Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
63,23 KB
Nội dung
LỢINHUẬNVÀSỰCẦNTHIẾTPHẤNĐẤUTĂNGLỢINHUẬNTRONGĐIỀUKIỆNHIỆN NAY. 1.1. LỢINHUẬNVÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN. 1.1.1. Lợinhuận của doanh nghiệp. 1.1.1.1. Khái niệm. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Khái niệm trên đã nhấn mạnh doanh nghiệp phải là một tổ chức kinh tế chứ không phải là một tổ chức chính trị hay tổ chức xã hội. Mục đích của doanh nghiệp là tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nên muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận. Từ góc độ của doanh nghiệp, có thể thấy rằng lợinhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được lợinhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. 1.1.1.2. Nội dung lợi nhuận. Lợinhuận của doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận: * Lợinhuận từ hoạt động kinh doanh. Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh, bao gồm: giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Lợinhuận từ HĐKD = DTT – Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ Doanh thu thuần = Doanh thu từ HĐKD – Các khoản giảm trừ (nếu có) Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó: - Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm giá hàng bán, trị giá hàng bán bị trả lại và thuế gián thu. - Giá vốn hàng bán (GVHB) là trị giá vốn của hàng xuất bán, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. - Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. * Lợinhuận từ hoạt động tài chính(HĐTC). Là chênh lệch giữa doanh thu HĐTC và chi phí HĐTC. Doanh thu HĐTC gồm: tiền lãi, thu nhập từ cho thuê tài sản, thu từ đóng góp cổ phần, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, cho vay lấy lãi, chênh lệch có lợi do tỷ giá hối đoái, . Chi phí HĐTC là chi phí cho những hoạt động trên. Lợinhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC – Chi phí HĐTC * Lợinhuận khác. Là khoản chênh lệch khác và chi phí khác. Các khoản thu nhập khác và chi phí khác là những khoản thu nhập hay chi phí mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc đó là những khoản thu, chi không mang tính chất thường xuyên. Thu nhập khác gồm: Thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (TSCĐ), thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, . Chi phí khác gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi do bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi do kế toán nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán và các khoản chi khác. 1.1.1.3. Ý nghĩa của lợi nhuận. Lợinhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thể hiện ở chỗ: Lợinhuận tác động tới tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợinhuận là điềukiện quan trọng đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. Lợinhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp phấnđấu cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng doanh thu và hạ giá thành sản phẩm thì lợinhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp. Lợinhuận giữ vị trí quan trọngtrong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không đều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợinhuận hay không. Vì vậy, lợinhuận được coi là đòi hỏi quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản nói lên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợinhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để bổ sung vốn kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo điềukiện cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng một cách vững chắc. Lợinhuận còn là nguồn chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động thông qua tiêu dùng của quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích lập từ lợinhuận sau thuế. Lợinhuận còn là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách Nhà nước. Hàng năm, Nhà nước thu một phầnlợinhuận của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dưới hình thức thu thuế thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tái sản xuất mở rộng trên quy mô toàn xã hội. Qua đó Nhà nước thực hiệnđiều tiết lợi ích trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không thể coi lợinhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng HĐSXKD, và cũng không thể chỉ dùng nó để so sánh chất lượng HĐSXKD của các doanh nghiệp khác nhau do nó có những hạn chế nhất định: Lợinhuận là kết quả tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, có những nhân tố thuộc về chủ quan, có những nhân tố khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau. Do điềukiện SXKD, điềukiện vận chuyển, thị trường tiêu thụ làm cho việc so sánh lợinhuận để đánh giá kết quả sẽ không mang tính khách quan toàn diện. Các doanh nghiệp cùng loại, nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợinhuận thu được cũng khác nhau. Ở những DN lớn nếu công tác quản lý kém nhưng số lợinhuận thu được vẫn có thể lớn hơn nhưng DN quy mô nhỏ hơn nhưng công tác quản lý tốt hơn. Do vậy, để đánh giá đúng đắn chất lượng HĐKD của các DN, ngoài chỉ tiêu lợinhuận tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu lợinhuận tương đối là tỷ suất lợi nhuận. 1.1.2. Tỷ suất lợinhuận của doanh nghiệp. Tỷ suất lợinhuận của DN là một chỉ tiêu tương đối dùng để so sánh kết quả kinh doanh giữa các thời kỳ trong một DN hoặc giữa các DN với nhau. Mức tỷ suất càng cao (tức là mức doanh lợi càng cao) chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả. Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi, mỗi cách có nội dung kinh tế riêng để đánh giá kết qua trên các góc độ khác nhau. Sau đây là một số chỉ tiêu lợinhuận thường dùng: * Tỷ suất lợinhuận vốn (Doanh lợi vốn). Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợinhuận đạt được trước thuế hoặc sau thuế với toàn bộ số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm vốn cố định bình quân và vốn lưu động bình quân). Công thức xác định: P(Pr) Tsv = x 100% V bq V đk + V ck V bq = = VCĐ bq +VLĐ bq 2 VCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số tiền khấu hao luỹ kế đã thu hồi. VLĐ gồm: Vốn dự trữ sản xuất, vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế, vốn thành phẩm. Trong đó: T sv : tỷ suất lợinhuận vốn kinh doanh (doanh lợi vốn). P(Pr): Là lợinhuận (lợi nhuận ròng) trong kỳ. V bq : Là tổng số vốn sản xuất sử dụng bình quân trong kỳ VCĐ bq : Vốn cố định bình quân. VLĐ bq : Vốn lưu động bình quân V đk : Số vốn kinh doanh đầu kỳ. V ck : Số vốn kinh doanh cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể: trong kỳ cứ sử dụng 100 đồng vốn bình quân thì thu được bao nhiêu đồng lợinhuận (hoặc lợinhuận ròng). Do đó, tỷ suất lợinhuận vốn nói lên trình độ sử dụng vốn hiệu quả nhất hay mang lại nhiều lợinhuận từ số vốn tham gia kinh doanh nhỏ nhất. * Tỷ suất lợinhuận giá thành. Là quan hệ tỷ lệ giữa lợinhuận tiêu thụ trước thuế hoặc sau thuế của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ. Công thức xác định: P(Pr) T sg (%) = x100% Z tb Trong đó: T sg : là tỷ suất lợinhuận giá thành (doanh lợi giá thành). Z tb : là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. P(Pr): là lợinhuận (lợi nhuận ròng) của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Cụ thể: trong kỳ cứ bỏ ra 100 đồng chi phí sản xuất tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợinhuận trước thuế hoặc sau thuế. * Tỷ suất lợinhuận doanh thu. Là quan hệ tỷ lệ giữa lợinhuận sản phẩm tiêu thụ (trước thuế hoặc sau thuế) với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt được trong kỳ. Công thức xác định: P (Pr) Tst (%) = x 100% T Trong đó: Tst (%): Tỷ suất lợinhuận doanh thu P (Pr): Lợinhuận trước thuế hoặc sau thuế của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. T : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Chỉ tiêu nàyphản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; cụ thể: trong kỳ cứ 100 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợinhuận trước thuế hoặc sau thuế. * Tỷ suất lợinhuận vốn chủ sở hữu. Là tỷ lệ giữa lợinhuận ròng và số vốn chủ sở hữu bình quân tham gia kinh doanh trong kỳ. Công thức xác định: Pr Tsh(%) = x 100% Vcsh Trong đó: Tsh(%) : Là tỷ suất lợinhuận vốn chủ sở hữu. Vcsh : Là vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu nàyphản ánh sự gia tăng của đồng vốn chủ, cụ thể: nếu bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân để kinh doanh thì sau cùng sẽ mang lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợinhuận ròng. Do đó: Đây là chỉ tiêu được các chủ sở hữu vốn quan tâm nhất. Ngoài các chỉ tiêu trên, ta còn có thể xác định doanh lợi vốn đi vay, doanh lợi vốn cố định, doanh lợi vốn lưu động để đánh giá và so sánh kết quả kinh doanh trong những trường hợp cần thiết. 1.2. SỰCẦNTHIẾT PHẢI PHẤNĐẤUTĂNGLỢINHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP. Lợinhuận là mục tiêu phấnđấu hàng đầu của doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề lợinhuận được quan tâm hơn bao giờ hết vàsự gia tănglợinhuận là vô cùng quan trọng. Điềunày được xuất phát từ những lý do sau: 1.2.1. Xuất từ vai trò của lợinhuận đối với các doanh nghiệp. Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sản xuất vàphân phối theo kế hoạch của Nhà nước nên vai trò của lợinhuận không được phát huy và bản thân doanh nghiệp cũng không thấy được tầm quan trọng của lợi nhuận. Doanh nghiệp hoạt động lãi hay lỗ đều nộp vào ngân sách hoặc được ngân sách Nhà nước cấp. Ngày nay, trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô, nhiều thành phần kinh tế ra đời cùng với sự xoá bỏ bao cấp với thành phần kinh tế Nhà nước, mọi doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt thì chỉ bằng cách kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được. Phầnlợinhuận còn lại sau khi bù đắp các chi phí sẽ là nguồn tích luỹ để doanh nghiệp tái sản xuất, đầu tư mở rộng và đáp ứng những nhu cầu khác. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì nguồn tích luỹ chủ yếu là từ lợinhuận thu được. Lợinhuận có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐKD, trình độ tổ chức quản lý trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời lợinhuận còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng tác động tới việc hoàn thiện và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợinhuận cao và ổn định thì uy tín sẽ được nâng cao, mở rộng được thị trường và liên kết với nhiều đơn vị khác. Bên cạnh đó, việc tạo ra lợinhuận cho doanh nghiệp thúc đẩy sựtăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả (có lãi) sẽ nộp thuế cho NSNN, làm tăng tích luỹ và mở rộng sản xuất kinh doanh trên quy mô toàn bộ nền kinh tế. 1.2.2 Xuất phát từ yêu cầu phát huy quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, không có sự bao cấp về vốn của Nhà nước cho các doanh nghiệp, Nhà nước giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể sản xuất kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Điềunày đã khiến cho các doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tự khẳng định mình trên thương trường cũng như trong nền kinh tế. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải tự bảo toàn vốn và phát triển được vốn sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi, vốn tích lũy hàng năm phải tăng lên. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp khi bước vào nền kinh tế thị trường đã từng bước thích nghi; biết tìm ra những hướng đi đúng đắn và từng bước làm ăn có hiệu quả. Trên cơ sở đó có thể tự tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: Chưa linh hoạt trong việc xây dựng hoạt động sản xuất kinh doanh, vẫn còn một số doanh nghiệp còn chậm thích ứng với cơ chế thị trường dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Nhà nước và nhà quản lý cần quan tâm, có các chính sách để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Thực tiễn cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác với nhau. Điềunày đặt ra vấn đề tháo gỡ dần sự bảo hộ của Nhà nước với các doanh nghiệp trong nước để kích thích tính sáng tạo, tự chủ của các doanh nghiệp đồng thời xóa bỏ tính ỷ lại của một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Hơn nữa, chương trình Việt Nam tham gia khu vực mậu gịch tự do ASEAN (AFTA) và tiến tới gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức lớn. Do vậy, các doanh nghiệp phải cạnh tranh trong môi trường phức tạp hơn và chỉ có kinh doanh hiệu quả, lợinhuận ngày càng gia tăng mới giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không nhanh chóng đổi mới trong cách nghĩ, tìm cách đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì sẽ có nguy cơ bị tụt hậu thậm chí có thể bị phá sản. Vì vậy, phấnđấutănglợinhuậntrong các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết, quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢINHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP. Lợinhuận của một doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố, có cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Việc phân tích, đánh giá đúng đắn ảnh hưởng của các nhân tố tác động thì sẽ giúp cho DN đưa ra những biện pháp ra tănglợinhuận hợp lý và hiệu quả hơn. 1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan. * Nhân tố số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Về nguyên tắc, việc tăng sản lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu vàlợinhuận lên (trong điềukiện các nhân tố khác không đổi). Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng về doanh thu sẽ càng lớn và là đòn bẩy để tănglợi nhuận. Điềunày phụ thuộc vào năng lực sản xuất là công tác lập kế hoạch về khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Lợinhuận còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp; tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm; việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với khách hàng; việc giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng. Ngoài ra, lợinhuận còn phụ thuộc vào việc tiết kiệm chi phí; quản lý điều hành doanh nghiệp. Trong thi công, xây lắp, lợinhuận còn phụ thuộc vào khối lượng công trình hoàn thành. Việc chuẩn bị tốt ký hợp đồng kinh tế với các đơn vị mua hàng, tổ chức đóng gói, vận chuyển nhanh chóng, thanh toán bằng nhiều hình thức thích hợp, xác định và giữ vững kỷ luật thanh toán với đơn vị mua hàng, tính toán chính xác khối lượng sản xuất và khối lượng xây lắp hoàn thành, chi phí xây [...]... cứ vào những chủ trương có tính chất hướng dẫn của Nhà nước thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường mà xây dựng giá bán sản phẩm Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ có ảnh hưởng đến lợi nhuận, nếu tăng tỷ trọng mặt hàng có lợinhuận đơn vị cao và giảm tỷ trọng mặt hàng có lợinhuận đơn vị thấp sẽ làm tăng tổng lợinhuậnvà ngược lại Kết cấu mặt hàng chịu sự. .. một nhân tố quan trọng để tăng doanh thu của doanh nghiệp Với những nhân tố tác động tới lợinhuận như vậy, doanh nghiệp cần có những giải pháp để phát huy yếu tố tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNGLỢINHUẬNTRONG DOANH NGHIỆP 1.4.1 Tăng số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ Lợinhuận là kết quả cuối cùng... hợp lý Trong điềukiện kinh tế thị trường thì việc đa dạng hoá sản phẩm là một xu hướng phổ biến cho các doanh nghiệp Điềunày cũng xuất phát từ lợi ích của nó: DN sẽ tiết kiệm được những năng lực sản xuất dư thừa về máy móc thiết bị, về NVL, về nhân công và tạo thêm nguồn thu cho doanh nghiệp, góp phầntănglợinhuận cho doanh nghiệp, Nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng những mặt hàng có lợinhuận đơn... góp phần làm tănglợinhuận của DN * Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ và tài chính Đây là nhân tố thể hiện rõ tính chủ quan của doanh nghiệp Tổ chức tốt việc quản lý sản xuất kinh doanh là cách thức tốt nhất nhằm hạ giá thành, tănglợinhuậnĐiềunày được biểu hiệntrong quá trình quản lý chi phí của DN: từ chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý... định bởi quy luật cung cầu trên thị trường và mang tính khách quan Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, thì việc thay đổi giá bán cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu vàlợinhuận Để đảm bảo được doanh thu vàlợi nhuận, doanh nghiệp phải có những quyết định về giá cả Giá cả phải bù đắp chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợinhuận thỏa đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng Do vậy việc xác định... nhất hay thu được nhiều lợinhuận cao nhất với một lượng vốn bỏ ra ít nhất Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một giải pháp cần thiết và quan trọng nhằm gia tănglợinhuận tại doanh nghiệp Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, có tính chất quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp Để quản lý vốn cố định thì cần chú ý khai thác có... hiện, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái Mỗi giai đoạn khác nhau sẽ cho doanh thu vàlợinhuận khác nhau, nếu như doanh nghiệp tổ chức quản lý, khai thác và kéo dài giai đoạn tăng trưởng và bão hoà, rút ngắn thời gian suy thoái và hình thành ban đầu, sẽ giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợinhuận hơn Do vậy, doanh nghiệp cần nắm vững, có kế hoạch cho cụ thể cho từng giai đoạn để có thể sản xuất sản phẩm... trường, tăng cường quảng cao, đồng thời khâu vận chuyển, giao hàng, thanh toán tiền hàng phải nhanh chóng và đa dạng trong phương thức thực hiệnĐiều đó sẽ giúp cho công tác tiêu thụ sản phẩm tốt hơn Chất lượng sản phẩm cũng có ý nghĩa rất quan trọng, giúp chho việc tăng cao uy tín của doanh nghiệp, giữ vững mối quan hệ tốt với khách hàng sẽ gián tiếp làm tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, tănglợi nhuận. .. doanh nghiệp và nó chỉ được xác định sau khi sản phẩm đã được tiêu thụ Do đó số lượng và chất lượng sản phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp tới lợinhuận của doanh nghiệp Để tăng sản lượng sản phẩm tiêu thụ thì trước hết về mặt sản xuất, doanh nghiệp phải đầu tư máy móc thiết bị để mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo các yếu tố đầu vào được liên tục, bố trí lao động hợp lý và có chế độ... theo đơn đặt hàng thì doanh nghiệp phải thực hiện đúng những quy định của hợp đồng để bảo đảm được uy tín của doanh nghiệp 1.4.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có lợi nhuận, ngày càng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình vàđiều đó gắn liền với việc phải mở rộng thị trường tiêu thụ Để nâng cao lợi nhuận, doanh nghiệp phải có nhiều biện pháp . LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẤN ĐẤU TĂNG LỢI NHUẬN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY. 1.1. LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN. 1.1.1. Lợi nhuận của doanh. doanh lợi vốn cố định, doanh lợi vốn lưu động để đánh giá và so sánh kết quả kinh doanh trong những trường hợp cần thiết. 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHẤN ĐẤU