Ngôisao Mục từ "Sao" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Sao (định hướng). Thiên thể Messier thứ 45 (M45) là một nhóm các sao mang tên hiện đại Pleiades Một ngôisao là một thiên thể chứa chủ yếu vật chất ở trạng thái plasma, khối lượng khoảng từ 10 29 đến 10 40 kg, duy trì ở nhiệt độ hàng nghìn độ K, do đó tỏa ra bức xạ vật đen tương ứng có cực đại trong phổ nhìn thấy đến UV gần, nhờ các phản ứng nhiệt hạch trong lòng. Các ngôisao thường có hình dạng gần hình cầu, tự duy trì trạng thái cân bằng thủy động lực học, nhờ sự cân bằng giữa áp suất bức xạ điện từ phát ra từ bên trong với trường hấp dẫn của bản thân. Các sao thường là trung tâm của một hệ hành tinh, trong đó các hành tinh và các thiên thể khác (như sao chổi, khí và bụi, .) chịu ảnh hưởng lực hấp dẫn của sao trung tâm và bay quanh sao trung tâm. Mặt Trời là ngôisao gần chúng ta nhất và là ngôisao trung tâm của Hệ Mặt Trời. Có những hệ gồm hai sao bay xung quanh nhau, tạo thành sao đôi. Các sao đôi thường không có hành tinh bay quanh, do hệ như vậy không cân bằng bền. Cũng lý do này, các hệ gồm 3 sao thường có một sao đôi, hai sao bay sát nhau, và một sao đơn nằm xa. Các nhóm gồm nhiều sao có mối liên kết hấp dẫn với nhau cũng thường chứa các sao đôi và sao đơn bên trong. Ở khoảng cách lớn hơn, các sao tụ tập, cùng với các dạng thiên thể khác, thành các thiên hà. Môn học nghiên cứu các ngôisao là thiên văn sao. Phân loại sao Cách đặt tên Các ngôisao được đặt tên theo tên của chòm sao tìm thấy, và dựa vào độ sáng của nó trong chòm sao, theo bảng chữ cái Hy Lạp. Ví dụ sao sáng nhất của chòm sao Tráng Sĩ được đặt tên là Anpha - Tráng Sĩ. Có một số ngôisao có một tên thường gọi khác với tên quy ước, thì chúng được gọi cả hai tên. Trong tiếng Việt Trong tiếng Việt, các hành tinh thường được đặt tên với chữ "Sao" ở đầu một cách sai lầm và phản khoa học, như Sao Thuỷ, Sao Kim, Sao Hoả, . Không giống với các ngôi sao, các hành tinh là các thiên thể có khối lượng nhỏ hơn một phần nghìn lần khối lượng các sao, chứa vật chất chủ yếu ở dạng rắn, lỏng, khí, bay quanh các sao dưới tác dụng hấp dẫn bởi các sao. Chúng duy trì nhiệt độ thấp trên bề mặt, dưới vài trăm độ K, và phát ra bức xạ vật đen có cực đại trong phổ hồng ngoại hay tần số thấp hơn. Ánh sáng xuất phát từ bề mặt các hành tinh chủ yếu là phản xạ lại từ ánh sáng rọi chiếu bởi ngôi sao. Có hai yếu tố dẫn đến sai lầm này: các tên tiếng Việt của đa số các hành tinh được rập khuôn theo cách gọi của Trung Quốc, mà người Trung Quốc thì dùng một chữ "tinh" (sao) để diễn tả tất cả các thiên thể trong vũ trụ. . của sao trung tâm và bay quanh sao trung tâm. Mặt Trời là ngôi sao gần chúng ta nhất và là ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt Trời. Có những hệ gồm hai sao. các sao tụ tập, cùng với các dạng thiên thể khác, thành các thiên hà. Môn học nghiên cứu các ngôi sao là thiên văn sao. Phân loại sao Cách đặt tên Các ngôi