Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
59,87 KB
Nội dung
ÝKIẾNĐỀXUẤTNHẰMĐẨYMẠNHCHOVAYDNVVNTẠINGÂNHÀNGTECHCOMBANK 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TECHCOMBANK. Techcombank hiện đang là một trong những ngânhàng cổ phần lớn và đang phát triển mạnh mẽ của Việt nam. Có trụ sở chính tại Hà nội, sau hơn 14 năm hoạt động từ ngày thành lập, Techcombank hiện có128 điểm giao dịch trải khắp các tỉnh thành lớn của Việt nam và sẽ tiếp tục mở rộng tới 200 chi nhánh và điểm giao dịch vào năm 2010. Techcombank hiện có vốn điều lệ là 1.500 tỉ đồng, tổng tài sản là hơn 39.558 tỉ đồng và hơn 2.900 nhân viên. Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của Techcombank trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên. Trong 3-5 năm tới, Techcombank sẽ phấn đấu trở thành một trong những ngânhàng tư nhân lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ trên 100 triệu USD và quản lý một tài sản hơn 1,5 tỷ USD. Để có thể thực hiện được mục tiêu đó thì Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đã đưa ra những chiến lược phát triển của ngânhàng như sau: Tiếp tục đẩymạnh phát triển cơ sở khách hàng cá nhân và dịch vụ khách hàng bán lẻ đa dạng, chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao trên khắp các đô thị lớn trên cả nước dựa trên công nghệ hiệ đại. Trong đó ưu tiên hàng đầu là việc đẩymạnhchovay đối với các DNVVN và phát triển dịch vụ thẻ • Techcombank lấy việc phát triển thẻ làm trung tâm, động lực phát triển các dịch vụ bán lẻ trong đó ưu tiên việc triển khai đồng bộ rộng khắp hệ thống chấp nhận thẻ với mạng lưới POS đạt tới 5000 chiếc, đặt chủ yếu ở các siêu thị, nhà hàng, khách sạn…và lắp đặt trên 300 máy ATM tại các khu vực dân cư đông đúc va phát triển trên 250.000 thè các loại, coi đó là biện pháp chủ đạo tăng số lượng khách hàng và tăng phí dịch vụ • Đa dạng hóa các sản phẩm huy động và cho vay, tập trung vào các khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp có chọn lọc, đặc biệt là các DNVVN.Theo ông Nguyễn Đức Vinh, tổng giám đốc Techcombankcho biết, để tiếp tục phát triển theo hướng này, Techcombank sẽ đầu tư đồng bộ cả về mặt sản phẩm, nhân sự, mạng lưới, công nghệ và quản trị doanh nghiệp. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ khách hàng doanh nghiệp trên nền tảng cung ứng một hệ thống các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói và các dịch vụ một của cho các doanh nghiệp, chú trọng các dịch vụ ngoài bảng cân đối với trọng tâm: Đẩymạnh họat động dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh với trọng tâm là phát triển doanh số thanh toán quốc tế và các loại chi phí Đẩymạnh cung cấp các sản phẩm tư vấn, các công cụ quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp: các sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro về giá và tỷ giá như SWAP, OPTION, FUTURE CONTACT, FORWARD, SPOT. Phát triển các dịch vụ nguồn vốn và giao dịch tiền tệ đa dạng Đẩymạnh chiến lược phát triển mạng lưới tài các vùng trọng điểm của đất nước nhằm tiếp tục mở rộng khách hàng dân cư, các DNVVN Tập trung xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động với các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu: • Tăng cường chất lượng phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu từ loại 3 đến loại 5 đạt dưới 1,5% trong tổng dư nợ cuối năm 2008 và hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh dưới 1% tổng dư nợ mới phát sinh hàng quý. • Kiểm soát chi phí, hợp ly hóa quy trình kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn nhằm mục tiêu tăng 10% lợi nhuận trước thuế/người lao động, đồng thời giảm tỷ lệ chi phí lao động/thu nhập hoạt động thuần xuống dưới 10% Công nghệ tiếp tục là điểm nhấn của Techcombank trong năm 2008, nó vẫn là nền tảng vững chắc đểTechcombank phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm dịch vụ mới và chắc chắn sẽ tiếp tục là thế mạnh của Techcombank trong thời gian tới. Techcombank tiếp tục chú trọng đến cải tiến lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, đặc biệt khi có thêm nhân tố mới là đối tác chiến lược HSBC. Trên cơ sở hợp tác chiến lược đó thì hai bên sẽ tăng cường hợp tác về mặt quản trị doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực như đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực điều hành, quản trị rủi ro, hợp tác chuyên môn về phát triển sản phẩm và kinh doanh Tập trung phát triển nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị cho các bước phát triển lớn với trọng tâm: • Xây dựng và phát triển môi trường văn hóa làm việc chuyên nghiệp dựa trên nền tảng tổ chức và phân công, hợp lý hóa quy trình nghiệp vụ. không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, tiếp tục khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống tin học của ngânhàng góp phần nâng cao năng suất lao động của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. • Tiếp tục liên kết với các trung tâm đào tạo có uy tín như: trung tâm đào tạo ngân hàng-BTC, trung tâm Pháp Việt-CFVG, trung tâm hợp tác quản lý nguồn nhân lực Việt Nam và Nhật Bản, hiệp hội ngân hàng…để đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên ngân hàng. • Từng bước nâng cao thu nhập cho các cán bộ nhân viên trong ngân hàng, coi đây như là một yếu tố nhằm thu hút nhân tài đến với ngân hàng. 3.2. ĐỀXUẤTÝKIẾNNHẰMĐẨYMẠNH HỌAT ĐỘNG CHOVAY Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hoạt động chovay đối với DNVVNtạingânhàng Techcombank, em xin đưa ra một số đềxuấtnhằmđẩymạnh hoạt động chovay đối với DNVVNtạingânhàngTechcombank như sau: • Linh họat trong hình thức chovay có đảm bảo Hiện nay, ngânhàng mới chỉ áp dụng hình thức bảo đảm bằng tài sản thế chấp là chủ yếu. Trong khi đó các DNVVN hầu như tài sản có giá trị thấp, thậm chí không có tài sản đáng kể để thế chấp nên không có đủ điều kiệnđểvay vốn ngânhàng đặc biệt là các nguồn vốn lớn. Vì vậy, ngânhàng nên kết hợp nhiều hình thức đảm bảo khác nhau, có các phương pháp quản lý tài sản thế chấp hợp lý và quan tâm nhiều hơn đến khâu thẩm định để giải quyết việc chovay đối với các DNVVN đó. Ngânhàng có thể giải quyết chovay căn cứ vào tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh trang của sản phẩm đó trên thị trường. Tài sản bảo đảm tiền vay chỉ là phương tiện cuối cùng, là nguồn trả nợ khi rủi ro xảy ra, do vậyngânhàng cần linh hoạt áp dụng hình thức thế chấp,tín châp, bảo lãnh…sao cho phù hợp • Đổi mới quy trình chovay đối với DNVVN Hiện nay, tạingânhàng vẫn áp dụng quy trình chovay chung đối với khách hàng là doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với DNVVN có những đặc điểm khác so với các loại hình doanh nghiệp khác. Ví dụ như là: quy mô hoạt động nhỏ, trình độ quản lý hạn chế, hệ thống sổ sách chưa rõ ràng, tài sản đảm bảo ít, nhu cầu vốn vay nhỏ Do đó, để có thể đẩymạnhchovay đối với DNVVN, ngânhàng cần đổi mới quy trình, thủ tục chovay phù hợp với điều kiện và nhu cầu vốn vay của DNVVN. Cụ thể như ngânhàng có thể giảm bớt các thủ tục rườm rà, không cần thiết hay là xử lý các công đoạn cùng một lúc để tạo ra sự mau lẹ, nhanh chóng, đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn cho các DNVVN. Hoặc là ngânhàng có thể thực hiện phương pháp chấm điểm tín dụng định kỳ đối với các khoản vayđể nâng cao chất lượng của các khoản vay… Trong quá trình đổi mới thì ngânhàng cần sử dụng các tiện ích công nghệ ngânhàng hiện đại để phục vụ khách hàng, tư vấn hỗ trợ khách hàng trong việc lập hồ sơ vay vốn. Khi mà thủ tục vay vốn phức tạp, phải qua nhiều công đoạn, cung cấp nhiều giấy tờ, con dấu…sẽ làm cho các khách hàng cảm thấy phiền hà, rắc rối và e ngại khi tiếp cận nguồn vốn của ngânhàng đặc biệt đối với những món vay nhỏ của các DNVVN. Những thủ tục tuy trải qua nhiều công đoạn, phiền hà nhưng nó thực cũng không phải là điều kiện quyết định làm giảm rủi ro chongânhàng mà để có thể giảm thiểu rủi ro thì ngânhàng cần phải tiến hành,,,, • Hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàngDNVVN Tuy các sản phẩm hiện có của ngânhàngTechcombank tương đối đa dạng, phong phú nhưng nó chưa thể phân tích, đánh giá loại sản phẩm nào là có hiệu quả. Do đó, cần có sự nghiên cứu, thiết kế lại tên gọi sản phẩm, nhóm loại sản phẩm cho phù hợp. Ngânhàng có thể tiến hành thông qua việc thiết kế lại các sản phẩm hiện có cho phù hợp với khách hàngDNVVN hoặc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Trên cơ sở đó ban hành các hệ thống văn bản hướng dẫn cho từng loại sản phẩm riêng biệt. • Xây dựng cơ chế chovay linh động phù hợp với DNVVN Nguyên tắc quan trọng trong hoạt động chovay đó chính là “an toàn và hiệu quả”. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì sự cạnh tranh rgiữa các ngânhàng ngày càng tăng. Chính vì vậy, ngânhàng phải xây dựng một cơ chế chovay gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với loại hình DNVVN, đảm bảo khả năng sinh lời của họat động chovay trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Thủ tục cho vay: Rút ngắn thời gian xét duyệt vốn: hiện nay, thời hạn xét duyệt vốn của một khách hàng kể từ khi tiếp nhận hồ sơ tại TCB là 4 đến 5 ngày. Tuy nhiên, các khách hàng luôn mong muốn được vay vốn một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn trong chu kỳ kinh doanh của mình. Chính vì vậy, các các cán bộ tín dụng cần phải tiến hành thẩm định, hoàn tất hồ sơ một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian xét duyệt vốn xuống khoảng 2 đến 3 ngày để đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách hàng. Nhưng trong quá trình đó vẫn phải đảo bảo yêu cầu đúng và đủ. Tạo sự đơn giản, dễ hiểu trong thủ tục cho vay, phù hợp với trình độ của mọi đối tượng khách hàng. Cụ thể, các cán bộ tín dụng có thể hướng dẫn một cách tận tình cho khách hàng về các loại giấy tờ cần thiết trong quá trình vay vốn. Đối với các khách hàng là hộ tư nhân cá thể thì các giấy tờ cần đơn giản hóa và có thể in thành các mẫu biểu chung… Kỳ hạn cho vay: Hiện nay, ngânhàng phần lớn đáp ứng nhu cầu chovayngắn hạn trong khi nhu cầu chovay trung và dài hạn của DNVVN là rất lớn. Chính vì vậy, ngânhàng cần khai thác tối đa các nguồn vốn rẻ, dài hạn đểtài trợ cho DNVVN. Bên cạnh đó, ngânhàng cần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng bằng cách thực hiện tốt công tác phân tích khách hàng, tích cực thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để từ đó tăng tính an toàn, giảm độ rủi ro cho các khoản vay. Xem xét các phương án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng có gắn với các biến động của môi trường, đặc thù của ngành nghề sản xuất kinh doanh… để từ đó đem ra những quyết định chính xác hơn. Việc xác định kỳ hạn nợ không chỉ căn cứ vào bảng tổng kết tài sản, kế hoạch sản xuất mà còn dựa vào hợp đồng mua bán tiêu thụ sản phẩm…Mỗi một khách hàng đều có một chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau, do đó ngânhàng cần tiến hành chovay với từng kỳ hạn phù hợp • Phát triển bộ phận chovayDNVVN và các quỹ riêng đểchovay đối với DNVVN