1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

15 219 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 60,41 KB

Nội dung

I-Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ : Hạch toán kế toán là bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời là công cụ đắc lực của nhà nước trong việc chỉ đạo nền kinh tế quốc dân. Với chức năng giám sát mọi hoạt động kinh tế , tài chính, hạch toán kế toán cung cấp những thông tin hiện thực và toàn diện có hệ thống về tình hình tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, từng ngành và nền kinh tế quốc dân. Qua sự nghiên cứu ở phần một và phần hai, ta càng thấy rõ vai trò của hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng. Vật liệu, công cụ dụng cụ là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất còn các nghiệp vụ hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ là giai đoạn đầu của quá trình hạch toán kế toán của doanh nghiệp, quyết định tiến độ và độ chính xác của các giai đoạn sau. Do đó hoàn thiện công tác hạch toán có ý nghĩa quan trọng. Hoàn thiện hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ đảm bảo cho việc cung cấp kịp thời, đồng bộ, chính xác những vật liệu, công cụ dụng cụ cần thiết cho sản xuất cũng như kiểm tra, giám sát việc chấp hành các định mức dự trữ, tiêu hao vật liệu, công cụ dụng cụ ngăn ngừa các hiện trạng hư hao, mất mát, lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Qua đó góp phần giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. II- Đánh giá chung về công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội : Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, Công ty Cơ Khí Hà Nội đã từng gặp nhiều khó khăn trước sự chuyển đổi của nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN có lúc phải hoạt động cầm chừng. Song, công ty đã thích ứng được với cơ chế mới, phục hồi sản xuất, tạo chữ tín với khách hàng, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong và vươn ra thị trường quốc tế, trở thành một trong những công ty lớn và mạnh nhất của nghành cơ khí Việt Nam nói chung và của ngành cơ khí miền Bắc nói riêng. Thành công đó có sự góp phần không nhỏ của công tác hạch toán kế toán. Phòng kế toán luôn cố gắng cải tiến và hoàn thiện công việc của mình. Công tác hạch toán kế toán của công ty không ngừng được đổi mới cập nhật những thông tin, chỉ thị của Nhà nước cũng như ngày càng được tổ chức một cách khoa học và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu quản lý. Hơn nữa, công ty còn đưa vi tính vào ứng dụng PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI. cho phòng kế toán, góp phần nâng cao năng suất lao động và hoàn thiện công tác quản lý. Có thể thấy rõ điểm trên qua một số điểm nổi bật trong công tác kế toán hiện nay của Công ty Cơ Khí Hà Nội : Về bộ máy kế toán: Với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, với tình hình phân cấp quản lý, và khối lượng công việc nhiều , bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng Thống kê - tài chính- kế toán. Vận dụng hình thức này đảm bảo sự lãnh đạo tập trung đối với công tác kế toán của công ty, đảm bảo chức năng cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh đầy đủ , kịp thời , chính xác. Bộ máy kế toán được xây dựng hợp lý, chuyên môn hoá theo từng phần hành kế toán phù hợp với khối lượng công việc và lực lượng lao động kế toán trong công ty. Mặt khác, đội ngũ nhân viên kế toán đều là những người có năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, làm việc theo tinh thần trách nhiệm đáp ứng việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin cho nhà quản lý. Mỗi nhân viên kế toán phụ trách một số phần hành công việc khác nhau, tạo điều kiện cho việc đi sầu tìn hiểu công việc được giao và nâng cao nghiệp vụ,phát huy hết khả năng của mình.Điều đó, đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiếc kiệm, chuyên môn hoá, và hợp tác hoá trong lao động kế toán. Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký- chứng từ . Đây là một hình thức ghi sổ khoa học chặt chẽ, hạn chế sự ghi chép trùng lặp và phù hợp với quy mô cảu công y. Các sổ sách , bảng biểu kế toán được công ty thực hiện tương đối đầy đủ , ghi chép cẩn thận, rõ ràng , và có hệ thống , hạch toán tương đối chính xác , tuân thủ chế độ kế toán do bộ tài chính và Nhà nước quy định. Về tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:  Tổ chức chứng từ: Các thủ tục nhập , xuất kho tương đối chặt chẽ. Mọi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đến kho đều được phòng KCS kiểm tra về số lượng, chủng loại . Phòng điều độ sản xuất căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã cung cấp đầy đủ , kịp thời với giá cả và chất lượng tương đối ổn định đảm bảo kế hoạch và tiến độ sản xuất. Các chứng từ được thiết lập đầy đủ , quy trình luân chuyển chặt chẽ, thuận lợi cho việc xuất kho cũng như việc ghi chép kế toán.  Phân loại Công ty đã dựa vào đặc điểm quy cách của từng loại vật liệu , công cụ dụng cụ để xây dựng sổ danh điểm vật tư, công cụ dụng cụ. Mỗi loại công cụ dụng cụ, vật liệu được mã hoá bởi một ký hiệu khác nhau. Điều này giúp cho công tác hạch toán kế toán trên máy vi tính được thuận tiện hơn Tuy nhiên, công ty nên lập một sổ danh điểm để thống nhất ký hiệu.  Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Giá nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được xác định theo giá thực tế , đã tuân thủ nguyên tắc mà chế độ ban hành. Tuy nhiên , đối với những vật liệu, công cụ dụng cụ do công ty tự sản xuất thì giá thành của các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ này hầu như chưa có khi tiến hành nhập kho, do đó gây chậm trễ cho công tác hạch toán nghiệp vụ nhập kho. Hơn thế nữa, giá xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ được tính theo phương pháp bình phân sau mỗi lần nhập. Phương pháp này có ưu điểm tận dụng ưu điểm của máy tính, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình biến động của vật liệu, công cụ dụng cụ.  Dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ : Tình hình dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp chú ý những năm vừa qua. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tịa công ty có một số chủng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có thời gian dự trữ tương đối dài do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Có nhiều nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho không sử dụng đến vẫn chưa được bán.  Bảo quản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Hệ thống kho tàng của công ty được trang bị khá đầy đủ về các phương tiện đo lường về mặt hiện vật , kích cỡ, quy cách , song chưa trang bị các phương tiện để có thể đo tính chất lý hoá của nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được sẵp xếp khoa học , thuận tiện cho việc nhập , xuất kho và kiểm tra. Công việc kế toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ tại kho được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên được kiểm tra, đối chiếu với kế toán nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ.  Hạch toán chi tiết Để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, công ty sử dụng phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển. Đây là hình thức tiên tiến, phù hợp với đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty. Đó là sự đa dang về chủng loại, sự biến động nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ lớn, trình độ của kế toán viên cao, nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, do công ty áp dụng kế toán máy nên từ chứng từ kế toán lên thẳng sổ đối chiếu luân chuyển làm mất một số công dụng của bảng kê.  Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ : Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp phù hợp với đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cũng như hoạt động kiểm kê của công ty.Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty có giá trị lớn, rất phong phú đa dạng, nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên. Hơn thế nữa, phòng kế toán có sự hỗ trợ có máy tính trong việc hạch toán nên việc chọn lựa phương pháp kê khai thường xuyên là hoàn toàn đúng đắn.  Về tài khoản sử dụng: Nhìn chung công ty đã sử dụng đúng các tài khoản theo chế độ kế toán hiện hành quy định. Ngoài ra, công ty còn mở thêm một số tài khoản cáp 2 để phục vụ cho việc hạch toán . Điều này thể hiện sự linh hoạt trong việc áp dụng các tài khoản kế toán,  Về sổ sách : Việc áp dụng hình thức Nhật ký- Chứng Từ để ghi sổ là phù hợơ với quy mô cuả công ty. Ngoài ra, áp dụng hình thức này đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán, phù hợp vói sự chuyên môn hoá và phân công lao động của công ty. Tuy nhiên, hệ thống sổ của hình thức này rất phức tạp, đòi hỏi trình độ kế toán cao và cản trở việc hoàn thiện kế toán máy trong việc xử lý số liệu. Qua quá trình tìm hiểu công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty, em thấy hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty là khá nề nếp, đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành, quy định của công ty. Bên cạnh những mặt đã đạt được , công tác kế toán vẫn còn hạn chế nhỏ cần khắc phục, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại . III- Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật tư, công cụ dụng cụ tại Công ty Cơ Khí Hà Nội : Bên cạnh những cố gắng và thành tựu đạt được công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty Cơ Khí Hà Nội vẫn còn một số hạn chế cần hoàn thiện: Một là: Việc lập dự phòng giảm giá Do sản xuất chủ yếu theo các đơn đặt hàng nên khối lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty Cơ Khí Hà Nội tồn kho rất lớn lên tới hàng tỷ đồng. Mặt khác giá mua nguyên vật liệu biến động thường xuyên lên xuống bất thường, do đó chỉ một sự thay đổi nhỏ về giá cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên thị trường cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến tới quá trình sản xuất của công ty. Vì vậy, việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho đối với công ty là rất quan trọng. Song hiện nay công ty vẫn chưa tiến hành lập dự phòng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, Việc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được thực hiện theo nguyên tắc: - Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của bộ tài chính hoặc bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư hàng hoá tồn kho. - Là những vật tư hàng hoá thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thu hôi hoặc giá thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán. - Vật tư hàng hoá tồn kho bị giảm giá so vời giá ghi trên sổ kế toán bao gồm ; vật tư hàng hóa tồn kho bị hư hỏng hoặc kém phẩm chất, bị lỗi thời hay giá bán bị giảm theo giá thị trường - Trường hợp vật tư hàng hoá tồn kho có giá trị bị giảm so với giá ghi trên sổ kế toán nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ vật tư hàng hoá này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho. Trước khi lập dự phòng giảm giá, công ty phải lập hội đồng thẩm định mức độ giảm giá của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho. Hội đồng này do giám đốc công ty thành lập với các thành phẩm bắt buộc là giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng kế hoạch cung ứng. Số dự phòng được xác định như sau: Mức dự phòng giảm giá NVL- CCDC = Số lượng NVL-CCDC tồn kho * Chênh lệch giữa giá ghi trên sổ kế toán và giá thị trường Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối niên độ kế toán, sau khi xác định khoản dự phòng giảm giá cần phải lập kế toán sẽ ghi: Nợ TK 642 ( 6426 ) mức dự phòng giảm giá nguyên vật liệu Có TK 159 công cụ dụng cụ Cuối niên độ kế toán sau, kế toán hàng tồn kho xác định lại mức dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cần lập. Nếu khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ năm kế hoạch thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp phải hoàn nhập vào thu nhập khác số chêng lệch giữa khoản dự phòng đã trích lập năm trước với số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch. Nợ TK 159 Số chênh lệch Có TK 721 Ngược lại, nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cho năm kế hoạch cao hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước thì doanh nghiệp phải trích lập cho năm kế hoạch với số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước. Nợ TK 642 số chênh lệch Có TK 159 Qua việc nghiên cứu điều kiện , phương pháp lập, và phương pháp hạch toán dự phòng , em thiết nghĩ công ty nên lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Như vậy, sẽ vừa tuân thủ được nguyên tắc thận trọng trong kế toán lại vừa góp phần bình ổn hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hai là: áp dụng giá hạch toán cho bán thành phẩm xuất kho,hoặc công cụ dụng cụ do doanh nghiệp tự sản xuất: Tuy việc sử dụng giá nhập kho công cụ dụng cụ theo phương pháp giá thực tế chế biến phản ánh chính xác từng nghiệp vụ nhập xuất của công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu nhưng do việc tính giá thành của bán thành phẩm, công cụ dụng cụ thường chậm hơn với nghiệp vụ nhập kho dẫn đến kế toán phản ánh chậm hơn nghiệp vụ nhập kho thực tế. Theo em công ty nên sử dụng giá bình quân đầu kỳ để hạch toán nghiệp vụ nhập kho. Đến cuối tháng, kế toán giá thành có thẻ tính giá thành sản phẩm, kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ thì dịnh khoản bút toán điều chỉnh. Ba là : sử dụng TK 142 để phân bổ công cụ dụng cụ : Hiện nay, do hầu hết công cụ dụng cụ xuất để thay thế bổ sung nên kế toán công cụ dụng cụ chỉ áp dụng phương pháp phân bổ một lần. Song với công cụ dụng cụ có giá trị cao, sử dụng cho nhiểu kỳ thì phương pháp phân bổ này sẽ phản ánh không đúng chi phí công cụ dụng cụ của phân xưởng trong kỳ và làm tăng đột ngột chi phí phân xưởng. Vì vậy, công ty nên áp dụng thêm phương pháp phân bổ 50 % và phương pháp phân bổ nhiều lần để hạch toán chính xác công cụ dụng cụ. Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán công cụ dụng cụ dựa trên quy mô và mục đích sử dụng công cụ dụng cụ để xác định số lần phân bổ: Phương pháp phân bổ một lần: Phương pháp phâ bổ 50 %: Đối với những công cụ dụng cụ có giá trị tương đối cao, quy môt tương đối lớn. Nếu phân bổ một lần sẽ lảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ đột biến tăng lên. Do đó, khi xuất dùng công cụ dụng cụ loại này, kế toán chỉ phân bổ 50 % giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí. Nợ TK 142 Có TK 153 Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng Đồng thời, phân bổ 50 % giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí : Nợ TK 627, TK 641, TK 642 Có TK 142 50 % giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng Phần còn lại phân bổ khi công cụ dụng cụ báo hỏng, báo mất, … . Giá trị công cụ báo hỏng Tiền bồi thường của Giá trị phân bổ còn lại của công cụ dụng cụ = - Giá trị phế liệu thu hồi - người làm hỏng 2 Nợ TK 627, TK 641, TK 642 Nợ TK 152: Nợ TK 138: Có TK 142 Giá trị còn lại của CCDCc Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho Tiền bồi thường vật chất phải thu 50 % giá thực tế của CCDCC hỏng Phương pháp phân bổ nhiều lần: Theo phương pháp này, giá trị công cụ dụng cụ có giá trị lớn, quy mô lớn, phục vụ cho nhiều kỳ sẽ được phân bổ dần vào chi phí sản xuất. Khi xuất dùng, căn cứ vào thời gian sử dụng và số lần sử dụng dự kiến, kế toán tính ra mức phân bổ mỗi lần . Mức phân bổ mỗi lần = Giá trị công cụ dụng cụ thực tế xuất dùng Só lần dự kiến phân bổ Nợ TK 142 Có TK 153 Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng chờ phân bổ Phản ánh mức phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất- kinh doanh ở các kỳ hạch toán có sử dụng công cụ dụng cụ kế toán ghi: Nợ TK 627, TK 641, TK 642 Có TK 142 Mức phân bổ công cụ dụng cụ mỗi lần Các lần sau, phân bổ và hạch toán tương tự như bước trên. Khi công cụ dụng cụ được báo hỏng, báo mất thì xác định giá trị phân bổ lần cuối cho các đối tượng Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ lần cuối = Mức phân bổ mỗi lần - Giá trị phế liệu thu hồi ( nếu có ) - Tiền bối thường của người làm hỏng Kế toán công cụ dụng cụ hạch toán tương tự như phương pháp phân bổ 50 %. Bốn là : vật liệu xuất thừa trong sản xuất kinh doanh Ở trong bài em đã phân tích, đối với vật liệu, công cụ dụng cụ xuất thừa trong sản xuất , do không có sự thống nhất giữa phòng kế toán và thủ kho nên số liệu trên thẻ kho và báo cáo tồn kho không khớp với tổng số phát sinh nhập trên bảng kê xuất của phòng kế toán. Đối với loại nghiệp vụ này, kế toán và thủ kho nên thống nhất lại cách hạch toán. Chẳng hạn với như vật liệu, công cụ dụng cụ thừa nhập kho, kế toán sẽ hạch toán tăng lượng vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho : Nợ TK 152 : giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ thừa nhập lại kho. Có TK 154: nếu đã tập hợp chi phí chuyển cho kế toán giá thành Có TK 621 : nếu chưa tập hợp chi phí. Năm là : dự trữ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động dự trữ Như phân tích ở trên, giá trị tài sản lưu động dự trữ ở Công ty Cơ Khí Hà Nội là rất lớn, nhiều loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ không được sử dụng đã tồn kho lâu năm. Như vậy công ty không thể tránh bị ứ đọng vốn. Biện pháp giải quyết với số vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho ở công ty:công ty cần có những biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng giải quyết số vật liệu, công cụ dụng cụ tồn đọng này. Với những vật liệu, công cụ dụng cụ chưa thực sự cần đến, công ty có thể bán lại. Với những vật liệu, công cụ dụng cụ cần thiết được giữ lại thì nên tổ chức theo dõi chặt chẽ, bảo quản cẩn thận. Khi giải quyết được số vốn lưu động này, công ty có thể giải phóng được một lượng vốn lưu động để có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh khác hoặc cải thiện các mối quan hệ thanh toán với bạn hàng. Đây là hai điều rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Ngoài ra, việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sản xuất ở công ty là một yêu cầu không thể thiếu. Thực tế tại công ty Cơ Khí Hà Nội, cuối mỗi kỳ hạch toán chưa tiến hành đánh giá tình hình sử dụng và cung ứng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đảm bảo sử dụng vốn lưu động được hiệu quả. Theo em, cuối mỗi kỳ hạch toán( tháng, quý, năm ) kế toán cần tiến hành đánh giá việc cung cấp và sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ từ đó biết được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong giá thành và lượng dự trữ tối đa để không bị ứ đọng vốn. Biểu số 5 Bảng phân bổ vật liệu - công cụ dụng cụ toàn công ty Tháng 2- 2002 Tk ghi Có Tk ghi Nợ TK 152.1 TK 152.2 1. Tk 621 -Xưởng máy công cụ -Xưởng cơ khí lớn -Xưởng đúc ----- Cộng Tk 621 2. TK 627 -Xưởng máy công cụ -Xưởng cơ khí lớn -Xưởng đúc ----- Cộng TK 627 3.Tk 641 4.TK 642 ----- 114.781.761 540.940.121 --- 971.285.485 862.029 436.221 --- 8.514.754 0 290.570 14.705.603 60.303.699 9.945.816 2.334.463 55.154.675 58.832.940 TỔNG CỘNG 847.908.626 182.040.964 166.882.531 1.196.832.12 1 1.325.700.00 0 Biểu số 4. Bảng kê xuất kho bán thành phẩm Tháng 2- 2002 (Bảng trích) S T T Tên chi tiết Mác KL HĐ/SP Số lượng Trọng lượng Đơn giá TK 621 TK 627 1 2 Xưởng bánh răng -------- Xưởng máy công cụ -Chi tiết máy T18A -gang chịu mòn 70 --- 21- 40 Chịu mòn --- Máy T18A Máy T18A --- --- 10.901,9 126 --- 6.776 8.161 11.028.814 110.070.473 73.871.274 1.028.286 27.810 17.684 -Tụ điện 640x400 ----- CỘNG T18A --- Cộng T14L --- Cộng K525 --- -HĐ 191/01 --- T18A-80- 002 ---- Máy T18A --- 20 420.000 --- 8.400.000 --- --- ------ TỔNG 182.196.447 851.652 Biểu số 19. Bảng tập hợp chi phí sản xuất Xưởng máy công cụ Tháng 2-2002 (Bảng trích) Tên sản phẩm/Hợp đồng TK 621 TK 621-BTP TK 622 TK 627 -Máy tiện T14L -Máy tiện T18A -Máy tiện T630A ------ Máy khoan K525 ----- 807.513 68.427.085 30.157.268 --- --- 88.071.970 --- 2.754.490 --- 8.017.395 9.602.738 14.118.000 --- --- 12.507.136 14.980.272 22.024.080 --- --- [...]... 25.370.182 5.0 4 Chi phí SXC 105.384.805 14.980.272 19.595.731 6.224.238 40.800.241 37.294.167 7.4 Tổng cộng 258.731.774 181.082.065 100.327.625 13.305.423 294.715.113 163.235.072 32 Biểu số: BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU Xưởng Máy công cụ Tháng 2 - 2002 (Bảng trích) Có TK TK 152 Nợ TK 1.TK 621 -MT T14L -MT T18A -MT T630A -MK K525 -HĐ 191/01 Cộng TK 621 2 TK 627.2 Tổng cộng TK TK 152.1 TK 152.2 TK1523 ∑152 317.237 . hai, ta càng thấy rõ vai trò của hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng. Vật liệu, công cụ dụng cụ là các yếu. chính xác của các giai đoạn sau. Do đó hoàn thiện công tác hạch toán có ý nghĩa quan trọng. Hoàn thiện hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ đảm bảo cho

Ngày đăng: 02/11/2013, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kê xuất kho bán thành phẩm - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
Bảng k ê xuất kho bán thành phẩm (Trang 9)
Tháng 2-2002 (Bảng trích) S - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
h áng 2-2002 (Bảng trích) S (Trang 9)
Bảng tập hợp chi phí sản xuất Xưởng máy công cụ Tháng 2-2002   (Bảng trích) - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
Bảng t ập hợp chi phí sản xuất Xưởng máy công cụ Tháng 2-2002 (Bảng trích) (Trang 10)
Bảng kê số 4 Xưởng máy công cụ Tháng 2- 2002  (bảng trích) - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
Bảng k ê số 4 Xưởng máy công cụ Tháng 2- 2002 (bảng trích) (Trang 11)
BẢNG KÊ SỐ 4 (TOÀN CÔNG TY) - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
4 (TOÀN CÔNG TY) (Trang 12)
Bảng tính giá thành máy tiện T18A - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
Bảng t ính giá thành máy tiện T18A (Trang 13)
BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w