MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCHTÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH THANH HÓA

10 339 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCHTÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH THANH HÓA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH THANH HÓA 3.1 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH THANH HÓA Trong những năm vừa qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và thử thách nhưng công ty đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong năm 2008 này phương châm của công ty luôn lấy mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mở cửa và hội nhập làm phương hướng thực hiện nhiệm vụ, tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của mình nhằm phục vụ tốt hơn nữa mọi nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, để duy trì phát huy và dần nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty thường xuyên đánh giá hoạt độnh kinh doanh qua từng năm, qua đó rút ra những thuận lợi để phát huy cũng như từng bước khắc phục những tồn tại còn vướng mắc, từ đó đưa ra phương hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh cụ thể cho năm tới. Ngoài ra, công ty còn các biện pháp mạnh trong công tác tổ chức quản lý, khai thác nhiều địa bàn kinh doanh mới nhằm mở rộng thị trường, từ đó tạo điều kiện làm việc tốt hơn, cũng như tăng thu nhập bình quân hàng năm của cán bộ công nhân viên, đồng thời tăng đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Trong năm 2008 công ty tiếp tục nghiên cứu, đầu tư thêm xe mới và tìm các phương án kinh doanh mới để đa dạng hóa loại hình kinh doanh, tìm thêm các đối tác mới sao cho lợi ích đem lại cho công ty tối đa hóa về lợi nhuận. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH THANH HÓA Hoạt động kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận cao, chi phí thấp, kế hoạch đặt ra phải phù hợp với tình hình thực tế . đòi hỏi phải các quyết định tài chính đúng đắn. Do đó, đối với công ty cổ phần Mai Linh Thanh Hóa nói riêng việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính là điều cần thiết và ý nghĩa vô cùng quan trọng cần phải làm tốt trong tương lai. Một số giải pháp được đưa ra là: 3.2.1 Hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính Chất lượng phân tích tài chính được nâng cao hay không tùy thuộc rất lớn vào nội dung phân tích, đây là cốt lõi của vấn đề ở công ty, nội dung đề cập đến trong phân tích tài chính là chưa đủ. Do vậy, giải pháp đưa ra là cần phân tích một số nội dung sau để góp phần làm tăng độ chính xác cho các quyết định tài chính như phân tích các luồng tiền. Mục đích của nội dung này là xác định và dự báo luồng tiền vào ra trong từng thời kỳ ngắn hạn để chủ động lựa chọn nguồn tài trợ và xác định ngân quỹ xí nghiệp. Phân tích các nguồn thu bằng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, trong đó thu bằng tiền là hoạt động chủ yếu. Phân tích các khoản chi như: chi tiền mua hàng hoá, chi các khoản nộp ngân sách, trả vốn, trả lãi vay, chi bên ngoài, chi lương và các khoản chi nội bộ. Trên sở số dư tiền đầu kỳ tối ưu và dựa vào chênh lệch thu chi, công ty tiến hành cân đối thu chi bằng tiền để chủ động tìm nguồn tài trợ và khả năng đầu tư ngắn hạn. Công ty hiện nay chưa phân tích nội dung này, đây là một giải pháp đưa ra giúp công ty thể chủ động hơn trong việc chi tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích tài chính nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. 