Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
26,6 KB
Nội dung
MỘTSỐGIẢIPHÁPĐỂPHÁTTRIỂNSẢNPHẨMCHOVAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Qua phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến chất lượng và sự pháttriển của sản phẩmchovay tiêu dùng tại ACB Cần Thơ ta thấy rằng sảnphẩm này hiện nay được xem là một khoản mục mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho ngân hàng, tuy nhiên kết quả phân tích cũng cho thấy sảnphẩm này hiện còn mộtsố tồn tại như sau: - Rủi ro đối với khoản tín dụng tiêu dùng còn cao, đặc biệt là khoản chovay tiêu dùng tín chấp. Do không có tài sản đảm bảo nên nguy cơ không thu hồi được nợ gốc và lãi đúng hạn là rất lớn. Bên cạnh đó, việc đánh giá các khoản vay này quả thật không đơn giản nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, chúng ta không thể bị động hay đưa ra các quy định chovay quá khắt khe đối với khách hàng. Mặc dù chovay tiêu dùng thế chấp có tài sản đảm bảo, song chúng ta cũng không được quá chủ quan, lơ là ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để theo dõi biến động của khoản vay này, tình hình thu nợ nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro của khoản vay này. - Bên cạnh đó vay tiêu dùng hiện nay vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu các khoản vay của ACB, ngân hàng cần có những biện phápđểpháttriển và gia tăng thị phần của khoản vay đầy triển vọng này. Trên cơ sở những tồn tại của sản phẩmchovay tiêu dùng tại ACB Cần Thơ, tôi đã tìm hiểu và đưa ra mộtsốgiảipháp nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng tiêu dùng và tìm cách pháttriểnsảnphẩm tiêu này, gia tăng thị phần của sảnphẩm trong tương lai trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng và thị trường tín dụng cả nước nói chung. Mộtsố biện pháp được đưa ra ở đây là: Nâng cao vai trò của hệ thống tính điểm tín dụng tiêu dùng; Kiểm tra quá trình vay vốn sử dụng vốn và quản lý giám sát tín dụng; Tăng cường các chế độ bảo hiểm các khoản vay tiêu dùng tín chấp và mộtsốgiảiphápđểpháttriểnsảnphẩm tín dụng tiêu dùng trong tương lai. 5.1 MỘTSỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG CHOVAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ Ở phần phân tích thực trạng tín dụng tiêu dùng (trang 51) ta thấy rằng nợ quá hạn của ngân hàng hiện nay tương đối cao và tốc độ giảm nợ quá hạn giai đoạn sau (2006 - 2007) chậm hơn rất nhiều so với giai đoạn 2005- 2006. Đặc biệt là tín dụng tiêu dùng tín chấp. Điều này mang đến rủi ro cho ngân hàng, nếu không sớm khắc phục sẽ thiệt hại đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Sau đây là mộtsố biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng: 5.1.1 Nâng cao vai trò của hệ thống tính điểm tự động đối với tín dụng tiêu dùng Ngày nay rất nhiều ngân hàng sử dụng hệ thống tính điểm tín dụng tự động. Ưu diểm của việc sử dụng hệ thống này là giải quyết nhanh chóng mộtsố lượng lớn yêu cầu mà không cần nhiều sức người, điều đó sẽ làm giảm chi phí hoạt động, và có thể là cách đánh giá có hiệu quả thay thế cho việc sử dụng các cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm. Điều này giúp giảm bớt các khoản nợ khó thu hồi. Nhiều khách hàng cũng muốn những lá đơn xin vay của họ được xem xét một cách nhanh chóng thông qua một hệ thống tính điểm tự động. Hệ thống tính điểm tự động thường dựa trên cơ sở các mô hình đặc biệt hoặc mộtsố kỹ thuật có liên quan như mô hình trung thực, trong đó một vài biến số sẽ được kết hợp lại để đánh giá về điểm sốcho mỗi lá đơn. Nếu lá đơn đó đạt mức điểm giới hạn thì nó gần như sẽ được thông qua trừ trường hợp có những thông tin không bình thường. Ngược lại nếu lá đơn đạt điểm thấp hơn mức giới hạn thì lá đơn đó gần như bị bác bỏ trừ trường hợp có yếu tố giảm nhẹ. Hệ thống tín điểm tín dụng này thường lựa chọn từ 7 đến 12 yếu tố từ đơn xin vay của khách hàng và đánh giá mỗi khoản mục bằng cách cho điểm từ 0 đến 10. Ở ngân hàng Á Châu hiện nay cũng đã sử dụng hệ thống tín điểm tín dụng tự động, nhưng chỉ áp dụng đối với các sảnphẩmcho doanh nghiệp, còn đối với các sảnphẩm dành cho khách hàng cá nhân như tín dụng tiêu dùng thì hiện nay ngân hàng vẫn chưa xây dựng được một hệ thống tính điểm riêng. Do đó tôi đã nghiên cứu và tham khảo các tài liệu về hệ thống tín điểm tín dụng tự động được áp dụng tại mộtsố ngân hàng khác, trên cơ sở tình hình thực tế của ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ để lựa chọn mộtsố nhân tố đánh giá chất lượng tín dụng tiêu dùng. Những biến số quan trọng được dùng trong hệ thống này là xếp loại chất lượng tín dụng, số người ăn theo, số nhà cửa sở hữu, thu nhập ròng, có điện thoại cố định tại nơi ở hay không, loại nghề nghiệp, thời gian làm việc tại chỗ làm hiện tại, thời gian cư trú tại nơi sống hiện tại. Sau khi lựa chọn được các yếu tố sẽ tiến hành cho điểm từng yếu tố. Bảng 10 : Các yếu tố cho việc dự đoán chất lượng tín dụng tiêu dùng CÁC YẾU TỐ ĐIỂM SỐ 1. Nghề nghiệp hay loại công việc của khách hàng - Chuyên nghiệp hoặc điều hành kinh doanh 10 - Công nhân viên chức Nhà nước 8 - Nhân viên văn phòng 7 - Công nhân không có chuyên môn 5 - Nhân viên làm việc bán thời gian 2 2. Tình trạng về nhà cửa - Có nhà riêng 9 - Nhà hoặc căn hộ thuê 4 - Sống với bạn bè họ hàng 2 3. Xếp loại về chất lượng tín dụng là - Rất tốt 10 - Khá 7 - Trung bình 5 - Không có hồ sơ 2 4. Thời gian làm việc ở nơi hiện tại Lớn hơn 05 năm 6 Từ 01 đến 05 năm 4 Nhỏ hơn 01 năm 2 5. Thời gian cư trú tại nơi hiện tại - Lớn hơn 05 năm 8 - Từ 01 đến 05 năm 5 - Nhỏ hơn 01 năm 2 CÁC YẾU TỐ (tt) ĐIỂM SỐ 6. Có điện thọai cố định tại nơi ở hay không - Có 2 - Không 0 7. Số người ăn theo hiện nay - Không có 6 - Từ 01 đến 03 người 3 - Lớn hơn 03 người 0 8. Thu nhập hàng tháng - Trên 5.000.000 đồng/ tháng 9 - Từ 3.500.000 đến 5.000.000 đồng/ tháng 7 - Từ 1.500.000 đến dưới 3.500.000 đồng/ tháng 3 - Thấp hơn 1.500.000 đồng/ tháng 0 Điểm số được cho dựa vào mức độ quan trọng của yếu tố tức là yếu tố đó có đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng hay không. - Nghề nghiệp hiện tại của khách hàng: Đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Nghề nghiệp còn phản ánh sự biến động của thu nhập. Nếu một người có nghề nghiệp ổn định chắc chắn thu nhập của họ cũng sẽ ổn định. Chính vì thế điểm số tối đa của yếu tố này là 10 (nếu khách hàng đang giữ vị trí điều hành hoặc lãnh đạo của một doanh nghiệp). Tương tự cho các nghề nghiệp tiếp theo với mức biến động về thu nhập ngày càng cao nên điểm số càng giảm. - Xếp loại chất lượng tín dụng tại ngân hàng cũng là một yếu tố đáng tin cậy khi quyết định có nên cho khách hàng đó vay hay không. Nếu khách hàng trước đây đã từng vay ở ngân hàng, thì điều này tương đối dễ dàng ngân hàng có thể căn cứ vào xếp loại tín dụng trước đây của khách hàng đểcho điểm. Nếu khách hàng được xếp loại là rất tốt hoặc khá thì ta có thể tin tưởng vào khả năng trả nợ của họ, tuy nhiên nếu xếp loại tín dụng của khách hàng trước đây là trung bình thì ngân hàng cần có sự quan tâm hơn, nên điều tra, xem xét nguyên nhân tại sao khách hàng bị xếp loại trung bình và hiện nay đã khắc phục được các nhược điểm đó chưa. Trường hợp khách hàng hoàn toàn mới, chưa có hồ sơ tại ngân hàng thì khả năng đảm bảo trả nợ sẽ thấp hơn, vì ngân hàng không có căn cứ để xem xét. Vì thế trường hợp này điểm sốcho là thấp nhất (2 điểm). - Thu nhập của người xin vay cũng là một nhân tố quan trọng hàng đầu, căn cứ vào mức thu nhập hàng tháng có thể đánh giá về khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng. Ở đây mức thu nhập tối thiểu để ngân hàng có thể chovay là trên 1.500.000 đồng, và ứng với từng mức thu nhập thì có mức chovay khác nhau. Tuy nhiên khi xem xét về khả năng trả nợ của khách hàng ta không chỉ hoàn toàn dựa vào thu nhập mà chúng ta cần chú ý đến chi phí hàng tháng mà khách hàng phải trả. Nếu chi phí chi trả hàng tháng quá lớn thì khả năng trả nợ của khách hàng sẽ suy giảm. - Tình trạng nhà cửa hiện tại nếu khách hàng có nhà riêng thì đây có thể được xem là một tài sản đảm bảo cho việc trả nợ của khách hàng. Ngược lại nếu khách hàng chỉ ở nhà thuê hay ở chung với người thân thì rủi ro của khoản vay này sẽ tăng lên và ngân hàng cần thận trọng hơn khi quyết định chovay đối với các khách hàng này. - Đối với các yếu tố còn lại như số năm làm việc, thời gian cư trú, số người ăn theo . tuy là các yếu tố bổ sung khi xem xét cho vay, nhưng ngân hàng không nên xem nhẹ các yếu tố này bởi vì các yếu tố đó cũng góp phần phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng cũng như uy tín của họ đối với môi trường xung quanh. Đánh giá kết quả Điểm tối đa một khách hàng có thể đạt được là 60 điểm, điểm tối thiểu khách hàng đạt được là 10 điểm. Mức điểm trung bình đạt được của một khách hàng là (60 + 10)/ 2= 35 điểm. + Nếu hồ sơvay của khách hàng đạt nhỏ hơn 35 điểm: từ chối cho vay. + Nếu hồ sơ khách hàng đạt từ 35 điểm trở lên: đồng ý cho vay. Lý luận cơ sở của hệ thống này là ngân hàng có thể định dạng được các yếu tố về tài chính, kinh tế và động cơ của khách hàng để tách riêng các khoản chovay loại tốt với loại tồi thông qua việc quan sát, thu thập và tổng kết từ số đông những khách hàng đã từng vay nợ từ trước đến nay. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng hệ thống tính điểm tiêu dùng tự động ngân hàng không được quá chủ quan, vì các ngân hàng thường giả định rằng các yếu tố tài chính và các yếu tố khác mà trước đây đã từng tạo ra sự khác biệt giữa những khoản tín dụng chất lượng tốt và những khoản tín dụng chất lượng kém vẫn có thể được áp dụng trong tương lai, với tỷ lệ sai sót rất nhỏ. Rõ ràng là các giả định ngầm này có thể sai nếu nền kinh tế hoặc các yếu tố khác thay đổi đột ngột. Và đây là lý do tại sao không nên chỉ dựa vào hệ thống tính điểm tự động này mà quyết định chovay hay không. Cần có sự kết hợp với việc phân tích của các nhân viên tín dụng để có kết quả chính xác hơn và định kỳ phải kiểm tra lại hệ thống tính điểm tín dụng tiêu dùng, phát hiện kịp thời và chính xác các yếu tố lỗi thời, không đánh giá đúng chất lượng tín dụng và thay thế bằng các yếu tố mới thích hợp hơn. 5.1.2 Kiểm tra quá trình vay vốn, sử dụng vốn và quản lý giám sát tín dụng Biện pháp này nhằm góp phần giảm thiểu nợ quá hạn của ngân hàng 5.1.2.1 Kiểm tra quá trình vay vốn sử dụng vốn Kiểm tra quá trình vay vốn bao gồm kiểm tra trước, trong và sau khi chovay a) Kiểm tra trước khi vay Là quá trình khảo sát điều tra trực tiếp khách hàng có nhu cầu vay đối chiếu vói quy chế chovay đặc biệt là các nguyên tắc, điều kiện, thủ tục vay . xem khách hàngcó thể đáp ứng được hay không. b) Kiểm tra trong khi vay Kiểm tra trực tiếp bộ hồ sơvay về tính hợp pháp, hợp lệ, các chứng từ quy định theo sự phê duyệt đã đầy đủ chưa, kiểm tra đúng người, đúng việc. c) Kiểm tra sau khi chovay Bao gồm việc kiểm tra sử dụng vốn và khả năng trả nợ, quá trình chấp hành các điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng. Trong đó nội dung quan trọng là quản lý thu hồi nợ vay. - Quản lý thu hồi nợ vay: + Bộ phận kiểm tra chovay theo dõi dư nợ, thu nợ, thu lãi, chuyển nợ quá hạn. + Bộ phận Loan CSR theo dõi và lập giấy báo nợ đến hạn thanh toán, gấy báo thay đổi lãi suất theo định kỳ đã quy định trong hợp đồng tín dụng, chuyển mọi thông tin cần thiết về tình hình trả nợ cho bộ phận tín dụng (A/O) và giám sát tín dụng (pháp chế, pháp lý chứng từ) biết để tùy theo chức năng và mức độ vi phạm theo hợp đồng để xử lý. Vi dụ như cho phép điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo yêu cầu của khách hàng hoặc khi phát hiện khách hàng chưa có khả năng trả nợ kịp thời. - Phát hiện đúng và kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề thông qua kết quả giám sát và công cụ tính điểm tính dụng để có biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu. Khi phát hiện khoản tín dụng có vấn đề cần lưu trữ tập trung là bài học kinh nghiệm thực tế cho ngân hàng đặc biệt là các cán bộ tín dụng có thể tránh được những sai sót trong tương lai. Tín dụng có vấn đề thường tạp trung vào những vấn đề sau: + Nguyên nhân nợ quá hạn + Các sai phạm chủ quan, khách quan trong quá trình chovay + Các tài liệu pháp lý chưa hoàn chỉnh + Các sai sót trong quá trình sử dụng vốn, tài sản đẩm bảo + Thiếu sót trong quá trình điều hành ngân hàng. 5.1.2 Quản lý giám sát tín dụng Nội dung giám sát tín dụng bao gồm giám sát toàn bộ quy trình chovay cụ thể - Quản lý giám sát lưu trữ hồ sơ vay, đặc biệt các giấy tờ có giá được dùng để cầm cố, thế chấp phải được lưu giữ cẩn thận, an toàn trong kho theo quy định của ngân hàng nhà nước. - Giám sát suốt quá trinh chovay (trước, trong và sau khi cho vay). - Kiểm tra chặt chẽ quá trình giải ngân và các giấy tờ liên quan đến khoản này như hồ sơ có đầy đủ chữ ký phê duyệt chưa, số tiền, lãi suất, thời hạn chovay có chính xác chưa, tài sản đảm bảo có đúng như trong hợp đồng tín dụng đã ghi chưa . - Giám sát việc trả nợ, thu hồi nợ để đưa ra những tình huống xử lý thích hợp. Giám sát trả nợ, thu hồi nợ là nội dung quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng. Ngân hàng cần tổ chức quản lý chạt chẽ các khoản vay có vấn đề và thường xuyên báo cáo với ban điều hành để có sự chỉ đạo kịp thời. 5.1.3 Tăng cường tham gia các chế độ bảo hiểm tín dụng tiêu dùng Tại sao ngân hàng lại phải kết hợp bảo hiểm với một đơn vị bảo hiểm khác trong các sảnphẩm tài chính của ngân hàng?. Đó là vì các lý do quan trọng sau: - Đa dạng hóa sảnphẩm và nguồn thu nhập cho ngân hàng với chi phí đầu tư tối thiểu. - Tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng. - Giảm thiểu rủi ro khi khách hàng không có khả năng thanh toán. - Duy trì và gia tăng số lượng khách hàng. - Củng cố năng lực cạnh tranh. - Đem lại tiện ích quan trọng, chất lượng khác biệt cho khách hàng. Ở ACB chi nhánh Cần Thơ hiện nay có sự kết hợp với công ty bảo hiểm Prevoir về việc sử dụng sảnphẩm bảo hiểm tử kỳ dư nợ tín dụng cá nhân Credit life . Bảo hiểm tử kỳ dư nợ tín dụng cá nhân (tín dụng tiêu dùng) là sảnphẩm của Previor để đảm bảo thanh toán cho ngân hàng (trong vòng tối đa 72 giờ) khoản dư nợ vay theo hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và người vay trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm cho người vay. Đây là một trong những biện pháp rất hữu hiệu để giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra. Ngân hàng cần tăng cường hợp tác với các công ty bảo hiểm và tìm kiếm thêm nữa các sảnphẩm bảo hiểm thích hợp cho các khoản vay tiêu dùng của khách hàng, không chỉ khi khách hàng chết mới nhận được sự hoàn trả nợ từ phía các công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó phải thường xuyên giải thích cho khách hàng hiểu và nắm rõ những lợi ích của việc tham gia bảo hiểm và có thể xem đây là một điều kiện bắt buộc trong hồ sơvay của khách hàng. 5.2 CÁC BIỆN PHÁPPHÁTTRIỂNSẢNPHẨMCHOVAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG 5.2.1 Xây dựng thương hiệu ACB vững mạnh Như đã phân tích đa phần khách hàng đều lựa chọn vay tiêu dùng ở một ngân hàng có uy tín, vì thế xây dựng thương hiệu ACB vững mạnh là việc làm hết sức cần thiết để gia tăng uy tín, duy trì niềm tin và giúp khách hàng luôn biết đến sự tồn tại của mình. Trong những năm qua ACB đã giành được rất nhiều các danh hiệu và giải thưởng cao quý trong lĩnh vực ngân hàng, như “Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt nam”, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”, để đạt được nhũng thành tích trên, suốt 14 năm qua ACB đã không ngừng nâng cao pháttriển hệ thống, nỗ lực pháttriển các sảnphẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu khách hàng. Tuy vậy trong số các thương hiệu nổi tiếng hiện nay thì thương hiệu các ngân hàng là rất nhiều, cho nên làm thế nào giữ vững và nâng cao vị trí của mình trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt hiện nay là một bài toán khó đối với ACB nói riêng và các ngân hàng TMCP nói chung. - Để làm được điều này trước tiên ACB Cần Thơ cần xây dựng hệ thống nhận biết về ACB như tên ngân hàng, logo. Website của ngân hàng phải được trang trí sao cho thật bắt mắt, dễ dàng truy cập, tốc độ nhanh. Riêng chi nhánh Cần Thơ cần xây dựng một trang web riêng hay có một khoảng không gian riêng trên trang web của Hội sơđể khi khách hàng cần tìm thông tin về chi nhánh được dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian hơn. - Tạo sự khác biệt với các ngân hàng khác tránh sự trùng lấp, tận dụng tối đa lợi thế của mình, giữ mãi trong lòng khách hàng, như khi nhắc đến dịch vụ tín dụng bán lẻ là trong đầu khách hàng lập tức nhớ và tìm đến ACB. - Khách hàng là yếu tố quan trọng của ngân hàng, vì không có khách hàng chắc chắn ngân hàng không thể hoạt động lâu dài được. Vì thế ACB Cần Thơ cần quan tâm khách hàng nhiều hơn nữa. Do hiểu biết của khách hàng về hoạt động tín dụng đôi khi còn hạn chế, nhu cầu của khách hàng đối với các sảnphẩm tín dụng chỉ mới dừng lại ở mức dộ sử dụng các sảnphẩm do ngân hàng cung cấp. Vì vậy ngân hàng cần có công tác truyền đạt đến khách hàng đầy đủ sản phẩm, dịch vụ nhất là đối với các sảnphẩm mới qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, trang web . Việc chăm sóc khách hàng là một công tác quan trọng, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu chất lượng sảnphẩm tốt cộng với thái độ phục vụ hoàn hảo thì hẳn ngân hàng sẽ sớm gặt hái được thành công. Muốn đạt được điều này, ACB Cần Thơ cần: + Tăng cường tính chuyên nghiệp trong giao tiếp: điều này rất quan trọng, hầu hết nhân viên ACB Cần Thơ đều xinh đẹp, trẻ trung, cách giao tiếp rất ân cần, chu đáo, cách phục vụ khách hàng rất nhiệt tình, lịch sự và vui vẽ, đó là nhũng mặt tích cực mà ACB Cần Thơ nên duy trì và pháttriển hơn nữa trong tương lai. + Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng tại khu vực miền Tây, tìm hiểu và lắng nghe những nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng để đáp ứng kịp thời. + Tư vấn cho khách hàng về môi trường quản lý tài chính, quản lý rủi ro, lập hồ sơvay vốn . chăm sóc khác hàng chu đáo hơn, nắm bắt kịp thời diễn biến và nhu cầu khách hàng cũ, tích cực tìm kiếm thông tin khách hàng mới, dự án mới có hiệu quả bằng cách quan tâm, theo dõi hoạt động của khách hàng, có quà tặng, các chương trình bốc thăm trúng thưởng theo hồ sơvay khách hàng . 5.2.2 Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên và pháttriển hệ thống cơ sở hạ tầng tại chi nhánh Cần Thơ Mặc dù ACB thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ nhân viên, tuy nhiên đòi hỏi ngân hàng nên đào tạo chuyên sâu hơn nữa để cán bộ nhân viên có đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ mình đang làm, hiểu rõ chức năng các loại sản phẩm. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi chuyên môn nghề nghiệp tại chi nhánh cho các nhân viên, tạo điều kiện cho họ học hỏi lẫn nhau, đồng thời phát hiện các nhân viên có tiềm năng, tập trung đào tạo thành đội ngũ quản lý trong tương lai. Nâng cấp và pháttriển cơ sở hạ tầng, cải tiến hệ thống mạng máy tính, đưa tin học hóa vào quá trình tiếp nhận hồ sơ khách hàng. Thay vì khi có nhu cầu khách hàng phải trực tiếp đến ngân hàng nhờ các nhân viên tư vấn hỗ trợ thì ngân hàng có thể xây dựng một hệ thống mạng trực tuyến, khách hàng có thể truy cập vào mạng và hỏi đáp trực tiếp với các nhân viên, nếu có nhu cầu khách hàng có thể điền thông tin trực tiếp vào mẫu đơn trên mạng. Sau đó nhân viên sẽ kiểm tra cacscthoong tin của khách hàng, nếu phù hợp sẽ báo với khách hàng đến làm các thủ tục vay. Nếu thực hiện được điều này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và giúp ngân hàng giảm bớt chi phí và nhân lực. 5.2.3 Xây dựng và thực hiện chiến lược tiếp thị nhằm pháttriểnsảnphẩm tiêu dùng tại ACB chi nhánh Cần Thơ - Tiêu dùng là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện nay, đặc biệt khi nền kinh tế càng pháttriển nhu cầu tiêu dùng của người dân lại càng tăng lên, tuy nhiên đối với mộtsố người thu nhập đôi khi không đủ để chi tiêu cho việc tiêu dùng, lúc này ngân hàng sẽ là nơi tìm đến của họ. Nhưng nếu ngân hàng chỉ thụ động, mong chờ vào sự tìm đến của khách hàng thì chắc chắn hoạt động chovay của ngân hàng sẽ thất bại, vì thế ngân hàng cần có một bộ phận Marketing chuyên biệt để quảng bá và pháttriểnsảnphẩmchovay tiêu dùng đến tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội. Có như thế thì chovay tiêu dùng mới trở thành khoản mục mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. - Để có thể vận dụng tốt chính sách Marketing cần có một bộ phận hoạt động như một phòng ban của ngân hàng, từ đó có điều kiện vận dụng các chính sách Marketing phục vụ cho kinh doanh ngân hàng một cách chuyên nghiệp hơn. Khi sử dụng Marketing ngân hàng có thể rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng về không gian, thời gian cũng như nâng tầm hoạt động của ngân hàng lên phạm vi toàn cầu. Các nhân viên Marketing sẽ chịu trách nhiệm tìm hiểu nhu cầu khách hàng, xây dựng chiến lược đểpháttriểnsảnphẩm tiêu dùng. - Qua tìm hiểu hiện nay đa số hiểu biết của khách hàng về các sảnphẩmvay tiêu dùng của ACB Cần Thơ đều thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè hoặc là từ những khách hàng đã vay trước đây. Điều này chứng tỏ hoạt động Marketing của chi nhánh thật sự chưa có hiệu quả, cần sớm thành lập bộ phận này và đi vào hoạt động nhanh chóng đưa thông tin về sảnphẩmvay tiêu dùng đến khách hàng đầy đủ và chính xác nhất.Bên cạnh đó, ACB Cần Thơ cần tăng cường công tác quảng bá sảnphẩm trên các trang báo như báo Cần Thơ, báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, phát sóng các mẫu quảng cáo thường xuyên trên đài truyền hình vào các giừ cao điểm, định kỳ phát từ rơi tại mộtsố nơi công cộng trên đia bàn thành phố Cần Thơ hoặc khi ngân hàng cho ra đời sảnphẩm mới. [...]... khách hàng Cho đến nay, chưa có số liệu chính xác về dư nợ chovay đầu tư vào bất động sảnso với tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại; đồng thời chưa có tổng kết thực tiễn tỷ lệ đó bao nhiêu là an toàn Song, mỗi NHTM cần xây dựng cho mình một tỷ lệ hợp lý để hạn chế, phòng ngừa rủi ro Thứ hai đó là mục đích sử dụng vốn vay tiêu dùng, có thực chất đầu tư đúng với nội dung trong đơn xin vay vốn và...- Vay tiêu dùng hiện vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay, vì thế ngân hàng cần mở rộng đối tượng khách hàng như đến trực tiếp nơi làm việc của các công nhân các xí nghiệp để tư vấn và giới thiệu về sản phẩmchovay tiêu dùng Có thể liên kết với các công ty mua bán nhà, xe để nhờ họ giới thiệu khi khách hàng có nhu cầu mua nhưng không... hàng vay vốn tiêu dùng đầu tư cho chứng khoán hoặc lĩnh vực kinh doanh khác có mức độ rủi ro cao hơn, nên cần quan tâm tới kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng 5.2.4 Mộtsố biện pháp khác - Thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường đặc biệt là sự biến động lãi suất, có sự so sánh đối chiếu với các ngân hàng trên địa bàn về mức lãi suất cho vay tiêu dùng và các chính sách của họ, để ngân... hàng không trả nợ chỉ cần sai một kỳ hạn theo cam kết là ngân hàng đã có thể xử lý tài sản được rồi Nếu vay tiêu dùng dựa trên nguồn tiền lương thì khách hàng cũng phải có tài sản đảm bảo tiền vay, phải chứng minh được nguồn trả nợ của mình, đó là tiền cho thuê nhà, tiền cho thuê đất, hay các nguồn thu nhập khác,… phù hợp với kỳ hạn vay, kỳ hạn trả nợ, chứ thực ra NHTM là một định chế trung gian tài... xây dựng cho mình một tỷ lệ hợp lý để hạn chế, phòng ngừa rủi ro Thứ hai đó là mục đích sử dụng vốn vay tiêu dùng, có thực chất đầu tư đúng với nội dung trong đơn xin vay vốn và trong hợp đồng tín dụng hay không Bởi trong thực tế, chắc chắn có khách hàng vay vốn tiêu dùng đầu tư cho chứng khoán hoặc lĩnh vực kinh doanh khác có mức độ rủi ro cao hơn, nên cần quan tâm tới kiểm tra sử dụng vốn vay của... - Đểvay được tiền, khách hàng phải chứng minh nguồn thu nhập ổn định, có tính thuyết phục và có đầy đủ căn cứ của mình Căn cứ vào nhu cầu vay và thu nhập, chi dùng tối thiểu hàng tháng, ngân hàng thương mại chovay định kỳ hạn trả góp hàng tháng, hoặc hàng quý, hoặc 6 tháng 1 lần Ngân hàng giữ giấy tờ bản chính tài sản đã qua đăng ký giao dịch bảo đảm và công chứng theo luật định Trong hợp đồng vay. .. khủng hoảng tín dụng nhà ở tại nước Mỹ hiện nay, còn ở Việt Nam, các NHTM cũng đã dự báo và lường trước tình huống này Nếu thực hiện tốt tất cả các biện pháp nêu trên chắc chắn cho vay tiêu dùng của ACB sẽ là sảnphẩm chiếm lợi nhuận cao nhất và pháttriển mạnh nhất trong toàn hệ thống ngân hàng ở nước ta ... của họ, để ngân hàng có sự chuẩn bị và điều chỉnh cho hợp lý - Dự báo xu hướng biến động của thị trường nhà đất Bởi vì thị trường này ở nước ta cũng như nhiều khu vực trên thế giới đều có tăng trưởng mạnh và có suy giảm kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng Cho đến nay, chưa có số liệu chính xác về dư nợ chovay đầu tư vào bất động sảnso với tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại;... định chế trung gian tài chính không thể “nhắm mắt” vung tiền ra cho khách hàng tiêu xài trước mà không gắn với trách nhiệm trả nợ Tất nhiên, nếu như ngân hàng mở rộng quá mức tín dụng tiêu dùng mua nhà ở, khi thị trường nhà đất xuống giá mạnh, kéo dài, số đông khách hàng không có nguồn trả nợ thì bắt buộc ngân hàng phải xiết nợ, thu hồi nhà để bán Đây là trường hợp khủng hoảng tín dụng nhà ở tại nước . khoản vay tiêu dùng tín chấp và một số giải pháp để phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng trong tương lai. 5.1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG CHO. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Qua phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến chất lượng và sự phát triển