngoại hối giữa các nước thành viên – ước tính khoảng 0.4% GDP toàn Liên minh), tăng cường hiệu quả kinh tế chung.Việc thống nhất đồng tiền tệ thúc đẩy nhanh quá trình thống nhất kinh tế trong toàn khu vực tạo ra một vị trí cạnh tranh mới cho cộng đồng Châu Âu trên thị trường tiền tệ quốc tế. Sự khác biệt về tiền tệ giữa 15 quốc gia thành viên sẽ được loại bỏ khi đồng EURO thực sự được sử dụng tạo nên một thị trường tiền tệ khu vực thống nhất đủ mạnh để cạnh tranh với hai khu vực tiền tệ còn lại của thế giới là đôla Mỹ và yên Nhật.Triển vọng đồng EURO trở thành đồng tiền quốc tế là hoàn toàn khả quan theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế. Trước hết, khu vực EURO hội tụ các điều kiện nền tảng cho sự ổn định tiền tệ . Quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế để hội nhập theo tiêu chuẩn của hiệp ước 1992 đã cải thiện một cách cơ bản các điều kiện kinh tế vĩ mô của toàn khu vực khi xem đến mức lãi suất dài hạn, tỷ lệ lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế và mức bội chi ngân sách. Bên cạnh đó các điều kiện tiên quyết của Liên Minh tiền tệ và quan điểm rõ ràng của ECB hứa hẹn một chính sách tiền tệ độc lập được điều tiết bởi một ngân hàng Trung ương độc lập trong việc theo Đầu tư chứng khoán Nhóm 4 – Lớp Anh 2 – K46 -7- Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Tài chính Ngân hàngđuổi mục tiêu ổn định giá cả .Thứ hai, liên minh tiền tệ châu Âu, ngay từ khi thành lập chứa đựng khả năng chi phối thị trường xuất nhập khẩu, thị trường vốn và nhu cậu dự trữ quốc tế với các chức năng : phương tiện thanh toán, phương tiện dự trữ và phương tiện đầu tư.II. Thống nhất tiền tệ của Châu Âu 2.1 Tiến trình thống nhất tiền tệ của Châu Âu Năm 1970, lần đầu tiên về một liên minh tiền tệ Châu Âu được cụ thể hoá, dựa trên kế hoạch của Werner, đúc kết dự án Liên Minh kinh tếtiền tệ Châu Âu với một đồng tiền thống nhất trong tương lai, do các chuyên viên kinh tế lỗi lạc và thủ tướng Luxembourg Pìerre Werner soạn thảo. Lộ trình nhăm đến Liên minh vào năm 1980 thất bại, cũng vì sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods vào năm 1972. Thay vào đó, Liên minh tỷ giá hối đoái Châu Âu được thành lập vào năm 1972 và sau đó là hệ thống tiền tệ Châu Âu. Đơn vị tiền tệ Châu Âu (European Currency Unit - ECU) ra đời như một đơn vị thanh toán vì mục đích này và được xem là tiền thân của đồng Euro. Nhưng mãi đến năm 1988, chủ tịch uỷ ban Châu Âu Jacques Delors đã lập ban soạn thảo báo cáo Delors, lên kế hoạch ba bước tiến tới thành lập Liên Minh kinh tếtiền tệ Châu Âu.2.1.1 Giai đoạn 1 Bắt đầu từ 1/7/1990 và kết thúc ngày 31/12/1993.Nội dung:Thực hiện hiệp ước Maastricht: Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký ngày 7 tháng 12 năm 1991 tại Maastricht Hà Lan. Hiệp ước Masstricht là sự sửa đổi bổ sung của Hiệp ước Rome (1957) về cải cách trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Nó tạo các điều kiện pháp lý cần thiết để hình thành các tổ chức nhằm thúc đẩy quá trình hình thành EMU, ví dụ cho phép hình hành NHTW châu Âu (ECB). Hiệp ước cũng quy định những điều kiện cụ thể để một quốc gia được coi là đủ tư cách gia nhập EMU. Giai đoạn này phải hoàn tất toàn bộ các công việc chuẩn bị trước khi Hiệp ước Masstricht có hiệu lực. Cụ thể, các rào cản còn lại Đầu tư chứng khoán Nhóm 4 – Lớp Anh 2 – K46 -8- Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Tài chính Ngân hàngđối với sự di chuyển vốn tự do giữa các nước trong Cộng đồng châu Âu và giữa Cộng đồng và các nước thứ ba phải đã được dỡ bỏ. Các nước bắt đầu chú trọng vào tiến trình hội nhập kinh tế, bước đầu áp dụng các chương trình hội nhập nhiều năm với những mục tiêu cụ thể cho các biến số về lạm phát và ngân sách. Các chương trình này chịu sự đánh giá của Hội đồng các Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính (ECOFIN) có mục tiêu là nhằm đảm bảo duy trì lạm phát thấp, tài chính nhà nước vững mạnh và ổn định tỷ giá hối đoái giữa các nước thành viên - theo đúng yêu cầu của Hiệp ước Masstricht, nhằm chuẩn bị cho việc phát hành đồng Euro làm đồng tiền chung của Cộng đồng. Tóm lược lại, giai đoạn này bao gồm 2 nội dung chính: Thành lập liên minh kinh tếtiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập. Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung.=> Sau giai đoạn này,việc lưu chuyển vốn được tự do hóa giữa các nước trong Liên minh châu Âu.2. 1.2Giai đoạn 2 (1994-1999) Bắt đầu ngày 1/1/1994 và kéo dài đến ngày 31/12/1998.Nội dung: tiếp tục chuẩn bị cho các nước thành viên áp dụng đồng tiền chung.Trong giai đoạn này đã thành lập tiền thân của ngân hàng trung ương châu Âu là Viện Tiền tệ châu Âu (EMI). Nhiệm vụ chính của EMI là:- Cụ thể hoá các khuôn khổ pháp lý, thực hiện các công việc tổ chức và hậu cần cần thiết khác để ECB thực hiện nhiệm vụ của mình kể từ đầu giai đoạn 3. Đầu tư chứng khoán Nhóm 4 – Lớp Anh 2 – K46 -9- Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Tài chính Ngân hàng- Chịu trách nhiệm củng cố sự phối hợp các chính sách tiền tệ trước khi hình thành EMU và tư vấn cho các ngân hàng các quốc gia thành viên về mặt này.Tháng 12/1995, Hội đồng châu Âu nhất trí tên của đơn vị tiền tệ chung của Liên minh là EURO.Tháng 12/1996, EMI đã hoàn thành dự thảo các yếu tố nền tảng cho cơ chế tỷ giá mới ( Exchange rate mechanism – ERM II ) và được thông qua vào tháng 6/1997. Cùng thời gian này, thiết kế về mệnh giá của đồng EURO đã được thông qua.Ngày 2/5/1998, Hội đồng họp với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia, bỏ phiếu quyết định việc thành viên nào sẽ áp dụng đồng Euro bắt đầu từ giai đoạn 3 và 11 nước thành viên đủ tiêu chuẩn đã được chọn. Tỷ giá chuyển đổi song phương giữa các đồng tiền của các quốc gia thành viên được ấn định căn cứ vào cơ chế tỷ giá của Hệ thống tiền tệ châu Âu ( Europian Moneytary System – EMS). Đồng thời, Chủ tịch, Phó chủ tịch và Ban giám đốc điều hành của Ngân hàng trung ương châu Âu ( Europian Central Bank - ECB) được chỉ định.Tháng 6/1998, ECB được thành lập. ECB cùng các ngân hàng Trung ương quốc gia hình thành nên hệ thống ngân hàng Trung ương châu Âu (ESCB). EMI đã hoàn thành nhiệm vụ của nó và chuẩn bị ngừng hoạt động.2. 1.3 Giai đoạn 3: Đồng Euro đi vào lư u thông Bắt đầu ngày 1/1/1999. Liên minh tiền tệ châu Âu EMU bắt đầu đi vào hoạt động cùng với việc thực hiện một chính sách tiền tệ thống nhất trong toàn khu vực. - Từ năm 1999 đến 2002 :Đây là giai đoạn quá độ. Đồng Euro trở thành đồng tiền theo đúng nghĩa của nó và tỷ lệ chuyển đổi các đồng tiền quốc gia của các nước thành viên áp dụng đồng Euro được ấn định không thay đổi. Các đồng tiền quốc gia ban đầu sẽ lưu hành song song với đồng Euro.- Đồng Euro sẽ thay thế đồng ECU với tỷ lệ 1:1.Đầu tư chứng khoán Nhóm 4 – Lớp Anh 2 – K46 -10- [...]... chính Ngân hàng với chính sách tiền tệ thống nhất Liên minh tiền tệ không thể tồn tại nếu thiếu một đồng tiền chung Ở Liên minh tiền tệ châu Âu, đồng tiền chung với tên gọi đồng Euro đã được phát triển từ đơn vị kế toán của châu Âu lên thành đơn vị tiền tệ châu Âu, đồng ECU không chỉ được sử dụng để tính toán mà còn được sử dụng làm giá trị trung tâm của cơ chế tiền tệ châu Âu, làm phương tiện thanh toán... liên minh tiền tệ rút ra từ quá trình thống nhất tiền tệ Châu Âu: 2.2.1 Hình thành 1 thị trường thống nhất về hàng hóa, vốn và sức lao động: Nhìn lại lịch sử phát triển của Liên minh tiền tệ châu Âu, chúng ta thấy rằng Liên minh châu Âu đã tuần tự trải qua các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao trước khi đạt tới trình độ của một liên minh kinh tếtiền tệ Đó là: khu vực thương mại tự do, liên minh. .. ta thấy