TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

17 268 0
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY LẮP I I. Giới thiệu chung về công ty xây lắp I 1. Giới thiệu chung về công ty Công ty Xây lắp I là doanh nghiệp nhà nước - Thành viên của Tổng công ty xây dựng nông nghiệp phát triển nông thôn ( Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn ). Được thành lập ngày 26/11/1976 theo quyết định 808/TCCB - QĐ2 của Bộ lương thực thực phẩm được thành lập lại theo quyết định số 37/NN - TCCB ngày 8/01/1993 của Bộ Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn. Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng các công trình dân dụng - Xây dựng các công trình công nghiệp - Xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa nhỏ - Xây dựng đường bộ ( Cấp VI ) các cầu cống nhỏ trên đường bộ. Công ty có trụ sở chính tại Số 69 Trần Đình Xu , Quận I TP Hồ Chí Minh. Cơ Sở II chi nhánh tại Hà Nội trụ sở chính Số 1A Ngọc Khánh TP Hà Nội. Là công ty hạch toán độc lập trong lĩnh vực xây lắp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Ngoài nhiệm vụ được giao, công ty còn ký kết các hợp đồng kinh doanh kinh tế với các đơn vị khác tự tìm kiếm việc làm. Trải qua hơn 25 năm xây dựng phát triển Công ty Xây lắp I đã không ngừng trưởng thành cả về quy mô năng lực phạm vi hoạt động. Là một đơn vị xây lắp chuyên ngành , là bạn hàng truyền thống luôn giữ được uy tín sự tin tưởng của các chủ đầu tư. Cùng với sự phát triển lớn mạnh ấy đến nay công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, lành nghề các trang thiết bị hiện đại có đầy đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nhiều công trình như trường học, nhà máy,văn phòng, đường xá cầu cống, kho tàng, bến bãi . đã được công ty thi công với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Tích luỹ nộp ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng. Để đảm bảo đứng vững trên thị trường, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng, trình độ của CBCNV, cải tiến kỹ thuật, trang bị máy móc mới để phục vụ cho sản xuất. Trải qua bao khó khăn, thử thách nhưng CBCNV trong Công ty vẫn đoàn kết, không ngừng phấn đấu để đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho xã hội. Công ty luôn đảm bảo việc làm không ngừng cải thiện đời sống cho CBCNV. Một số kết quả công ty đã đạt được trong những năm gần đây. Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Vốn KD 2,8 3 3,2 3,5 5 Doanh thu 18 26 37,5 30 40 Công ty xây lắp I đã được Bộ chủ quản tặng nhiều bằng khen - cờ luân lưu. Năm 1989 được chính phủ tặng bằng khen. Năm 1991 Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng 3. Năm 1996 tặng Huân chương lao động hạng 2. 2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty: a. Tổ chức bộ máy của công ty. Đặc điểm cơ bản nhất của DNXL là các điều kiện sản xuất như vật liệu, lao động, xe, máy thi công phải di chuyển đến địa điểm công trình, hoạt động xây lắp được thực hiện ngoài trời, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, do đó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý tài sản, vật tư, máy móc thiết bị quản lý các công trình. Đối với đơn vị xây lắp, việc tổ chức quản lý sản xuấtkế hoạch đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất tại mỗi doanh nghiệp lại tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị như trình độ quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật… b. Nhiệm vụ các phòng ban: Do yêu cầu sản xuất công tác quản lý, bộ máy quản lý của công ty được chia thành các phòng ban với các chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: Phụ lục 1. Bộ máy quản lý công ty đứng đầu là Ban Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Công ty, đồng thời đại diện cho quyền lợi của công nhân viên toàn Công ty. Ban giám đốc bao gồm: 1 Giám đốc công ty,1 Phó giám đốc, 1 Phó giám đốc kỹ thuật. Tham gia đề suất với Giám đốc những chủ trương, biện pháp để tăng cường công tác quản lý là các phòng ban: - Phòng kỹ thuật thi công: Nghiên cứu, dự toán, thiết kế kịp tiến độ thi công, giám sát kỹ thuật, chất lượng công trình, kiểm tra tình hình kỹ thuật các phương tiện máy móc của công ty, có kế hoạch sửa chữa, bảo quản mua sắm để đáp ứng quy mô xây dựng. - Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức bộ máy trong đơn vị, cơ cấu nhân sự cho các phòng ban, xây dựng các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBCNV cho phù hợp với tình hình sản xuất, thực hiện chế độ về tiền lương, thưởng, đồng thời theo dõi quỹ lương của đơn vị. - Phòng tài chính kế toán: Ghi chép phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ cho hoạt động SXKD. - Phòng kế hoạch vật tư: Trên cơ sở kế hoạch sản lượng của công ty các dự toán công trình dựa trên kế hoạch đặt mua hàng của các đơn vị, lập kế hoạch mua vật tư tổ chức phương tiện đưa đến tận công trình. Đảm bảo vòng quay vốn cho công ty, nâng cao tích luỹ cho công ty, phát huy hiệu quả trong hoạt động SXKD. 3. Đặc điểm sản xuất quy trình công nghệ của công ty: Vì Công ty là đơn vị xây lắp do đó nó mang đầy đủ những đặc điểm của những ngành xây dựng cơ bản, tức là sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài. Chính vì vậy công ty cần có 1 lượng vốn lớn để đầu tư mua sắm thiết bị, vật tư xe máy phục vụ thi công, phải có kế hoạch theo từng công việc, từng khoảng thời gian thi công. Việc thanh quyết toán công trình có thể chia ra thành nhiều lần hoặc một lần tuỳ thuộc theo sự thoả thuận giữa hai bên liên quan (Bên A) bên nhận (Bên B) việc quyết toán phụ thuộc vào công trình lớn hay nhỏ. Ngoài đặc điểm trên công tác tổ chức quản lý sản xuất của công ty còn phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp để thi công hoàn thiện công trình, thường có 3 giai đoạn sau: - Giai đoạn chuẩn bị - Giai đoạn thi công - Giai đoạn thanh quyết toán 4.Tổ chức công tác kế toán tại công ty xây lắp I. Hình thức tổ chức công tác kế toán. Phụ lục 2 . Như đã giới thiệu ở trên các công trình của công ty ở các địa bàn cách xa nhau, xuất phát từ đặc điểm này để thuận lợi cho yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình tài chính của công ty mà công ty đã tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập chung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được tập chung ở phòng kế toán của công ty. Phòng kế toán xử lý thực hiện việc hạch toán kế toán, ở các đội xây lắp bố trí một nhân viên kế toán hướng dẫn hạch toán ban đầu định kỳ gửi toàn bộ chứng từ về phòng kế toán công ty. Ở phòng kế toán công ty, sau khi nhận chứng từ ban đầu ở các đội, kế toán từng bộ phận tiến hành kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, ghi sổ tổng hợp chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các đơn vị trực thuộc cũng như các nghiệp vụ phát sinh từ công ty. Việc áp dụng hình thức này sẽ đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung cao độ đối với công tác kế toán, tổ hợp số liệu một cách nhanh chóng đồng thời thuận tiện cho việc áp dụng phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, bộ máy kế toán sẽ gọn nhẹ tiết kiệm được chi phí hạch toán. Hiện nay công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung theo Phụ lục 3 . II. Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây lắp I. 2.1. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Việc tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất của ngành xây lắp, là quá trình thi công dài, phức tạp, sản phẩm sản xuất đơn chiếc, có quy mô lớn. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản phẩm xây lắp của công ty là các CT, HMCT các đơn đặt hàng. 2.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp, công ty sử dụng phương pháp tập hợp CPSX trực tiếp. Các chi phí có liên quan trực tiếp tới đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp vào đối tượng đó. Với các chi phí không thể tập hợp trực tiếp được vì liên quan đến nhiều dự toán chịu chi phí thì được tập hợp riêng cho từng nhóm đối tượng có liên quan, tới cuối kỳ hạch toán, kế toán tiến hành phân bổ theo các tiêu thức hợp lý như: theo tỷ lệ sản lượng, theo giá trị dự đoán… tuỳ theo từng loại sản phẩm mà lựa chọn tiêu thức cho phù hợp. + Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý cung cấp thông tin trên máy vi tính nên với mỗi một công trình công ty sẽ có một mã hiệu riêng. Ví dụ: Công trình Nghĩa Đô với có mã hiệu là 01 thì các tại khoản được mở ra để tập hợp CPSX tính giá thành cho công trình này sẽ là: TK 62101 – Chi phí NVLTT TK 62201 – Chi phí NCTT TK 62701 – Chi phí sản xuất chung TK 15401 – Chi phí SXKDD TK 63201 – Giá vốn hàng bán 2.2. Nội dung kế toán tập hợp chi phí: Tại công ty thi công rất nhiều công trình, em xin trình bày kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành của công trình san xử lý nền công trình Nghĩa Đô - Dịch vọng – Thành phố Hà Nội. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: các chi phí về nguyên vật liệu chính như: sắt, thép, gạch, cát, sỏi, xi măng, đá, cấu kiện… các vật liệu phụ như: dây buộc, đinh, sơn… sử dụng cho việc sản xuất, thi công các CT, HMCT, các đơn đặt hàng. 2.2.1. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí NVLTT, công ty sử dụng tài khoản 621 các tài khoản khác có liên quan như TK 111, TK 112, TK 141, TK 154, TK 331. 2.2.2. Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:  Căn cứ vào hoá đơn (GTGT) khi mua NVL của phòng vật tư tiêu thụ, thủ kho cùng nhân viên kỹ thuật sẽ lập biên bản kiểm nghiệm (Phụ lục 4) kiểm tra quy cách số lượng, chất lượng vật tư lập phiếu nhập kho (Phụ lục 5 . Phiếu nhập kho được thành lập hai liên, một liên do thủ kho giữ để theo dõi lên bảng luỹ kế nhập xuất tồn, một liên gửi lên phòng kế toán kèm theo hoá đơn (GTGT) các chứng từ liên quan, kế toán ghi. Nợ TK 152 260.000.000 Nợ TK 1331 26.000.000 Có TK 331 286.000.000  Trong kỳ, căn cứ vào yêu cầu vật tư xuất dùng cho sản xuất, thi công, đội trưởng công trình yêu cầu kế toán viết phiếu xuất kho (Phụ lục 6 ). Phiếu xuất kho được lập thành hai liên, một liên do thủ kho giữ, lấy số liệu ghi vào bảng luỹ kế xuất nhập tồn, một liên giao cho phòng kế toán. Căn cứ vào phiếu xuất này kế toán ghi: Nợ TK 62101 208.000.000 Có TK 152 208.000.000  Trường hợp công ty xuất thẳng vật tư tới công trình không qua kho, căn cứ vào hoá đơn (GTGT) (Phụ lục 7) biên bản kiểm nghiệm vật tư của nhân viên kinh tế đội cùng các chứng từ có liên quan kế toán ghi: Nợ TK 62101 1.652.617.806 Nợ TK 1331 165.261.781 Có TK 331 1.817.879.587  Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp xuất dùng trong tháng sang TK 154 – chi phí SXKDD để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm vào cuối quý. VD: Trong quý 1/2004 chi phí NVLTT phục vụ sản xuất thi công công trình Nghĩa Đô là: 7.707.664.560 toàn bộ là của tháng ba, kế toán thực hiện kết chuyển như sau: Nợ TK 15401 7.707.664.560 Có TK 62101 7.707.664.560 Do việc thi công đến đâu thì NVL được cung ứng đến đó nên không xảy ra trường hợp ứ động thất thoát NVL trong quản lý cũng như do ảnh hưởng của thời tiết. Đối với giá trị phế liệu thu hồi nhập lại kho kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 621 * Để theo dõi chi tiết chi phí NVL trực tiếp xuất phục vụ thi công cho từng công trình, hàng ngày cùng với việc vào sổ Nhật ký chung, kế toán sẽ ghi vào sổ chi tiết TK 621 được mở theo từng mã hiệu của công trình (Phụ lục 8). Sau đó số liệu này sẽ được theo dõi tổng hợp trên sổ cái TK 621 (Phụ lục 9). 2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công ở công ty chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng giá thành xây lắp công trình. Do vậy việc hạch toán đúng đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương, trả lương chính xác cho người lao động, thực hiện phân bổ tiền lương cho các đối tượng chịu chi phí một cách thích hợp, góp phần quản lý tốt thời gian lao động quỹ lương. Do tính chất của ngành xây dựng thực trạng ở công ty, công việc làm theo thời vụ nên chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm của công ty bao gồm: tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất thuộc công ty, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của các đối tượng này tiền công công nhân trực tiếp sản xuất thuê ngoài. Cách tính các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ đối với lao động trong danh sách ở công ty như sau: + Một phần tính vào chi phí sản xuất do công ty trả hộ người lao động (19%: 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ) + Một phần tính vào thu nhập của công nhân viên như một khoản bắt buộc (6%: 5% BHXH, 1% BHYT) Hiện nay công ty kết hợp chế độ trả lương theo thời gian trả lương theo sản phẩm (theo hợp đồng giao khoán)  Hình thức trả lương theo thời gian được tính theo công thức sau: Mức lương cơ bản x HSL theo cấp bậc ( chức vụ) Tiền lương phải = x số ngày làm việc trả trong tháng 26 ngày trong tháng Hình thức trả lương theo sản phẩm được tính theo công thức sau: Tiền lương phải trả = Khối lượng sản phẩm giao khoán x Đơn giá tiền lương Tiền lương không nhất thiết phải trả theo từng tháng mà tuỳ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đã thoả thuận.  Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Bảng chấm công (Phụ lục 10). Bảng thanh toán lương (Phụ lục 11 ). - Hợp đồng giao khoán (Phụ lục 12 .) - Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành… (Phụ lục 13) 2.3.1 Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng tài khoản 622 để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp các tài khoản liên quan như TK 111, TK 112, TK 141, TK 154 2.3.2 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu  Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công hợp đồng giao khoán công việc xác định số lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất thuộc công ty các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp đối với các công nhân này kế toán ghi: Nợ TK 622 Chi tiết cho từng công trình Có TK 334 Lương Có TK 338 (2,3,4) BHXH, BHYT, KPCĐ (19%)  Căn cứ vào hợp đồng giao khoán biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, kế toán xác định số lương phải trả cho công nhân thuê ngoài: Nợ TK 622 chi tiết cho từng công trình Có TK 331  Khi trả lương kế toán ghi Nợ TK 334 Đối với công nhân thuộc công ty Nợ TK 331 Đối với công nhân thuê ngoài Có TK 338 Trích BHXH, BHYT (6%) công nhân công ty Có TK 111 Số tiền thực lĩnh của công nhân * Cuối tháng, kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp trong tháng vào tài khoản chi phí SXKDD để tính giá thành sản phẩm cuối quý kế toán ghi Nợ TK 154 Chi tiết cho từng công trình Có TK 622  Đối với công trình Nghĩa Đô căn cứ vào hợp đồng giao khoán biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành này các chứng từ có liên quan do kế toán công trình (đội) gửi về kế toán công ty vào sổ nhật ký chung theo định khoản sau: Nợ TK 62201 2.500.000 Có TK 331 2.500.000 Để gọn nhẹ cho công việc lúc cuối kỳ, cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. VD: chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 3 của công trình Nghĩa Đô là 3.400.000, kế toán thực hiện kết chuyển như sau: Nợ TK 15401 3.400.000 Có TK 62201 3.400.000 * Sổ sách sử dụng: chi phí nhân công trực tiếp mở sổ chi tiết TK 622 (Phụ lục 14) đồng thời sẽ được phản ánh tổng hợp trên sổ cái TK 622 (Phụ lục 15 ) 2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung 2.4.1 Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán công ty sử dụng TK 627 được mở chi tiết thành các tài khoản cấp hai theo mã hiệu riêng của từng công trình TK 627101 – Chi phí nhân viên quản lý BCH công trình Nghĩa Đô TK 627201 – Chi phí vật liệu công trình Nghĩa Đô TK 627301 – Chi phí công cụ dụng cụ công trình Nghĩa Đô TK 627401 – Chi phí khấu hao TSCĐ công trình Nghĩa Đô TK 627701 – Chi phí dịch vụ mua ngoài công trình Nghĩa Đô TK 627801 – Chi phí khác bằng tiền công trình Nghĩa Đô Do điều kiện thi công các công trình ở các địa điểm xa nhau nên thông thường một đội xây lắp đảm nhiệm một công trình, CPSX chung của công trình nào sẽ được tập hợp riêng cho từng công trình đó. 2.4.2 Trình tự hạch toánChi phí nhân viên quản lý đội, nhân viên phân xưởng: bao gồm lương chính, lương phụ, tiền thưởng các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của các đối tượng này. Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công bảng thanh toán lương đối với mỗi bộ phận quản lý đội kế toán ghi: Nợ TK 6271 chi tiết cho từng công trình Có TK 334 lương Có TK 338 (2,3,4) BHXH, BHYT, KPCĐ (19%)  Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí xuất dùng cho phân xưởng như vật liệu dùng để bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ… Nợ TK 6272 [...]... của khoản mục chi phí NVLTT) 2.6 .Tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây lắp I: Tại công ty thời điểm tính giá thành thực tế thường là khi kết thúc sản phẩm, CT, HMCT được xác định theo công thức sau: Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao = Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ + chi phí thực tế phát sinh trong kỳ - chi phí thực tế dở dang cuối kỳ VD: Theo số liệu trên sổ chi tiết tài... cứ vào khối lượng công việc xây lắp thực tế đã thực hiện với chi phí định mức theo mức độ hoàn thành của công việc Cuối kỳ báo cáo, nếu CT, HMCT nào chưa hoàn thành đều coi là sản phẩm dở dang để xác định chi phí sản xuất dở dang cho đâù kỳ sau Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ chi phí thực tế dở dang cuối kỳ sau kiểm của từng công trình đều được thể hiện trên sổ chi tiết tài khoản chi phí Chi phí. .. hạch toán Cuối mỗi tháng căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 621 – chi phí NVLTT sổ chi tiết 622 – chi phí NCTT, các sổ chi tiết tài khoản thuộc chi phí sản xuất chung (6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278) của từng đối tượng riêng, kế toán kết chuyển vào sổ chi tiết tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở sang của từng đối tượng riêng đó Trình tự như sau: + Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp kế toán. .. quý, dựa vào sổ chi tiết tài khoản 154 (Phụ lục 27 ) kế toán sẽ tổng hợp, xác định CPSX trong một quý của đối tượng tập hợp chi phí phản ánh cụ thể trên sổ cái 154 (mở theo kỳ tính giá thành sản phẩm) (Phụ lục 28) 2.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang Việc tính giá thành sản phẩm chính xác hay không, ngoài việc phụ thuộc vào các yếu tố khác còn phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá thành sản phẩm dở dang... như sau: + Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ: 0 + Chi phí thực tế khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ (dòng tổng phát sinh cột phát sinh nợ): 11.254.758.799 + Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ là 1.555.200.000 + Chi phí thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong quý I của công trình Nghĩa Đô là: 9.699.558.799 Căn cứ vào số liệu này, kế toán kết chuyển giá thành thực tế của công... trong chi phí SXC, chi phí bằng tiền khác phát sinh được theo dõi trên sổ chi tiết tài khoản 6278 mở cho từng công trình (Phụ lục 24 ) sổ cái tài khoản 6278 mở cho các công trình thực hiện trong tháng (Phụ lục 26 ) 2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất kiểm đánh giá sản phẩm dở dang tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ 2.5.1 Tổng hợp chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán CPSX của công... chi phí ngoài các chi phí trên như chi phí cho hội nghị, tiếp khách, giao dịch thu vốn, chi phí nghiệm thu khối lượng hoàn thành Để hạch toán chi phí bằng tiền khác, kế toán sử dụng TK 6278 Định kỳ tập hợp tất cả các chứng từ có liên quan kế toán ghi: Nợ TK 6278: chi tiết cho từng công trình Nợ TK 1331: thuế GTGT đầu vào nếu có Có TK 111, 112, 331, 141… tổng giá thanh toán Cuối tháng kế toán kết chuyển... chuyển chi phí bằng tiền khác sang TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm vào cuối kỳ Nợ TK 154: chi tiết cho từng công trình Có TK 6278 VD: Đối với công trình Nghĩa Đô thì tháng 3 quý I/2004 số chi phí bằng tiền khác phát sinh là: 246.668.666 Ngày 31/3 kế toán ghi: Nợ TK 15401 246.668.666 Có TK 627801 246.668.666 Cũng như các khoản mục chi phí khác trong chi phí. .. toán ghi: Nợ TK 154: chi tiết cho từng công trình Có TK 621 + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp kế toán ghi: Nợ TK 154: chi tiết cho từng công trình Có TK 622 + Kết chuyển chi phí sản xuất chung kế toán ghi: Nợ TK 154: chi tiết cho từng công trình Có TK 6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278 VD: Trong quý I/2004, chi phí sản xuất của công trình Nghĩa Đô được tổng hợp như sau: + Kết chuyển toàn bộ CPSX... hiện trên sổ chi tiết tài khoản đó, cuối kỳ được tổng hợp trên sổ chi tiết TK 154 mở riêng cho từng công trình Còn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của cả một kỳ được thể hiện trên sổ cái 154 (gộp các công trình thực hiện trong kỳ) VD: Với công trình Nghĩa Đô thì chi phí thực tế dở dang đầu kỳ là : 0 Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ là 1.555.200.000 (trên sổ chi tiết TK 62101 nghĩa là chi phí dở dang . TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY LẮP I I. Giới thiệu chung về công ty xây lắp. Tổng hợp chi phí sản xuất kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ 2.5.1 Tổng hợp chi phí sản xuất. Đối

Ngày đăng: 02/11/2013, 06:20

Hình ảnh liên quan

2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty: - TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

2..

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan