VATVÀTHẤTTHUVATCỦANƯỚC TA. 1.1. Tổng quan về VAT . 1.1.1. VAT. Thuế VAT được áp dụng lần đầu tiên tại Pháp năm 1954. Sau đó được triển khai rộng rãi sang các nước khác. Dựa trên nội dung của thuế VAT, mỗi nước xây dựng cho mình một luật thuế riêng phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia và hầu hết đã thu được kết quả tốt , cải thiện được tình hình tài chính của đất nước. Đến nay, Thuế VAT đã được khẳng định là một sắc thuế ưu việt, được áp dụng hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, chính sách thuế trước đây chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, làm cản trở quá trình mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để khắc phục và tạo tiền đề để đưa nướcta bước sang giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã cải cách thuế bước 2 nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam một cách rõ ràng, cụ thể, sâu sắc và hoà nhập với kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Vậy thuế GTGT là gì? Thuế GTGT là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng hàng hoá( nói cách khác là đánh trên phần giá trị chênh lệch giữa giá “ đầu ra” và giá đầu vào do các cơ sở SXKD tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ). - Thuế GTGT là loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập đóng góp cho Nhà nước thông qua việc trả tiền mua hàng của người tiêu dùng, nhà sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ chỉ là người nộp thay. - Thuế GTGT là loại thuế mới nhằm thay thế và khắc phục những hạn chế và tích luỹ trùng khắp của thuế Doanh thu. Thuế GTGT chỉ đánh vào phàn giá trị tăng thêm ( được thể hiện vào tiền lương, tiền công, tiền lợi nhuận, lợi tức và các khoản chi phí tài chính khác) của hàng hoá dịch vụ. Người bán hàng, người sản xuất hoạc cung ứng dịch vụ lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu bán hàng, còn người bán hàng ở các khâu tiếp theo chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Đến cuối chu kì sản xuất kinh doanh hoạc dịch vụ, tổng số thuế thu ở các công đoạn cộng lại sẽ đúng số thuế tính trên giá giá bán của hàng hoá, dịch vụ đó cho người tiêu dùng cuối cùng. Chính vì lẽ đó, một sản phẩm hàng hoá dịch vụ dù qua nhiều khâu, từ sản xuất đến tiêu dùng đều phải chịu thuế như nhau. - Thuế GTGT có phạm vi điều chỉnh rộng, áp dụng với tất cả các loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tiêu thụ trong nước (kể cả hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hàng hoá nhập khẩu), bao trùm lên mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ. Mức thuế phải nộp thường căn cứ vào công dụng vật chất của sản phẩm chứ không phân biệt người mua và mục đích sử dụng. Thuế này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN, được coi trọng trong tổng thể toàn bộ hệ thống thuế. - Thuế giá trị gia tăng theo cấu trúc thuế tỷ lệ, có ít mức thuế suất, đơn giản trong quá trình tính toán vàthu thuế, thể hiện chính xác bản chất GTGT. Ngoài mức thuế suất 0% mà phần lớn các nước đang áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu nhằm hoàn lại phần thuế đã thu ở khâu trước, Nhà nước khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các nước thường quy định từ 2 đến 3 mức thuế tuỳ theo tính chất của từng loại hàng hoá dịch vụ. Ở nước ta, thuế GTGT được điều chỉnh còn lại 3 mức thuế (trước đây là 4 mức) là: 0%, 5%, và 10%. - Có hai cách xác định GTGT: + Theo phương pháp trực tiếp: theo phương pháp này GTGT được xác định bằng tiên lương cộng lại với lợi nhuận, phương pháp này chính xác nhưng xác định khó. + Phương pháp gián tiếp: theo phương pháp này GTGT được xác định bằng giá trị hàng bán ra trừ đi giá trị mua vào tương ứng. Trên thực tế, cách này dễ xác định, được dùng tính thuế GTGT mặc dù nó thiếu chính xác. 1.1.2.Vai trò của thuế GTGT trong nền kinh tế ở nước ta. - Đảm bảo nguồn thu to lớn, ổn định cho NSNN, thể hiện. Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoạc nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Đối tượng chịu thuế là tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, cung ứng dịch vụ trong nước hay nhập khẩu đều là đối tượng chịu thuế GTGT. Như vậy, diện đánh thuế GTGT rất sâu rộng, vì vậy thuế GTGT có khả năng đem lại nguồn thu lớn cho NSNN. Do đặc điểm nền kinh tế Việt Nam, hiện nay có nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và hoạt động, nhận thức về pháp luật và sự am hiểu về chính sách thuế chưa cao, mặt khác còn nhiều việc thực hiện mở sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn chưa nghiêm dẫn đến khó xác định căn cứ tính thuế. Vì vậy nướcta sử dụng cả hai phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. - Vai trò điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, khuyến khích xuất khẩu. Trong nền kinh tế thị trương, Nhà nước sử dụng thuế như là một công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua chính sách thu thuế, tất cả các chủ thể kinh tế và dân cư đều trở thành đối tượng điều chỉnh của nhà nước. Nhà nước dùng chính sách thuế để tác động đến quy mô, tốc độ và định hướng đầu tư của các chủ thể kinh tế cho phù hợp với phương hướng, chiến lược phát triển chung của nền kinh tế quốc dân mà Nhà nước đặt ra. Luật thuế GTGT của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu này, thể hiện: Về thuế suất: áp dụng mức thuế 5% với các mặt hàng hoá thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, 10% cho các mặt hàng không thiết yếu cần điều tiết mạnh. 0% đối với mặt hàn xuất khẩu. Về phương pháp tính thuế: đối với những đơn vị chấp hành tốt chế độ mở, ghi chép sổ sách kế toán và có đầy đủ hoá đơn chứng từ (thường là tất cả các đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân) thì được tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Từ đó kích thích được các thành phần kinh tế thực hiện việc mở sổ sách kế toán và khuyến khích việc sử dụng hoá đơn chứng từ trong quan hệ mua bán và cung ứng hàng hoá, dịch vụ. Về hoàn thuế: quy định hoàn thuế cho các cơ sở có mua sắm TSCĐ, cơ sở kinh doanh xuất khẩu được hoàn thuế đầu vào tương ứng, các cơ sở thuế đầu vào phát sinh lớn hơn số thuế đầu ra liên tục trong 3 tháng … đã khuyến khích đầu tư mở rộng trong hoạt động sản xuất, tạo điều kiện về vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Như vậy, thuế GTGT có vai trò rất lớn trong hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế nướcta hiện nay, Mục đích của việc áp dụng thuế GTGT nhăm kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để dần dần lạnh mạnh quan hệ thị trường, tạo môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi phát huy hết thế mạnh về lao động, kỹ thuật, tiền vổn trong nước, duy trì công bằng xã hội, đảm bảo nguồn thu ổn đinh cho NSNN. 1.1.3.Thất thu thuế sự cần thiết phải chống thấtthu thuế GTGT trong giai đoạn hiện nay. Bất kì quốc gia nào, thuế luân luân đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội, là nguồn thu chủ yếu của NSNN và là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý, điều tiết sản xuất kinh doanh cũng như phân phối, tiêu dùng thúc đẩy kinh tế phát triển đúng hướng, đảm bảo công bằng xã hội. ở nướcta hiện nay, thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Số thu từ thuế đã chiếm trên 90% tổng thu NSNN. Và hệ thống thuế hiện hành đã đem lại kết quả thu vào NSNN ngày càng tăng qua các năm, đáp ứng về cơ bản yêu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng của NSNN, giảm tỷ lệ bội chi, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, phát huy được tác phong quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế , đã toạ được môi trường bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, trong nền kinh tế thị trường, góp phần mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Song bên cạnh những thành tựuđã đạt được, còn có một số hạn chế nhát định dẫn đến tình trạng thấtthu thuế lớn. để thấy rõ vấn đề này, ta đi xem xét các vấn đề cụ thể: + Thấtthu thuế là hiện tượng số thuế thực thu vào NSNN nhỏ hơn so với số thuế lẽ ra phải thu được trong một thời gian nhất định. Thấtthu thuế có hai dạng: - Thấtthu tiềm năng: là hiện tượng số thu nhỏ hơn so với khả năng thực tế có thể thu được do chính sách thuế qui định chưa bao quát hết được các nguồn thu dẫn đến bỏ sót nguồn thu. - Thấtthu thực: là hiện tượng số thuế thực thu nhỏ hơn số thực thu phát sinh theo luật định. + Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấtthu thuế : - Từ phía đối tượng nộp thuế ( ĐTNT): có hành vi khai man , trốn lậu thuế như không đăng ký kinh doanh , đăng ký thuế, khai man doanh số… dẫn đến dẫn đến các khoản đó phải thu nhưng không thu được. - Từ phía cán bộ nộp thuế: biện pháp quản lý ĐTNT chưa chặt chẽ, xác định chưa sát doanh số ấn định … gây hậu quả thấtthu thuế vào NSNN. Hiện tượng thấtthu thuế gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội củanước ta. Cụ thể là: Làm giảm nguồn thu NSNN, không những không đáp ứng được nhu cầu chi NSNN, làm cho tình trạng bội chi của ngân sách diễn ra thường xuyên mà làm hạn chế vai trò, tác dụng của thuế đối với nền kinh tế, gây ra lạm phát. Thấtthu thế làm cho thuế không phát huy mạnh mẽ mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư, ảnh hưởng lớn đến sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, ảnh hưởng đến phát triển của nền kinh tế nói chung và không đảm bảo điều hoà lợi ích giữa nhà nước, thị trường và mỗi người dân. Ngoài ra thấtthu thuế còn ảnh hưởng nghiêm trong tới hiệu lực của các luật thuế, gây sự thiếu tin tưởng, làm giảm ý thức chấp hành pháp luật thuế của các ĐTNT. Từ đó làm ảnh hưởng đến vai trò quản lý thống nhất của nhà nước. Nhận thức được vai trò quan trọng của thuế trong nền kinh tế thị trường hiện nay và hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng thấtthu thuế, nhiệm vụ tăng cường qunả lý và chống thấtthu thuế là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu không những đòi hỏi sự nỗ lực của riêng ngành thuế và các ngành các cấp có liên quan mà còn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp đó với nhau. Tuy nhiên, tình trạng thấtthu thuế còn diễn ra nghiêm trọng với mọi sắc thuế, ở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Thuế GTGT là một sắc thuế được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1999 tức là đã được 7 năm, tuy nhiên đó vãn chưa phải là quãng thời gian dài để hoàn thiện. Chính vì thế mà vẫn còn nhiều điều bất cập trong chính sách. Hơn nữa sự hiểu biết của người dân về luật thuế mới vẫn còn thấp, nghiệp vụ vủa cán bộ thuế chưa cao nên trong những năm qua vẫn còn tồn tại hiện tượng thấtthu thuế ở mức độ cao. Đặc biệt chú ý là thành phần kinh tế cả thể. Đa phần các hộ kinh tế cả thể thực hiện mua bán hàng hoá, dịch vụ bằng tiền mặt, chưa thực hiện tốt chế độ kế toán, việc sử dụng hoá đơn chứng từ trong mua bán hàng hoá chưa đầy đủ do đó công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn. Các hộ này thường tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để trốn thuế như: không đăng ký nộp thuế, khai man doanh số , sử dụng hoá đơn giả… . VAT VÀ THẤT THU VAT CỦA NƯỚC TA. 1.1. Tổng quan về VAT . 1.1.1. VAT. Thu VAT được áp dụng lần đầu tiên tại Pháp. bằng xã hội. ở nước ta hiện nay, thu đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Số thu từ thu đã chiếm trên 90% tổng thu NSNN. Và hệ thống thu hiện hành