1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

13 839 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 92,19 KB

Nội dung

ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 1. Sơ lược lịch sử Techcombank. Techcombank là tên tiếng Anh viết tắt của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Vietnam Technological and Commecial Joint Stock Bank) hay còn gọi là Ngân hàng Kỹ thương. Techcombank được thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1993 theo giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP do thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 06/08/1993; giấy phép kinh doanh số 055679 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 07/09/1993 với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, chia làm 4000 cổ phiếu, 5 triệu đồng/ cổ phiếu. Trụ sở chính đặt tại 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. (Hiện nay Hội sở chuyển sang 15 Đào Duy Từ, Hà Nội.). Cổ đông lớn nhất của Ngân hàng khi thành lập là hãng Hàng không Việt Nam với 6 tỷ đồng vốn góp. Ngoài ra còn một số cổ đông lớn khác như Tổng công ty da giầy, Tổng công ty dệt may và một số cá nhân khác. Trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, Techcombank ra đời đã thể hiện một sự nhạy bén trước nhu cầu rất tiềm năng trong dịch vụ ngân hàng. Từ khi thành lập, Techcombank đã trưởng thành từng bước về cả quy mô và chất lượng, uy tín . 1995 - Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. - Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn. 1996 - Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội. - Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh. - Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng. 1998 - Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank - 15 Đào Duy Từ Hà Nội. - Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng. 1999 - Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng. - Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội. 2000 - Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội. 2001 - Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng. - Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 2002 - Thành lập một loạt các chi nhánh: Chương Dương, Hoàn Kiếm tại Hà Nội; chi nhánh Hải Phòng; chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng; chi nhánh Tân Bình tại tp Hồ Chí Minh. - Tăng vốn điều lệ lên 117,87 tỷ đồng. 2003 - Triển khai chạy phần mềm Globus trên tất cả các chi nhánh trong Techcombank. - Nhận chứng nhận Exellent F.A.S.T ( Xử lý điện chuyển tiền tự động tốt) do ngân hàng Bank of New York (Mỹ) cấp. - Khai trương Techcombank Chợ Lớn tại tp Hồ Chí Minh. - Đến cuối năm, vốn điều lệ đạt 203,6 tỷ đồng. 2004 - Khai trương thêm các chi nhánh: chi nhánh Hải Châu tại Đà Nẵng, chi nhánh Tân Sơn Nhất tại tp Hồ Chí Minh. - Chính thức khai trương biểu tượng mới - Nhận chứng chỉ ISO 9000:2000 trong lĩnh vực hoạt động tín dụng và thanh toán từ BVQI. - Nhận chứng chỉ “Ngân hàng hoạt động xuất sắc trong thanh toán quốc tế với tỷ lệ STP cao” do ngân hàng Citibank trao tặng, “Ngân hàng đạt tỷ lệ điện chuyển tiền và thanh toán xuất sắc” do Standard Charter Bank cấp. - Phối hợp Trung tâm năng suất Việt Nam (VPC) triển khai đề án CRM Techcombank (quản trị quan hệ khách hàng ) thí điểm tại Hội sở. - Vốn điều lệ đến cuối năm là 412,7 tỷ đồng. 2005 - Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu - Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên (Hà Nội). - 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng - 29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus - 03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5. 2. Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý chất lượng Ban Quản lý Ủy thác đầu tư, quản lý tài sản và tư vấn Đại hội cổ đông Ban Kiểm soát Văn phòng Hội đồng Quản trị Hội đồng Quản trị Hội đồng tín dụng Ban Tổng Giám đốc Ủy ban quản lý tài sản nợ, tài sản có Trung tâm UD&PT sản phẩm dịch vụ Công nghệ Ngân hàng Trung tâm thẻ Trung tâm thanh toán và Ngân hàng đại lý P.Kiểm soát nội bộ P. Kế toán tài chính P. Quản lý nguồn vốn, Giao dịch tiền tệ và Ngoại hối P.Quản lý nhân sự P. Tiếp thị, Phát triển sản phẩm và Chăm sóc khách hàng P. Kế hoạch tổng hợp Khối ngân hàng Doanh nghiệp Văn phòng Ban Đào tạo 3. Nguồn lực của Techcombank 3.1. Nguồn lực tài chính Khi mới thành lập, vốn điều lệ của Techcombank chỉ vẻn vẹn 20 tỷ đồng. Sau 13 năm xây dựng và phát triển, đến ngày 29.12.2005, vốn điều lệ của Techcombank đã đạt 617,660 tỷ đồng. Theo số liệu cuối năm 2004, Techcombank có tổng tài sản là gần 10.000 tỉ đồng và gần 800 nhân viên. Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của Techcombank trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên.Trong hệ thống các ngân hàng cổ phẩn, Techcombankngân hàng đứng thứ 4 về vốn điều lệ (sau SACOMBANK 810 tỷ; EXIMBANK 700 tỷ;ACB 550 tỷ); đứng thứ tư về tổng tài sản với mức (sau ACB 15000 tỷ, SACOMBANK 10.000 tỷ, EXIMBANK 9000 tỷ) và đứng thứ 5 về tổng lợi nhuận trước thuế (sau ACB 280 tỷ, SACOMBANK 250 tỷ, Quân đội 110 tỷ, Đông Á bank 110 tỷ). 3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ Tuy thời gian mới thành lập Techcombank chưa có đủ nguồn lực để xây dựng được cơ sở hạ tầng khang trang. Nhưng chỉ sau một vài năm kinh doanh, nhất là trong thời gian gần đây, Techcombank đã xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở vật chất đồ sộ với một mạng lưới điểm giao dịch rộng rãi và trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP. Từ khi thành lập, Techcombank nhận thức được tính “trẻ” của ngân hàng mình - thiếu về kinh nghiệm quản lý tài chính, thì công nghệ phải là yếu tố bù đắp, do vậy, Techcombank hết sức chú trọng tới việc đầu tư vào ứng dụng công nghệ nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, xử lý nhanh khối lượng công việc lớn, trợ giúp các hoạt động quản lý và hạn chế rủi ro trong ngân hàng, bắt kịp xu thế vốn rất linh hoạt của ngành. Trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng bạn đang thực hiện hiện đại hóa nhằm tối đa hóa các tiện ích mà sản phẩm dịch vụ ngân hàng có thể đem lại cho khách hàng. Ngoài ra, xu hướng liên kết giữa các ngân hàng nhằm tối đa hóa những lợi ích cho khách hàng từ việc tận dụng lợi thế công nghệ của nhau. Để ứng đối với vấn đề này, Techcombank đã mua phần mềm hệ thống quản trị ngân hàng lõi Globus từ năm 2003 và đã triển khai, khai tác tốt thế mạnh của phần mềm này. Đây là cơ sở để ngân hàng cho ra đời hàng loạt sản phẩm mới có tính công nghệ cao. Phiên bản mới nhất của hệ thống phần mềm quản trị ngân hàng này có tên gọi T24r5 được Techcombank triển khai từ đầu tháng 12 năm 2005 với các tính năng tiên tiến nổi bật như hỗ trợ đa máy chủ (multi-server). Tính năng này cho phép hệ thống có thể chạy đồng thời trên nhiều máy chủ khác nhau, cải thiện đáng kể tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin, qua đó tăng cao hiệu suất giao dịch. Cụ thể T24r5 có thể cho phép thực hiện tới 1,000 giao dịch ngân hàng/giây, cùng lúc cho phép tới 110,000 người truy cập (10,000 trực tiếp và 100,000 qua Internet) và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. Từ năm 2002, Techcombank bắt đầu áp dụng hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT (Society for Worldwide Interbank Finacial). Đây là mạng liên lạc điện tử giữa các ngân hàng trên toàn cầu cho phép thanh toán quốc tế thực hiện giao dịch với bên ngoài thống nhất qua phòng quan hệ đối ngoại (Nay là trung tâm thanh toán và Ngân hàng đại lý) tại Hội sở. Nhờ vậy, tỷ lệ điện chuẩn của Techcombank thuộc hàng cao nhất nước (98%). Liên tục trong 2 năm liền 2003, 2004, Techcombank đều được nhận các chứng chỉ quốc tế về tỷ lệ điện chuẩn từ các ngân hàng quốc tế danh tiếng như: Standard Charter Bank, Bank of New York, Citibank. Bên cạnh đó, Techcombank đã hòa mạng thành công với mạng lưới ATM/ POS của Vietcombank. Do đó, công tác phát hành thẻ F@stAccess được đẩy mạnh. Năm 2003, ngân hàng đã mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hàng Compac Plus để tiến tới cho phép Techcombank tự phát hành thẻ, quản lý tốt các điểm chấp nhận thanh toán, kết nối hệ thống với các ngân hàng khác, phòng ngừa rủi ro…Techcombank là ngân hàng thứ 3 sau Vietcombank và ACB đã hoàn thành online trên toàn hệ thống. So với các ngân hàng khác, Techcombank đã đi trước được 1-2 năm về công nghệ. Hiện tại Techcombank là thành viên trong hệ thống liên minh thẻ gồm gần 20 ngân hàng lớn trong nước như Vietcombank, ngân hàng Quân đội, Habubank, . Nhờ vậy, khách hàng sử dụng thẻ của Techcombank có thể dễ dàng rút tiền hay thanh toán, chuyển khoản tại máy ATM và POS của các ngân hàng khác trong liên minh trên toàn quốc. Tính tiện lợi cho khách hàng là phương châm hoạt động hàng đầu cho Techcombank, vì vậy, Techcombank đã nhanh chóng triển khai các dự án lớn giúp khách hàng có thể chủ động tìm hiểu tra cứu thông tin từ xa thông qua các công cụ của Techcombank Home banking như: Techcombank Mail Access ( cung cấp thông tin tự động qua E-Mail), Techcombank Mobile Access( cung cấp thông tin qua điện thoại di động), Techcombank Voice Access (quay số 1900 1590 trả lời tự động qua tổng đài) và sắp tới Techcombank sẽ triển khai dự án Call Center (là dịch vụ tư vấn và trả lời trực tiếp khách hàng thông qua số điện thoại cố định). 3.3 Nguồn nhân lực. Đội ngũ CBCNV trong ngân hàng Techcombank rất trẻ phù hợp với hình ảnh trẻ trung của Techcombank. Từ một ngân hàng chỉ vẻn 20 người khi mới thành lập, tính đến ngày cuối năm 2005, tổng số Cán bộ nhân viên (CBNV)Techcombank đã lên gần 1000 người. Trong đó: • Cán bộ có trình độ đại học: chiếm trên 80% tổng số. • Cán bộ trình độ trên đại học: chiếm trên 4%. • Tuổi bình quân: trên dưới 30 tuổi. • CBNV có từ 3 năm kinh nghiệm tại TCB : chiếm khoảng 40% • CBNV có từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm tại TCB : chiếm khoảng 30% • CBNV dưới 1 năm kinh nghiệm tại TCB: chiếm khoảng 30%. • Tổng số năm kinh nghiệm bình quân làm việc tại Techcombank của CBNV: trên 3 năm. Cùng với tăng số lượng, chất lượng công tác của mỗi CBNV cũng không ngừng được nâng cao, với việc hợp lý hoá quy trình nghiệp vụ, hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000, tiếp tục khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống tin học của Ngân hàng đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất lao động của CBNV. Chính sách quản lý