rằng Liên minh tiền tệ Châu Âu không phải vẫn vững chắc như người ta vẫn nghĩ Tuy chỉ chiếm khoảng 3% GDP của 16 nước thành viên Eurozone nhưng cuộc khủng hoảng ngân sách của quốc gia bên bờ Địa Trung Hải này có ảnh hưởng không nhỏ tới tính ổn định và thậm chí số phận của đơn vị tiền tệ châu Âu Thêm một lần nữa những nghi ngại về quá trình nhất thể hóa một Liên minh châu Âu (EU) với 27 thành... hoảng tiền tệ nghiêm trọng KẾT LUẬN Thế giới đã được chứng kiến một sự kiện kinh tế kỳ diệu trong thập kỷ vừa qua, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử tiền tệ thế giới, một sự kiện đã được tổng thống Pháp Jacques Chirac gọi là “ sự cải cách lớn nhất và quan trọng nhất về kinh tế và tài chính trong vòng 50 năm qua “ Đó là sự ra đời của Liên minh tiền tệ Châu Âu EMU và đồng tiền chung châu Âu EURO... kể trong lĩnh vực liên kết tỷ giá hối đoái, và dần dần đã đạt được một mức độ phối hợp đáng kể trong lĩnh vực chính sách tài chính, tiền tệ Giai đoạn đầu của Hệ thống tiền tệ châu Âu cũng gặp phải những vấn đề hệt như giai đoạn "Con rắn tiền tệ" , các nước thành viên liên tục phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, dần dần, với một ngân hàng trung ương độc lập và chính sách tiền tệ theo đuổi mục tiêu... và tiền tệ riêng của mình để đối phó và tỷ giá hối đoái càng trở nên bất ổn định Cuối cùng, các nước áp dụng chính sách kinh tế vĩ mô lỏng đã buộc phải rút lui khỏi cơ chế "Con rắn tiền tệ" và thả nổi đồng tiền của mình Giai đoạn hai được đánh dấu bằng sự ra đời của Hệ thống tiền tệ châu Âu và kéo dài đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng cơ chế tỷ giá ERM vào năm 19921993 Giai đoạn này, các nước châu Âu. .. thống nhất đồng tiền chung Châu Âu 3.1 Lợi ích của việc thống nhất đồng tiền chung Châu Âu Kích thích phát triển thương mại trong nội bộ EU Việc dỡ bỏ hàng rào thuế qua khi tham gia EU góp phần kích thích tăng khối lượng thương mại trong nội bộ EU từ đó đẩy mạnh phồn vinh kinh tế của các nước thành viên Khi Đồng tiền chung ra đời, hạn chế chi phí giao dịch liên quan đến chuyển đổi đồng tiền khác Đầu... đồng tiền chung các quốc gia thành viên phải chịu chi phí thời kì quá độ bao gồm chi phí thu hồi đồng bạc hiện hành, in đồng bạc chung ,thay đổi hệ thống thông tin phù hợp với đồng tiền chung 3.3 Cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp – bộc lộ nhược điểm của EMU ? Cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp đầu năm 2010 đã phần nào bộc lộ ra những nhược điểm của Liên minh tiền tệ Châu Âu, qua đó cho người ta thấy rằng Liên minh. .. trong giai đoạn chuẩn bị cho sự ra đời của một đồng tiền chung 2.2.3 Thiết lập một cơ chế liên kết tỷ giá Nhìn lại quá trình phát triển của cơ chế liên kết tỷ giá ở châu Âu, chúng ta có thể thấy cơ chế này đã trải qua ba giai đoạn lớn như sau: Giai đoạn một bắt đầu từ khi thành lập Cộng đồng vào năm 1957 cho đến khi thiết lập Hệ thống tiền tệ châu Âu năm 1979 Sự phối hợp trên lĩnh vực tỷ giá hối đoái... ERM2 - gắn đồng tiền các nước chưa đủ điều kiện gia nhập với đồng Euro cũng sẽ đi vào hoạt động nhằm thúc đẩy sự hội nhập của các nước chưa đủ điều kiện với các điều kiện kinh tế vĩ mô của khu vực đồng Euro, đồng thời giúp đảm bảo sự ổn định của tỷ giá trong Liên minh Châu Âu nói chung - Vào 1/1/2002, tiền giấy và tiền xu Euro chính thức được đưa vào lưu thông, tiền giấy và tiền xu nội tệ bắt đầu rút . Ngân hàngLIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂUI. Cơ sở lý luận cho sự ra đời Liên minh tiền tệ Châu Âu ( EMU)1.1 Cơ sở chính trị Sự ra đời khu vực kinh tế châu Âu tạo. tư.II. Thống nhất tiền tệ của Châu Âu 2.1 Tiến trình thống nhất tiền tệ của Châu Âu Năm 1970, lần đầu tiên về một liên minh tiền tệ Châu Âu được cụ thể hoá,

Ngày đăng: 05/11/2012, 11:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan