1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở khu di tích chủ tịch hồ chí minh tại phủ chủ tịch theo tư tưởng hồ chí minh​

101 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 222,37 KB

Nội dung

Với ý nghĩa đó, việc giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, giữ gìn và pháthuy di sản văn hóa dân tộc ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủtịch có ý nghĩ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thu Giang

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC

TẠI PHỦ CHỦ TỊCH THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thu Giang

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Trần Thị Phúc An

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÊT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực tế của cánhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Thị Phúc An

Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiêncứu khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận vănnày là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôixin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Giang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 14

6 Đóng góp của luận văn 15

7 Kết cấu của luận văn 15

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC 16

1.1 Một số khái niệm có liên quan 16

1.1.1 Văn hóa

16 1.1.2 Di sản văn hóa

18 1.1.3 Di tích lịch sử văn hóa

19 1.1.4 Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc

19 1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc 21

1.2.1 Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa tinh thần của dân tộc

21

1.2.2 Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc

Trang 5

nhân loại

35

1.3 Những quan điểm mang tính định hướng của Hồ Chí Minh về giữ gìn

và phát huy di sản văn hóa dân tộc 42

Tiểu kết chương 1

52

1

Trang 6

CHƯƠNG 2: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA

HỒ CHÍ MINH Ở KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

TẠI PHỦ CHỦ TỊCH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 53

2.1 Một số nét khái quát về Khu Di tích 532.2 Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minhtại Khu Di tích 56

2.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa

ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo tư tưởng

Hồ Chí Minh 76

2.3.1 Đảng và Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp trong

việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh

Trang 7

2

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ra đi từ một đất nước có hàng nghìn năm văn hiến, Hồ Chí Minh đã cóđiều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau Trên nền tảng lý luậnMác-Lênin, Người đã tích lũy, thâu thái và liên kết nhiều sắc thái văn hóa Vìvậy, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh, tổ chức UNESCO đã ghi nhận HồChí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất ViệtNam”[77] Những sáng tạo, đóng góp của Người về văn hóa là chủ trươnglàm khởi sắc và tăng cường truyền thống văn hóa Việt Nam được gắn với cácnền văn hóa khác trên thế giới Trong hệ thống di sản văn hóa của Hồ ChíMinh, quan điểm về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa tolớn, giúp Đảng Cộng sản Việt Nam có được cơ sở lý luận quan trọng để đề rađường lối xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Hồ ChíMinh vừa chú trọng giữ gìn những di sản văn hóa dân tộc, vừa quan tâm pháthuy giá trị những di sản văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dântộc và xây dựng xã hội mới, đồng thời coi trọng việc tiếp thu, chắt lọc nhữngtinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam

Hiện nay, đất nước đang trong quá trình hội nhập và phát triển, bêncạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam cũng đang phải đối diện vớinhiều nguy cơ, thử thách trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả vấn đề bảo tồn vàphát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Di sản là báu vật mà thiênnhiên ban tặng cho đất nước, là kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta từđời này qua đời khác đã dày công tạo dựng Cái gì cũng có thể xây được, sảnxuất được, sáng tác được nhưng di sản thì không thể tạo ra được Vì vậy, việcbảo tồn các di sản, di tích là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết trongcông cuộc kiến thiết nước nhà Nhận thức được vai trò và giá trị của những disản văn hóa dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SLvề bảo

Trang 9

tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam, trong đó xác định bảo tồn cổ tích là việc

rất cần cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam Tại Điều 4 của Sắc lệnh nêu

rõ: “Cấm phá hủy đình chùa, đền miếu, hoặc những nơi thờ tự khác như cungđiện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn Cấm phá hủy những bia

ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo nhưng

có ích cho lịch sử” Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa VIII năm 1998 đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và pháttriển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trong đó nhiệm

vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Nghị quyết đã chỉ rõ nộidung của nhiệm vụ này như sau: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kếtcộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giátrị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huynhững giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng,bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.” Điều đó tiếp tục được cụ thể hóatrong Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 đãkhẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng cácdân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò

to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” Văn kiện Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ rõ:

“Chú trọng gìn giữ, phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, tôn tạo và quản

lý tốt các di sản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử; nâng cấp các bảo tàng” [9,tr.208] Nối tiếp những thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa, Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ, nhiều giá trị văn hóatruyền thống của dân tộc, của từng vùng, miền được kế thừa; nhiều di sản vănhóa được bảo tồn, tôn tạo Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng mởrộng… làm cho đời sống tinh thần của con người, xã hội phong phú, đa dạnghơn, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân từng bước được nâng lên Tuy

Trang 10

nhiên, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đạt hiệu quả chưa cao Vìthế, Đại hội xác định: “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn,phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; khích lệ sáng tạo các giá trịvăn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc.Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sảnvăn hóa với phát triển kinh tế - xã hội” [11, tr.129] Với ý nghĩa đó, việc giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, giữ gìn và pháthuy di sản văn hóa dân tộc ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủtịch có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Mỗi dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển đã tạo nên nhữngđặc trưng về văn hóa Đó là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồngcác dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiếnđấu và giao lưu của con người Việt Nam Những giá trị bền vững của văn hóachỉ thực sự hấp dẫn và trở thành sản phẩm văn hóa độc đáo nếu biết phát huynhững giá trị, những thế mạnh mà không bị lôi vào xu thế thương mại hóađơn thuần Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích đặcbiệt giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh cũng chính là giữ gìn vàphát huy di sản văn hóa dân tộc Đây là nơi lưu giữ tài liệu hiện vật cuộc đời

và sự nghiệp cách mạng của Người (từ năm 1954 đến năm 1969) Khu Di tíchhằng ngày phục vụ đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế đến tham quan,học tập về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Thực tế hiện nay, trong quá trình bảo tồn và phát huy các di tích, các tài liệuhiện vật vẫn còn tồn tại những bất cập như vật dụng đang trưng bày chưaphản ánh đúng số lượng hiện vật vốn có ban đầu, phần lớn tài liệu hiện vậtgốc vốn có hiện đang được Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ và bảo quản Một

số tài liệu hiện vật đã được sưu tầm nhưng chưa được trưng bày bổ sung vàocác nhà di tích để giới thiệu tới khách thăm quan nên việc khai thác chiều sâucác di tích, các tài liệu hiện vật, gắn các hiện vật với bối cảnh lịch sử còn

Trang 11

nhiều hạn chế Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai tháccác hiện vật còn dừng lại ở một mức độ nhất định, chưa tạo được bước độtphá Đồng thời, công tác quảng bá các giá trị của di sản văn hóa dân tộc ởKhu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn thụ động, chủ yếu diễn ra trongcác ngày lễ lớn, chưa mang tính phổ quát trong đại đa số quần chúng nhândân Vì vậy, vấn đề cần thiết hiện nay là cần phải nghiên cứu tư tưởng Hồ ChíMinh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc để vận dụng vào việc bảotồn, phát huy những di sản của Hồ Chí Minh ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ ChíMinh tại Phủ Chủ tịch.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Giữ gìn và

phát huy di sản văn hóa dân tộc ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ Chính

trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học

2 Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và sự vận dụng những tưtưởng của Người trong thực tiễn là một vấn đề thu hút được sự quan tâm củanhiều học giả trong và ngoài nước Vì vậy, có thể nhìn nhận lịch sử vấn đềnghiên cứu thành các nhóm sau:

2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh và

tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc

“Giữ gìn và phát huy những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần xây dựng con người mới Việt Nam” năm 2000 Đây là Hội thảo khoa

học của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Các bài viết đãtập trung phân tích Hồ Chí Minh với văn hóa dân tộc; kết tinh văn hóa Đông-Tây; di sản văn hóa Hồ Chí Minh; đổi mới các hoạt động bảo vệ và phát huynhững di tích, di vật của Hồ Chí Minh để góp phần xây dựng con người mới.Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóacủa dân tộc và xây dựng con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 12

“Tư tưởng Hồ Chí Minh - di sản văn hóa dân tộc” nhà xuất bản Quân

đội nhân dân năm 2000 do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên Đây là côngtrình tập hợp một số sản phẩm nghiên cứu khoa học trong Chương trình khoahọc công nghệ cấp Nhà nước như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cáchmạng Việt Nam; tư tưởng về giải phóng dân tộc; chiến lược đại đoàn kết HồChí Minh; tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh Qua đó thấyđược những tư tưởng của Người là hiện thân của các dân tộc trong việc khẳngđịnh bản sắc văn hóa dân tộc

“Giữ gìn và phát huy giá trị những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh”

nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm 2004 của Trần Viết Hoàn Tác giả đã kể

và sưu tầm một số lời kể của nhân chứng về những kỷ niệm cảm động trongngày sinh nhật của Người; những bài thơ chúc Tết của Người; nơi ở và làmviệc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch Qua đó làm rõgiá trị của những di sản mà Hồ Chí Minh để lại

“Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người” nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, năm 2005 của GS Đặng Xuân Kỳ Cuốn sách đã làmnổi bật tầm nhìn xa trông rộng của Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và conngười Việt Nam từ đó đề xuất những kiến nghị về xây dựng, phát triển vănhóa và con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

“35 năm thực hiện Di chúc và phát huy các giá trị di sản tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh” nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm 2005.

Hội thảo của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã đi sâukhai thác nghiên cứu những tư tưởng lớn, những giá trị văn hóa tinh thần củaChủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong Di chúc

“Hồ Chí Minh với văn hóa dân tộc và quốc tế” của Phiêng Xixulat, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và thể thao Lào Bài viết được trích trong quyển “Hồ Chí

Minh - Sự hội tụ tinh hoa, tư tưởng đạo đức nhân loại”, Nxb Văn hóa Thông

tin, Hà Nội, 2007 Tác giả đã bàn về những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí

Trang 13

Minh trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật và cho rằng, Hồ Chí Minh

là người luôn giữ gìn bản sắc dân tộc trong đời sống, trong mối quan hệ tiếpxúc với bạn bè quốc tế và là người am hiểu rất rộng và sâu sắc vốn văn hóavăn nghệ thế giới

“Văn hóa và đạo đức Hồ Chí Minh” của Alfred Almasi Nguyên Đại sứ

Hunggary tại Việt Nam Trong bài viết của mình, ông đã kể về những lần gặp

gỡ với Hồ Chí Minh Tinh thần Hồ Chí Minh, đạo đức và phong cách Hồ ChíMinh đã để lại cho ông những ấn tượng khó quên và ông khẳng định: “Trongthế giới hỗn loạn ngày nay, rất nhiều nhà lãnh đạo và những chính trị gia đãhọc tập tấm gương của Người” [20, tr.715]

“Nội dung đạo đức xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Một đóng góp

vĩ đại của triết học Hồ Chí Minh đối với sự phát triển xã hội và văn hóa Việt Nam)” của TS Mukhtasar Syamsuddin, khoa Triết học, trường Đại học

Gadjah, Inđônêxia Trích trong “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay,

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ

chức Tác giả bài viết đã khẳng định, Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức và làbiểu tượng của đạo đức cách mạng; thái độ của Hồ Chí Minh đối với triết họcphương Tây và các giá trị văn hóa phương Đông; Nội dung đạo đức xã hộicủa Hồ Chí Minh và đóng góp của Người trong việc phát triển xã hội và vănhóa Việt Nam

“Hồ Chí Minh: Văn hóa và đạo lý của một dân tộc” của GS Mauro

Garcia Triana, Nguyên Đại sứ đầu tiên của Cuba tại Việt Nam Trích trong

“Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học

quốc tế Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Bài viết tập trung phântích nền tảng của văn hóa Hồ Chí Minh đã được nuôi dưỡng từ những đónggóp của nền văn hóa thế giới, đặc biệt là văn hóa, lịch sử Trung Quốc

Trang 14

từ thời cổ đại và của cả Ấn Độ cũng như của châu Âu và châu Mỹ cũng như

ý thức sâu sắc về lịch sử và di sản phong phú về văn hóa và đạo lý của nhândân Việt Nam Từ đó, tác giả đi đến nhận định, Hồ Chí Minh chính là một vịlãnh tụ hiểu biết rất nhiều về lịch sử, văn hóa, phong tục và tập quán của nhândân mình

“Một phần di sản quý báu của văn hóa phương Đông - Tìm hiểu thơ chữ

Hán Hồ Chí Minh” của Hoàng Tranh, nguyên phó viện trưởng, Viện Khoa học

Xã hội Quảng Tây, Trung Quốc Trích trong “Di sản Hồ Chí Minh trong thời

đại ngày nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” Bài viết đã khảo sát và đánh giá sơ bộ về số lượng các

bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ, những nội dung tư tưởng vàđặc sắc nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh Tác giả khẳng định, thơchữ Hán Hồ Chí Minh chính là một phần di sản văn hóa Người để lại cho nhândân thế giới Những đặc sắc nghệ thuật được thể hiện trong thơ giúp chúng ta cóthêm tri thức về văn hóa phương Đông, nâng cao hiểu biết về mối quan hệ vănhóa mật thiết trong lịch sử hai nước Trung - Việt

“Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất” do nhà xuất bản Chính trị quốc

gia Hà Nội xuất bản năm 2010 của GS Song Thành Tác giả tập trung phântích truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc và sự vận dụng phươngpháp luận Mác-Lênin của Hồ Chí Minh vào xây dựng văn hóa, tạo cho vănhóa Việt Nam có một cách nhìn mới, một quan niệm mới

“Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh” nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm

2010 của Cao Thị Hải Yến Tác giả đã đi sâu vào một số nội dung cơ bảntrong văn hóa ứng xử và phát huy giá trị văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh trongviệc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

“Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh” nhà xuất bản Hà Nội năm 2013 của

GS Hoàng Chí Bảo Cuốn sách giới thiệu 5 chuyên đề nghiên cứu tư tưởngđạo đức của Hồ Chí Minh nhằm giúp bạn đọc nhận thức sâu sắc những nội

Trang 15

dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh để từ đóhọc tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

“Phong cách Hồ Chí Minh” nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2014

của Đỗ Hoàng Linh và Vũ Thị Kim Yến Công trình đã hệ thống phong cách

Hồ Chí Minh qua những câu chuyện minh họa giản dị, đời thường và gần gũinhưng lại vô cùng xúc động làm cho người đọc hiểu rõ hơn về Hồ Chí Minh

“Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức” nhà xuất bản Thông tin

truyền thông, năm 2015 của GS.TS.NGND Trần Văn Bính Bằng việc phântích hai nội dung Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa và Di sản Hồ Chí Minh vềđạo đức, lối sống, tác giả khẳng định, những giá trị tư tưởng và đạo đức củaNgười có ý nghĩa vô cùng to lớn, sâu sắc trong việc hoàn thiện, phát triểnnhân cách của bản thân mỗi con người và của cả dân tộc

“Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh” nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2018 của GS Đinh Xuân Lâm vàPGS.TS Bùi Đình Phong Đây là công trình tập hợp các bài viết của hai tácgiả đã được công bố trên các tạp chí có liên quan đến danh nhân văn hóa HồChí Minh, đến tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ; về văn hóa dùngngười; về văn hóa lãnh đạo, quản lý; từ di sản văn hóa dân tộc đến di sản vănhóa Hồ Chí Minh…

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về di sản

Hồ Chí Minh, cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, hệ thống tư tưởng Hồ Chí

Minh như: Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách

mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; GS Song Thành (2005), Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội; Phạm Văn

Đồng (2009), Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; GS Trần Văn Giàu (2010), Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con

người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; GS Trần Nhâm (2011),

Trang 16

Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng thiên tài, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà

Nội; Vũ Khiêu (2012), Hồ Chí Minh - Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt

Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia - Sự thật, Hà Nội Các công trình trên đã giúp

tác giả hiểu được những vấn đề lý luận cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểuđược quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Những cốnghiến sáng tạo về tư tưởng, lý luận của Hồ Chí Minh đối với cách mạng ViệtNam và ý nghĩa của nó đối với thời đại hiện nay Đồng thời, các công trìnhtrên đã đi sâu vào một số nội dung lớn trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minhnhư tư tưởng về giải phóng dân tộc, về xây dựng nhà nước, xây dựng Đảng,

tư tưởng triết học, tư tưởng kinh tế, chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng vănhóa, đạo đức và con người, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh Trongnhững nội dung đó có tư tưởng về văn hóa, về vị trí, vai trò của văn hóa, vềxây dựng nền văn hóa mới Việt Nam và về phong cách, lối sống có văn hóacủa Hồ Chí Minh… Điều đó đã giúp tác giả rất nhiều trong quá trình hoànthành luận văn của mình

Nhìn chung, đây là nhóm tư liệu có nội dung phong phú cả ở phươngdiện lý luận và thực tiễn, được các nhà khoa học nghiên cứu khá công phu ởViệt Nam và nước ngoài Rất nhiều công trình đã giúp tác giả có được cáinhìn tổng quát về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh

về văn hóa, giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc nói riêng

2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu viết về Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích gắn liềnvới cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 15 năm cuối đời(từ năm 1954 đến năm 1969), nơi đây còn thể hiện đậm nét nhất về cuộc sốngsinh hoạt đời thường cùng với những chỉ bảo ân cần và lời dạy thiết thực củaNgười Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu về Khu Di tích Chủ tịch Hồ ChíMinh đã thu hút rất nhiều nhà khoa học quan tâm

Trang 17

Trước hết là các công trình viết về Hồ Chí Minh với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch 1954-1969” Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 1995 đã tiến

hành xác minh, tập hợp theo biên niên sự kiện những hoạt động của Chủ tịch

Hồ Chí Minh trong 15 năm Người sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch, Hà

Nội; “Di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng

nền văn hóa mới” nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2004 Kỷ yếu tập hợp

các bài viết góp phần xây dựng con người mới, nền văn hóa mới tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc; “Nghiên cứu, chỉnh lý hệ thống hóa những tư liệu

hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 12 năm 1954 đến tháng 12 năm 1958” (năm 2018) Bên cạnh những sự kiện lịch sử, đề tài đã sưu tầm,

chỉnh lý, hệ thống hóa, tuyển chọn và bổ sung được các ảnh tư liệu cũng nhưcác câu chuyện, hồi ký của những người đã từng tiếp xúc trực tiếp với Chủ

tịch Hồ Chí Minh; “Nghiên cứu, chỉnh lý, hệ thống hóa tư liệu những hoạt

động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 01/1959 đến tháng 12/1964”(năm

2018) đề tài đã nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn hệ thống ảnh tư liệu cũng

như các câu chuyện về Người, các hồi ký của nhân chứng đã từng được gặp

và phục vụ Hồ Chí Minh vào các sự kiện lịch sử tương ứng

Tiếp theo là các công trình nghiên cứu về Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí

Minh tại Phủ Chủ tịch:“Nghiên cứu thực trạng môi trường sinh thái Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” (năm 2011) đề tài đã nghiên

cứu, lập danh mục, lấy mẫu phân tích, xây dựng hồ sơ khoa học, đánh giáthực trạng vườn cây, vườn quả, cây cảnh, ao cá di tích và tìm ra các giải pháp

để xây dựng thành bộ quy chuẩn về bảo tồn, tu bổ, tu bổ hệ thống cảnh quan

môi trường Khu Di tích; “45 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2014) nhà xuất bản Thanh

Niên năm 2014 Kỷ yếu gồm những bài viết về những công tác bảo quản cũng

như

Trang 18

các công tác trưng bày, kiểm kê, bảo vệ và tuyên truyền giáo dục ở Khu Di

tích;“50 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

tại Phủ Chủ tịch (1969-2019)” nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2019.

Kỷ yếu đã giới thiệu về nơi ở và làm việc của Hồ Chí Minh; sự hình thànhKhu Di tích và các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa họccủa Khu Di tích từ năm 1992 đến nay

Nhìn chung các công trình trên đã đề cập đến hoạt động khai thác, bảoquản, quảng bá các giá trị di sản trong Khu Di tích và thể hiện được sự nỗ lực,

cố gắng của Khu Di tích trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hồ ChíMinh

Có thể nói, các công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lýluận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng nền vănhóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng như những vấn đề về giữ gìn vàphát huy các giá trị văn hóa dân tộc Đồng thời, cung cấp nhiều gợi ý quantrọng và những tư liệu cần thiết để tiếp tục đi sâu nghiên cứu mảng đề tài này.Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến việc giữ gìn và phát huy di sảnvăn hóa dân tộc ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo tưtưởng Hồ Chí Minh Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà khoa học, cáccông trình nghiên cứu trước đó, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ

bé của mình vào việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh, về việc giữ gìn và pháthuy di sản văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiệnnay Đó là làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giữgìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc; những quan điểm mang tính địnhhướng của Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc; thựctrạng của việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích

và đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm góp phần giữ gìn và phát huynhững giá trị văn hóa lịch sử của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại PhủChủ tịch theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 19

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóadân tộc ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo tư tưởng

Hồ Chí Minh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc

- Đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, hạnchế trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tíchChủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy di sản vănhóa dân tộc ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch theo tư tưởng

Hồ Chí Minh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc

- Việc giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ những quan điểm của Hồ ChíMinh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc; thực trạng và giải pháp giữgìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minhtại phủ Chủ tịch

- Về không gian: Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, những chủ trương, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước

Trang 20

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Cùng với việc sử dụng phương pháp phổ biến, áp dụng cho tất cả cácngành khoa học là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vậtlịch sử Luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như: Phươngpháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp logic, phương pháp phântích tổng hợp, phương pháp quan sát và miêu tả…

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phần hệ thống hóa những nội dung cơ bản của tư tưởng

Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc Đồng thời, đưa ra

những giải pháp thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

- Những kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần cung cấp cho Khu

Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hệ thống những giải pháp để

có thể gìn giữ và bảo quản tốt hơn những di sản văn hóa của Hồ Chí Minh

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu,giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Hồ Chí Minh học và Chính trị học

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.

Chương 2: Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - Thực trạng và giải pháp

Trang 21

Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC

1.1 Một số khái niệm có liên quan

1.1.1 Văn hóa

Hiện nay, có khá nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Trong đó,UNESCO quan niệm văn hóa, “Tổng thể những tính chất tinh thần, vật chất,trí tuệ và cảm xúc đặc biệt, đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội.Văn hóa bao gồm không chỉ nghệ thuật và văn học, mà còn bao gồm cả cácphương thức sống, các quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, cáctruyền thống và tín ngưỡng” [86, tr.173] Theo từ điển Triết học: “Văn hóa làtoàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quátrình thực tiễn xã hội lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sửphát triển xã hội Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về văn hóa vậtchất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá trị vật chất) và văn hóa tinh thần(khoa học, nghệ thuật và văn học, triết học, đạo đức, giáo dục…) Văn hóa làmột hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh

tế xã hội” [88, tr.1329-1330] GS Song Thành định nghĩa: “Văn hóa hiểutheo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do một cộngđồng người sáng tạo ra, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển trongquá trình lịch sử Trên ý nghĩa đó, văn hóa phản ánh mức độ phát triển củatoàn cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân về trình độ sản xuất - kinh tế, khoahọc - kỹ thuật, triết học - tôn giáo, văn học - nghệ thuật, nếp sống - đạo đức,phong tục- tập quán” [84, tr.7] Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm chorằng: “Văn hóa là một hệ thống giá trị mang tính biểu tượng do con ngườisáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác vớimôi trường tự nhiên và xã hội của mình” [87, tr.56]

Trên nền tảng văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chắt lọc tinh hoa văn hoánhân loại, dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã sớm có một

Trang 22

nhận thức đúng đắn về văn hoá Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tù củaTưởng Giới Thạch, Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộcsống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinhhoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ nhữngsáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là tổng hợp của mọi phươngthức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằmthích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [64, tr.458].Quan niệm văn hóa nêu trên của Hồ Chí Minh xuất hiện trong một bối cảnhthời gian và không gian đặc biệt, khi UNESCO chưa thành lập, cả nước đangtập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc Đây là quan niệm văn hóa duynhất của Hồ Chí Minh theo nghĩa rộng Văn hóa là hoạt động sáng tạo củacon người, mà nguồn gốc là do nhu cầu sinh tồn của con người với tư cách làchủ thể của sự sáng tạo ra các giá trị văn hóa Văn hóa bao gồm hai lĩnh vực

là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần tương ứng với hai hình thức sản xuấtcủa xã hội loài người là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần Văn hóa vậtchất biểu hiện lĩnh vực hoạt động vật chất và toàn bộ kết quả của hoạt độngnày như: công cụ lao động, nhà ở và những vật dụng cần thiết cho đời sốnghàng ngày như: ăn, mặc, đi lại, thông tin… Văn hóa tinh thần được phản ánhtrong hoạt động ý thức, hoạt động sản xuất tinh thần cùng với toàn bộ kết quảcủa nó như: hoạt động nhận thức, đạo đức, pháp luật, văn học, phong tục tậpquán, tôn giáo, tín ngưỡng… Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh cóbàn đến văn hóa nhưng theo nghĩa hẹp, với ý nghĩa là kiến trúc thượng tầng,

là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là trình độ học vấn của con người

Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩaphản ánh một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau nhưng đều cho thấy vănhóa là một lĩnh vực có phạm vi rất rộng Văn hóa có mặt trong toàn bộ đờisống của con người, trong hoạt động sáng tạo của con người, đồng thời cũng

Trang 23

là thước đo trình độ phát triển và sự hoàn thiện của con người Vì vậy, vănhóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũytrong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên,

xã hội và bản thân Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đờisống con người và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Chính nhờ vănhóa mà con người tự thể hiện các giá trị chân, thiện, mỹ và trở thành nền tảng,sức mạnh của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước

Di sản văn hóa là tài sản của các thế hệ trước để lại và được xác định

là bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống của con người, góp phầnphát triển kinh tế, xã hội bền vững, xây dựng môi trường xã hội Việt Namlành mạnh, có văn hóa Di sản văn hóa được tôn tạo theo đúng chuẩn mựckhoa học sẽ trở thành tài nguyên du lịch, cung cấp loại hình dịch vụ văn hóa

có sức hấp dẫn, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa, một ngành kinh

tế của đất nước Bởi lẽ, đây là loại tài sản quý giá không thể tái sinh và khôngthể thay thế nhưng rất dễ bị biến dạng do tác động của các yếu tố ngoại cảnh(khí hậu, thời tiết, thiên tai, chiến tranh, quá trình khai thác không có sự kiểmsoát chặt chẽ, việc bảo tồn, trùng tu thiếu chuyên nghiệp không theo đúngnhững chuẩn mực khoa học

Trang 24

Tóm lại, di sản văn hóa Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng

đồng các dân tộc Việt Nam được truyền lại từ thế hệ trước sang thế hệ sau,gồm có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Di sản văn hóa được hun đúcqua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm củalịch sử Di sản văn hóa không chỉ góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Namphong phú và đa dạng mà còn đem lại những giá trị cho sự phát triển kinh tế,

xã hội Do đó, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động thiếtthực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc

1.1.3 Di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa là dấu tích, vết tích lịch sử văn hóa của các thờiđại trước còn lại Di tích lịch sử văn hóa được tạo nên do con người (cá nhân,tập thể) hoạt động sáng tạo lịch sử, con người hoạt động văn hóa mà hìnhthành nên Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Di tích lịch sử văn hóa là tổng thểnhững công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sửhay giá trị văn hóa được lưu lại” [90, tr.533]

Như vậy, có thể hiểu di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa

điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giátrị lịch sử, văn hóa, khoa học Di tích lịch sử văn hóa phải bảo đảm được mộttrong các tiêu chí sau đây: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch

sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước Công trình xây dựng, địađiểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đấtnước Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của cácthời kỳ cách mạng, kháng chiến

1.1.4 Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc

Dân tộc nào cũng có nền văn hóa truyền thống, đó là tổng hợp nhữnghiện tượng văn hóa, xã hội bao gồm các chuẩn mực giao tiếp, các khuôn mẫuvăn hóa, các tư tưởng xã hội, các phong tục tập quán, các nghi thức, thiết chế

Trang 25

xã hội… được bảo tồn qua năm tháng, trở thành thói quen trong hoạt độngsống của mỗi con người, cũng như của toàn xã hội, được chuyển giao từ thế

hệ này qua thế hệ khác Theo Ðảng Cộng sản Việt Nam: “Bản sắc dân tộc baogồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc ViệtNam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước vàgiữ nước Ðó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thầnđoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc;lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạotrong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống ”[8, tr.56]

Giữ gìn văn hóa đòi hỏi phải bảo vệ nguyên vẹn, đầy đủ, không đượcbóp méo hay xuyên tạc giá trị văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa dân tộc phùhợp với hoàn cảnh mới trong thời đại phát triển nhanh chóng của khoa học kỹthuật Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Giữ gìn là “Bảo quản, giữ cho nguyênvẹn” [90, tr.754] Vậy giữ gìn tức là giữ cho nguyên vẹn, giữ cho được lâukhông làm tổn hại và bị mất mát Cũng theo Đại từ điển Tiếng Việt, đĩnhnghĩa phát huy là: “Làm cho cái hay, cái tốt nhân thêm tác dụng, thúc đẩy tiếptục nảy nở nhiều hơn” [90, tr.1321] Như vậy, phát huy là làm cho cái hay cáitốt được lan tỏa tác dụng và tiếp tục phát triển thêm Phát huy là hành độngnhằm đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội coi đó như là mọi nguồn nội lựccủa các tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại nhiều lợiích vật chất và tinh thần cho con người được thể hiện ở mục tiêu của văn hóađối với sự phát triển xã hội Việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộckhông chỉ góp phần xây dựng, phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho đồngbào dân tộc mà còn thúc đẩy du lịch, kinh tế, xã hội phát triển

Mỗi dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển đều xây dựng chomình một nền văn hóa riêng Vì thế, khi nói tới dân tộc là nói tới văn hóa vàngược lại Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với dân tộc, có nguồn gốc từ dântộc và cũng là diện mạo của dân tộc đó Nó được tạo dựng qua bao biến cố và

Trang 26

thăng trầm của lịch sử, là sự biểu hiện trường tồn của giống nòi, là cầu nốigiữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc, là vấn đề sống còn của mỗi

quốc gia Như vậy, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc là bảo vệ những giá

trị văn hóa của dân tộc và làm cho những vấn đề căn cốt nhất, nền tảng nhấtmang đặc trưng của văn hóa dân tộc được phát triển

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là

một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, là việc giữ gìn “cốt cách”,

“đặc tính”, “bản sắc” của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc,tiếp thu các giá trị văn hóa của nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc

1.2.1 Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc

Ở mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt, độcđáo việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thểhiện tính đoàn kết cộng đồng, sự gắn bó, hài hòa giữa con người với các yếu

tố tự nhiên đã dần trở thành món ăn tinh thần độc đáo của dân tộc Hồ ChíMinh đã ra đi tìm đường cứu nước để học hỏi, tìm kiếm những gì tốt đẹp nhấtcủa các nền văn hóa trên thế giới, từ đó Người đã chọn lọc để làm phong phúthêm cho giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc như sau:

Một là, giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc.

Văn hóa dân tộc Việt Nam chứa đựng giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọngđối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và được nhìn nhận qua hai lớpquan hệ Về nội dung, đó là lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập, tựcường, tự tôn dân tộc… Về hình thức, đó là cốt cách văn hóa dân tộc đượcbiểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, cách cảm và nghĩ… Nóphản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc Trong buổi gặp gỡ nhà vănĐức, Irênê Phabe (người dịch Truyện Kiều), Hồ Chí Minh có nói: “Những

Trang 27

người cộng sản chúng ta rất quý trọng cổ điển Có nhiều dòng suối tiến bộchảy từ những ngọn núi cổ điển đó” [78, tr.420] Vì vậy, trách nhiệm của conngười Việt Nam là phải trân trọng, khai thác, giữ gìn, phát huy, phát huynhững giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng củatừng giai đoạn lịch sử.

Dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sửdựng nước và giữ nước tạo nên một nền văn hóa riêng, với những giá trịtruyền thống tốt đẹp và cao quý Ngay từ buổi đầu lập nước, người Việt Nam

đã tự ý thức về cộng đồng dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, ý thức tự hào, tự

tôn của dân tộc Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giở sử nước ta ra mà xem, mi sẽ thấy

tổ tiên đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn” [62,

tr.97] Lòng tự hào, tự tôn dân tộc luôn là nền tảng tinh thần để mỗi ngườiViệt Nam có trách nhiệm với vận mệnh của dân tộc mình Hồ Chí Minh rấtquan tâm đến lịch sử dân tộc và tự hào với truyền thống văn hóa dân tộc Đểgiáo dục lòng yêu nước, kêu gọi đoàn kết cứu nước và khẳng định ở triều đạinào cũng có người anh hùng mưu trí, sáng tạo trong đấu tranh chống giặc

ngoại xâm để giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước, Người viết bài “Lịch sử

nước ta” (tháng 2 năm 1942), trong đó có đoạn:

“Dân ta phải biết sử ta,Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Kể năm hơn bốn ngàn năm,

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa” [64, tr.259]

Lòng yêu nước, tình cảm gắn bó máu thịt và trách nhiệm của người dânViệt Nam, đã đúc kết thành truyền thống yêu nước và được nâng lên thànhchủ nghĩa yêu nước Chính tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước là độnglực vĩ đại giúp nhân dân Việt Nam, đứng lên đấu tranh giành và giữ độc lậpdân tộc trước kẻ thù xâm lược Tổng kết về phong trào yêu nước Việt Nam,

trong bài Nên học sử ta, Hồ Chí Minh khái quát: “Đời nào cũng có người anh

hùng mưu cao võ giỏi đứng ra đoàn kết nhân dân đuổi giặc cứu nước

Trang 28

Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, chiếm nước Tàu và nửachâu Âu, thế mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan Bình dân như ông LêLợi và ông Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho nước ta độc lập.

Người già như ông Lý Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh đông dẹpbắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân

Thiếu niên như Đổng Thiên Vương chưa đến 10 tuổi mà đã ra tay cứunước, cứu nòi Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi đã giúp ông Trần Hưng Đạođánh phá giặc Nguyên

Phụ nữ thì có bà Trưng, bà Triệu ra tay khôi phục giang san

Những vị anh hùng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiênđộng địa Nhờ những vị dân tộc anh hùng ấy mà nước ta được tự do, độc lập,lừng lẫy ở Á Đông” [64, tr.255]

Hồ Chí Minh kết luận: “Nhờ ý chí độc lập và lòng khát khao tự do hơn

là nhờ quân đông sức mạnh, nước Nam đã thắng”[62, tr.98] Nguồn giá trịvăn hóa tư tưởng truyền thống, ý chí độc lập và khát vọng tự do là nền tảngvăn hóa tinh thần, là động lực vĩ đại của sự trường tồn và phát triển của dântộc Việt Nam

Tinh thần bất khuất, lòng trung thành với Tổ quốc dù khó khăn, giankhổ, dù phải hy sinh nhưng vẫn một lòng một dạ phục vụ nhân dân, là cộinguồn tạo nên sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam chiến thắng kẻ thù Hồ ChíMinh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyềnthống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinhthần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nólướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũcướp nước”[68, tr.38] Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì: “Từcác cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nướcngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đếnmiền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc” [68, tr.38]

Trang 29

Dân tộc Việt Nam sống trong cảnh lầm than tủi nhục vì đế quốc Phápthống trị, lớp lớp sĩ phu và đồng bào yêu nước đã đứng lên chống quân xâmlược Các phong trào cứu nước và các cuộc khởi nghĩa đều lần lượt thất bại và

bị đàn áp khốc liệt là do gặp bế tắc về lý luận, đường lối và phương thức đấutranh Sứ mệnh lịch sử đặt ra cho dân tộc, cho mỗi người yêu nước lúc bấygiờ là tìm phương sách cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc là nguyện vọngthiết tha của nhân dân Việt Nam Ý chí độc lập cho dân tộc và khát vọng tự

do cho nhân dân là xuất phát điểm của Hồ Chí Minh, với những giá trị truyềnthống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.Trước sự chứng kiến thất bại của các phong trào yêu nước và cảnh lầm thancực khổ của nhân dân, đã thôi thúc Người tìm đường cứu dân, cứu nước khỏicảnh nô lệ, áp bức Người hiểu rõ và thấm thía nỗi đau của cả một dân tộckhông chỉ là sự cảm thông, chia sẻ mà còn phải đấu tranh giành lấy độc lập.Bằng ý chí “sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi” Hồ Chí Minh đã xuốngcon tàu đô đốc La-tút-xơ Tơ-rê-vin ngày 5/6/1911 tại cảng Sài Gòn Với đôibàn tay trắng và lòng yêu nước chân thành, Người bước vào cuộc hành trìnhtìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng Tínhthống nhất của văn hóa Việt Nam được củng cố ở ý thức chung về quốc giadân tộc, về nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên” Quá trình hình thành, thốngnhất quốc gia dân tộc chính là quá trình cố kết cộng đồng, tạo thành quan hệ

ba tầng chặt chẽ: nhà - làng - nước Đây chính là sợi dây liên kết các tộcngười, các giai tầng trong xã hội Việt Nam và tạo nên sức mạnh vô địch, làmcho đất nước được bền chặt, bản sắc được giữ vững Nhận thức rõ tầm quantrọng đặc biệt của đoàn kết, Hồ Chí Minh viết: “Lòng yêu nước và sự đoànkết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi Nhờlực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữvững quyền tự do, tự chủ Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta cách mạng thành

Trang 30

công, giành được độc lập Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càngngày càng mạnh Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muônnỗi khó khăn thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặccướp nước Nhờ lực lượng ấy mà với gậy tầm vông và súng hoả mai lúc đầu,chúng ta đã liên tiếp thắng địch… Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta sẽ đuổi sạchthực dân Pháp ra khỏi đất nước ta, và lấy lại thống nhất và độc lập thật sự”[68, tr.164-165] Suốt cuộc đời cách mạng, Người nhận rõ muốn chiến thắngđược kẻ thù của dân tộc thì phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân chung lòng,không sợ hy sinh, gian khổ và quyết giành lại độc lập chủ quyền, Người chorằng: “Phải giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình” [76,tr.611] dù ở bất kỳ đâu hay làm bất cứ việc gì nếu biết đoàn kết, chung sức thìkhó khăn nào cũng vượt qua kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Truyền thống đoàn kết dân tộc được phát huy mạnh mẽ kể từ khi cóĐảng mà người đứng đầu là Hồ Chí Minh Người khẳng định: “Đoàn kết,đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” [76, tr.628].Đồng thời, Người chỉ rõ, muốn đoàn kết được toàn dân tộc thì phải vận động

và tổ chức dân chúng Công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân laođộng là lực lượng đông đảo của dân tộc, là nền tảng, là nguyên tắc của chiếnlược đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh nói :

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” [72, tr.358]

Người còn chủ trương đoàn kết với tất cả các dân tộc trên toàn thế giới,những người yêu chuộng hòa bình và ủng hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩacủa dân tộc Việt Nam Người khẳng định: “Vì nền hòa bình thế giới, vì tự do

và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại vàchống bọn áp bức” [62, tr.487]

Trong các truyền thống văn hóa của dân tộc, ngoài chủ nghĩa yêu nước

và tinh thần đoàn kết còn có chủ nghĩa nhân đạo Nhân đạo là truyền thống

Trang 31

quý báu của dân tộc được truyền từ đời này qua các đời khác, thể hiện sự yêuthương, quý trọng và bảo vệ con người cùng nhau xây dựng và giữ gìn đấtnước Cùng với truyền thống anh hùng, bất khuất, thông minh, cần cù, khiêmtốn thì lòng nhân đạo còn là đức tính cao quý gắn kết con người gần với nhauhơn và tạo nên mối quan hệ xã hội bền vững Hồ Chí Minh nói: “Nhân dân ta

từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa” [76, tr.668] Đặc biệt, tình thương làthể hiện đạo lý của dân tộc, nó biểu dương mối quan hệ tốt đẹp với tình làngnghĩa xóm, lúc tắt lửa tối đèn có nhau ngọt bùi đắng cay cùng chia sẻ, đùmbọc đồng loại; biết yêu thương, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau Đây là một

vẻ đẹp nhân văn và là nét đẹp văn hóa của dân tộc

Tinh thần yêu nước, nhân nghĩa của người Việt Nam đã trở thành lẽsống, tình cảm tự nhiên của mỗi người dân Người Việt Nam nào cũng biếtđến một bài học đạo lí có giá trị giáo dục sâu sắc, khuyên nhủ giữ gìn và nêucao tình yêu thương đoàn kết dân tộc:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương.

