Beryl - Lớp vỏ hào nhoáng của Linux
Beryl - Lớp vỏ hào nhoáng của Linux Cập nhật lúc 09h06' ngày 05/03/2008• Bản in• Gửi cho bạn bè• Phản hồiXem thêm: beryl, lop, vo, hao, nhoang, cua, linuxHiện nay trong cộng đồng Linux, hai cái tên Compiz và Beryl không xa lạ - đây là 2 lớp vỏ ngoài bóng bẩy của hệ điều hành mã nguồn mở này. Vẻ đẹp cuả chúng có thể tạo cân bằng cho cuộc đua giao diện giữa Linux và Windows Vista – Aero. Khi mới xuất hiện, Compiz như một quả bom tấn cho cộng đồng Linux lúc bấy giờ. Nó như một lớp vỏ ngoài bóng bẩy thay thế cho giao diện đơn điệu vốn có của Linux. Với sự ổn định và các hiệu ứng đẹp, Compiz nhanh chóng trở thành một phần mềm không thể thiếu trong các phiên bản Linux. Beryl được biết đến như một bản biến thể cuả Compiz. Với các hiệu ứng đặc sắc vượt trội hơn Compiz, cộng với bộ giao diện Emerald tuyệt vời đã khiến lớp vỏ ngoài của Linux đẹp hơn bao giờ hết. Tuy vượt trội hơn Compiz về nhiều mặt, nhưng Beryl lại không có được sự ổn định như Compiz. Do đó, Beryl được các nhà phát hành xếp vào phần mềm tùy chọn cho các phiên bản Linux của họ. Dù vậy, Beryl vẫn chiếm được cảm tình của nhiều người dùng và được sử dụng rộng rãi. Do các hiệu ứng của Compiz vẫn có trong Beryl nên bài viết này sẽ tập trung vào Beryl nhiều hơn. Beryl – bộ hiệu ứng sặc sỡ Application Window Switcher Nếu bạn cảm thấy thích thú khi chuyển đổi qua lại các cửa sổ (Alt + Tab) trong Window Vista với Aero thì chắc chắn Beryl sẽ làm bạn hài lòng. Beryl có 3 dạng switcher. Dạng 1: Wall Switcher Để sử dụng hiệu ứng này, chúng ta cần ấn tổ hợp phím Alt + Tab. (hình 1) Dạng 2: Ring Switcher Hiệu ứng này cũng gần giống như khi dùng Alt + Tab trong Windows Vista với Aero, nhưng trong Linux, bạn sẽ thấy các cửa sổ xoay theo vòng tròn. Để sử dụng hiệu ứng này, ấn tổ hợp phím Super Key + Tab. (hình 2) Dạng 3: Window Picker Đây là một hiệu ứng rất đặc sắc và hữu dụng của Compiz và Beryl. Khi rê chuột về góc trên bên phải màn hình thì tất cả các cửa sổ đang mở trong tất cả các workspace sẽ được thu nhỏ và xếp ngay ngắn cho người dùng chọn lựa. Desktop Switcher Đối với người dùng Linux, khái niệm nhiều workspace không có gì xa lạ. Nó giúp cho người dùng thuận tiện trong khi làm việc với nhiều ứng dụng. Beryl đã thổi vào Linux nhiều phương thức chuyển đổi workspace mới lạ làm cho người dùng thích thú, ví dụ Desktop Cube: người dùng sẽ chuyển đổi qua lại các workspace dưới hình dạng một khối hình hộp 3D. Để sử dụng hiệu ứng này, chúng ta làm như sau: ấn và giữ tổ hợp phím Ctrl + Alt, sau đó ấn chuột trái và rê để xoay khối hộp. Desktop Wall Đây là hiệu ứng mặc định trong Compiz, nhưng nếu muốn dùng trong Beryl, chúng ta cần phải vào Beryl Setting Manager -> General Options -> Shortcuts -> Desktop Cube -> Biding, trong đó chọn phần Unfold Cube và gán tổ hợp phím cho nó. Xem trước các ứng dụng đang thu nhỏ Đây là một tiện ích hữu ích. Nó giúp người dùng có thể xem nội dung các cửa sổ đang trong chế độ minimize mà không cần phải bật các cửa sổ đó lên. Đây là một trong các hiệu ứng rất hữu ích