nhân sự của Techcombank hết sức cởi mở. Chế độ đãi ngộ tốt đã giúp cho ngân hàng có một lực lượng nhân viên trung thành. Chẳng hạn, thu nhập bình quân tháng mỗi nhân viên của Techcombank tăng đều qua các năm như: 2001: 2,219 triệu đồng, năm 2002: 3,162 triệu đồng, năm 2003: 3,98 triệu đồng. Hầu hết những nhân viên vào làm trong Techcombank đều có nguyện vọng được làm việc lâu dài cho ngân hàng. Thu nhập bình quân tháng của nhân viên tăng đều qua các năm: Năm 2001 2002 2003 2004 Số lượng (trung bình/năm) 537 685 TNBQ/tháng 2,219 3,162 3,98 (đơn vị: triệu VNĐ) 3.4 Mạng lưới của Techcombank. Với tiêu chí mở rộng địa bàn trên cả nước tập trung vào các đô thị và các khu kinh tế lớn, phát triển các chi nhánh vùng, …Đến cuối tháng 3 năm 2006, Techcombank đã mở được 60 điểm giao dịch bao gồm các chi nhánh và phòng giao dịch trong nước trong đó có 21 điểm giao dịch ở Hà Nội, tp Hồ Chí Minh có 20 điểm giao dịch, Đà Nẵng có 6 điểm giao dịch, Hải Phòng 3 điểm giao dịch và còn lại rải rác trên các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Quảng Nam, Khánh Hoà, Vũng Tàu… Dự kiến Techcombank sẽ xây dựng thêm hơn 20 điểm giao dịch mới trong năm 2006 tạo điều kiện thuận tiện hơn cho khách hàng mục tiêu, trong đó tập trung theo các hướng sau: Ưu tiên 4 thành phố lớn: Hà Nội (21 điểm giao dịch), Hồ Chí Minh( 20 điểm giao dịch), Đà Nẵng (6 điểm giao dịch), Hải Phòng (3 điểm giao dịch). Các vùng kinh tế trọng điểm có tiềm năng lớn (15 tỉnh): Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Tây, Nghệ An, Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang. Các vùng kinh tế biên giới (3 tỉnh): Lào Cai, Lạng Sơn, Tây Ninh Ngoài ra, Techcombank có quan hệ đại lý với gần 300 ngân hàng của hơn 90 nước trên thế giới nhằm phục vụ khách hàng thực hiện các giao dịch quốc tế. 4. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến tình hình kinh doanh của Techcombank. 4.1. M ôi trường nhân khẩu và địa lý Việt Nam là nước có dân số trẻ. Dân cư phân bố không đều tập trung nhiều ở nông thôn (dân số ở thành phố chiếm khoảng từ 20-30%), khoảng cách về trình độ văn hoá, trình độ nhận thức giữa thành thị với nông thôn là rất lớn. Sự khác biệt về nhu cầu dân cư cũng do vậy mà phân cấp rõ rệt. Tuy tỷ lệ dân cư thành thị của Việt Nam không cao, nhưng trongnhững năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tỷ lệ này ngày càng được cải thiện. Thành thị là khu vực tập trung cả về chính trị, văn hoá, và sản xuất kinh doanh thương mại, là các điểm “nóng’’ trong một quốc gia. Do đó đặc điểm dân cư các khu vực thành thị là: đông, trẻ, thu nhập cao, đời sống văn hoá tinh thần phong phú, nhu cầu đa dạng, đặc biệt các nhu cầu về dịch vụ trong thành thị lớn hơn hẳn so với khu vực nông thôn . Xuất phát từ định hướng khách hàng của Techcombank là tập trung ở các đô thị lớn, khách hàng doanh nghiệp (chủ yếu là vừa và nhỏ) và khách hàng trẻ thì xu thế mở rộng các khu đô thị mới ở nước ta trở thành một yếu tố thuận lợi đối với sự phát triển của Techcombank. 4.2. Môi trường công nghệ Công nghệ hiện đại là một yếu tố cạnh tranh quan trọng trong mọi lĩnh vực bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng. Hiện tại, tốc độ phát triển và chuyển giao công nghệ trên thế giới là rất nhanh. Hàng năm lại có thêm nhiều phát minh mới trong nhiều lĩnh vực. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong ngân hàng góp phần tạo ra những bước tiến thậm chí là sự nhảy vọt trong tiến trình phát triển của hệ thống ngân hàng. Sức mạnh cạnh tranh về công nghệ của bất kỳ một ngân hàng nào không chỉ Techcombank đó là tốc độ xử lý, độ chính xác, khả năng phòng ngừa rủi ro . Điều này kích thích Techcombank tập trung nguồn nhân lực trong công tác nghiên cứu và triển khai nhằm đi tắt đón đầu các sản phẩm công nghệ mới tạo ra sức cạnh tranh cho bản thân ngân hàng. 4.3. Môi trường kinh tế Việt Nam đang trong xu thế hội nhập quốc tế . Trong mấy năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế “nóng” trên thế giới. Hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Techcombank đang đẩy mạnh tốc độ mở rộng mạng lưới ngân hàng như: Vietcombank, Sacombank, VIB,… nhằm chuẩn bị nguồn lực trước giai đoạn mở cửa, hội nhập của ngành ngân hàng tài chính tại Việt Nam . Trong khi đó, các tổ chức tài chính phi ngân hàng bắt đầu phát triển các dịch vụ ngân hàng. Hiện tại, xu hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng phái sinh đang tăng lên rất nhanh tại các ngân hàng Việt Nam. Cơ cấu các thành phần kinh tế đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng có lợi cho Techcombank: tỷ lệ các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng lớn khiến cho quy mô khách hàng mục tiêu của Techcombank luôn biến đổi. Một môi trường kinh tế và hoạt động tài chính ngân hàng sôi động như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới định hướng kinh doanh và các chiến lược phát triển của Techcombank. 4.4. Môi trường chính trị - luật pháp Những đổi mới trong chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung, những thay đổi trong các bộ luật đặc biệt là Luật tín dụng ngân hàng nói riêng, cùng với cơ chế quản lý của nhà nước có phần thông thoáng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng cải tiến thủ tục cho vay, giảm bớt khoảng cách đối với khách hàng. 5. Đánh giá tình hình kinh doanh chung của Techcombank. Trong những năm đầu kinh doanh, tốc độ phát triển của Techcombank chỉ ở mức bình thường, từ năm 2001, nhờ đề xuất thêm nhiều ý tưởng và giải pháp cho chiến lược kinh doanh nói chung chiến lược Marketing nói riêng, đồng thời ứng dụng nhiều công nghệ mới trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ, nên hiệu quả kinh doanh của Techcombank tăng lên rõ rệt, đặc biệt từ năm 2003 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng doanh thu ( tỷ VND) 149.03 311.61 386.23 496.63 Tổng tài sản ( tỷ VND) 2385.89 4059.82 5510.43 7667.46 10500 [...]... lộ trình đã được nghiên cứu kỹ càng, đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu thực tế với khả năng của bản thân ngân hàng Qua một số cuộc nghiên cứu khách hàng của Techcombank và của một số đối thủ cạnh tranh lớn cho thấy Techcombank vẫn còn tồn tại những vấn đề thuộc về đặc thù của ngân hàng khiến khách hàng chưa hài lòng như: Lãi suất vay còn cao, thủ tục vay vẫn phức tạp, giá trị tài sản đảm bảo chưa được... của Techcombank sau khi đã trích đủ dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đạt 286 tỷ đồng, tăng 170% so với mức lợi nhuận của năm 2004, trở thành một trong ba ngân hàng cổ phần có mức lợi nhuận cao nhất Năm 2005 cũng là năm thành công của Techcombank trong lĩnh vực dịch vụ, với doanh thu từ khu vực này tăng 63,83% so với năm 2004, đạt gần 90 tỷ đồng, đưa Techcombank trở thành một trong hai ngân. .. 