“CÁI CHẤM NHỎ CỦA CHIẾC ĐÈN XANH ” TRONG TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM Thạch Lam được coi là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Đặc biệt về truyện ngắn“Hai đứa trẻ” được coi là truyện ngắn trữ tình xuất sắc Tác phẩm được in trong tập “Nắng trong vườn”, xuất bản 1938 Tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam: nhẹ nhàng mà sâu lắng, giản dị mà tinh tế Chủ đề của truyện là cuộc sống mòn mỏi của những người dân phố huyện nghèo trong xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời Viết về cái nghèo, cái khổ nhưng Thạch Lam không “đao to búa lớn”, thu hút người đọc vào những cốt truyện mang kịch tính cao; hay dẫn dắt người đọc đến với số phận bi thương quằn quại như một số tác giả hiện thực cùng thời Cũng là sự bi thương của kiếp người nô lệ nhưng ông lại mang đến cho người đọc một cảm xúc khác : cảm xúc bị ám ảnh bởi sự mòn mỏi được viết với một giọng văn dào dạt chất thơ Không gian nghệ thuật của truyện là không gian “ngày tàn” và “đêm tối” : “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh lên như hòn than sắp tàn’’ ; “Đường phố và các ngã chứa đầy bóng tối” Những nhân vật của truyện ngụp lặn “trong cái ao đời bằng phẳng đó’’(Nguyễn Tuân) Những người dân ở phố huyện nghèo này dù không buôn bán được gì nhưng tối nào họ cũng dọn hàng : chị Tí quảy toàn bộ gia sản ít ỏi của mình trên hai tay (cái chõng tre và ấm nước) Bác phở Siêu kĩu kịt gánh đi rồi lại kĩu kịt gánh về Chị em Liên An - nhân vật chính của truyện tối nào cũng mở cửa dọn hàng Dưới ngòi bút của Thạch Lam dường như cuộc sống đói nghèo, buôn bán ế ẩm, họ dọn hàng không chỉ để bán mà để có cớ mà chờ đợi? Họ đợi gì? Họ đợi chuyến tàu đêm băng qua phố huyện lúc nửa đêm.Bác phở Siêu thì “nghển cổ nhìn ra phía ga’’còn chị em Liên An thì đã buồn ngủ ríu mắt “vẫn gượng thức khuya chút nữa’’ Chuyến tàu đêm ấy mang đến cho họ ánh sáng chói lòa của chốn phồn hoa đô hội, ấy là thứ ánh sáng của quê hương họ khi cuộc sống của họ chưa sa sút, chưa phải phiêu dạt về chốn này để kiếm sống lắt lay “chừng ấy người trong bóng tối chờ đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày ” Phải chăng họ đang chờ đợi một lối thoát? Một lối thoát không phải trong thực tế mà trong tưởng tượng Bởi vì con tàu đi qua đem theo nó một thế giới khác hẳn với thế giới phố huyện tối tăm, một thế giới sáng rực, huyên náo và vui vẻ, sang trọng Đó chính là thế giới mà họ hằng mơ tưởng Ánh sáng ấy vụt qua phố huyện như một tia chớp để rồi mọi người lại trở về với thực tại tối tăm Thế nhưng chị em Liên An vẫn dõi theo “cái chấm nhỏ xanh” bé xíu của bóng đèn tín hiệu ở toa sau cùng cho đến khi nó mất hút sau lũy tre làng Ánh sáng chói lòa vụt đi qua nhưng “cái chấm nhỏ xanh” thì đọng lại trong đôi mắt của hai đứa trẻ “Cái chấm nhỏ xanh” ấy như đối lập với thứ ánh sáng lay lắt của ngọn đèn nước chị Tí? Đối lập với “cái chấm nhỏ vàng” tàn lụi nơi gánh phở bác Siêu? Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh, lay lắt của những người dân phố huyện nói chung và hai đứa trẻ nói riêng Và phải chăng vì thế mà chị em Liên An đêm nào cũng đợi, cũng dõi theo “Cái chấm nhỏ xanh” ấy phải chăng là sự khát khao? Sự tiếc nuối? Phải chăng là niềm hi vọng mong manh ? và phải chăng nó cũng là biết bao ẩn dụ không thể diễn tả thành lời trong lòng người đọc mỗi khi đối diện với truyện ngắn “Hai đứa trẻ”? Nghệ thuật gợi cảm xúc của Thạch Lam tài tình và đặc sắc Chỉ “một chấm nhỏ xanh” thôi, “một chấm nhỏ xanh” đọng lại trong đáy mắt đượm buồn của hai đứa trẻ nhưng để lại dư âm sâu lắng, giàu sức ngân vang Lời phát biểu của Thạch Lam bao giờ cũng thầm kín, dịu dàng nhưng thấm thía mãi trong lòng người đọc, ám ảnh tâm trí họ Đó chính là tiếng nói xót thương với những kiếp người nhỏ bé cơ cực, quẩn quanh, bế tắc, không hạnh phúc, không tương lai trong xã hội đương thời Chính vì thế mà “cái chấm xanh” bé nhỏ dai dẳng ấy đã làm cho ta day dứt Hà Châu Anh ... đọc đối diện với truyện ngắn ? ?Hai đứa trẻ”? Nghệ thuật gợi cảm xúc Thạch Lam tài tình đặc sắc Chỉ “một chấm nhỏ xanh” thôi, “một chấm nhỏ xanh” đọng lại đáy mắt đượm buồn hai đứa trẻ để lại dư... phở bác Siêu? Nó đối lập với sống mòn mỏi, quẩn quanh, lay lắt người dân phố huyện nói chung hai đứa trẻ nói riêng Và phải mà chị em Liên An đêm đợi, dõi theo “Cái chấm nhỏ xanh” phải khát khao?... tín hiệu toa sau hút sau lũy tre làng Ánh sáng chói qua “cái chấm nhỏ xanh” đọng lại đơi mắt hai đứa trẻ “Cái chấm nhỏ xanh” đối lập với thứ ánh sáng lay lắt đèn nước chị Tí? Đối lập với “cái