3.2.2 Công ty nên đưa phương pháp Dupont trong phân tích tài chính Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu sử dụng trong phương pháp phân tích tài chính Dupont Chỉ tiêu 2005 2006 2007 LNST/ Doanh thu thuần 0,02 0,024 0,042 Doanh thu thuần/ ∑TS 0,734 0,858 0,688 ∑TS/ Vốn chủ sở hữu 12,02 10,305 3,551 Hệ số Nợ 0,917 0,903 0,718 LNST/ Vốn CSH 0,179 0,211 0,103 Qua bảng phân tích trên ta rút ra nhận xét sau: Từ kết quả các chỉ tiêu trên. So sánh phương trình Dupont 2 năm 2005 và 2006 cho thấy. Doanh lợi vốn chủ sở hữu trong năm 2006 tăng lên so với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh lợi doanh thu tăng. Vòng quay toàn bộ vốn năm 2006 tăng so với năm 2005. Hệ số nợ giảm đi nhưng tốc độ giảm chậm hơn tốc độ tăng của vòng quay toàn bộ vốn. Như vậy việc giảm sử dụng nợ là lợi cho công ty nên lợi nhuận sau thuế tăng. Sang năm 2007 doanh lợi vốn chủ sở hữu lại thấp hơn năm 2006. Nguyên nhân là do doanh lợi doanh thu năm 2007 tăng nhiều so với năm 2006. Tổng doanh thu tăng tốc độ nhanh hơn mức tăng của lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm hơn so với năm 2006. Hệ số nợ của công ty giảm. Như vậy giảm sử dụng nợ và tăng doanh thu trong giai đoạn này hiệu quả làm tăng lợi nhuận sau thuế. Từ những phân tích trên, thể thấy các hệ số ảnh hưởng rất lớn đến doanh lợi vốn chủ sở hữu đặc biệt là hệ số nợ thể khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu, làm lợi cho chính Công ty. Đồng thời làm giảm nhẹ sự suy giảm của doanh lợi vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên tình hình sẽ trở nên tồi tệ nếu đồng vốn của doanh nghiệp được sử dụng không hiệu quả dẫn tới thua lỗ. Khi đó một hệ số nợ cao sẽ càng làm cho sự thua lỗ của Công ty nhiều hơn. Tức là số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng mất đi. Tùy từng thời kỳ phát triển kinh tế mà các chủ doanh nghiệp sử dụng hệ số nợ cho hợp lý. Tiết kiệm giảm chi phí tới mức thấp nhất thể. Nhiệm vụ chính của các nhà quản trị phân tích chính là xác định một cấu vốn hợp lý cho từng giai đoạn phát triển kinh tế của doanh nghiệp theo xu hướng phát triển chung mà cấu vốn hợp lý nhằm sử dụng vốn hiệu quả cao nhất. 3.2.3 Hoàn thiện tổ chức hoạch định phân tích tài chính Để đi sâu vào các nội dung phân tích tài chính như trên cần phải hoàn thiện công tác tổ chức hoạch định phân tích tài chính đây là quá trình chuẩn bị nhằm định hướng mục tiêu, sắp xếp các vấn đề cần nghiên cứu thật khoa học, hệ thống, đảm bảo tính lý luận. Các giải pháp đưa ra cho vấn đề này như sau: a) Xây dựng và thực hiện tốt quy trình phân tích tài chính Quy trình phân tích được lập qua các bước: - Bước 1: Lập kế hoạch phân tích Đây là giai đoạn đầu tiên, là một khâu quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng phân tích tài chính. Giai đoạn này được chuẩn bị tốt, chu đáo sẽ giúp cho các giai đoạn sau tiến hành kết quả. + Xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích để từ đó phát hiện vấn đề và hạn định một cách chính xác để đi sâu vào vấn đề chính tránh lãng phí thời gian và chi phí. + Lập kế hoạch phân tích bao gồm nội dung phân tích, phạm vi phân tích, nguồn nhân lực cho phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần lựa chọn và thu thập, tìm hiểu. - Bước 2: Giai đoạn tiến hầnh phân tích: + Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu + Tính toán các chỉ tiêu phân tích + Xác định nguyên nhân và tính toán các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. + Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. + Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp. + Đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thành công. + Đưa ra quyết định tài chính + Dự báo và lập kế hoạch tài chính cho năm tới và các năm tiếp theo. - Bước 3: + Viết báo cáo phân tích + Hoàn chỉnh hồ phân tích. b) Tổ chức tốt công tác kế toán Công tác kế toán thực hiện càng tốt bao nhiêu thì chất lượng phân tích tài chính càng tốt bây nhiêu. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa muốn công khai thông tin về doanh nghiệp mình, do đó các số liệu nộp cho các quan quản lý và đối tượng quan tâm xem xét là chưa phản ánh đúng thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà là các số liệu sửa đổi. Công tác kế toán cần phản ánh đúng thực tế hàng ngày để cung cấp nguồn thông tin chuẩn xác, trung thực, thống nhất góp phần cho việc đưa ra những quyết định tài chính phù hợp cho tình hình tài chính của công ty. c) Nâng cao nhận thức, trình độ và chất lượng chuyên môn cho cán bộ phân tích tài chính Hiện nay, công việc phân tích