Sở giáo dục và đào tạo Yên Bái ĐỀ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THPT Hoàng Quốc Việt Năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ Văn (Ban cơ bản) Thời gian: 90’ Lớp kiểm tra: 11A Ngày kiểm tra: …/12/2010 --------------------------- Đề bài: I/ Văn học (3 điểm) Trình bày phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam cao. II/ Làm văn ( 7 điểm) “Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người ? Ðó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hẳn về sinh lý cũng thay đổi cả tâm lý nữa. Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao ? Ðã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện . Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn, hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị: - Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ ? Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị: - Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí khanh khách cười. Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bấy giờ thì mấy bát cháo ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui.” (“Chí Phèo” – Nam Cao – SGK Ngữ Văn Lớp 11 NXB GD - 2007 ( Trang 151).) Em có cảm nhận như thế nào về Chí phèo và Thị Nở qua trích đoạn văn trên đây? I. PHẦN HƯỚNG DẪN CHUNG: Giáo viên cần nắm vững yêu cầu hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn thuần. Do đặc trưng của môn Ngữ văn giáo viên cần chủ động linh hoạt trong vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Bản hướng dẫn chỉ xác định yêu cầu cơ bản, trên cơ sở đó, người chấm cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm. Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất thực hiện trong khi chấm thi. Cần trân trọng và khuyến khích những bài viết sáng tạo. Chấp nhận cách tổ chức bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đápán thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm (đối với từng phần). Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết có đủ ý cần thiết, triển khai luận điểm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. II. ĐÁPÁN - THANG ĐIỂM Câu Học sinh cần đảm bảo những nội dung sau: Điểm 1 - Nhà văn đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, “con người bên trong”, tác giả có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý nhân vật, nhất là những trạng thái, những quá trình tâm lý phức tạp của con người. - Thường viết về cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có sức khái quát lớn và đặt ra những vấn đề xã hội lớn lao, nêu những triết lý nhân sinh sâu sắc, quan điểm nghệ thuật tiến bộ. - Văn Nam Cao có ngôn ngữ và giọng điệu riêng: ngôn từ sống động, tinh tế mà giản dị, gần gũi, đậm chất Bắc bộ, giọng văn tỉnh táo sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư, buồn thương chua chát mà đằm thắm yêu thương. 1.0 1.0 1.0 2 1. Yêu cầu về kĩ năng : - Học sinh có kĩ năng giải thích, bình luận các vấn đề qua việc phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học. Học sinh vừa phải nắm vững từng kĩ năng, vừa phải biết phối hợp các kĩ năng ấy thành một chỉnh thể chung, một bài làm thống nhất. - Bố cục rõ ràng, chặt chẽ. - Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, giàu hình ảnh. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2.Yêu cầu về kiến thức : Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song về cơ bản học sinh cần làm rõ được các nội dung sau : A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích, nhân vật 1.0 B. Thân bài: - Thị Nở xuất hiện cùng nồi cháo hành đã thổi bùng ngọn lửa mong manh ấy, đem đến cho trái tim Chí Phèo những nhịp đập đầu tiên của cảm giác tình yêu - Chí Phèo đã trở lại với bản chất của anh Chí ngày xưa : hiền lành, lương thiện. - Con đường trở về được hứa hẹn bằng nụ cười tin cẩn của Thị Nở ,làm nở ra nụ cười Chí Phèo. - Từ tiếng khóc đến nụ cười, Chí Phèo đã thật sự vươn dậy cùng khát vọng làm người. - Người đàn bà đó có đủ đức tính của một người tình tuyệt vời, một người vợ tảo tần và có trái tim người mẹ bao dung, độ lượng. - Trong cuộc gặp gỡ tình yêu Thị Nở - Chí Phèo, Nam Cao đã lột tả những vẻ đẹp ấy thông qua những chuyển biến tâm trạng Chí Phèo : người đàn bà đích thực đối lập với "con quỷ cái" bà Ba, "hắn muốn làm nũng thị như với mẹ". - Thị Nở có đầy đủ phẩm chất của một người bình thường : biết lo toan, thương hại, có phút "lườm", "e lệ" trong cảm giác tình yêu và trên tất cả là tiếng cười tin cẩn như một phép màu giải thoát cho con người thoát ra mặc cảm tội lỗi. - Cả một đoạn văn được viết bằng giọng điệu trữ tình tha thiết đã khắc họa rõ nét sự hồi sinh của tâm-hồn-người trong con- quỷ-dữ của làng Vũ Đại thật cảm động. Một cảm-giác-người đã thức tỉnh lý trí, nối kết quá khứ với hiện tại, một thời yên bình xa xưa và trước mắt - Nam Cao đề cập trong đoạn trích đâu chỉ là cái nhìn sắc sảo, cách phân tích hiện thực tinh tế, mà còn gắn với quan niệm của nhà văn về cuộc sống, sáng lên tình cảm gắn bó, yêu thương trân trọng tất cả những giá trị cao đẹp gắn với con người của nhà văn. C. Kết bài: Đọc Chí Phèo, ta càng trân trọng tấm lòng đối với con người của nhà văn Nam Cao, hiểu được thái độ dũng cảm đối mặt hiện thực của một người cầm bút chân chính. Đoạn trích chính là minh chứng cho một quan niệm sáng tác đúng đắn của nhà văn, để "người gần người hơn". Có lẽ xuất phát từ tấm lòng ấy, tác phẩm vẫn sống mãi trong lòng bao thế hệ độc giả 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 1.0 Xác nhận của Ban giám hiệu Đỗ Thị Thanh Thủy Xác nhận của tổ trưởng Đặng Thị Hương Yên bái, ngày 8/12/2010 Người ra đề Trần Danh Thuần . đáp án thì vẫn cho đủ i m như hướng dẫn chấm (đ i v i từng phần). Chỉ cho i m t i đa theo thang i m v i những b i viết có đủ ý cần thiết, triển khai. luận i m chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. Cần trừ i m đ i v i những l i về hành văn, ngữ pháp và chính tả. II. ĐÁP ÁN - THANG I M Câu Học sinh