Hiện nay, DNVVN là đối tượng khách hàng chính và luôn gắn với mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Tuy hiện tại, ngânhàng đã có phòng DNVVN, tuy nhiên nó mới được thành lập nên chưa thực sự phát huy được vai trò của nó trong việc chovay đối với DNVVN. Chính vì vậy, ngânhàng cần quan tâm đến bộ phận này và hình thành nên một quỹ riêng đểchovay đối với DNVVN. Thông qua đó, ngânhàng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc chovay đối với DNVVN và đem lại hiệu quả cao hơn trong việc chovay của ngânhàng Đào tạo cán bộ chuyên sâu về DNVVN Đồng hành với việc bố trì đủ cán bộ phù hợp với số lượng khách hàng, cần quán triệt tới cấp cán bộ để thống nhất quan điểm, nhân thức về sự cần thiết của việc đẩymạnhchovay đối với DNVVN và tạo những kỹ năng, kiến thức chuyên mô về phục vụ khách hàng DNVVN. Tăng cường tính chủ động của các cán bộ ngânhàngTechcombank trong việc tiếp cận với khách hàng và hoàn thiện các kỹ năng giao dịch Bên cạnh đó, ngânhàng cần xây dựng cơ chế lương thưởng gắn với chất lượng và hiệu của công việc, đảm bảo tạo động lực cho cá cán bộ tâm huyết với nghề 3.3. KIẾN NGHỊ Trong những năm gần đây, chính phủ đã có những chính sách khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của DNVVN. Tuy nhiên, đểcho các DNVVN có thể ngày càng phát triển tốt hơn thì em xin đềxuất một số những kiến nghị sau Đối với chính phủ: Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn tạo nên hành lang pháp lý thông thoáng cho các DNVVN có thể phát huy được nội lực của mình Chính phủ cần thực hiện một cách triệt để, công khai công cuộc cải cách hành chính trong đó có các chính sách ưu đãi đối với DNVVN, tạo điều kiệncho các doanh nghiệp có thể nâng cao trình độ năng lực quản lý, có thể tiếp xúc, học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài, có các chính sách hỗ trợ vốn, tư vấn quản lý và thành lập các quỹ bảo lãnh DNVVNnhằm tạo điều kiệncho các DNVVN có thể tiếp cận được nguồn vốn một cách đa dạng và hiệu quả Kiến nghị đối với ngânhàng nhà nước: Ngânhàng nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước về toàn bộ các hoạt động ngânhàng thông qua hệ thống các văn bản quy định. Tất cả các hoạt động của ngânhàng thương mại nói chung và hoạt động chovay đối với DNVVN nói riêng đều phải tuân theo các quy định của các văn bản pháp luật nói trên. Chính vì vậy, ngânhàng nhà nước có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống các ngânhàng thương mại. Ngânhàng nhà nước đã ban hành chế độ chovay đối với DNVVN theo quyết định số 18/NH-QĐ vào ngày 27/4/1988 của thống đốc ngânhàng nhà nước Việt Nam, cho đến nay đã được gần 20 năm. Hiện nay để tiếp tục đẩymạnh việc chovay đối với các DNVVN thì Ngânhàng Nhà nước cần: Ngânhàng nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn việc thi hành Luật và các văn bản khác một cách rõ ràng, chính xác và hạn chế sự thay đổi trong thời gian ngắn. Từ đó giúp cho các NHTM có thể có một cơ sở pháp lý đúng đắn, cụ thể, ổn định, tránh sự sai sót, nhầm lẫn và có thể thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động chovay của NHTM nói riêng. Cần đảm bảo việc cung cấp các thông tin về DNVVN một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các NHTM. Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng của NHNN bằng việc phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác trong việc thu thập, xử lý thông tin của các doanh nghiệp như là: Bộ tài chính, cơ quan thuế, bộ kế hoạch đầu tư, chính quyền địa phương, các NHTM và kể cả các doanh nghiệp Thông qua đó, nó sẽ giúp cho các NHTM có thể thuận lợi trong việc tiếp cận những thông tin cần thiết về doanh nghiệp vay vốn và từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác NHNN cần có các biện pháp nhằm tăng thêm quyền tự chủ cho các NHTM ví dụ như không can thiệp quá sâu vào mức lãi suất, hình thức cho vay…để cho các NHTM có thể tự do cạnh tranh một cách bình đẳng trong khuôn khổ của pháp luật để từ đó có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động của các NHTM. NHNN cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát các NHTM trong hoạt động chovay đặc biệt là chovay đối với DNVVN. Nó có thể đựợc thực hiện theo hình thức giám sát từ xa hay kiểm tra tại chỗ. Từ đó một mặt, nó tìm ra những bất cập trong hoạt động chovay của NHTM. Mặt khác, nó còn đưa ra những kiến nghị, giải pháp tháo gỡ, sửa chữa những sai sót cho NHTM để phần nào có thể nâng cao được chất lượng của hoạt động chovay của các NHTM, ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng NHNN cần đưa ra một quy chế chovay và quy chế miễn giảm lãi suất riêng đối với các DNVVNđể từ đó các NHTM có căn cứ cụ thể hơn nữa trong việc thực hiện chovay đối với đối tượng khách hàng này. NHNN cần sớm đưa quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN đi vào hoạt động. Hiện nay, mặc dù các quỹ này đã được thành lập nhưng nguồn vốn chủ yếu của nó theo quy định là do NHTM đóng góp. Chính vì vậy, nó rất khó được triển khai vì các NHTM chưa thực sự thấy được sự cần thiết của quỹ này, đồng thời các NHTM phải bỏ tiền ra để bảo lãnh cho chính những khoản chovay của mình. NHNN cần có quy định cụ thể về mức bảo lãnh đối với một NHTM căn cứ vào mức độ đóng góp vào quỹ. Trước mắt có thể trích một phần của quỹ dự trữ bắt buộc của NHTM để tạo nguồn quỹ này. Sau đó, NHNN còn có thể có các kiến nghị với chính phủ về việc cho phép giữ lại một phần thuế thu nhập của các NHTM để bổ sung cho quỹ bảo lãnh tín dụng đối với DNVVN KẾT LUẬN Để có thể đẩymạnhchovay đối với DNVVN và đểcho vốn tín dụng của Ngânhàng thực sự đem lại hiệu quả cho các DNVVN có thể phát triển được các họat động của họ tốt hơn nữa thì cần phải có những giải pháp đồng bộ từ nhiều phía liên quan như: ngân hàng, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước… Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế ở Ngân hàng, chuyên đề thực tập của em đã có những đánh giá cơ bản về thực trạng hoạt động chovay đối với DNVVNtạiNgânhàng và đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước cũng như các DNVVNnhằm tạo ra sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa các [...]... được sự đóng góp ýkiến của quý Ngân hàng cũng như của các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng- Tài chính mà đặc biệt là THS Hoàng Lan Hương- giáo viên trực tiếp hướng dẫn khóa luận Tuy nhiên, em cũng hi vọng rằng những ý kiến, giải pháp đưa ra sẽ được quan tâm, trở thành đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp đểđẩymạnh hơn nữa hoạt động chovay đối với DNVVN ở Ngân hàng TCB hiện nay Em xin chân thành... quan nhằm giải quyết những khó khăn, tháo gỡ các rào cản nhằm nâng cao hiệu quả họat động cho vay đối với DNVVN Với tầm nhìn và sự hiểu biết còn có hạn, thêm vào đó là những sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh và sự đa dạng, phong phú về hoạt động của NHTM nên những vấn đề đưa ra của bài viết này còn gặp nhiều thiếu sót Chính vì vậy, em hi vọng sẽ nhận được sự đóng góp ýkiến của quý Ngân . Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH CHO VAY DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TECHCOMBANK. Techcombank hiện đang. ngân hàng. 3.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN NHẰM ĐẨY MẠNH HỌAT ĐỘNG CHO VAY Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng Techcombank, em