tài chínhcông ty được thực hiện bởi nhân viên chuyên về nghiệp vụ kế toán, điều này là bất cập. Để nâng cao chất lượng phân tích tài chính, vấn đề này cần được giải quyết như sau: - Trước hết là nâng cao nhận thức cho nhân viên công ty đặc biệt là nhân viên phòng tài chính kế toán về tầm quan trọng của phân tích tài chính bằng cách tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện, đưa ra những ví dụ cụ thể chứng minh cho lợi ích của công ty nếu phân tích tài chính được quan tâm đúng mức. - Chất lượng phân tích cao hay không phụ thuộc vào trình độ và chuyên môn của cán bộ phân tích. Thực tế ở công ty chưa đội ngũ chuyên trách về công việc phân tích tài chính. Giải pháp trước mắt là nâng cao trình độ cho các kế toán về các nghiệp vụ tài chính bằng cách khuyến khích đi học thêm, giành thêm thời gian cho các nhân viên ngoài công việc kế toán kiêm phần tích tài chính để họ thời gian tập trung cho phân tích tốt hơn. Về lâu dài, cần phòng tài chính riêng với những cán bộ được tuyển dụng chuyên môn về tài chính để thực hiện phân tích tài chính. d) Các quy định về công tác phân tích tài chính - Thời gian tiến hành phân tích nên qui định ngay sau khi các báo cáo tài chính của công ty được lập xong. Độ dài thời gian cần được xác định rõ ràng. - Quy định về trách nhiệm yêu cầu công việc đối với cán bộ phân tích. Đặc biệt đối với người trách nhiệm chính điều hành tổ chức toàn bộ công tác phân tích của Công ty. - Quy định về đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn của các cán bộ phân tích. - Quy định khen thưởng kỷ luật với cán bộ phân tích. - Quy định về trách nhiệm của các phòng ban chức năng liên quan. - Quy định kiểm tra đánh giá chất lượng phân tích. 3.2.4 Cung cấp và sử dụng thông tin trong phân tích tài chính - Nguồn thông tin bên ngoài: Hiện tại, trong công ty chưa sử dụng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm tỷ lệ tham chiếu trong khi phân tích vì do hệ thống chỉ tiêu này chưa được quan chuyên trách cung cấp rộng rãi, bên cạnh đó là những chỉ tiêu này chưa thật chính xác do đó đòi hỏi các nhà phân tích phải linh hoạt khi sử dụng chỉ tiêu này, đưa chỉ tiêu này vào phân tích tài chính để phần nào được kết quả chính xác nhất. Công ty cần thường xuyên theo dõi biến động về tình hình chính trị, kinh tế văn hoá trên thế giới, trong khu vực và trong nước như giá cả nguyên vật liệu, lãi suất , tỷ giá hối đoái, chiến tranh, bệnh tật, thông tin của các đối thủ cạnh tranh, các chính sách vĩ mô của nhà nước liên quan đến ngành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó sự đối phó kịp thời và điều chỉnh hợp lý. - Nguồn thông tin nôi bộ: Quan trộng nhất là các báo cáo tài chính vì đây là sở quan trọng cho phân tích tài chính. Thông tin trong báo cáo tài chính cần chính xác, đầy đủ do vậy cần tiến hành kiểm toán nội bộ dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Công ty cần báo cáo lưu chuyên tiền tệ để tạo ra sự cân đối trong thu chi và tạo điều kiện cho các đối tượng quan tâm khác cã cái nhìn cụ thể hơn về công ty. Thông tin cần lưu trữ cẩn thận và lưu chuyển giữa các phòng qua hệ thống máy vi tính được nối mạng. Ban lãnh đạo thường xuyên giám sát thông tin qua hệ thống này. 3.3 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH THANH HÓA 3.3.1 Đối với công ty Công ty nên tiến hành phân tích các báo cáo tài chính dựa trên cả hai phương phápso sánh và phân tích tỷ lệ, phân tích tất cả các chỉ tiêu trong các nhóm kết hợp với phương pháp phân tích tài chính Dupont để cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về tình hình tài chính của Công ty. Bởi trên thực tế nếu chỉ so sánh giữa số thực hiện của hai kỳ kế toán sẽ cho kết quủ khả quan, nhưng nếu đem kết quả đó so sánh với chỉ tiêu chung của ngành thì vẫn còn thấp chưa phù hợp nghĩa là Công ty cần giải pháp khác để cải thiện tình hình tài chính của mình. Ngoài ra Công ty cần thực hiện chương trình phân tích nhanh các chỉ tiêu tài chính trên máy tính để cung cấp thông tin thường trực cho ban quản lý Công ty nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý Công ty. 3.3.2 Đối với Nhà nước Hiện nay chế độ kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, các quy định chưa phù hơp với thông lệ quốc tế và khu vực, số liệu sổ sách còn chưa thống nhất gây khó khăn cho các doanh nghiệp quan quản lý nhà nước. Bộ Tài chính cần quy định cụ thể và phù hợp để hoàn thiện công tác kế toán doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng phân tích tài chính. Xây dựng và hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước, kiểm toán bởi các công ty kiểm toán nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong điều kiện hoạt động như hiện nay, nhằm thúc đẩy tính chuyên nghiêp trong công tác quản lý tài chínhcông tác phân tích tài chính. Công tác thanh tra kiểm tra của quan thuế, tổng cục thuế được tiến hành và thực hiện hiệu quả nhằm phát hiện ra sai sót, bất hợp lý về số liệu để tạo nên sự chuẩn xác cho các báo cáo tài chính. Nhà nước cần những văn bản quy định về việc cung cấp và xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân tích tài chính được chính xác hơn. Ngoài ra, Chính phủ cần những chính sách mới trong việc phát triển thị trường vốn, tạo cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khóan điều kiện và nhu cầu phân tích tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng các công ty tài chính, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư các doanh nghiệp thể huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu góp vốn liên doanh, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. KẾT LUẬN Qua tất cả những phân tích trên ta thấy công tác phân tích tài chính đã khẳng định được những ưu điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh và ra quyết định tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần Mai Linh Thanh Hóa nói riêng. Trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu, công ty cổ phần Mai Linh Thanh Hóa muốn thu thập được những thông tin tốt nhất liên quan đến ngành hoạt động của mình để tránh rủi ro trong kinh doanh và tăng cao lợi nhuận; muốn tự mình thay đổi những phương pháp, cách nghĩ, cách làm để thích ứng với môi trường kinh doanh đầy biến động và phức tạp, đưa ra nhưng chiến lược kinh doanh thật hiệu quả. Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệpmột điều kiện cần thiết giúp công ty thực hiện phần nào mong muốn trên. Qua thời gian thực tập ngắn ngủi của công ty, bằng những hiểu biết hạn hẹp của mình tôi nhận thấy nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty là vấn đề sống còn và cần thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Mai Linh Thanh Hóa" làm đề tài nghiên cứu của mình. Tuy vậy, tôi cũng nhận thấy rằng vấn đề mình đưa ra là rộng và khó so với những kiến thức về tài chính mà tôi thu nhận được. Những kiến thức tôi đưa ra về đề tài này không tránh khỏi thiếu sót: Phần sở lý luận chung chỉ để là tài liệu tham khảo; Phần thực trạng mang nhiều ý kiến chủ quan; Các giải pháp và kiến nghị chưa đầy đủ, chính xác và sát thực. Do đó, tôi mong rằng bằng những cố gắng và nỗ lực của mình trong khi phân tích sẽ được đáp lại bằng sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các bạn, công ty những người quan tâm đến nôi dung nầy để vấn đề này ngày một hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn các cô, các chú, các anh chị trong công ty đặc biệt là ở phòng kế toán tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chuyên đề này. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ; thạc sĩ Trần Tất Thành đã hướng dẫn em về kiến thức để em thể tiếp cận vấn đề này tốt hơn, với nội dung rộng và khó của chuyên đề những khiếm khuyết xảy ra là điều không thể tránh khỏi, em mong thầy thông cảm và bỏ qua. . cho công ty tối đa hóa về lợi nhuận. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH THANH HÓA. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH THANH HÓA 3.1 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Ngày đăng: 05/11/2013, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan