SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ----- THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN HOÁ HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề) A. Phần chung cho tất cả học sinh (từ câu 1 đến câu 8) Câu 1: Bằng phản ứng hoá học nào người ta đã chứng tỏ sự có mặt của nhóm –CHO trong phân tử glucozơ. Viết phương trình phản ứng minh họa? Câu 2: Viết phương trình phản ứng khi cho dung dịch NaOH dư tác dụng lần lượt với: phenyl axetat, poli(vinylaxetat). Câu 3: Cho các thanh sắt lần lượt vào mỗi dung dịch chứa: FeCl 3 , AlCl 3 , CuSO 4 , Pb(NO 3 ) 2 , HCl, HNO 3 loãng. Trường hợp nào sẽ tạo ra muối sắt (II)? Viết phương trình phản ứng. Câu 4: Từ Glyxin, Alanin hãy viết công thức cấu tạo các đipeptit có thể được tạo thành. Câu 5: Một mẫu hợp kim Cu-Zn để lâu trong không khí ẩm, vậy mẫu hợp kim bị ăn mòn theo dạng nào? Trình bày cơ chế ăn mòn. Câu 6: Cho 16,2 g kim loại M có hoá trị n tác dụng với 0,2 mol O 2 . Chất rắn thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít H 2 (đktc). Xác định kim loại M (giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp thu được 0,2 mol khí CO 2 ,7,2 gam nước và khí Nito. Xác định công thức phân tử của hai amin. Câu 8: Tính khối lượng vinylclorua cần thiết để điều chế 125kg PVC, biết hiệu suất quá trình điều chế là 80%. B. Phần riêng (Học sinh học chương trình nào làm theo phần riêng của chương trình đó) I. Chương trình nâng cao (câu 9, câu 10): Câu 9: Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3 ) 2 0,1M và NaCl 0,2M(với điện cực trơ, màn ngăn xốp) cho đến khi bắt đầu có khí thoát ra trên cả hai điện cực thì dừng lại. Tính pH của dung dịch sau điện phân. Câu 10: Viết 2 phương trình phản ứng khác nhau để điều chế nilon-6 (tơ capron) từ 2 monome tương ứng. II. Chương trình chuẩn (câu 11, câu 12): Câu 11: Đun sôi hỗn hợp X gồm 12 gam axit axetic và 11,5 g ancol etylic với axit H 2 SO 4 làm xúc tác đến khi kết thúc phản ứng thu được 11,44 g este. Xác định hiệu suất phản ứng este hoá. Câu 12: Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 3 dung dịch mất nhãn: Glucozơ, glixerol, lòng trắng trứng. ---Hết--- SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ----- THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN HOÁ HỌC - LỚP 12 ĐÁPÁNVÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung đápán Điểm 1 Phần chung Bằng phản ứng tráng gương (hay với Cu(OH) 2 /OH - đun nóng) người ta đã chứng minh sự có mặt của nhóm –CHO trong phân tử glucozơ. CH 2 OH-(CHOH) 4 -CHO + 2AgNO 3 + 3NH 3 + H 2 O → 0 t CH 2 OH-(CHOH) 4 - COONH 4 + 2NH 4 NO 3 + 2Ag Hay: CH 2 OH-(CHOH) 4 -CHO + 2Ag(NH 3 ) 2 OH → 0 t CH 2 OH-(CHOH) 4 -COONH 4 + 3NH 3 + 2Ag + H 2 O 0,5 0,5 2 CH 3 -COO-C 6 H 5 + 2NaOH → 0 t CH 3 COONa + C 6 H 5 ONa + H 2 O + nNaOH → 0 t + nCH 3 COONa 0,5 0,5 3 Các trường hợp tạo ra muối sắt (II) khi cho thanh sắt vào mỗi dung dịch: FeCl 3 ,CuSO 4 , Pb(NO 3 ) 2 , HCl Fe + 2FeCl 3 → 3FeCl 2 ; Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu Fe + Pb(NO 3 ) 2 → Fe(NO 3 ) 2 + Pb ; Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 Fe + 4HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + 2H 2 O ; 2Fe(NO 3 ) 3 + Fe → 3 Fe(NO 3 ) 2 0,2 *5 4 Từ Glyxin, alanin có thể tạo ra 4 loại đipeptit. Công thức cấu tạo các đipeptit: H 2 N-CH 2 -CONH-CH 2 -COOH ; H 2 N-CH(CH 3 )-CONH-CH(CH 3 )-COOH H 2 N-CH 2 -CONH-CH(CH 3 )-COOH ; H 2 N-CH(CH 3 )-CONH-CH 2 -COOH 0,25*4 5 Mẫu hợp kim Cu-Zn để lâu trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn theo dạng ăn mòn điện hoá học và kim loại bị ăn mòn là kẽm. Cơ chế: Zn cực (-): Zn → Zn 2+ + 2e ; Cu cực (+): 2H 2 O + O 2 + 4e → 4OH - Electron chuyển từ cực âm (Zn) sang cực dương (Cu) 0,5 0,25*2 6 Kim loại M tác dụng với O 2 , chất rắn thu được tiếp tục tác dụng với HCl. M → M n+ + ne O 2 + 4e → 2O 2- ; 2H + + 2e → H 2 Ta có biểu thức bảo tòan e: (16,2:M)*n = 0,2*4 + 0,5*2 ⇒ M= 9n chọn n=3 , M=27. Vậy kim loại ban đầu là Al. 0,25 0,25 0,5 7 Đặt công thức chung 2 amin no đơn chức: C n H 2n+3 N (n: số C trung bình) 2C n H 2n+3 N + (6n+3)/2O 2 → 0 t 2nCO 2 + (2n+3)H 2 O + N 2 n CO2 = 0,2 mol ; n H2O = 0,4 mol. Theo ptpư ta có tỉ lệ: (2n:0,2)= (2n+3):0,4 ⇒ n=1,5. Vậy CTPT 2 amin: CH 5 N và C 2 H 7 N. 0,25 0,25 0,25 0,25 8 nCH 2 =CHCl → (-CH 2 -CHCl-) n . Áp dụng bảo tòan khối lượng ta có: m (CH 2 CHCl) = m(PVC) = 125 kg. 0,5 Vì hiệu suất quá trình điều chế là 80% nên khối lượng vinyl clorua thực tế là: m(CH 2 CHCl) = 125 *100:80 = 156,25kg 0,5 9 Phần riêng của chương trình nâng cao nCu(NO 3 ) 2 =0,01 mol; nNaCl=0,02 mol phương trình điện phân: Cu(NO 3 ) 2 + 2NaCl → 2NaNO 3 + Cl 2 + Cu khí thóat ra trên 2 điện cực chứng tỏ NaCl và Cu(NO 3 ) 2 vừa điện phân hết. Dung dịch sau điện phân chỉ chứa NaNO 3 nên có pH=7 0,25 0,25 0,5 10 Ptpư điều chế nilon-6: n H 2 NCH 2 CH 2 CH 2 CH 2 CH 2 COOH (-HNCH 2 CH 2 CH 2 CH 2 CH 2 CO-) n + nH 2 O n (-HNCH 2 CH 2 CH 2 CH 2 CH 2 CO-) n 0,5 0,5 11 Phần riêng của chương trình chuẩn n CH 3 COOH = 0,2 mol ; n C 2 H 5 OH = 0,25 mol ptpư: CH 3 COOH + C 2 H 5 OH CH 3 COOC 2 H 5 + H 2 O n este= 0,13 mol ⇒ H = (0,13:0,2)*100= 65% 0,25 0,25 0,5 12 Nhận biết 3 dung dịch mất nhãn: Glucozơ, glixerol, lòng trắng trứng Cho các mẫu thử tác dụng lần lượt với dd AgNO 3 /NH 3 . Mẫu có phản ứng tráng gương là glucozơ. Trích mẫu thử mới của 2 dung dịch còn lại và cho tác dụng với Cu(OH) 2 . Mẫu tạo dung dịch xanh lam là glixerol, mẫu tạo dung dịch màu tím là lòng trắng trứng. 0,5 0,5 Lưu ý: • Học sinh có thể trình bày khác với đápán nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa. • Phương trình phản ứng không cân bằng trừ 1/2 số điểm. • Phương trình phản ứng viết sai sản phẩm sẽ không tính điểm. • Câu nhận biết (câu 12) học sinh không cần viết ptpư. . THỪA THI N HUẾ TRƯ NG THPT NGUYỄN HUỆ ----- THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN HOÁ HỌC - LỚP 12 Th i gian làm b i: 45 phút (kh ng tính th i gian giao. ----- THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN HOÁ HỌC - LỚP 12 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU I M Câu N i dung đáp án i m 1 Phần chung B ng phản ng tr ng gư ng (hay với