2005, Techcombank hoàn thành kế hoạch 5 năm 2001-2005 và bắt đầu thực hiện những chỉ tiêu đầu tiên của kế hoạch 5 năm tới với thế và lực mới Tính đến thời điểm 31.12.2005, tổng vốn điều lệ của ngân hàng, sau 5 lần tăng trong năm đã đạt 617,66 tỷ đồng Vốn tự có đạt 831,33 tỷ đồng Đến hết tháng 12.2005, tổng tài sản của Techcombank đã tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái, trở thành 1 trong 3-4 ngân hàng. .. nhưng Techcombank muốn tạo dựng niềm tin, sự yêu thích và tận dụng được hết cơ hội của mình thì cũng cần phải cân nhắc lại những yếu tố này Những vấn đề của Techcombank nhìn chung đều bị chi phối bởi một yếu tố lớn nhất đó là ngân sách Mặc dù đang trên đà phát triển, nhưng nguồn thu tài chính của Techcombank cần được tích luỹ tạo tiền đề cho những bước tiến tiếp sau Vì vậy, ngân sách chi cho hoạt động ngân. .. với năm 2004, đạt gần 90 tỷ đồng, đưa Techcombank trở thành một trong hai ngân hàng cổ phần có mức thu dịch vụ tốt nhất trên thị trường Sở dĩ đạt được mức tăng trưởng ngoạn mục như trên đặc biệt từ năm 2004 là bởi Techcombank đã thực hiện nhiều hoạt động mang tính đột phá cho ngân hàng tạo ra sự chú ý hay tiếng vang lớn khiến Techcombank có một sức hút lớn hơn đối với thị trường Chẳng hạn các sự kiện:... các đô thị, thành phố lớn, các khu kinh tế trọng điểm, tiềm năng phát triển Đến hết năm 2005, Techcombank đã có hơn 50 chi nhánh và điểm giao dịch Con số như vậy chưa phải là lớn, chưa giải quyết được vấn đề thuận tiện giao dịch cho khách hàng, do đó chưa tận dụng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Nhưng Techcombank không thể giải quyết được vấn đề này một sớm một chiều, tất cả đều đi theo một lộ... doanh nghiệp Những sản phẩm mới này giúp cho khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp thấy được nhiều thuận tiện và ích lợi hơn trong việc sử dụng vốn của mình Hiện tại đóng góp chính vào doanh thu của Techcombankchủ yếu là đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 62% tổng dư nợ tín dụng, 90% doanh thu từ dịch vụ phí, 30% tổng vốn huy động) Khách hàng dân cư đóng góp 27% dư nợ tín dụng và 2% doanh... nước và từ nhân quy mô lớn (2004) Xuất phát từ định hướng về khách hàng mục tiêu - các đối tượng có thu nhập khá và ổn định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn ưu tiên trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - các chi nhánh của Techcombank lần lượt khai trương, đang dần vươn rộng ra toàn quốc Theo nhịp phát triển của nền kinh tế nước nhà, Techcombank hứa hẹn sẽ có mặt trên từng tỉnh thành Trước... dù đang trên đà phát triển, nhưng nguồn thu tài chính của Techcombank cần được tích luỹ tạo tiền đề cho những bước tiến tiếp sau Vì vậy, ngân sách chi cho hoạt động ngân hàng nói chung hoạt động Marketing, phát triển thương hiệu của Techcombank nói riêng tuy có tăng nhưng vẫn còn hạn chế nhiều so với các đối thủ cạnh tranh mạnh khác (VCB, VPBank ) ... sự chú ý hay tiếng vang lớn khiến Techcombank có một sức hút lớn hơn đối với thị trường Chẳng hạn các sự kiện: Thay đổi biểu tượng, Triển khai công nghệ mới, Đón nhận các chứng chỉ vinh dự Thứ hai, do Techcombank nắm bắt tình hình nhu cầu thị trường rất tốt (chẳng hạn tình hình tăng trưởng trên thị trường bất động sản, thị trường ôtô ), nên thường xuyên cho ra mắt những sản phẩm mới dựa trên nền tảng . ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 1. Sơ lược lịch sử Techcombank. Techcombank là tên tiếng Anh viết tắt của Ngân hàng thương mại cổ phần. mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm

Ngày đăng: 05/11/2013, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w