Người trong một nước phải thương nhau cùng” [66, tr.98].

Tình yêu thương, đoàn kết dân tộc được ấp ủ trong tình làng nghĩaxóm, đùm bọc nhau để vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng giặc ngoại xâm,nghĩa tình của đồng bào Việt Nam thật sâu sắc, đẹp đẽ Dân tộc ta vốn yêuchuộng hòa bình, ghét chiến tranh và luôn cố gắng hết sức mình để bảo vệ đấtnước Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi sau việc tàu bay địch tàn sát đồng bàoNam Bộ: “Chúng ta là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, công lý, nhân đạo”[65, tr.158] Người đã nhiều lần nói đến chủ nghĩa nhân đạo: “Người Việt

Nam có tiếng là nhân đạo” [65, tr.172] Trong Báo Người cùng khổ (Le

Paria) vào năm 1921, Người đã chỉ rõ mục đích đấu tranh là đi từ giải phóng

những người nô lệ mất nước, những người lao động cùng khổ đến giải phóngcon người

Trang 32

Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thức được tầm quan trọng của việcgiữ gìn cốt cách dân tộc và bảo tồn bản sắc văn hóa trong quá trình phát triển vàtồn vong của một quốc gia, bởi rằng: “Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lêninbao nhiêu thì càng phải coi trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp của chaông bấy nhiêu” [78, tr.420] Bản thân Người là hiện thân của việc giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tộc, khẳng định cốt cách dân tộc trong hành trình giao lưu, tiếpbiến văn hóa để làm giàu cho chính bản thân mình, dân tộc mình.

Hai là, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong phong tục, tập quán, ngôn ngữ và các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Việt Nam là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc anh em, các dântộc gắn bó với nhau trên một lãnh thổ và cùng nhau giữ nước, cùng nhau

chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc của mình Trong Thư gửi đại hội

các dân tộc thiểu số tại Plâycu, Người nói: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường

hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác,đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt” [65, tr.249] Giữ gìn vàphát huy bản sắc của mỗi dân tộc sẽ phát huy được sức mạnh của cả dân tộc,những nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc anh em gồm tín ngưỡng, phong tụctập quán, lễ hội những nét đặc sắc đó bổ sung cho nhau và làm phong phú chovăn hóa dân tộc Việt Nam

Đối với tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận định:

“Người dân An Nam không có linh mục, không có tôn giáo theo cách nghĩ củaChâu Âu Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã hội… Nhữngngười già trong gia đình hay các già bản là người thực hiện những nghi lễ tưởngniệm”[62, tr.463] Người không bao giờ phản đối, bài xích các tôn giáo mà luônluôn tỏ thái độ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng.Người không hề có sự phân biệt đối xử giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, giữangười có đạo và người không có đạo Hồ Chí Minh chỉ rõ đã là người Việt Nam

dù là lương hay giáo đều có chung cội nguồn sâu xa cùng nòi

Trang 33

giống “con Rồng cháu Lạc”, cùng chung vận mệnh dân tộc và gắn bó vớinhau bởi truyền thống đoàn kết Nhân các dịp lễ như lễ Nô-en của Công giáohay ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo của Phật giáo, Người thường gửi thưchúc mừng các chức sắc tôn giáo cũng như các tín đồ Điều đó làm cho họ rấtphấn khởi vì Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc dù rất bận song vẫn quan tâmđến ngày vui của họ Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến đời sống tâm linhcủa họ mà trên cương vị Chủ tịch nước, Người đặc biệt quan tâm đến đờisống hằng ngày của người dân có tôn giáo Người thường xuyên nhắc nhở cán

bộ cấp cơ sở phải thường xuyên chăm lo đời sống mọi mặt của đồng bào, từ

ăn, mặc, ở, đi lại, học hành đến khi ốm đau phải được chữa bệnh

Phong tục tập quán của mỗi dân tộc không chỉ là thói quen, lối sống củamột cộng đồng dân tộc mà còn là sự biểu hiện của triết lý vũ trụ, nhân sinh quancủa dân tộc ấy Phong tục tập quán vừa có cái chung, vừa có cái riêng, thể hiệnbản sắc văn hóa dân tộc một cách đậm đà và sâu sắc Ngay từ những năm còn ởchiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh đã chú trọng đến việc giữ gìn, tôn trọng phongtục, tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Người coi đó là

“những vốn cũ quý báu của dân tộc” cần được giữ gìn, bảo vệ và phát triển.Chính vì thế mà cần phải: “Ra sức giúp đỡ đồng bào phát triển những việc có lợiích cho đời sống vật chất và văn hóa của các dân tộc” [1, tr.109] Tuy nhiên, cầnphải loại bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan như: vệ sinh kém hoặc lấychồng, lấy vợ quá sớm, cúng bái, ma chay theo các hủ tục lạc hậu… Người chorằng: “Ra sức làm cho tốt, cho khéo để xóa bỏ những cái có hại như hủ tục, mêtín dị đoan, thiếu vệ sinh, tảo hôn….” [1, tr.109]

Ngôn ngữ là nhân tố đảm bảo sự ổn định đối với quá trình phát triển củamỗi quốc gia, mỗi dân tộc và còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn các disản văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh không chỉ dành thời gian công sức cho họcngôn ngữ mà còn dành thời gian tìm hiểu ngôn ngữ của các dân tộc Trong bài

Nói chuyện với đồng bào miền núi, Người đã nói: “Về văn hóa ở miền núi đã

Trang 34

tiến bộ nhiều Đồng bào Thái, đồng bào Mèo, đồng bào Tày, đồng bào Nùng

ở bên chúng tôi hai năm rồi đồng chí không biết tiếng Việt ư?” [56, tr.43] Dù

ở nước ngoài hay ở trong nước, Người vẫn giữ được tiếng Việt của dân tộc:

“Ta phải giữ đất nước của chúng ta, Tổ quốc của chúng ta; phải giữ cái tiếngcủa chúng ta” [76, tr.306] Người cũng luôn nhắc nhở các cấp, các ngành, địaphương cố gắng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Năm 1962,

trong bài nói chuyện Đại hội lần thứ ba của Hội nhà báo Việt Nam, Người

nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộngkhắp” [74, tr.465] Câu nói của Người khẳng định vai trò của tiếng nói là tàisản quý báu của dân tộc, cần phải sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng, chính xác

cả khi nói và khi viết, phải có ý thức giữ gìn và làm phong phú ngôn ngữ củamình, đặc biệt hạn chế sử dụng tiếng nước ngoài, không được pha trộn, làmbiến dạng giữa tiếng Việt với tiếng nước ngoài làm mất đi giá trị vốn có củavăn hóa dân tộc Người nói: “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải mượntiếng nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc Nhưng phải có chừng mực, tiếngnào ta sẵn có thì dùng tiếng ta” [66, tr.301] Hồ Chí Minh chỉ rõ việc dùngtiếng nói, chữ viết của dân tộc là phải giữ gìn nội dung sao cho đúng với tiếngnói, chữ viết mang những khái niệm truyền thống của nền văn hóa dân tộc.Nếu hình thức của từ ngữ không diễn đạt một nội dung đúng khái niệm cầnnêu thì đó là “chữ Tác vạc chữ Tộ” hoặc mắc bệnh hay nói chữ Từ đó, Ngườikhẳng định: “Cái gì tiếng Việt Nam có thì cứ nói tiếng Việt Nam, chớ cómượn tiếng nước ngoài” [76, tr 306]

Trang 35

Ba là, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật của dân tộc.

Cùng với ngôn ngữ, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giữ gìn và phát huy

di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc như thơ ca cổ điển, dân ca,

âm nhạc, những câu hò, lời ca, điệu ví quen thuộc, vốn rất đặc trưng tiêu biểucho văn nghệ dân tộc Người rất thích nghe hát ví phường vải bởi cái độc đáocủa ví phường vải là sự kết hợp của dân gian hóa và bác học hóa, được đối đápvới nhau qua thể thơ lục bát, đây là thể thơ truyền thống của dân tộc Do đó, đểhát được ví phường vải hay và xuất sắc phải biểu đạt được cảm xúc mượt mà,giàu sắc thái Có lần, Người nghe đồng chí Kim Lương hát bài Gởi anh lính bờNam, Người đã khen Kim Lương hát rất hay những màn biểu diễn mang đậmmầu sắc dân ca của dân tộc Người căn dặn: “Cháu phải biết hát nhiều dân ca củacác miền, vì mỗi miền đều có dân ca hay, chẳng những người địa phương đóthích, mà người địa phương khác cũng thích” [57, tr.309] Người chỉ bảo trướctiên mình ở địa phương nào thì phải biết hát được dân ca ở địa phương ấy, khôngnhững biết hát mà hát thật hay, biết nhiều bài hát dân ca các miền phải học hỏi,học thật tốt sao cho xứng đáng với phát triển văn hóa dân tộc Người còn nói vớicác nghệ sĩ là âm nhạc dân tộc nước ta rất độc đáo, có nhiều câu hát dân ca rấthay bây giờ phải khai thác, phát triển nó lên Nói chuyện với nghệ sĩ sáo ĐìnhThìn, Người tâm sự: “Âm nhạc dân tộc của ta rất độc đáo Bác đã đi nhiều nướctrên thế giới, nhưng Bác vẫn nhớ những câu hát của dân ta Ta có nhiều câu hátdân ca hay lắm Bây giờ phải khai thác và phát triển nó lên Cháu là thanh niên,cháu phải làm nòng cốt tiếp thu và phát triển âm nhạc dân tộc” [2, tr.229] Tiếpchuyện nhà văn Đức Irênê Phabe, người đã dịch truyện Kiều trong bảy năm, HồChí Minh nói: “Nguyễn Du là một nhà thơ cổ điển vĩ đại của chúng tôi nhữngngười cộng sản chúng ta rất quý trọng cổ điển Có nhiều dòng suối tiến bộ chảy

từ những ngọn núi cổ điển đó” [78, tr.420] Người nhấn mạnh với EríchGiôhanxôn:

Trang 36

“Mỗi dân tộc cần phải chăm lo đặc tính dân tộc mình trong nghệ thuật” [2,tr.298] Người trân trọng, yêu thích những câu hò xứ Nghệ, xứ Huế và các lànđiệu dân ca Việt Nam Vốn cổ truyền quí báu của dân tộc dù ở miền nào, địaphương nào đều được Người trân trọng và cảm thụ với niềm xúc động sâusắc Người tìm thấy ở di sản văn hóa tinh thần một ngọn nguồn, một nền tảng

để xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc Người căn dặn các nghệ sĩ phải giữgìn và phát triển những cái hay cái đẹp, phải biết quý trọng vốn nghệ thuậtdân tộc Để kế thừa và phát triển vốn dân ca thì phải sáng tác, miêu tả conngười, cuộc sống, chiến đấu của nhân dân, phát huy được sức mạnh dân tộc

và thống nhất đất nước

Đối với nghệ thuật tuồng, Người còn khen và đánh giá những ngườilàm nghệ thuật tuồng không được giậm chân tại chỗ phải biết cải biên, sángtạo, cách tân, cách nói và truyền tải được nội dung mới bổ sung được chonhau để các thế hệ sau tiếp nối Khi xem biểu diễn nghệ thuật Tuồng tại HàNội, Người phát biểu: “Nghệ thuật tuồng hay đấy! Nhưng phải phát triển,đừng giậm chân tại chỗ, chớ gieo vừng ra ngô” [59, tr.260] Người căn dặnngắn gọn và sâu sắc, không chỉ giành riêng cho nghệ thuật tuồng mà còn cảcác loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, mỗi nghệ thuật đều

có cái hay và độc đáo riêng Đây là sản phẩm của văn hóa dân tộc Do đó việcgiữ gìn, kế thừa và phát huy cần phải giữ lại được cái hay, cải tiến được hìnhthức và nội dung, có kế hoạch cụ thể và loại bỏ những cái chưa phù hợp mớiphục vụ được nhu cầu của quần chúng nhân dân Đến nay nghệ thuật tuồng,chèo đã có nhiều cố gắng thay đổi về hình thức, nội dung phong phú đã xâydựng được nhiều đề tài lịch sử và giữ được bản sắc của dân tộc

Khi đón khách quốc tế tại Phủ Chủ tịch, Người thường mời các đoàntuồng, chèo hay dân ca biểu diễn để phục vụ khách, đồng thời Người giới thiệucác tác phẩm nghệ thuật độc đáo của Việt Nam Trong dịp lễ tết hay đi thăm cácđoàn văn công Người thường hay tặng kẹo cho các nghệ sĩ, hỏi thăm

Trang 37

sức khỏe, động viên các anh chị em nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn tốt hơn đểphục vụ nghệ thuật, phục vụ đất nước góp phần giữ gìn và phát huy những giátrị văn hóa dân tộc Đây là nguồn sức mạnh và động lực để xây dựng một xãhội mới góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của nhân loại.

Người cũng rất quan tâm đến các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam,Người chỉ ra những sáng tác văn học có tác phẩm hay là phải diễn đạt chomọi người hiểu và suy ngẫm về tác phẩm đó chứ không phải cứ viết tác phẩmvăn học dài là mới hay Ngoài ra, Người còn phê phán một số tác phẩm không

đi sâu vào đời sống thực tiễn: “Cách viết thường ba hoa, dây cà, dây muống”[59, tr.569] Người yêu cầu các tác phẩm văn học phải bám sát đời sống conngười, những lời ca tụng chân thật để làm gương và giáo dục cho con cháu tađời sau

Như vậy, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong phong tục truyềnthống là để xây dựng cuộc sống dân tộc được tốt đẹp hơn và xóa bỏ nhữngyếu tố lạc hậu góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên các địaphương Mỗi dân tộc dù có khác nhau nhưng đều có điểm chung là cùng nhauxây dựng đời sống văn hóa mới, giữ gìn gia phong, thuần phong mỹ tục

1.2.2 Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là giữ gìn, bảotồn các di tích lịch sử, các bảo tàng, đình, chùa, lăng tẩm… những nơi thờphụng các bậc vĩ nhân, những người có công với dân, với nước, là danh lam,thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa… Những di tích ấy là bằng chứng có íchcho lịch sử Nhận thức được điều đó, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh về Bảo tồn

cổ tích trong toàn cõi Việt Nam, ngày 23-11-1945 Bảo tồn các di tích lịch sửvăn hóa là để những giá trị tốt đẹp của cha ông được truyền vào tâm thức từthế hệ trước sang thế hệ sau, giữ gìn dấu ấn vật chất, tinh thần của di tíchtrong quá khứ Đồng thời, cần phát huy những lợi thế tốt đẹp từ các di tích đó

để đảm bảo cho sự phát triển bền vững Bởi lẽ, Người cho rằng “Viện Bảo

Trang 38

tàng cách mạng là một cuốn sử sống… Xem viện Bảo tàng cách mạng mộtlần cũng bằng học một pho lịch sử cách mạng” [53, tr.401-402] Do đó, ditích lịch sử văn hóa phải được bảo tồn, giữ gìn bằng sức mạnh và trách nhiệmcủa mỗi người dân trong cộng đồng.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh khôngchỉ ký sắc lệnh Bảo tồn cổ tích mà Người còn đích thân đến thăm danh lamthắng cảnh, di tích và để lại những ấn tượng tại các đền chùa như Đền NgọcSơn, Chùa Một Cột, Chùa Vua, Chùa Lý Quốc Sư, Chùa Hương, Chùa Trầm,vv… Vào ngày 19-9-1954, Người đến thăm Đền Hùng là di tích lịch sử đặcbiệt của dân tộc Đền Hùng là nơi bày tỏ sự thành kính, niềm tôn vinh củamình đối với tổ tiên mỗi người dân Việt Nam trong ngày Giỗ Tổ và coi đó làniềm tự hào cho hồn thiêng sông núi, cho tinh hoa, giống nòi của dân tộcmình Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu taphải cùng nhau giữ lấy nước” [70, tr.59], Vua Hùng chính là ông Tổ của nướcViệt Nam, Người căn dặn con cháu phải nhớ nguồn, phải nhớ đến tổ tiên, việcthờ cúng trong ngày giỗ Tổ như sợi chỉ đỏ nối kết quá khứ với hiện tại Năm

1956, Hồ Chí Minh đến thăm chùa Vua, chùa có tên gọi chung là chùa HưngKhánh, trong chùa thờ Trần Hưng Đạo và Đế Thích Chùa Vua là nơi cácdanh kỳ từ xa xưa kéo về để thi đấu cờ và học tập cũng là địa điểm có dấu ấncách mạng - nơi đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Xứ ủy Bắc kỳ tham gia hoạtđộng cách mạng Tại Chùa Vua, Người căn dặn mọi người cố gắng học tập tốt

để thoát khỏi nạn mù chữ Tháng 5- 1958, Hồ Chí Minh đến thăm chùa ThiênTrù khi chùa đang còn tan hoang và đầy vết tích của cuộc chiến tranh để lại.Người dặn ban Thường vụ Tỉnh ủy là chùa Thiên Trù là bếp nhà trời khôngđược để hương lạnh khói tàn, mà phải có kế hoạch trình khôi phục lại chùaThiên Trù và cả khu chùa Hương Đây là nơi cảnh đẹp nhất nhì của đất nước,chúng ta phải biết quý trọng, giữ gìn, vun đắp cho các thế hệ con cháu đượcthưởng thức, thêm yêu đất nước, phải chăm lo chỉ đạo việc khôi phục chùa

Trang 39

Hương Đặc biệt, phải vun trồng đạo đức con người, làm cho mọi người đithăm chùa Hương thêm yêu đất nước, quê hương, giúp nhau vượt qua nghèođói và khó khăn để cùng được hưởng cuộc sống ấm no và hạnh phúc Năm

1958, Hồ Chí Minh đến thăm Cổ Loa, nơi thờ phụng An Dương Vương, thămlớp bình dân học vụ tại đền Thượng và Người thắp hương tưởng niệm vuaThục Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộcgiữ nước và chống ngoại xâm, nổi tiếng với những di tích khảo cổ học nhưmũi tên đồng, trống đồng Người căn dặn cán bộ địa phương phải chăm sócbảo vệ đền, bảo vệ cây Đa cổ thụ ở Cổ Loa và phải biết trân trọng quá khứ,giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trong Tám điều mệnh lệnh của Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt

Nam, Hồ Chí Minh viết: “Chính quyền, quân đội và đoàn thể phải tôn trọng

tín ngưỡng, phong tục, tập quán của đồng bào” [68, tr.488] Người khẳngđịnh nhân dân ở đâu cũng mong đất nước thống nhất, đời sống ấm no, cùnggóp công, góp sức khôi phục lại chùa để có chỗ thờ cúng được tôn nghiêm,khang trang Giặc đã phá hủy chùa, mình chớ nên để mưa gió, con người hủyhoại tàn tạ, nhưng đồng thời cũng không nên huy động tốn kém, không hợp

với chốn tu hành Năm 1955, trong bài viết Ai phá đạo, Người nói: “Chính

phủ ta tổ chức giúp đỡ đồng bào sửa chữa lại nhà thờ, nhà chùa” [71, tr.26]

Hàng năm cứ đến ngày sinh nhật, Người thường dặn trước các địaphương, các cơ quan, tổ chức là không nên tổ chức linh đình vì Người sợ tốnthời giờ, tiền bạc và tránh nghi lễ phiền phức trong khi đời sống nhân dân cònđang gặp khó khăn Theo nguyện vọng của Người, trong lần sinh nhật lần thứ

68, Bộ Chính trị đã xây dựng một ngôi nhà Sàn nho nhỏ ở phía bên kia bờ aotheo kiểu nhà sàn của đồng bào Việt Bắc tại Phủ Chủ tịch Người thích mộtcuộc sống gần gũi với thiên nhiên, đồng cam cộng khổ với đồng bào trongnhững năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nói: “Riêng phầntôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng

Trang 40

hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dínhlíu gì với vòng danh lợi” [65, tr.187] Người từ chối chốn xa hoa, chọn nơigiản dị thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên như nhà sàn, ao cá,vườn cây Nhà sàn được xây dựng mang biểu tượng của tinh thần đoàn kếtdân tộc, mang phong cách đơn giản nhưng phù hợp với cảnh quan thiên nhiêntạo cảm giác êm đềm tĩnh mịch và mang đậm truyền thống của dân tộc.Những lời căn dặn của Người giản dị nhưng lại rất sâu sắc chứa đựng bao tâmhuyết, là ánh sáng dẫn đường, là nguồn động viên toàn Đảng toàn dân trong

sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Đối với việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và di sản vănhóa vật thể nói riêng, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến yếu tố kế thừa, chọnlọc và phát huy để giữ gìn vốn văn hoá quý báu của dân tộc, khôi phục nhữngyếu tố tích cực trong kho tàng văn hoá dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cựctrong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân

1.2.3 Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Hồ Chí Minh đã kế thừa và nâng lên tầm cao mới của thời đại nguồngiá trị văn hóa, tư tưởng truyền thống của dân tộc bằng cách kết hợp, tiếpbiến, tổng hòa và phát triển biện chứng tinh hoa văn hóa, tư tưởng phươngĐông, phương Tây, đặc biệt là học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin Người viết: “Học thuyết Khổng tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức

cá nhân

Tôn giáo Giêxu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả

Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng

Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp vớiđiều kiện nước ta

Khổng Tử, Giêxu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểmchung đó sao? Họ đều muốn “mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợicho xã hội” Nếu hôm nay, họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ,

Ngày đăng: 10/02/2021, 13:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bác Hồ với đồng bào các dân tộc (2007), Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với đồng bào các dân tộc
Tác giả: Bác Hồ với đồng bào các dân tộc
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2007
2. Bác Hồ với văn nghệ sĩ (1985), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với văn nghệ sĩ
Tác giả: Bác Hồ với văn nghệ sĩ
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1985
3. Hoàng Chí Bảo (2013), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2013
4. Trần Văn Bính (2015), Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, Nxb Thông tin Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: Nxb Thông tin Truyền thông
Năm: 2015
5. Bộ Chính trị (1970), Nghị quyết số 206-NQ/TW ngày 25-11-1970 về việc thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 206-NQ/TW ngày 25-11-1970 về việc thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 1970
7. Cục văn thư và lưu trữ Nhà nước, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Bảo vật quốc gia: Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945- 1946, (2017), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa năm 1945- 1946
Tác giả: Cục văn thư và lưu trữ Nhà nước, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Bảo vật quốc gia: Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945- 1946
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm: 2017
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấphành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Năm: 2016
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Văn kiện Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 11 Ban chấphành Trung ương khóa XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2019
13. Phạm Văn Đồng (2009), Hồ Chí Minh- tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh- tinh hoa và khí phách của dân tộc
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
14. Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
15. Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh - di sản văn hóa dân tộc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh - di sản văn hóa dân tộc
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2000
16. Trần Văn Giàu (2010), Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
17. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2018
18. Trần Viết Hoàn (2004), Giữ gìn và phát huy giá trị những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữ gìn và phát huy giá trị những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Viết Hoàn
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2004
19. Trần Viết Hoàn (2012), Đạo đức Bác Hồ tấm gương soi cho muôn đời, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức Bác Hồ tấm gương soi cho muôn đời
Tác giả: Trần Viết Hoàn
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
20. Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh (2010), Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quyển 2, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản Hồ Chí Minhtrong thời đại ngày nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Kỷ niệm 120 nămngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hành chính
Năm: 2010
22. Phạm Mai Hùng (2003), Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
Tác giả: Phạm Mai Hùng
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w