Phân tích môi trường bên ngoài của công ty sữa Vinamilk 1. Phân tích môi trường vĩ mô 1.1. Phân tích môi trường kinh tế Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế, mức thu nhập của người dân tăng lên, đời sống được cải thiện làm người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng các sản phẩm sữa. Tổng cục Thống kê cho biết, trong năm 2010, thu nhập bình quân đầu người/tháng chung cả nước theo giá hiện hành đạt 1,387 triệu đồng, tăng 39,4% so với năm 2008, tăng bình quân 18,1%/năm trong thời kỳ 2008-2010. Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2010 theo giá hiện hành của các vùng đều tăng so với năm 2008. Về chi tiêu, tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2010 bình quân đầu người/tháng đạt 1,211 triệu đồng, tăng 52,8% so với năm 2008, bình quân mỗi năm tăng 23,6%. Nhờ việc mức sống của người dân tăng cao, chi tiêu cho tiêu dùng các sản phẩm sữa trong các hộ gia đình cũng ngày càng tăng tạo điều kiện cho ngành sữa Việt Nam phát triển. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát tăng cao buộc người dân phải cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, cắt giảm tiêu dùng sữa là việc làm có thể diễn ra trước, chính điều này là nguyên nhân gây khó khăn cho ngành sữa. 1.2. Môi trường công nghệ Sự phát triển khoa học – công nghệ tác động đến mọi doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. - Trong ngành sữa, khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đắc lực về mặt kỹ thuật cho quá trình phát triển nhanh chóng về giống bò sữa và sinh sản. Công nghệ cấy truyền phôi được thực hiện thành công tạo ra nhiều giống bò sữa tốt, quý hiếm, nâng cao khả năng sinh sản, tăng năng suất sữa, rút ngắn thời gian tuyển chọn giống...
II. Phân tích môi trường bên ngoài: 1. Môi trường vĩ mô: Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây thành ngữ ăn no mặc ấm là ước mơ của nhiều người thì hôm nay. Khi đất nước đã gia nhập WTO lại là ăn ngon mặc đẹp. Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 1990 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột (nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 86 triệu dân. tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15 đến 20% năm, theo dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020. Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. Trên thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa. Tiêu thụ sữa bình quân đầu người chỉ khoảng 9 kg/năm, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như các nước Châu Âu. Do đặt trưng ngành phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ở các nước sở tại, với tốc độ tăng trưởng lớn hơn 7,5% trong những năm gần đây và thêm vào đó mức sống cũng như thu nhập của người dân càng được cải thiện, ngành sữa Việt Nam rõ ràng ngày càng có tìm năng phát triển ổn định với tốc độ cao. 1.1 Môi trường nhân khẩu học: - Kết cấu dân số: Tổng dân số: 85.789.573 người. Số nữ giới: 43.307.024 người. Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ. Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009). Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29,6% dân số cả nước). - Cơ cấu độ tuổi: 0-14 tuổi: 29,4% (nam 12.524.098; nữ 11.807.763). 15-64 tuổi: 65% (nam 26.475.156; nữ 27.239.543). trên 65 tuổi: 5,6% (nam 1.928.568; nữ 2.714.390). Tỷ lệ sinh: 19,58 sinh/1.000 dân. Với kết cấu dân số như vậy ta có dự báo quy mô tiêu thụ sữa: - Mức sống của người dân: Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2006 là 7,6 triệu đồng. Người thành thị thu nhập bình quân cao hơn người nông thôn 2,04 lần. Chênh lệch giữa nhóm 10% người giàu nhất với nhóm 10% người nghèo nhất là 13,5 lần (2004) và ngày càng tăng. Thu nhập bình quân của đồng bào thiểu số chỉ bằng 40% so với trung bình cả nước. Con số này cho thấy đại bộ phận người Việt Nam có mức sống thấp. Giá 1 kg sữa tươi tiệt trùng bằng 3 kg gạo, vì vậy người dân nghèo chưa có tiền uống sữa. Trong tình hình lạm phát ngày càng tăng như hiện nay, chỉ một nhóm ít người đủ tiềm lực kinh tế mua sản phẩm sữa. Thực tế cho thấy người Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiêu thụ 80% lượng sữa cả nước. Nâng cao mức sống người dân sẽ tăng thêm lượng khách hàng tiêu thụ sữa. 1.2 Môi trường kinh tế: Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế, mức thu nhập của người dân tăng lên, đời sống được cải thiện làm người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng các sản phẩm sữa. Tổng cục Thống kê cho biết, trong năm 2010, thu nhập bình quân đầu người/tháng chung cả nước theo giá hiện hành đạt 1,387 triệu đồng, tăng 39,4% so với năm 2008, tăng bình quân 18,1%/năm trong thời kỳ 2008-2010. Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2010 theo giá hiện hành của các vùng đều tăng so với năm 2008. Về chi tiêu, tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2010 bình quân đầu người/tháng đạt 1,211 triệu đồng, tăng 52,8% so với năm 2008, bình quân mỗi năm tăng 23,6%. Nhờ việc mức sống của người dân tăng cao, chi tiêu cho tiêu dùng các sản phẩm sữa trong các hộ gia đình cũng ngày càng tăng tạo điều kiện cho ngành sữa Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, mặt bằng thu nhập của người dân ở nước ta còn thấp. Sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn rất lớn, mức thu nhập của dân thành thị cao gấp 5 đến 7 lần ở nông thôn vì vậy nên sức mua chủ yếu tập trung ở thành thị. Trong khi đó hơn 70% dân sống ở nông thôn vì vậy đây là một thách thức lớn của doanh nghiệp trong việc nâng cao tỷ lệ uống sữa ở nông thôn. Trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát tăng cao buộc người dân phải cắt giảm chi tiêu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, cắt giảm tiêu dùng sữa là việc làm có thể diễn ra trước, chính điều này là nguyên nhân gây khó khăn cho ngành sữa. 1.3 Môi trường văn hóa – xã hội Đối với Việt Nam, thói quen sử dụng các sản phẩm đồ ngọt cũng như các sản phẩm đóng hộp hay các sản phẩm liên quan đến sữa. Điều này cũng là dễ hiểu vì điều kiện tình hình nền kinh tế của Việt Nam đang còn nhiều khó khăn và vừa thoát ra khỏi danh sách các nước nghèo nhất trên thế giới (2008), đại bộ phận người dân có mức sống dưới mức trung bình, khả năng tiếp cận với các sản phẩm này là gần như rất ít. Vì vậy thói quen này chỉ một phận nhỏ người dân thành thị, có mức sống tương đối mới bắt đầu hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm liên quan đến sữa. Đây là một trong những tác động ảnh hưởng thay đổi từ thành quả của công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập phát triển. Nhận thức, thu nhập, lối sống, tư duy của người dân cũng thay đổi. Sự tiếp cận các nguồn thông tin trở nên dễ dàng, qua loa đài, báo chí, tivi, tranh ảnh, băng rôn khiến con người càng cảm thấy có nhu cầu ngày càng cao đối với việc chăm sóc và thoả mãn các nhu cầu về thể chất. Sữa và các sản phẩm như phô mát, café, nước ép là vô cùng tốt. Đối với nhiều người nó đã trở thành một thói quen sử dụng hàng ngày. Ít khi tạo nên niềm tin về uy tín chất lượng như Vinamilk thì rất dễ khiến khách hàng trung thành sử dụng với sản phẩm này. Vì một trong những đặc điểm trong quan niệm của người Việt là thường dùng những gì mà mình cảm thấy yên tâm tin tưởng và ít khi thay đổi. Cũng phải nói thêm rằng, một trong những đặc điểm về hình thể của người Việt là cân nặng cũng như chiều cao là thấp so với trên thế giới cộng thêm tâm lý muốn chứng tỏ bản thân và tạo được sự chú ý của người khác. Vì lẽ đó một trong những điểm nhấn mạnh vào quảng cáo của công ty Vinamilk là hình thành nên một phong cách sống khoẻ mạnh, phát triển hoàn toàn về thể chất vầ trí tuệ, con người năng động, sáng tạo, một hình mẫu lí tưởng hiệu quả đạt được là vô cùng lớn. Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (trẻ em chiếm 30% cơ cấu dân số) và mức tăng dân số trên 1% năm, thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 6% năm, trình độ dân trí người dân cũng ngày một tăng cao, điều này hứa hẹn thị trường sữa Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi năm 2009 Nhóm tuổi Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi Tỷ lệ (%) 0 – 4 5 – 9 10 – 14 15 – 19 20 – 24 25 – 29 30 – 34 8,5 8,0 8,5 10,2 9,2 8,9 7,9 35 – 39 40 – 44 45 – 49 50 – 54 55 – 59 60 – 64 65 + 7,6 7,0 6,4 5,3 3,6 2,3 6,6 1.4 Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên cũng gây những thuận lợi và khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp, nguồn nguyên liệu chính là sữa tươi nên không phải là nguồn tài nguyên khan hiếm. Gặp khó khăn trong việc xử lý chất thải trong quá trình sản xuất và làm bao bì đóng gói. Khí hậu nước ta thất thường thiên tai thường xuyên xảy ra lại thêm việc Trái đất ngày càng nóng lên làm nhiệt độ tăng cao gây khó khăn trong việc bảo quản vì sữa nước là sản phẩm dễ hỏng. 1.5 Môi trường công nghệ: Sự phát triển khoa học – công nghệ tác động đến mọi doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh Sự phát triển của máy móc làm cho việc chế biến nhanh hơn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn và việc bảo quản sản phẩm lâu hơn. Về mặt công nghệ thì sữa tươi Vinamilk có lợi thế hơn hẳn các đối thủ khi sử dụng những công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất ứng dụng được các công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế. Sản phẩm sữa tươi 100% Vinamilk được sản xuất trên dây chuyền khép kín. Công nghệ ly tâm tách khuẩn lần đầu tiên được ứng dụng vào sản xuất triển khai thành công hệ thống Microsoft Dynamics SL, và đồng thời đưa ERP và giải pháp bán hàng bằng PDA cho các nhà phân phối đã nâng cao được năng lực quản lý bán hàng. Tuy nhiên Vinamilk cũng gặp khó khăn đó là chi phí cho việc đổi mới công nghệ quá cao nên làm tăng chi phí nên sẽ ảnh hưởng đến doanh thu nếu không tăng giá bán và công nghệ phát triển nhanh một ngày một đổi mới nên bắt buộc phải theo kịp công nghệ mới nếu không sẽ bị đối thủ cạnh tranh đi trước. 1.6 Môi trường chính trị và pháp luật: Môi trường chính trị trong nước tương đối ổn định đó là một lợi thế cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển sản phẩm. Nhưng doanh nghiệp cũng gặp phải những vấn đề phức tạp do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh nhiều thủ tục phức tạp gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các cục cạnh tranh, cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, cục vệ sinh an toàn thực phẩm được thành lập yêu cầu doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh được với các đối thủ khác. 1.7 Môi trường toàn cầu hoá: Khi gia nhập WTO thì một trong những cam kết của Việt Nam là mở cửa thị trường trong nước cho các công ty nước ngoài vào kinh doanh làm ăn . Tuy nhiên như chúng ta nhận thấy, từ xưa đến nay các ngành kinh doanh trong nước đều được chính sách bảo hộ của Nhà nước, do dó sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn rất kém trên rất nhiều khâu: chất lượng, giá cả, chủng loại sản phẩm, quy mô phân phối, dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng, nguồn vốn gây khó khăn rất lớn cho các công ty. Với thực trạng phát triển ngành chế biến sữa của nước ta nói chung và công ty Vinamilk nói riêng thì việc kiểm định chất lượng sữa đã là một bài toán khó. Nói ngay như cơn bão Melamine vừa qua đã làm trao đảo thị trường của các doanh nghiệp, khiến niềm tin của các khách hàng đã bị giảm xút, gây thiệt hại lớn cho doanh sô bán hàng. Vì ngay sau đó các doanh nghiệp đã phải đưa đi kiểm định các sản phẩm của mình và cộng thêm vào chi phí bán hàng khiến giá thành tăng lên rất nhiều. Vinamilk là một thương hiệu nổi tiếng với chủng loại đa dạng hơn hẳn, mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước cùng với hơn 30 năm kinh nghiệm là lợi thế đi đầu trước các mối đe doạ xâm nhập của các đối thủ nước ngoài. Nhưng cũng không thể chủ quan, vì các sản phẩm của công ty Vinamilk có sự hàm lượng nhập khẩu quá nhiều các nguyên liệu đầu vào xuất sứ từ nước ngoài. Và khi giá nguyên nhiên vật liều này tăng thì ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động sản xuất của công ty. 2. Phân tích ngành và cạnh tranh: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 2.1 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Hiện nay, trên thị trường sữa của Việt Nam có rất nhiều hãng sữa, bao gồm cả sản phẩm sữa sản xuất trong nước và sữa nhập khẩu. Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk chiếm 35%; Dutch Lady chiếm 24%. Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle. chiếm khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột. Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì. Trong tất cả các hãng sữa trên, Dutch Lady là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinamilk trong hầu hết các lĩnh vực. Thế mạnh của Dutch Lady là quan hệ công chúng và marketing. Tuy nhiên Vinamilk là nhãn hiệu có mạng lưới rộng khắp và quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Với sản phẩm TH True Milk lần đầu tiên được tung ra thị trường vào ngày 26/12/2010, TH được coi là một đối thủ cạnh tranh nặng ký hiện tại và trong tương lai của Vinamilk, với mục đích chỉ sản xuất những sản phẩm sữa tươi tự nhiên chất lượng cao bằng nguồn nguyên liệu 100% sữa tươi sạch và cao cấp từ các trang trại. Hơn nữa, nguyên phó tổng giám đốc của Vinamilk, ông Trần Bảo Minh hiện là tổng giám đốc của TH Milk, điều này hứa hẹn TH sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của Vinamilk. + Đối với sữa bột: Vinamilk gặp phải sự cạnh tranh của các đối thủ trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài như Dutch Lady của công ty đa quốc gia Friesland Foods – Hà Lan, Abbott – Hoa Kỳ, Mead Johnson Các loại sữa nhập khẩu chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ thị phần lần lượt là 16% và 20%. + Sữa tươi: sữa tươi 100% nguyên chất là sản phẩm chủ đạo của VNM tuy nhiên sản phẩm này đang bị cạnh tranh gay gắt với sản phẩm sữa tươi của Dutch Lady với nhiều dòng sản phẩm đa dạng được người tiêu dùng ưa thích như YoMost, sữa Dutch Lady. + Sữa chua ăn: với một danh mục sữa chua đa dạng từ sữa chua không đường đến có đường, sữa chua proby cung cấp lợi khuẩn cho trẻ em, sữa chua đa dạng các chủng loại như trái cây, dâu, nha đam… sữa chua Vinamilk đã chiếm tới 97% trên thị trường Việt Nam, không một đối thủ nào có thể cạnh tranh. Tuy nhiên trên thị trường Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều hãng sữa chua như: sữa chua Ba Vì - IDP, Mộc Châu, Yogurt… + Sữa đặc: Sữa Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam là các sản phẩm truyền thống của Vinamilk. Có các đối thủ như Dutch Lady, Nestle. + Cà phê: được Vinamilk đầu tư phát triển từ năm 2006 nhưng những sản phẩm cà phê của Vinamilk ít được người tiêu dùng biết đến. Đối thủ cạnh tranh có cà phê Trung Nguyên, Nestle, Vinacafe… Hiện nay các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Phân khúc thị trường sữa đặc và sữa nước chủ yếu do các công ty trong nước nắm giữ: Chỉ tính riêng Vinamilk và Dutchlady, 2 công ty này đã chiếm khoảng 72% thị phần trên thị trường sữa nước và gần 100% thị trường sữa đặc, phần còn lại chủ yếu do các công ty trong nước khác nắm giữ. Sự cạnh tranh của các sản phẩm sữa nước và sữa đặc nhập khẩu gần như không đáng kể. Ngành sữa của Việt Nam là ngành phân tán do có nhiều nhà sản xuất như Vinamilk, Dutch Lady, các công ty sữa có quy mô nhỏ như Hanoimilk, Ba vì, các công ty sữa nước ngoài như Abbott, Nestle nhưng các công ty có thị phần lớn như Vinamilk, Dutch Lady (gần 60% thị phần) không đủ sức chi phối ngành mà ngày càng chịu sự cạnh trah mạnh mẽ của các hãng khác đặc biệt là các hãng sữa đến từ nước ngoài. - Các rào cản rút lui: Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư: chi phí đầu tư ban đầu của ngành sữa rất cao do đó khi một công ty muốn rút khỏi thị trường sữa thì sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư như máy móc, thiết bị. 2.2 Các đối thủ tiềm ẩn: Ngành chế biến sữa hiện đang là ngành có tỉ suất sinh lợi và tốc độ tăng trưởng cao. Thị trường sữa được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai và đây cũng là thị trường có biên lợi nhuận khá hấp dẫn. Thị trường sữa trong nước có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới, do mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam hiện tại vẫn đang ở mức thấp. Bên cạnh đó, tiềm năng của thị trường sữa vẫn còn rất lớn khi mà tiêu dùng sản phẩm sữa của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Mức tiêu dùng sữa bình quân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 11,2 kg/năm, thấp hơn khá nhiều so với các nước khác. Ngành sữa hiện nay có tiềm năng phát triển rất lớn. Các rào cản của ngành cũng không nhỏ đối với các công ty đặc biệt về vốn và kĩ thuật chế biến. Trong tương lai công ty Vinamilk sẽ có thể đối mặt với nhiều đối thủ mới đến từ nước ngoài do nền kinh tế thị trường và sự vượt trội về kĩ thuật, vốn và nguồn nguyên liệu đầu vào. Do đó, áp lực cạnh tranh sẽ tăng từ các đối thủ tiềm năng mới. 2.3 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: Ngoài việc lấy nguyên liệu sữa đầu vào từ những nhà cung ứng trong nước, hầu hết các hãng sữa đều nhập khẩu nguyên liệu thô từ nước ngoài để sản xuất. Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển lâu dài với tất cả các nhà cung ứng chiến lược trong nước và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn cả ở giá cả rất cạnh tranh. Các công ty trong ngành sữa có lợi thế mặc cả với người chăn nuôi trong việc thu mua nguyên liệu sữa, trong đó Vinamilk là nhà thu mua lớn, chiếm hơn 50% sản lượng sữa của cả nước. Bên cạnh đó, ngành sữa còn phụ thuộc vào nguyên liệu sữa nhập khẩu từ nước ngoài. Như vậy năng lực thương lượng của nhà cung cấp tương đối cao. Hai nguồn cung cấp sữa chính cho Vinamilk là sữa bò tươi được cung cấp từ các trang trại bò sữa của công ty và mua từ các hộ gia đình là 25%, nguồn sữa bột ngoại nhập chiếm 75% với những nhà cung cấp hàng đầu thế giới. Danh sách một số nhà cung cấp lớn của Cty Vinamilk Tên nhà cung cấp Sản phẩm cung ứng · Fonterra (SEA) Pte Ltd Sữa bột · Hoogwegt International BV Sữa bột · Perstima Bình Dương Vỏ hộp thiếc · Tetra Pak Indochina Bao bì carton Vinamilk có 4 trang trại nuôi bò sữa ở Nghệ An, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Thanh Hóa với khoảng 10.000 con bò sữa cung cấp khoảng hơn 50% lượng sữa tươi nguyên liệu của công ty, số còn lại thu mua từ các hộ nông dân.Vinamilk tự chủ động trong nguồn nguyên liệu sữa tươi, không phụ thuộc vào nước ngoài. Các nông trại sữa là những đối tác chiến lược hết sức quan trọng của Vinamilk trong việc cung cấp tới cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất. Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng đã được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa. - Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Vinamilk xây dựng 4 nông trại nuôi bò sữa, tự chủ nguồn cung sữa tươi.Về bột sữa nguyên liệu, do cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện và kĩ thuật nên hiện tại vẫn phụ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài, công ty chưa đủ khả năng thay thế sản phẩm bột sữa nguyên liệu. Ngoài ra, khả năng thay thế nhà cung cấp của Vinamilk cũng thấp do sản phẩm của các nhà cung cấp có chất lượng cao, các nhà cung cấp khác chưa thể đạt được chất lượng tương đương. Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mô, sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm. Chính vì thế những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn nhưng họ lại thiếu tổ chức. Vinamilk đã hạn chế được áp lực từ phía nhà cung cấp. Vinamilk có thể tự chủ được nguồn nguyên liệu sữa tươi, chỉ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bột sữa. Hơn nữa, công ty Vinamilk đã tạo áp lực cho phía nhà cung cấp về chất lượng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng tốt cho sản phẩm. Vinamilk không chịu áp lực từ nhà cung cấp do quy mô và sự sở hữu các nguyên liệu chất lượng cao và tạo vị thế cao hơn các nhà cung cấp, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng cho các nhà cung cấp nhỏ lẻ nhưng sản phẩm có chất lượng cao. 2.4 Năng lực thương lượng của khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Cả nhà phân phối lẫn người tiêu dùng đếu có vị thế cao trong quá trình điều khiển cạnh tranh từ các quyết định mua hàng của họ. Công ty Vinamilk đã hạn chế được áp lực xuất phát từ khách hàng bằng cách định giá hợp lí các dòng sản phẩm của mình và đưa ra những thông tin chính xác về sản phẩm đồng thời tạo được sự khác biệt hóa đối với những sản phẩm của đối thủ và các sản phẩm thay thế khác. Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy, Vinamilk có khả năng chuyển những bất lợi từ phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Vì thế, Vinamilk không chịu áp lực bởi bất cứ nhà phân phối nào. Hiện công ty có hai kênh phân phối: + Kênh truyền thống (240 nhà phân phối và hơn 140.000 điểm bán lẻ), thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty. + Kênh phân phối hiện đại (như hệ thống siêu thị, Metro …). Khi cuộc sống của con người ngày càng hiện đại thì kênh phân phối này trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. Ngoài ra, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, Canada, Pháp, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á… 2.5 Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Các yếu tố cạnh tranh của sản phẩm thay thế thể hiện như sau: - Giá cả. - Chất lượng. - Văn hóa. - Thị hiếu. Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi - sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. Trên thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh với các sản phẩm sữa như trà xanh, café lon, các loại nước ngọt. Tuy nhiên, do đặc điểm văn hóa và sức khỏe của người Việt Nam, không sản phẩm nào có thể thay thế được sữa. Mặt khác, đặc điểm từ các sản phẩm thay thế là bất ngờ và không thể dự báo được nên mặc dù đang ở vị trí cao nhưng ngành sữa vẫn phải đối mặt với các áp lực sản phẩm thay thế nên luôn có gắng cải tiến những sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 2.6 Cơ hội và thách thức: 2.6.1 Cơ hội: - Thị trường sữa Việt Nam ngày càng phát triển do thu nhập người dân ngày được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tăng cường sức khỏe như sữa ngày một tăng thêm. Thêm vào đó với lợi thế là một doanh nghiệp nội địa lớn trong ngành, Vinamilk sẽ dễ dàng khi tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng nếu như so sánh với các hãng sữa ngoại khác. - Thu nhập ngày được cải thiện cùng với sự gia tăng dân số trẻ sẽ là yếu tố khiến cho sức cầu các sản phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa ngày được nâng cao. - Hệ thống phân phối tốt cũng là một yếu tố hỗ trợ khi Vinamilk đưa vào sản thị trường các dòng sản phẩm mới (nếu các sản phẩm này được người tiêu dùng chấp nhận). - Sản phẩm thay thế đối với sữa không nhiều. - Rào cản gia nhập không nhỏ cho các công ty mới ra nhập ngành. 2.6.2 Thách thức: - Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất là sữa bột lại phải nhập khẩu phần lớn (chiếm đến 70% nhu cầu nguyên liệu).