PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC PHÂN TÍCH

11 362 0
PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC    PHÂN TÍCH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN” PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC PHÂN TÍCH 2.1. Phương pháp và thiết bị lấy mẫu 2.1.1. Các vị trí lấy mẫu (Xem bảng 2.1) - Số lượng điểm quan trắc: 28 điểm với tần suất quan trắc 4 lần/năm (tháng 4, 6, 9, 12); riêng đối với trầm tích đáy tần suất là 2 lần/năm vào tháng 4 và tháng 9. 2.1.2. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc và lấy mẫu (bản đồ đính kèm) CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 1 - BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN” Bảng 2.1. Thông tin về các điểm lấy mẫu (vị trí, hướng nước chảy, thời gian lấy mẫu) STT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu điểm Thuộc sông Thuộc huyện/tỉnh Kinh độ Vĩ độ 1 Hồ Dầu Tiếng 1 SGN-1-34 Sài Gòn Bình Dương 106 0 20.891' 11 0 20.100' 2 Chân đập Dầu Tiếng SGN-1-36 Sài Gòn Bình Dương-Tây Ninh 106 0 20.394' 11 0 18.484' 3 Cầu Bến Súc SGN-1-37 Sài Gòn BD-TN-TP.HCM 106 0 27.091' 11 0 09.388' 4 Sông Thị Tính SGN-1-39 Thị Tính Bình Dương 106 0 35503' 11 0 15.310' 5 Cửa sông Thị Tính SGN-1-40 Sài Gòn Bình Dương- TP.HCM 106 0 36.203' 11 0 02.403' 6 Cầu Phú Cường SGN-1-41 Sài Gòn Bình Dương- TP.HCM 106 0 38.732' 10 0 58.933' 7 Cầu Phú Long SGN-1-43 Sài Gòn Bình Dương- TP.HCM 106 0 41.635' 10 0 53.915' 8 Cầu An Hạ SGN-1-44 Kênh Xáng TP.HCM 106 0 41.620' 10 0 47.347' 9 Cầu An Lộc SGN-1-46 Vàm Thuật TP.HCM 106 0 39.129' 10 0 51.618' 10 Cầu Bình Triệu SGN-1-47 Sài Gòn TP.HCM 106 0 42.840' 10 0 49.244' 11 Cầu Sài Gòn SGN-1-48 Sài Gòn TP.HCM 106 0 43.614' 10 0 48.011' 12 Bến Nhà Rồng SGN-1-49 Sài Gòn TP.HCM 106 0 42.476' 10 0 46.329' 13 Cầu Tân Thuận SGN-1-50 Sài Gòn TP.HCM 106 0 43.277' 10 0 45.438' 14 Cầu Chữ Y SGN-1-51 Đôi-Tẻ-Tàu hủ -Bến nghé TP.HCM 106 0 41.126' 10 0 45.078' 15 Mũi Đèn đỏ SDN-1-88 Nhà Bè Đồng Nai- TP.HCM 106 0 45.731' 10 0 43.919' 16 Cầu Bình Điền SDN-1-91 Chợ Đệm TP.HCM 106 0 35.79' 10 0 42.036' CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 2 - BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN” STT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu điểm Thuộc sông Thuộc huyện/tỉnh Kinh độ Vĩ độ 17 Cầu Phước Hòa SBE-1-29 Sông Bé Bình Phước 106 0 45.492' 11 0 15.148' 18 Cầu Đồng Nai (Đập Trị An) SDN-1-73 Đồng Nai Đồng Nai-Bình Dương 107 0 03.033' 11 0 06.023' 19 Trạm bơm NM nước Thiện Tân SDN-1-75 Đồng Nai Đồng Nai-Bình Dương 106 0 54.364' 11 0 01.037' 20 Bến đò Lợi Hòa SDN-1-78 Đồng Nai Đồng Nai-Bình Dương 106 0 48.409' 11 0 01.480' 21 Cầu Ông Buông SDN-1-84 Đồng Nai Đồng Nai 106 0 54.156' 10 0 53.094' CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 3 - BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN” 22 Bến đò Hãng Da SDN-1-85 Đồng Nai Đồng Nai- TPHCM 106 0 50.552' 10 0 52.508' 23 Phà Bình Khánh SDN-1-90 Nhà Bè Đồng Nai- TPHCM 106 0 46.385' 10 0 40.067' 24 Tam Thôn Hiệp SDN-1-93 Lòng Tàu Đồng Nai- TPHCM 106 0 52.028' 10 0 36.237' 25 Cửa Vàm Cỏ - Sông Soài Rạp SDN-1-95 Soài Rạp TPHCM – Long An 106 0 44.097' 10 0 28.397' 26 Cảng Gò Dầu TVA-1-68 Thị Vải Đồng Nai 107001.340' 10039.325' 27 Cảng PhúMỹ TVA-1-70 Thị Vải Bà Rịa-Vũng Tàu 107 0 01.616' 10 0 35.150' 28 Cảng Cái Mép TVA-1-71 Thị Vải Bà Rịa-Vũng Tàu 107001.645' 10032.321' CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 4 - BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN” CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 5 - BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN” CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 6 - BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN” 2.1.3. Thời gian lấy mẫu: các mẫu được lấy chia thành 4 đợt, cụ thể: - Đợt 1: ngày 14 và 15/04/2007. - Đợt 2: ngày 29 và 30/06/2007. - Đợt 3: ngày 14 và 15/09/2007. - Đợt 4: ngày 08 và 09/12/2007. - Đồng thời tiến hành khảo sát đo nhanh liên tục trong hệ thống lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai: ngày 12 - 14/09/2007. 2.1.4. Phương pháp và thiết bị lấy mẫu nước mặt Các phương pháp và thiết bị lấy mẫu nước mặt đều đã được chuẩn hóa và được công nhận. a. Các thiết bị lấy mẫu nước mặt - Tời thủy văn lấy mẫu có dây cáp dài 30m và quả nặng 18kg được gắn vào trục có tay quay (ghe) và máy bơm lấy mẫu nước sử dụng nguồn điện (xe). - Máy định vị vệ tinh Koden (Nhật) và Lowrance (Mỹ). - Máy đo chất lượng nước 6 chỉ tiêu TOA (Nhật). - Máy đo độ đục Lovibond (Mỹ). - Máy đo pH WTW 320 (Đức). - Máy đo độ dẫn điện WTW LF320 & LF330 (Đức). - Xô bằng nhựa, có dung tích 20l, dùng để chứa mẫu nước trước khi pha trộn (lấy mẫu tại 3 thủy trực sau đó trộn đều). - Bình vật liệu PE có dung tích 2l, dùng để đựng mẫu sau khi đã hòa trộn. Xô và bình được rửa sạch sẽ và tráng bằng chính mẫu nước trước khi chứa mẫu b. Phương pháp lấy và xử lý mẫu nước mặt Mỗi mặt cắt lấy 3 thủy trực (bờ phải, giữa sông, bờ trái) bằng cách lấy mẫu từ mặt xuống đáy và trộn mẫu của 3 thủy trực với nhau, sau đó chiết mẫu thành 2 bình (2L/bình), một chai mẫu cho phân tích vi sinh, một chai DO được cố định tại chỗ. 2.1.5. Phương pháp và thiết bị lấy mẫu thủy sinh - Mẫu thực vật và động vật phiêu sinh định tính được thu bằng lưới vớt phiêu sinh kiểu Juday (hình nón) với kích thước mắt lưới là 25µm. - Mẫu thực vật phiêu sinh định lượng được thu theo Phương Pháp Sedgewick Rafter, thể tích mẫu được thu ngoài thực địa là 1lít. - Mẫu động vật phiêu sinh định lượng được thu bằng cách lọc qua lưới 10 lít nước. - Mẫu động vật không xương sống cỡ lớn được thu bằng gàu đáy kiểu Petersen với tổng diện tích là 0,1m 2 . Tất cả vật chất thu được từ gàu đáy chuyển qua sàng và sau đó sàng kỹ loại bỏ bớt các vật chất trước khi cho mẫu vào lọ. CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 7 - BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN” - Các mẫu được cố định ngay tại hiện trường bằng dung dịch formol bão hòa sao cho nồng độ formol cuối cùng trong mẫu vào khoảng 4% và mỗi mẫu thu được đánh dấu, ghi chú trên nhãn. - Ngoài ra, ghi chú thực địa cũng được thực hiện: thời điểm thu mẫu, vị trí lấy mẫu, đặc điểm dòng chảy, màu nước, nước lớn hay ròng, đặc điểm nền đáy, gần hay xa khu dân cư, nhà máy, xí nghiệp… - Các mẫu nước mặt và mẫu thủy sinh được bảo quản đưa về phòng thí nghiệm tiến hành phân tích ngay sau khi lấy mẫu. 2.1.6. Phương pháp và thiết bị lấy mẫu trầm tích đáy sông Trầm tích đáy được lấy lên nhờ gàu xúc kiểu hàm ngậm, được thiết kế để xâm nhập vào tầng trầm tích nhờ trọng lượng của gàu. 2.2. Các thông số, phương pháp và thiết bị quan trắc - phân tích - Số lượng thông số quan trắc: mẫu nước mặt (23 thông số); mẫu thủy sinh (3 thông số); mẫu trầm tích (11 thông số), cụ thể: + Quan trắc chất lượng nước mặt về hóa lý: trong số 28 điểm quan trắc đầy đủ 21 thông số hóa lý cơ bản; có 6 điểm quan trắc bổ sung thông số Dầu mỡ và 6 điểm quan trắc bổ sung thông số Dư lượng DDT. + Quan trắc chất lượng nước về mặt thủy sinh: quan trắc 3 thông số chỉ thị sinh học (động vật nổi, thực vật nổi, động vật đáy) song song với các chỉ tiêu hóa lý. Số điểm quan trắc: đầy đủ 28 điểm. + Quan trắc trầm tích: 11 thông số. Số điểm quan trắc: 4 điểm. Tần suất: 2 lần/năm. a) Phương pháp và thiết bị phân tích mẫu nước mặt: các phương pháp và thiết bị sử dụng để phân tích đều là các phương pháp đã được chuẩn hóa và công nhận. - pH: đo bằng máy đo MP220 của hãng Mettler Toledo, Thụy Sĩ. - Nhiệt độ: đo bằng máy đo của hãng TOA-DKK, Nhật Bản. - Độ đục: đo bằng máy của hãng Lovibond, Mỹ. - Độ dẫn điện: đo bằng máy của hãng WTW, Đức. - TDS: phương pháp trọng lượng, sử dụng cân phân tích AG245 hãng Mettler, Thụy Sĩ. - BOD 5 : phương pháp cấy và pha loãng theo TCVN 6001-1995. - COD: phương pháp oxy hóa bằng KMNO 4 trong môi trường acid, theo TCVN 6491- 1999. - DO: mẫu được cố định oxy tại chỗ, đem về phòng thí nghiệm xác định theo phương pháp chuẩn độ Winkler, TCVN 5499-1995. CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 8 - BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN” - TSS: phương pháp xác định tổng chất rắn lơ lửng sấy khô ở 103 – 105 0 C theo APHA- 2540D, sử dụng cân phân tích AG245 hãng Mettler, Thụy Sĩ. - Amoniac, Nitrat, Nitrit, PO43-, Clorua: phương pháp sắc ký ion theo ISO-10340- 1:1992. Thiết bị Ion Chromatography System + DS plus TM Auto Suppressor (IC)- Alltech - Mỹ. - Tổng sắt (T-Fe): phương pháp trắc quang theo TCVN 6177-1996. Máy Shimadzu UV 1601PC, Nhật Bản. - Chì (Pb), Cadimi (Cd): phương pháp hấp thu nguyên tử theo TCVN 6193-1996. Máy AAS 3300 của hãng Perkin Elmer, Mỹ. - Tổng Coliform: phương pháp định lượng Coliform - kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất (MPN) theo TCVN 6187-2-1996. - Dầu khoáng: phương pháp hồng ngoại theo ISO-11046-1994. Máy quang phổ hồng ngoại FTIR-8400S của hãng Shimadzu, Nhật Bản. - Hóa chất bảo vệ thực vật: phương pháp sắc ký khí. Thiết bị sắc ký khí ghép đầu dò bắt giữ điện tử (GC-mECD) Agilent 6890N. b) Phương pháp và thiết bị phân tích mẫu thủy sinh: - Việc định danh thủy sinh vật được dựa trên cơ sở hình thái học (morphology) với sự trợ giúp của các tài liệu phân loại của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp này đã được công nhận rộng rãi. - Mẫu định lượng thực vật phiêu sinh được phân tích theo các phương pháp buồng đếm Sedgewick Rafter. Sự sắp xếp danh mục tảo theo hệ thống phân loại được dựa theo cách sắp xếp của tác giả G. S. Prescott. - Mẫu định lượng động vật phiêu sinh và động vật không xương sống cỡ lớn sống đáy được phân tích bằng cách đếm tất cả các cá thể có trong mẫu định lượng. c) Phương pháp và thiết bị phân tích mẫu trầm tích đáy: - Các kim loại nặng trong trầm tích: được xác định theo TCVN 6496-1999. - Các chất hữu cơ độc hại trong trầm tích: được xác định trên thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS). 2.3 Công tác đảm bảo và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quá trình quan trắc đã thực hiện 2.3.1. Chuẩn bị lấy mẫu: tất cả các can và chai lọ dùng lấy mẫu được rửa bằng xà bông, sau đó bằng hỗn hợp K 2 Cr 2 O 7 trong H 2 SO 4 ; tráng cẩn thận với nước sạch và nước cất. Trước khi chứa mẫu tráng 3 lần với chính mẫu; CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 9 - BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN” 2.3.2. Bảo quản mẫu: giảm tối đa thời gian vận chuyển mẫu – bảo quản tối và lạnh; - Các hóa chất sử dụng trong bảo quản và phân tích phải có độ tinh khiết cần thiết (GR for analysis, Merck or equal); - Giảm tối đa thời gian phân tích: các mẫu được phân tích trong vòng 24h (phân tích ngay trong ngày nếu vận chuyển về PTN trong giờ làm việc): + pH, T o , DO, EC: đo tại chỗ, các thiết bị được cân chỉnh trước mỗi đợt quan trắc; + TN: axít hóa với H 2 SO 4 conc. tới pH 1.5-2 và bảo quản lạnh ở 4 o C; + SS: phân tích càng sớm càng tốt, bảo quản không quá 24 h; + SO 4 2- : bảo quản ở 4 o C và phân tích trong vòng 7 ngày; + TP : bảo quản ở 4 o C và phân tích trong vòng 7 ngày; + COD và BOD 5 : bảo quản ở 4 o C và phân tích trong vòng 24h; + Kim loại nặng: bảo quản ở 4 o C và phân tích trong vòng 7 ngày; - Nhật ký lấy mẫu: các mẫu được ghi chép chi tiết trong nhật ký lấy mẫu, bao gồm: ký hiệu mẫu, điều kiện lấy mẫu, thời tiết, giờ lấy mẫu, người lấy mẫu, . 2.3.3. Mẫu QC tại chỗ - Mẫu kiểm tra vận chuyển: sử dụng dung dịch với nồng độ cho trước (tạo bởi nước cất và hóa chất tinh khiết). Mẫu được cho vào can đựng mẫu và vận chuyển ra điểm lấy mẫu. Can mẫu này không mở tại điểm lấy mẫu. Mẫu này cho phép xác định sự nhiễm bẩn và mất mẫu trong quá trình xử lý, vận chuyển và bảo quản. Bên cạnh đó nó cũng sử dụng để xác định sai số phân tích; - Mẫu thêm: sử dụng ống chứa dung dịch chuẩn với nồng độ cho trước. Tại điểm lấy mẫu, các ống được mở ra cho vào dung dịch nước cất và sau đó phân tích tại PTN. 2.3.4. Mẫu QC - PTN: - Mẫu trắng của thiết bị: sử dụng nước cất để kiểm tra nhiễu và giới hạn phát hiện của thiết bị; - Mẫu trắng phương pháp: sử dụng nước cất và các hóa chất chuẩn bị (môi trường, chất che, chất tạo màu .) nhưng không phải chất cần phân tích để tạo mẫu. Mẫu này cho phép chúng ta đánh giá giới hạn phát hiện của phương pháp và độ tinh khiết của các hóa chất sử dụng; - Đường chuẩn: sử dụng dung dịch chuẩn để kiểm tra độ tuyến tính của thiết bị và xác lập đường chuẩn cho các tính toán kết quả phân tích; - Kiểm tra độ lặp lại: lập lại các phân tích ít nhất 3 lần đối với một số chỉ tiêu (đặc biệt đối với phân tích KLN) – tính độ chênh lệch; 2.3.5. Kiểm tra chéo liên phòng thí nghiệm - Thực hiện kiểm tra chéo một số chỉ tiêu tại phòng thí nghiệm Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: trong tổng số 28 điểm quan trắc lấy ra 6 mẫu để kiểm tra chéo các thông số hóa lý (18 chỉ tiêu - trừ các chỉ tiêu đo nhanh) kiểm CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 10 - [...]...BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN” tra chéo 2 đợt/ 4 đợt quan trắc; trong 4 điểm quan trắc trầm tích đáy lấy ra 2 mẫu - kiểm tra chéo 1 đợt/ 2 đợt quan trắc CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ - 11 - . điểm quan trắc: đầy đủ 28 điểm. + Quan trắc trầm tích: 11 thông số. Số điểm quan trắc: 4 điểm. Tần suất: 2 lần/năm. a) Phương pháp và thiết bị phân tích. BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN” PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC PHÂN TÍCH 2.1. Phương pháp và thiết bị lấy mẫu

Ngày đăng: 05/11/2013, 16:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Thông tin về các điểm lấy mẫu (vị trí, hướng nước chảy, thời gian lấy mẫu) - PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC    PHÂN TÍCH

Bảng 2.1..

Thông tin về các điểm lấy mẫu (vị trí, hướng nước chảy, thời gian lấy mẫu) Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan