1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK

8 626 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 24,83 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK SÓC TRĂNG 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP SÓC TRĂNG: 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 3.1.1.1 Lịch sử hình thành: Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng (NHNo ST) được thành lập theo quyết định số 30/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 trên cơ sở nhận bàn giao 6 chi nhánh NHNo & PTNT huyện của chi nhánh NHNo Hậu Giang cũ nay thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng và chi nhánh ngân hàng Công thương Thị xã Sóc Trăng của chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Hậu Giang cũ. Nguồn nhân lực ngày đầu tách tỉnh, chi nhánh chỉ có tổng số 194 CB-CNV. Về trình độ chuyên môn: Đại học chiếm 33,71%, Cao đẳng và Bổ túc sau Trung học 16,29%, Trung cấp 20,83%, số còn lại là sơ cấp và chưa qua đào tạo. Bước đầu hoạt động chi nhánh NHNo Sóc Trăng gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn, Hội sở làm việc tại Trụ sở Quỹ tiết kiệm của chi nhánh ngân hàng Công thương TX Sóc Trăng hết sức chật hẹp, các trụ sở huyện xây dựng từ thời bao cấp đã xuống cấp, toàn tỉnh chỉ có 02 xe 15 chổ đã qua 1/3 thời gian sử dụng, không có xe chuyên dùng, hàng chục CB-CNV được điều động từ Cần Thơ và các chi nhánh huyện về Hội sở công tác không chỗ nghĩ Mặt khác, từ cơ chế bao cấp mới chuyển sang, kiến thức về kinh tế thị trường chưa có nhiều nên hoạt động ngân hàng chuyển biến chậm. Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn bước đầu toàn thể ban lãnh đạo và CB-CNV NHNo Sóc Trăng đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay NHNo Sóc Trăng có 14 chi nhánh, phòng giao dịch và một hội sở khang trang, hiện đại. 3.1.1.2 Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển: Bám sát định hướng của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, thực hiện phương châm “đi vay để cho vay” bằng nhiều hình thức, biện phát huy động vốn thích hợp, nâng cao phần tự lực nguồn vốn, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ năm 1996 các tổ chức tín dụng lần lượt mở ra nhưng thị phần của ngân hàng nông nghiệp Sóc Trăng vẫn chiếm thị phần cao nhất gần 50% so với tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng và các Quỹ tín dụng (QTD) trên địa bàn. Trong giai đoạn này, ngân hàng chủ yếu cho vay các công ty, Xí nghiệp quốc doanh, Hợp tác xã cấp huyện, dư nợ thường chiếm trên 95%, dư nợ cho vay tư nhân cá thể rất nhỏ bé. Riêng vốn cho vay trung và dài hạn không đáng kể, đến hiện nay là 60%. Nhờ đường lối, chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn của Đảng và nhà nước cùng với chính sách khuyến kích kinh doanh hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình đã ảnh hưởng tích cực đến nông nghiệp và nông thôn Sóc Trăng. Từ đó các chi nhánh từng bước phát triển cho vay hộ nông dân (ban đầu là cho vay vốn trồng lúa, sau cho vay chăn nuôi, cho vay trang trại, các mô hình vườn-ao-chuồng, .), cho vay doanh nghiệp. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như dịch vụ cầm đồ, mua bán, gia công vàng bạc, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và TTQT, chi trả kiều hối, . Ngân hàng nông nghiệp Sóc Trăng không chỉ là một ngân hàng thương mại đơn thuần mà còn là một người bạn đáng tin cậy của bà con nông dân và doanh nghiệp, góp phần cùng nhân dân xây dựng tỉnh Sóc Trăng càng giàu đẹp và phát triển. 3.1.1.3 Quá trình hoạt động chính: Giai đoạn 1992-1996: chủ yếu cho vay các công ty, xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã và chi trả kiều hối. Giai đoạn 1997-2002: tiếp tuc phát triển kinh doanh ngoại tệ và TTQT đã được triển khai thí điểm từ giai đoạn trước, nắm thế chủ động về cho vay và TTQT khi mà ngày càng có nhiều công ty, xí nghiệp có quan hệ mua bán với nước ngoài. Ban đầu ngân hàng Nông nghiệp Sóc Trăng bị cạnh tranh gay gắt, càng về sau càng vững vàng nghiệp vụ và tạo được uy tín lớn với khách hàng, thu hút nhiều khách hàng về phía mình. Bên cạnh đó là các hoạt động cho vay tôn nền nhà, cho vay sản suất, cho vay tín chấp(cho giáo viên,CBCNV), cho vay người hồi hương từ các nước Đông Dương, Giai đoạn 2002 đến nay: không ngừng tăng huy động vốn và cho vay, kinh doanh ngoại tệ và TTQT cũng đạt doanh số cao. Tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về huy động vốn, uy tín được khẳng định trong nhân dân và doanh nghiệp. Hệ thống ngân hàng phủ khắp địa bàn, trang bị hiện đại, phục vụ khách hàng ngày càng chuyên nghiệp. Các máy ATM đi vào hoạt động tạo thêm tiện ích cho khách hàng và tạo thói quen giao dịch mới, hiện đại. 3.1.2 cơ cấu tổ chức và nhân sự: BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH & NVTH PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG THẨM ĐỊNH PHÒNG KẾ TOÁN KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG VI TÍNH PHÒNG TCCB – ĐÀO TẠO PHÒNG HÀNH CHÁNH 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005-2007: Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005-2007 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu 350.568 455.477 499.078 104.909 29,93 43.601 9,57 1. Từ hoạt động tín dụng 335.423 422.355 443.920 86.932 25,92 21.565 5,10 2. Thu nhập từ dịch vụ 4.254 5.851 8.702 1.597 37,54 2.851 48,72 3. Thu từ hoạt động khác 179 793 895 614 343,02 102 12,86 4. Thu nhập bất thường 10.712 26.478 45.561 15.766 147,18 19.083 72,07 II. Tổng chi 343.065 425.106 438.588 82.041 23,91 13.482 3,17 1. Chi từ hoạt động HĐV 258.582 334.393 352.451 48.811 17,09 18.058 5,40 2. Chi phí hoạt động DV 2.423 2.494 2.832 71 2,93 338 13,55 3. Chi phí nhân viên 14.875 18.011 20.431 3.136 21,08 2.420 13,43 4. Chi phí quản lý 10.274 14.675 15.631 4.401 42,48 956 6,51 5. Chi khác 29.911 55.533 47.243 25.622 85,66 -8.290 -14,92 III. Lợi nhuận 7.503 30.371 60.490 22.868 304,78 30.119 99,17 Nguồn: Phòng kế toán Trong năm 2006 lợi nhuận tăng đột biến so với 2005 là 304,78%, nhưng trong đó thu từ hoạt động tín dụng tăng không đáng kể, chủ yếu nguồn thu tăng từ hoạt động khác, vì vậy mà chi từ nguồn khác cũng tăng đáng kể. Nguyên nhân, trong năm 2006 ngân hàng mở rộng sản phẩm, ngoài sản phẩm truyền thống là tín dụng, ngân hàng đầu tư vốn vào các lĩnh vực khác, nhằm giảm rủi ro như: đầu tư góp vốn cổ phần, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ. Bên cạnh đó, do trong 2006 các ngân hàng thương mại mộc lên ồ ạt trên địa bàn tỉnh làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, vì vậy mà nguồn thu từ tín dụng tăng tương đối thấp so với hoạt động dịch vụ và thu khác. Sang năm 2007, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động dịch vụ như: TTQT, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối và thẻ ATM. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng nhanh hơn so với tín dụng. 3.1.4 Phân tích thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến Agribank Sóc Trăng: 3.1.4.1 Thuận lợi: - Tình hình kinh tế xã hội trong tỉnh có mức độ tăng trưởng cao và ổn định. - Mức sống của tầng lớp dân cư được nâng cao. - Nuôi trồng thủy sản được phát triển theo hướng đa dạng các loại hình nuôi tôm, ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng suất cao. - Lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch tăng nhẹ qua các năm. - NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục có nhiều giải pháp chỉ đạo mạnh hơn, chú trọng vào công việc nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa tài chính và tăng thêm dịch vụ mới theo hướng hiện đại: xếp loại ngân hàng và khách hàng để giao quyền phán quyết cho vay phù hợp, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, mở rộng thị phần. Biểu đồ 1 - Đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng trưởng thành từ hoạt động thực tiển, đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt động. 3.1.4.2 Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn: - Lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. - Sản xuất nông-ngư nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. - Xuất khẩu thủy sản chưa chủ động được thị trường, luôn bị các rào cản về kỹ thuật và pháp lý. - Một số doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn không hiệu quả. - Các NHTM trên địa bàn tỉnh huy động với lãi suất cao, ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất trần, trong khi lãi suất đầu vào rất cao. - USD mất giá ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu. 3.1.5 Giới thiệu về phòng thanh toán quốc tế: Những năm đầu mới thành lập chi nhánh, chưa có bộ phận TTQT, mà chỉ có vài cán bộ trong Phòng Tín dụng làm công việc này, trình độ chuyên môn yếu nên thời gian xử lý chậm chạp, khách hàng than phiền nhiều. Do vậy, những khách hàng có nhu cầu TTQT đều quan hệ với ngân hàng ở Cần Thơ hay TP.HCM dù tốn kém nhưng nhanh chóng và chính xác. Những năm 1992-1995, công ty lương thực Sóc Trăng vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Sóc Trăng nhưng lại quan hệ TTQT với Eximbank, VCB Cần Thơ. Trong điều kiện lúc bấy giờ thông tin về phòng ngừa rủi ro chưa bao quát và chặt chẽ nên chi nhánh với việc chỉ cho vay đơn thuần VND luôn bị đe dọa rủi ro lớn và thực tế đúng như vậy. Để tránh việc Chi nhánh ở vào thế bị động và rủi ro quá cao như trên, ngân hàng đã sớm có kế hoạch đào tạo nhân viên và trang bị phương tiên kỹ thuật tham gia vào hệ thống thanh toán liên hàng và các tổ chức tài chính quốc tế nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn cho vay giảm bớt chi phí dịch vụ cho đơn vị. Nhìn chung trong thời gian đầu áp dụng, do chưa có kinh ngiệm và trình độ nghiệp vụ còn hạn chế nên không có nhiều thành tích. Năm 2004 thì Phòng TTQT chính thức đi vào hoạt động và thực hiên đúng chức năng kinh doanh ngoại tệ và TTQT. Bộ phận TTQT đã góp phần đáp ứng nhu cầu TTQT của tỉnh nhất là TTXNK của doanh nghiệp chế biến thủy sản đã tạo được uy tín trong lòng khách hàng. 3.2 GIỚI THIỆU QUI TRÌNH THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG: 3.2.1 L/C xuất khẩu: - Ngân hàng mở L/C gởi điện báo cho NHNo để ghi Có cho người hưởng lợi bằng điện MT 700. - Người hưởng lợi xuất trình chứng từ cho NHNo. - NHNo kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với L/C sẽ ghi Có cho người hưởng lợi. Tổng số tiền ghi Có = giá trị L/C - phí dịch vụ - NHNo gởi lại bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C để giao hàng cho người nhập khẩu. 3.2.2 L/C nhập khẩu: - Người nhập khẩu yêu cầu NHNo mở L/C cho người xuất khẩu hưởng. - NHNo kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ khách hàng đảm bảo nguồn thanh toán (bằng vốn vay hoặc tiền gửi) NHNo tiến hành mở L/C cho khách hàng. - Sau khi người xuất khẩu xuất trình chứng từ hợp lệ. Ngân hàng người hưởng lợi báo cho NHNo biết, NHNo báo cho nhà nhập khẩu, nếu họ đồng ý thanh toán hay chấp nhận thì thanh toán cho ngân hàng nước ngoài, đồng thời ghi Nợ cho khách hàng. - NHNo giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu và kết thúc hồ sơ. 3.3 Định hướng phát triển năm 2008: Tiếp tục thực hiện đề án phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ đến 2010. các mục tiêu cụ thể: - Giữ vững và cũng cố thị phần đầu tư trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp. - Giữ vững và tăng cường hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. - Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phát triển thêm các sản phẩm mới phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu hội nhập. - Nâng cao năng suất lao động, đầu tư vào con người và phát triển năng lực của nhân viên, tăng cường đào tạo tại chổ, khuyến khích nhân viên tự học nhằm tự nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên. - Nâng cao năng lực điều hành và phát triển kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, rèn luyện đạo đức kinh doanh, kỹ năng phục vụ của nhân viên, lấy việc phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động. Các chỉ tiêu cụ thể: - Doanh số thanh toán quốc tế tăng 10% - Doanh số mua bán ngoại tệ tăng 10% - Doanh số chi trả kiều hối tăng 10% - Đưa đi đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho 100% cán bộ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế và các lớp đào tạo khác theo yêu cầu của Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo. . PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK SÓC TRĂNG 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP SÓC TRĂNG: 3.1.1 Quá trình hình thành và phát. bàn tỉnh làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, vì vậy mà nguồn thu từ tín dụng tăng tương đối thấp so với hoạt động dịch vụ và thu

Ngày đăng: 02/11/2013, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005-2007 Đvt: triệu đồng - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005-2007 Đvt: triệu đồng (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w