cho người dùng, giúp tiết kiệm thời gian khi làm việc với nhiều cửa sổ. Để dùng hiệu ứng này, chỉ việc rê chuột vào các cửa sổ đang trong chế độ Minimize và đợi khoảng 1 giây. Hiệu ứng trong suốt Chắc hẳn bạn sẽ rất thích thú khi xem hiệu ứng trong suốt trong Aero. Bạn cũng ngạc nhiên không kém khi thấy Beryl đảm nhiệm xuất sắc hiệu ứng này. Chỉ cần để chuột vào cửa sổ muốn áp dụng hiệu ứng, sau đó ấn và giữ Alt rồi dùng nút cuộn chuột (scroll) để tăng, giảm độ trong suốt của cửa sổ đó. Cửa Sổ 3D Đây là một trong các hiệu ứng đặc sắc của Beryl khiến nhiều người thích thú. Bạn chỉ có thể thấy được hiệu ứng này khi dùng hiệu ứng 3D Cube, lập tức các cửa sổ đang mở sẽ nổi lên thành 1 cửa sổ 3D. Nhóm các cửa sổ làm việc Đây là một tiện ích hữu ích khác của Beryl, giúp người dùng dễ kiểm soát các cửa sổ làm việc của mình. Chỉ việc nhóm các cửa sổ lại với nhau, người dùng có thể kéo, thả một nhóm các cửa sổ cùng một lúc một cách dễ dàng. Để nhóm các cửa sổ, làm như sau: 1/ Chọn từng cửa sổ xong, ấn tổ hợp phím Super Key + S để đánh dấu các cửa sổ cần nhóm; hoặc ấn và giữ Super Key rồi dùng chuột quét tất cả các cửa sổ muốn nhóm lại. 2/ Ấn tổ hợp phím Super Key + G để nhóm lại. Muốn rã nhóm thì ấn Super Key + U. Emerald – bộ quản lý giao diện tuyệt vời Đi song hành với Beryl là bộ quản lý giao diện tuyệt vời Emerald. Emerald cho phép người dùng tùy biến giao diện của cửa sổ làm việc, đồng thời cung cấp nhiều mẫu giao diện rất đẹp cho người dùng lựa chọn. Compiz Fusion: Sự thay thế hoàn hảo Hiện nay, Compiz và Beryl đã không còn được phát triển tiếp nữa vì 2 nhóm phát triển của Compiz và Beryl đã bắt tay nhau cùng phát triển một phiên bản hợp nhất nhằm có được sự ổn định của Compiz và vẻ hào nhoáng cuả Beryl: Compiz Fusion. Tuy đang trong giai đoạn phát triển nhưng Compiz Fusion hứa hẹn sẽ là một phần mềm sáng giá góp phần tạo nên sự lộng lẫy cho Linux. PHỤ LỤCCompiz/Beryl và Aero Tuy có các hiệu ứng sặc sỡ không thua gì Aero của Windows Vista nhưng Compiz/Beryl lại đòi hỏi cấu hình nhẹ hơn hẳn: Theo trang chủ của Beryl (http://wiki.beryl-project.org/wiki/Beryl_FAQ) thì Beryl có thể chạy tốt trên máy có GeForce 3/i855/Radeon 7500, RAM 256MB và tốc độ 1.2GHz. Riêng với tác giả, mặc dù máy dùng mainboard chipset 915GM, card đồ hoạ tích hợp 128Mb (không đủ để chạy Aero) nhưng lại có thể chạy tất cả các hiệu ứng của Beryl khá tốt. Super Key Đọc bài viết, nhiều bạn sẽ thắc mắc phím Super Key là phím gì? Thật ra, phím Super Key chính là phím Windows trên PC, phím Apple trên Macintosh và là phím Amiga trên Amiga. Nếu bạn ấn nút Super Key mà không có tác dụng? Trước hết bạn vào phần Keyboard, sau đó chọn tab Layout Options, xuống phần Alt/Win Key Behaviour, chọn dòng Super is mapped to the Win-keys. . Beryl - Lớp vỏ hào nhoáng của Linux Cập nhật lúc 09h06' ngày 05/03/2008• Bản in• Gửi cho bạn bè• Phản hồiXem thêm: beryl, lop, vo,. vo, hao, nhoang, cua, linuxHiện nay trong cộng đồng Linux, hai cái tên Compiz và Beryl không xa lạ - đây là 2 lớp vỏ ngoài bóng bẩy của hệ điều hành mã nguồn