1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

trung tâm thông tin – thư viện library and information center

94 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Họ từ nông thôn di cư (tự do/ tự phát) tới đô thị làm việc, chủ yếu là các công việc đơn giản, không có kỹ năng (lao động chân tay) và làm việc trong khu vực phi chính thức. Phường Ph[r]

(1)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ QUYÊN

TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA CÁC GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TẠI HÀ NỘI

(Nghiên cứu trường hợp nhóm hộ gia đình lao động tự do, nhập cư tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội)

(2)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ QUYÊN

TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA CÁC GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TẠI HÀ NỘI

(Nghiên cứu trường hợp nhóm hộ gia đình lao động tự do, nhập cư tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Chuyên ngành: Công Tác Xã Hội Mã số : 60.90.01.01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trịnh Duy Luân

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu tơi;

Các số liệu, kết nêu luận văn cao học trung thực xuất phát từ tình hình thực tế điều tra

Tác giả luận văn

(4)

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:

Ban chủ nhiệm khoa Xã Hội Học trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn – ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em quá trình học tập và hoàn thành luận văn Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Trịnh Duy Luân người đã hết lòng hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện cho em suốt thời gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn UBND phường Phúc Xá, cán tổ dân phố đã hỗ trợ việc sắp xếp, bớ trí, hẹn gặp với người dân, hộ dân làm ăn và sinh sống địa bàn phường đã đồng ý tham gia khảo sát

Do kinh nghiệm cịn hạn chế, thời gian có hạn nên trình nghiên cứu thực luận văn, đã cố gắng không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo bạn bè

Em xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả

(5)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý chọn đề tài

2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3.Ý nghĩa nghiên cứu 10

4.Câu hỏi nghiên cứu 11

5.Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 12

6.Giả thuyết nghiên cứu 12

7.Đối tượng khách thể nghiên cứu 13

8.Phương pháp nghiên cứu 13

9.Phạm vi nghiên cứu 15

NỘI DUNG CHÍNH 16

Chương 1: Cở sở lý luận thực tiễn nghiên cứu 16

1.1 Các lý thuyết ứng dụng nghiên cứu 16

1.1.1.Tiếp cận dựa thuyết nhu cầu người 16

1.1.2.Tiếp cận dựa thuyết hệ thống 17

1.2.Các khái niệm công cụ 19

1.2.1.Tiếp cận 19

1.2.2.Dịch vụ xã hội 19

1.2.3.Gia đình lao động tự do, nhập cư 23

1.3.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24

Chương 2: Thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội gia đình lao động tự do, nhập cư 27

2.1.Tổng quan tình hình hộ lao động nhập cư địa bàn nghiên cứu 27

2.1.1 Đặc điểm nhân –xã hội hộ gia đình nhập cư tự 27

2.1.2.Đặc điểm việc làm gia đình nhập cư 32

(6)

2.2.2.Nước vệ sinh môi trường 42

2.2.3.Điện sinh hoạt 44

2.2.4.Giáo dục 47

2.2.5.Chăm sóc sức khỏe 51

Chương 3: Đánh giá chương trình trợ giúp người nhập cư tiếp cận dịch vụ xã hội địa bàn phường Phúc Xá 58

3.1 Các chương trình trợ giúp gia đình lao động nhập cư địa bàn phường Phúc Xá 58

3.2 Những điểm đạt điểm cịn hạn chế, thách thức các chương trình trợ giúp hộ gia đình nhập cư 63

3.3 Đề xuất mơ hình Cơng tác xã hội trợ giúp hộ gia đình nhập cư tiếp cận với dịch vụ xã hội 67

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

(7)

DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 1: Tỷ lệ tuổi vợ, chồng hộ gia đình nhập cư Biểu 2: Loại hình di cư/số lượng thành viên hộ

Biểu 3: Mức thu nhập nghề thu nhập hộ gia đình nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

Hộp 1- Rào cản hồ nhập cộng đồng khiếp hộ gia đình khó khăn việc tiếp cận dịch vụ xã hội

Hộp - Hộ gia đình nhập cư chia sẻ thay đổi sống Hộp - Chất lượng y tế cải thiện, suy nghĩ hộ nhập cư

(8)

CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTXH Công tác xã hội

GDP Tổng sản phẩm quốc nội TP HCM Thành phớ Hồ Chí Minh

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

PLD Viện Nghiên cứu sách, pháp luật phát triển SKSS Sức khỏe sinh sản

DVXHCB Dịch vụ xã hội bản

LĐ TBXH Lao động Thương binh Xã hội NGO Các tổ chức phi phủ ASXH VN An sinh xã hội Việt Nam

NXB Nhà xuất bản

UBND Ủy ban nhân dân

THCS Trung học sở

(9)

MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài

Lao động di cư là tượng tất yếu sự phát triển của nền kinh tế thế giới có Việt Nam Lao động di cư, mặt góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp, tăng số GDP… mặt khác, khiến nhiều hệ lụy cần đặc biệt quan tâm

Các khảo sát dân số trước cho thấy lao động di cư phần lớn tập trung về các thành phố, trung tâm công nghiệp lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Biên Hòa vì là địa phương tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp cao, thiếu lao động Những lao động di cư đến địa phương này có nhiều hội kiếm việc làm và thu nhập cao các địa phương khác Bên cạnh người lao động di cư lên thành phố phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về công việc đời sống, thiếu thông tin về pháp luật, về lao động dẫn đến họ có nhiều nguy bị bóc lột sức lao động, họ dễ bị rơi vào tình trạng tuyển dụng trái phép thậm chí lao động với công việc nằm ngoài sự bảo vệ của luật Trong đời sống, họ phải đối mặt với mức sống thấp và họ khó tiếp cận bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, nhà

(10)

thấp và không ổn định (có thể bị việc làm lúc nào), đôi với tay nghề thấp Đa số phải sống khu nhà trọ rẻ tiền, với điều kiện tạm bợ và tồi tệ (thiếu điện, thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh …) Họ ít tham gia vào các tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội tự nguyện tại nơi đến (ở thành phố)

Địa vị pháp lý của người di cư tại nơi đến là yếu tố quan trọng quyết định đến khả tiếp cận các dịch vụ xã hội bản Địa vị này gắn liền việc họ có được đăng ký hộ thuộc loại nào Ở Hà Nội, người lao động nhập cư từ nơng thơn thường khơng đủ điều kiện để có hộ thường trú (KT1, KT2, KT3) Trong trường hợp tớt nhất, họ đăng ký tạm trú ngắn hạn (KT4) với các điều kiện hạn chế Vì vậy, khả hòa nhập vào cộng đồng dân cư nơi đến thường hạn chế Họ thường được bình đẳng so với người dân đô thị tiếp cận các dịch vụ xã hội bản Mặt khác, bản thân sở hạ tầng cung cấp dịch vụ xã hội bản cho người dân đô thị y tế, giáo dục, nhà ở, vệ sinh môi trường…cũng bị quá tải Các chính sách quản lý lĩnh vực này còn nhiều bất cập Trong bối cảnh đó, người lao động nhập cư và gia đình họ gặp nhiều khó khăn sớng, cụ thể là việc làm và các nhu cầu về dịch vụ xã hội bản

(11)

tin nền tảng, liệu cho hoạt động của mơ hình CTXH can thiệp/hỗ trợ trực tiếp đối với lao động nhập cư xuất phát từ nhu cầu, vấn đề thực tế họ gặp phải cịn thiếu Một sớ mơ hình can thiệp CTXH đới với lao động nhập cư đã áp dụng chưa thực sự hiệu quả khơng mang tính bền vững Ngun nhân khơng nắm bắt được nhu cầu thực tế rào cản tại mà họ gặp phải Đây là hướng và hướng nghiên cứu mới cần được quan tâm bối cảnh đời sống của người lao động nhập cư gặp nhiều khó khăn Điều này phù hợp với cách tiếp cận mới về nghèo đói của Việt Nam vài năm trở lại đây, khái niệm “Nghèo đa chiều” được nhắc đến nhiều các hội thảo văn bản sách Cách tiếp cận mới này không xem xét nghèo về khía cạnh thu nhập mà còn nghèo về việc tiếp cận dịch vụ xã hội Cụ thể chính là việc tiếp cận các nhu cầu bản của người ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh, nhà ở, sử dụng nước sạch…sự thiếu hụt một số các nhu cầu được coi là nghèo

Việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ xã hội bản là quyền lợi của người dân và từ thực tế trên, tác giả chọn để tài “Tiếp cận dịch vụ xã hội của gia đình nhập cư Hà Nội” nhằm đánh giá đúng tình trạng và nhu cầu sử dụng dịch vụ xã hội bản, tìm hiểu về yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ xã hội bản, đánh giá về các mô hình công tác xã hội can thiệp đã và thực tại phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

(12)

khỏe, giáo dục, vấn đề trợ giúp pháp lý…Gần đã có nhiều nghiên cứu về di cư nhằm tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của quá trình di cư đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội bản của người di cư/nhập cư tự tại các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…Có thể kể sớ nghiên cứu, chương trình tiêu biểu dưới đây:

“Dịch vụ xã hội cho người nhập cư Hà Nội” Lê Văn Toàn – Học viện trị - Hành Q́c gia viết, đăng Tạp chí Dân số Việt Nam/số (108)/2010 Nghiên cứu với khó khăn thu nhập thấp, người nhập cư thị có khả và hội đến được với hệ thống dịch vụ xã hội bản Các vấn đề xã hội nảy sinh nhiều ngun nhân, có mới quan hệ hộ việc tiếp cận dịch vụ xã hội đối với người nhập cư Người lao động nhập cư thường phải trả tiền cho dịch vụ xã hội bản với mức chi phí cao: tiền điện, dịch vụ y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường…Những chương trình y tế, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thường ít đến được với người nhập cư, thậm chí bị bỏ qua vị thế khơng thức của họ về mặt pháp lý (khơng có hộ khẩu) nơi nhập cư Bài viết đã thực trạng đời sớng khó khăn mà người nhập cư tự gặp phải Tuy nhiên, viết chưa vào đánh giá dịch vụ xã hội bản,và chưa rào cản khiến người nhập cư không tiếp cận được dịch vụ xã hội bản người dân bản địa

(13)(14)(15)

người lao động biết đến quy định buộc phải lên làm thủ tục với quyền địa phương Báo cáo Xu hướng ngồi hoạt động tớ tụng, tư vấn tại trụ sở của Trung tâm, hoạt động đạt được kết quả cao là Trợ giúp pháp lý lưu động Hoạt động ngày trở nên phổ biến tính hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người khó tiếp cận dịch vụ pháp lý, cần nhân rộng mô hình Đồng thời đề xuất: để hoạt động trợ giúp pháp lý cho lao động di cư có hiệu quả, Trung tâm trợ giúp pháp lý chú trọng mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của người dân đồng thời nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống làm việc theo pháp luật Báo cáo đã chi tiết lĩnh vực cung cấp dịch vụ xã hội bản dịch vụ trợ giúp pháp lý, số liệu đưa rõ ràng, chi tiết về thực trạng, khó khăn rào cản nhu cầu cần trợ giúp pháp lý của người di cư

(16)

là hình thức chủ yếu nay, còn ít và mỏng cho đối tượng này Phần lớn người lao động di cư chưa tiếp cận tham gia và không được hưởng lợi từ hệ thống bảo hiểm xã hội chính thức Báo cáo đưa số đề xuất như: cần tạo điều kiện để người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; lồng ghép chương trình BHXH tự nguyện với các chương trình mục tiêu khác chương trình việc làm, chương trình giảm nghèo…Có chính sách để lao động di cư được tiếp cận với hệ thống bảo trợ và cứu trợ xã chính thức gặp rủi ro, từ phía chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội tự nguyện và là từ các doanh nghiệp, các chủ sử dụng lao động Chính quyền nơi đến cần có sự quan tâm về chế độ nhà khu nhà cho thuê, bán nhà thu nhập thấp, với các điều kiện sống an toàn, ổn định, đảm bảo vệ sinh môi trường Báo cáo đã được thực trạng, khó khăn của việc tiếp cận và sử dụng hệ thống dịch vụ Bảo hiểm xã hội của người di cư/nhập cư tự đưa khuyến nghị khá rõ ràng việc cung cấp và giúp đỡ người di cư/nhập cư tự tiếp cận được dịch vụ Bảo hiểm xã hội Tuy nhiên, báo cáo mới dừng lại từ phía đánh giá các yếu tố khách quan của hệ thống bên ngoài mà chưa đánh giá được yếu tố xuất phát từ chính hệ thống bản thân của người di cư/nhập cư tự do, rào cản về mặt nhận thức, nhu cầu, mong muốn về sử dụng dịch vụ Bảo hiểm xã hội xuất phát từ chính bản thân họ

(17)

động can thiệp đáp ứng được nhu cầu và thực quyền của người di cư Kết quả rà soát cho thấy nhóm đới tượng được hưởng lợi chính từ các dự án can thiệp hỗ trợ là trẻ em di cư, công nhân tại các khu công nghiệp, lao động di cư/nhập cư tự do, và người có nguy cao Đối với đối tượng người di cư/nhập cư tự vì điều kiện làm việc vất vả và sinh hoạt tạm bợ nên họ phải đối mặt với nhiều nguy rủi ro Những đặc điểm của người dân di cư lao động tự có liên quan mật thiết tới hiểu biết và hành vi chăm sóc sức khoẻ nói chung và SKSS nói riêng của họ Một điều đáng chú ý là, nhóm đới tượng này phần lớn làm khu vực phi kết cấu nên khó được chủ lao động đảm bảo các quyền lao động Tuy nhiên, lại chưa có can thiệp nào cung cấp thông tin về luật lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động, về vệ sinh an toàn lao động cho nhóm đới tượng này Báo cáo đưa các các tiếp cận với vấn đề sức khỏe sinh sản cho người di cư/nhập cư tự đào tạo nâng cao lực; thông tin giáo dục truyền thông, truyền thông chuyển đổi hành vi; cung cấp dịch vụ thăm khám sức khỏe; vận động sự tham gia của lãnh đạo các cấp…Đây là báo cáo các mô hình can thiệp về SKSS cho người di cư, được các cách tiếp cận khác việc chăm sóc SKSS Tuy nhiên số báo cáo kể trên, báo cáo này chưa chưa thể được tiếng nói, suy nghĩ, sự tham gia của người di cư/nhập cư tự việc chăm sóc SKSS, đâu mới là nhu cầu, mong muốn thật sự xuất phát từ chính bản thân họ

(18)

và xã hội từ hướng tiêu cực sang tích cực (nhìn nhận cách tích cực về đóng góp và vai trò của di cư đối với phát triển Nghiên cứu đến tác động khía cạnh là hộ gia đình của người di cư sinh sống và làm việc tại cả khu vực chính thức và phi chính thức Tác động của di cư đối với khu vực nông thôn và tác động của di cư đối với khu vực thành thị

Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu đã hướng tới nghiên cứu thực tiễn và lí luận nhằm mô tả thực trạng việc cung cấp các dịch vụ xã hội bản cho người di cư/nhập cư tự cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội, việc tiếp cận giáo dục, nhu cầu hỗ trợ pháp lý….các nghiên cứu yếu tố tác động chính đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội bản xuất phát từ vấn đề đăng kí hộ khẩu, việc thường trú và tạm trú của người di cư/nhập cư tự Tuy nhiên các nghiên cứu thì vấn đề nghiên cứu cách tổng thể việc tiếp cận các dịch vụ xã hội bản vẫn còn được ít đề cập Vì vậy nghiên cứu “Tiếp cận dịch vụ xã hội gia đình nhập cư Hà Nội” (nghiên cứu trường hợp nhóm hộ gia đình lao động tự nhập cư, tại phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) hướng cần thiết nhằm đưa được nhìn tồn diện về việc sử dụng dịch vụ xã hội bản của hộ gia đình lao động tự nhập cư Từ đó, đưa kết luận, khuyến nghị góp phần hồn thiện sách, đề xuất mơ hình thực hành công tác xã hội hỗ trợ trực tiếp, nhằm giúp đỡ các gia đình lao động nhập cư lĩnh vực tiếp cận, sử dụng dịch vụ xã hội bản, xuất phát từ quan điểm, nhu cầu thực tế của họ mà tác giả đã thu thập được trình nghiên cứu

3 Ý nghĩa nghiên cứu

3.1 Ý nghĩa khoa học đề tài

(19)

hội… với nhóm đới tượng cụ thể là người nhập cư tự Với mục đích tìm hiểu thực tế để nâng cao hiệu quả trình học tập nghiên cứu Những thông tin thu được từ thực tế đóng góp thêm vào nguồn tham khảo cho việc phân tích nghiên cứu lí ḷn của cơng tác xã hội với người lao động tự khía cạnh cung cấp dịch vụ xã hội bản góp phần đảm bảo an sinh xã hội Kết quả nghiên cứu nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên cứu sau về lĩnh vực

3.2 Ý nghĩa thực tiễn đề tài

Nghiên cứu đánh giá cách sát thực, khách quan về thực trạng việc tiếp cận sử dụng dịch vụ xã hội bản của người di cư, nhu cầu về sử dụng dịch vụ xã hội bản chưa được đáp ứng của họ

Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thơng tin về người lao động tự và tác động vào việc thực sách liên quan đến việc cung cấp dịch vụ xã hội, đảm bảo an sinh xã hội đối với người lao động nhập cư tự tại Phường Phúc Xá

Ngoài nghiên cứu này mặt được mặt hạn chế của sách an sinh xã hội đối với người di cư, đánh giá tính hiệu quả của sách hỗ trợ, có tính qn nội dung của sách hay khơng? Từ đưa khún nghị đề xuất mơ hình Cơng tác xã hội nhằm giúp nâng cao khả tiếp cận dịch vụ xã hội của bản đối với hộ gia đình nhập cư tự

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Mức độ tiếp cận dịch vụ xã hội bản của hộ gia đình lao động tự thế nào?

(20)

- Có nhu cầu sử dụng Dịch vụ xã hội bản mà hộ gia đình lao động nhập cư chưa được đáp ứng?

5 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu sự tiếp cận dịch vụ xã hội bản của hộ người lao động tự nhập cư tại khu vực Long Biên, phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội

Đánh giá mơ hình CTXH hỗ trợ hộ gia đình nhập cư việc tăng cường khả tiếp cận, sử dụng dịch vụ xã hội bản

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Mơ tả phân tích dịch vụ xã hội bản có địa bàn nghiên cứu phương diện tính sẵn có, khả tiếp cận, khả chi trả: nhà ở, vệ sinh môi trường, dịch vụ y tế, trường học, chợ, trung tâm hỗ trợ pháp lý…

Mơ tả phân tích mức độ tiếp cận, sử dụng dịch vụ xã hội chương trình hỗ trợ có tại địa bàn đới với người di cư

Đề xuất mơ hình thực hành CTXH hỗ trợ cho người lao động nhập cư nhằm nâng cao mức độ tiếp cận DVXHCB tại địa bàn thông qua trợ giúp của cộng đồng

6 Giả thuyết nghiên cứu

Hộ gia đình di cư sử dụng dịch vụ xã hội bản ít và với giá cao dân sở tại khơng tạo nên nhiều áp lực cho dịch vụ công cộng tại điểm tạm trú

(21)

Hộ gia đình nhập cư mong muốn được tiếp cận dịch vụ nhà đảm bảo chất lượng địa bàn sinh sớng khơng có

7 Đối tượng khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội bản của người nhập cư tự do, mong muốn, nhu cầu chưa được đáp ứng của họ sử dụng dịch vụ xã hội bản

Khách thể nghiên cứu: các gia đình lao động tự nhập cư, các dịch vụ xã hội bản có tại địa bàn, cán phường, tổ trưởng tổ dân phố, tuyên truyền viên, các sở cung cấp dịch vụ xã hội bản

8 Phương pháp nghiên cứu 8.1 Phương pháp luận

Trong luận văn, người viết dựa cách tiếp cận lý thuyết của công tác xã hội: thuyết về nhu cầu người, thuyết hệ thống, Phát triển cộng động để xem xét vấn đề nghiên cứu dưới góc độ khoa học

8.2 Phương pháp cụ thể

Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sau đây: Phương pháp phân tích tài liệu

Tìm hiểu, đọc phân tích sách, nghiên cứu, báo cáo viết mạng internet có liên quan đến vấn đề người di cư và các vấn đề liên quan đến người di cư

Phương pháp nghiên cứu định tính

(22)

Phỏng vấn sâu: gồm 43 vấn sâu

• Phỏng vấn sâu 30 hộ gia đình tổng số gần 300 hộ lao động tự nhập cư tại tổ dân phố và nơi tập trung nhiều người di cư đến địa bàn phường Phúc Xá

Đặc điểm của hộ được khảo sát:

- Là hộ gia đình di cư từ nơi khác đến sinh sống, nhập cư tại địa bàn - Có thời gian cư trú tại địa bàn phường từ tháng trở lên

- Là lao động tự do, làm việc tại khu vực phi thức (làm thuê tại điểm chợ, cửa hàng, hàng ăn, xe ôm, bốc vác, bán hàng rong )

- Hộ gia đình sống đã mang theo lên sống

Mẫu khảo sát được chọn ngẫu nhiên với bước nhảy 10: từ 10 hộ phỏng vấn hộ

• Phỏng vấn sâu cán địa phương: tổ trưởng tổ dân phố, bí thư, công an khu vực

• Phỏng vấn sâu cán y tế: y tế khu vực y tế phường

• Phỏng vấn sâu cán giáo dục: giáo viên trường mái ấm tình thương 123 và giáo viên trường trung học sở Nghĩa Dũng

• Phỏng vấn sâu người: dân địa phương và chủ cho thuê nhà trọ

• Phỏng vấn chuyên gia về lĩnh vực cung cấp các chương trình trợ giúp cho người nhập cư (Tổ chức ánh sáng)

Mục đích phỏng vấn là để thu thập đầy đủ thêm thông tin về thực trạng vấn đề, nguyên nhân, nhu cầu, cách nhìn nhận của họ về đời sớng, việc làm, dịch vụ xã hội bản đối với hộ gia đình lao động tự do, nhập cư

Phương pháp quan sát/ghi chép thực tế, chụp ảnh

(23)

được Các ghi chép bao gồm thơng tin diễn trình phỏng vấn sâu, cảm tưởng của người quan sát trước sự tương tác nghiên cứu viên và người tham gia thảo luận/trả lời phỏng vấn, điều kiện môi trường sống hay sinh hoạt, sinh kế bối cảnh thực (ngoài đường phố, tiệm cơm, xưởng ) Kết hợp với chụp ảnh cụ thể về thực trạng dịch vụ xã hội bản có tại địa bàn: tình trạng nhà ở, vệ sinh mơi trường, điện, nước…

9 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 06/2014 đến tháng 11/2014

Không gian: Địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội

(24)

NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: Cở sở lý luận thực tiễn nghiên cứu 1.1 Các lý thuyết ứng dụng nghiên cứu

1.1.1 Tiếp cận dựa thuyết nhu cầu người

Học thuyết về nhu cầu được nhà khoa học xã hội tiếng Maslow xây dựng vào năm 1950 Lý thút của ơng nhằm giải thích nhu cầu định của người cần được đáp ứng thế nào để cá nhân hướng đến sớng lành mạnh có ích cả về thể chất lẫn tinh thần

Lý thuyết của Maslow đề cập đến nhu cầu của người thông qua hệ thống theo bậc thang nhu cầu, theo tính đòi hỏi thứ tự phát sinh trước sau nhu cầu của người mà quy về năm thang bậc nhu cầu bản từ thấp đến cao Năm bậc thang nhu cầu của Maslow gồm:

Nhu cầu tâm sinh lý: Đây là nhu cầu bản để trì sớng của người nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm thỏa mãn về tình dục Maslow quan niệm rằng, nhu cầu này chưa thỏa mãn tới mức độ cần thiết để trì sớng nhu cầu khác của người tiếp tục

Nhu cầu an toàn an ninh: An toàn sinh mạng nhu cầu bản nhất, tiền đề cho an toàn lao động, an toàn mơi trường, an tồn nghề nghiệp, an tồn kinh tế, an toàn và lại, an toàn tâm lý…

(25)

Nhu cầu tôn trọng: Nhu cầu thể hai khía cạnh mới quan hệ: lòng tự trọng và được người khác tơn trọng Lịng tự trọng bao gồm nguyện vọng ḿn dành được lòng tin, có lực, bản lĩnh, sự độc lập, tự tin, trưởng thành tự hoàn thiện

Nhu cầu phát huy ngã: Maslow xem là nhu cầu cao bậc thang nhu cầu của người Bao gồm nhu cầu về nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu thực mục đích khả của cá nhân

Sự vận dụng thuyết Nhu cầu của Maslow vào đề tài nghiên cứu giúp xác định được nhu cầu hệ thống thứ bậc nhu cầu chưa được thỏa mãn tại thời điểm tại Cụ thể đối với người nghèo di cư là nhu cầu sinh lý bản nhà ở, sức khỏe, vệ sinh… là tiền đề cho việc thỏa mãn nhu cầu cao Qua đánh giá được thực tế sự thỏa mãn nhu cầu của họ, khả tiếp cận dịch vụ cần thiết, yếu tố tác động đến khả tiếp cận dịch vụ xã hội của họ, đồng thời giúp cho họ xác định được hành động thực để thay đổi nâng cao khả của họ việc thỏa mãn nhu cầu

1.1.2 Tiếp cận dựa thuyết hệ thống

(26)

Hệ thống: Có nhiều khái niệm về hệ thớng khác như: “Hệ thống tập hợp nhiều yếu tố đối với loại chức có quan hệ liên hệ với chặt chẽ làm thành thể thống nhất” Hay: “Hệ thống tập hợp thành tớ được sắp xếp có trật tự liên hệ với để hoạt động thống nhất”.1 Một hệ thớng gồm nhiều tiểu hệ thớng, đồng thời

một phận của hệ thống lớn

Tiểu hệ thống: hệ thống thứ cấp hệ thống hỗ trợ Các tiểu hệ thống được phân biệt với ranh giới - phận của hệ thống lớn (và cá nhân được coi là hệ thống)

Động năng: Là tương tác nhằm trì chu trình của hệ thớng thơng qua việc trao đổi với thành tớ bên ngồi từ nguồn lực bên hệ thống

Sự phản hồi: Là tiến trình đặc biệt hệ thống mở, hệ thớng đón nhận, sử dụng thơng tin nhận được, lấy làm nền tảng cho thay đổi của hệ thống

Đường biên: Là hạn định biên giới của hệ thớng đóng vai trị nền tảng cho việc thiết lập hệ thống cụ thể với hệ thớng bên ngồi

Phân loại hệ thống: Có nhiều cách phân loại hệ thớng khác nhau, theo cách, ta lại phân loại được hệ thớng khác như: Hệ thớng đóng - Hệ thống mở; Lý thuyết hệ thống tổng quát - Lý thút hệ thớng sinh thái

(Trích nguồn Nguyễn Thị Xuân Mai, Lý thuyết hệ thống, Nhập môn Công tác xã hội, năm 2010)

(27)

nhau Sự tồn tại phát triển của cá nhân vì thế mà chịu tác động nhiều hệ thống Việc vận dụng lý thút Hệ thớng tạo cho ta có nhìn tổng quan chuẩn xác về sự tác động qua lại của hệ thớng Từ có xác định được đúng hướng cho việc nghiên cứu thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội của người nghèo di cư tại đô thị

1.2 Các khái niệm công cụ 1.2.1 Tiếp cận

Khái niệm “khả tiếp cận – accessibility” là hội đến gần nguồn lực có khả sử dụng nguồn lực Tiếp cận dịch vụ xã hội đã trở thành thuật ngữ quen thuộc, và là nhiều nội dung gắn bó chặt chẽ với hoạt động xã hội chiến lược phát triển bền vững của q́c gia Dịch vụ xã hội cầu nối để cá nhân khắc phục trở ngại về trình độ học vấn, khả và trình độ tay nghề, khả tiếp cận thông tin về việc làm… bảo đảm sớng Như vậy "tiêu chí phạm vi dịch vụ xã hội khả cung ứng dịch vụ xã hội cần thiết, khả tiếp cận sử dụng dịch vụ xã hội, lực kiểm soát dịch vụ xã hội của các quan quản lý"

Trong nghiên cứu định nghĩa: "Tiếp cận việc hộ gia đình lao động tự nhập cư sử dụng cơng trình cơng cộng, nhà ở, nước và vệ sinh mơi trường, giáo dục, chăm sóc sức khỏe…và dịch vụ khác phù hợp để hịa nhập cộng đồng, thích nghi tốt với môi trường xung quanh”

1.2.2 Dịch vụ xã hội • Dịch vụ gì?

(28)

hình hoạt động nghiệp vụ trao đổi các lĩnh vực cấp độ khác Đã có nhiều khái niệm, định nghĩa về dịch vụ để có hình dung về dịch vụ chuyên đề này, tham khảo số khái niệm dịch vụ bản

Định nghĩa về dịch vụ kinh tế học được hiểu thứ tương tự hàng hoá phi vật chất [Wikipedia] Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ mang lại lợi nhuận

Philip Kotler – chuyên gia hàng đầu về Marketing người Mỹ, định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ ́u vơ hình khơng dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu Việc thực dịch vụ gắn liền không gắn liền với sản phẩm vật chất

Tóm lại, tựu chung thì: Dịch vụ hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu người Đặc điểm dịch vụ không tồn dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) hàng hố phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định xã hội

• Dịch vụ xã hội gì?

Trong khuân khổ của nghiên cứu này, phạm trù dịch vụ xã hội được đặt mối liên hệ với chức bảo đảm an sinh phát triển xã hội của ngành LĐTBXH, để hiểu khái niệm dịch vụ xã hội, cần làm rõ mối liên hệ với khái niệm quan trọng sách xã hội Vậy sách xã hội gì? Và mới quan hệ của sách xã hội với dịch vụ xã hội thế nào?

* Khái niệm sách xã hội

(29)

người, người với xã hội, hướng tới mục đích cao thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân [Bùi Đình Thanh, Xã hội học Chính sách xã hội, NXB KHXH, Hà Nội, 2004, tr 290]

Như vậy, mục đích của sách xã hội có điểm giớng với dịch vụ là đáp ứng nhu cầu của người xã hội cụ thể sách sự thể chế hoá các đường lối, chủ trương của nhà nước (vĩ mô)

Một số quan điểm cho dịch vụ xã hội hình thức cụ thể hố của sách xã hội Nên hiểu khái niệm dịch vụ xã hội là phương thức nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là các nhóm đới tượng ́u thế mà nhà nước tổ chức phủ phi phủ thực cung cấp [social networks]

* Dịch vụ xã hội

Dịch vụ xã hội được Liên hợp quốc định nghĩa sau: Dịch vụ xã hội bản hoạt động dịch vụ cung cấp nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sống (UN - Africa Spending Less on Basic Social Services)

Như vậy:

Dịch vụ xã hội hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu người xã hội thừa nhận

Dịch vụ xã hội chia thành loại

- Dịch vụ đáp ứng nhu cầu vật chất bản: Việc ăn uống, vệ sinh, chăm sóc, nhà mọi đới tượng yếu thế trẻ em, người tàn tật khả lao động đều phải được đáp ứng nhu cầu này để phát triển về thể lực

(30)

- Dịch vụ giáo dục: Trường học, lớp tập huấn, đào tạo kỹ sống, hình thức giáo dục hồ nhập, hội nhập chun biệt

- Dịch vụ giải trí, tham gia thơng tin: Đây là loại hình dịch vụ xã hội quan trọng đối với các đối tượng thuộc nhóm đới tượng cơng tác xã hội, hoạt động giải trí văn nghệ, thể thao, nâng cao sự tự tin, đẩy mạnh hồ nhập tớt với cộng đồng, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức cho đối tượng

Nếu dịch vụ khái niệm đơn lẻ dịch vụ xã hội lại khái niệm kép Thuật ngữ “xã hội” khái niệm được hiểu theo hai nghĩa

Thứ tính mục tiêu, nghĩa là dịch vụ hướng tới phát triển xã hội (theo nghĩa này thì dịch vụ nào đóng góp vào mục tiêu phát triển xã hội đều được coi dịch vụ xã hội)

Thứ hai về chuẩn mực hay tính xã hội, nghĩa là dịch vụ để bảo đảm giá trị, chuẩn mực xã hội Theo nghĩa này thì dịch vụ xã hội cung cấp hỗ trợ cho thành viên xã hội được (i) chủ động phòng ngừa khả xảy rủi ro để dẫn đến không bảo đảm giá trị chuẩn mực xã hội; (ii) chủ động tiếp cận hạn chế ảnh hưởng của rủi ro dẫn đến không bảo đảm giá trị chuẩn mực xã hội; (iii) khắc phục rủi ro hòa nhập cộng đồng/xã hội sở giá trị, chuẩn mực xã hội

Trong chuyên đề nghiên cứu này, quan niệm về dịch vụ xã hội (social services) được hiểu theo nghĩa là thứ hai tức dịch vụ để bảo đảm giá trị, chuẩn mực có tính xã hội Từ cách tiếp cận đó, khái niệm dịch vụ được phát biểu sau:

(31)

Trong chiến lược ASXH VN 2011 – 2020: Dịch vụ xã hội hệ thống cung cấp dịch vụ cho nhóm nhu cầu: nhà đất sản xuất; nước sạch vệ sinh môi trường; điện sinh hoạt; trường học; trạm y tế; chợ; bưu điện, nhà văn hóa; đường giao thơng; tư vấn trợ giúp pháp lý (Trích cuốn Thuật Ngữ ASXH, xuất bản 2011)

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, đánh giá thực trạng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ xã hội bản của gia đình lao động nhập tư tại Hà Nội, hạn chế nội dung các DVXHCB bao gồm các dịch vụ sau:

- Điều kiện nhà

- Nước sạch vệ sinh môi trường - Cơ sở hạ tầng cung cấp điện

- Y tế: chăm sóc sức khỏe (người lao động và thành viên gia đình cùng)

- Giáo dục: việc học tập của cái / sống người lao động nhập cư

1.2.3 Gia đình lao động tự do, nhập cư + Khái niệm gia đình

Có nhiều định nghĩa khác về gia đình của nhà khoa học nghiên cứu góc độ khác nhau, chúng ta hiểu khái niệm gia đình sau: “Gia đình nhóm xã hội hình thành sở hôn nhân quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng giáo dục…những thành viên gia đình có gắn bó ràng buộc với trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp nhà nước thừa nhận bảo vệ” Gia đình là thiết chế xã hội đặc thù, hình ảnh thu nhỏ bản của xã hội + Lao động tự

(32)

động tự nhận nhiều việc khác tự thu xếp thời gian theo cách của cơng việc đạt kết quả tốt.”

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, khái niệm “lao động nhập cư” bao gồm người lao động từ nông thôn di cư (tự do/ tự phát) tới đô thị làm việc, chủ yếu cơng việc đơn giản, khơng có kỹ (lao động chân tay) làm việc khu vực phi thức Trong trường hợp nghiên cứu ḷn văn, là khu vực chợ đầu mối hoa quả Long Biên, Phường Phúc Xá,…

Khái niệm “gia đình lao động nhập cư”: là nhóm bao gồm người lao động nhập cư và vợ/chồng và cái tới nơi làm việc, sống chung tại nơi mới

Từ khái niệm xin rút khái niệm chung về Gia đình lao động nhập cư nội dung đề tài nghiên cứu sau:

Gia đình nhập cư gia đình người lao động tự do, nhập cư bao gồm vợ/chồng tới nơi làm việc, sống chung nơi mới Họ từ nông thôn di cư (tự do/ tự phát) tới đô thị làm việc, chủ yếu công việc đơn giản, khơng có kỹ (lao động chân tay) làm việc khu vực phi thức

1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Phường Phúc Xá thuộc địa bàn quận Ba Đình - thành phớ Hà Nội, với diện tích 0,92 km2 Dân sớ là 15767 người với mật độ 17138/ km2

Phường Phúc Xá đã có lịch sử hình thành từ lâu đời, từ xóm dân cư hình thành sinh sống bãi đất sông Hồng, phía dưới cầu Long Biên

(33)

Thời trước cách mạng Phúc Xá chia làm nơi: phường Phúc Xá thuộc quận Ba Đình, người Phúc Xá xưa gọi là “Phúc Xá Tây Biên”, xóm nhỏ thuộc khu Đồng Nhân quận Hai Bà Trưng nay, thời có tên là “Phúc Xá Nam” Một làng đơng dân cư sông Hồng, dưới gầm cầu Long Biên, mang tên “Phúc Xá Trung Hà” Còn thôn bờ bắc sông Hồng, là nơi người dân Cơ Xá (tức Phúc Xá) cư ngụ, người dân gọi là “Phúc Xá Bắc Biên”, tên gọi

Phường Phúc Xá bao gồm: phường An Xá, đường Cơ Xá, đường Hồng Hà, phố Nghĩa Dũng, phố Phúc Xá, phố Tân Ấp, đường Yên Phụ Trong có chợ Long Biên địa bàn phường Phúc Xá chợ đầu mối lớn miền Bắc

Chợ Long Biên có diện tích 27.148m2, diện tích phần chợ cũ là

21.870m2, diện tích bến xe tải, xe khách cạnh chợ 5.278m2 được bớ trí chợ

nơng sản thực phẩm đêm Tổng số hộ kinh doanh tại chợ 1.087 hộ, ngành hàng hoa quả chiếm tỷ lệ 38%, rau củ quả chiếm 39% Đây là chợ đầu mối hoa quả lớn của thành phố, cung cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Hà Nội các tỉnh miền Bắc Ngoài ra, chợ còn là đầu mối hàng nông sản thực phẩm Với đặc thù hoạt động 24/24 giờ, lưu lượng hàng hoa quả, rau củ quả qua chợ đạt khoảng 300 tấn; vào ngày Rằm Mồng Một lưu lượng thường tăng gấp đơi Vì vậy, ngày có hàng trăm xe trọng tải lớn đưa hoa quả thực phẩm từ tỉnh đến hộ kinh doanh chợ Cũng từ chợ này, hàng ngày có hàng nghìn xe thơ sơ, xe trọng tải nhỏ chuyển hoa quả các nơi thành phố Hà Nội số tỉnh lân cận, chưa kể đến hàng nghìn người buôn bán nhỏ đến mua sản phẩm hoa quả tại chợ

(34)(35)

Chương 2: Thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội gia đình lao động tự do, nhập cư

2.1 Tổng quan tình hình hộ lao động nhập cư địa bàn nghiên cứu Để hiểu rõ thực trạng yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ xã hội của hộ gia đình lao động nhập cư tại phường Phúc Xá, trước hết cần hiểu rõ đặc điểm bản của nhóm hộ Qua thực tế đã thu thập được về hộ gia đình nhập cư địa bàn phường Phúc Xá như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, lịch sử và đặc điểm di cư, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn việc đăng ký Hộ thường trú/Giấy tạm trú Dưới tìm hiểu các đặc điểm chung của nhóm đới tượng

Khách thể nghiên cứu là người nhập cư sinh sống tại địa bàn từ tháng trở lên trước thời điểm phỏng vấn, khơng có hộ thường trú nơi đến Phần lớn gia đình họ sống khu nhà trọ Các nghiên cứu trước cho hầu hết người di cư này đều thuộc dạng nghèo, thu nhập thấp, bấp bênh, tính di động công việc cao dễ bị tổn thương và bị cách ly xã hội Vậy phân tích cụ thể đặc điểm của hộ di cư cả gia đình và có gì khác biệt so với người lao động di cư đơn lẻ

2.1.1 Đặc điểm nhân –xã hội hộ gia đình nhập cư tự

(36)

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tuổi vợ, chồng hộ gia đình nhập cư

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2014)

Bên cạnh đó, hộ gia đình 60 tuổi không nhiều (3%) lại đáng chú ý Toàn họ vẫn tham gia vào lao động Họ người chịu nhiều thiệt thòi số hộ gia đình di cư Lý họ vẫn bám trụ tại Hà Nội q khơng có đất canh tác, khơng có tiền tiết kiệm để chu cấp lúc tuổi già Bản thân họ khơng chăm sóc, phận khác thì cháu di cư thành phố để cải thiện sống, tạo thành hộ gia đình di cư nhiều thế hệ Họ gặp nhiều trở ngại về sinh kế, khơng cịn sức lao động, khơng có kĩ năng, tay nghề nên thường phải làm cơng việc có thu nhập thấp như: bán hàng rong, nhặt rác, rửa bát, quét dọn

(37)

Ơng bà già rồi, chủ yếu chúng tự bảo học hành thơi Thi thoảng vợ q mang tiền cho chúng Biết khơng có bố mẹ nhà dạy bảo dễ hư lắm, chúng lại tuổi lớn Khó khăn chẳng biết làm Giờ mà quê nhà chết đói hết”

Biểu 2: Loại hình di cư/số lượng thành viên hộ

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2014/ Đơn vị tính: Người)

(38)

hợp vợ chồng di cư mang theo toàn có học Cao Đẳng/Đại Học Hà Nội phải để tiện chăm sóc và trang trải chi phí học hành Đáng chú ý, hộ di cư cả gia đình (2 hộ) hộ cả vợ cả chồng mang theo phần cái, chủ yếu nhỏ (16 hộ) Họ có nhu cầu lớn việc tiếp cận sử dụng dịch vụ xã hội bản nhóm hộ chịu nhiều áp lực về chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, học hành của và chăm sóc sức khỏe tại nơi di cư

Những hộ gia đình nhập cư sinh sống tại khu vực này đến từ nhiều tỉnh thành cả nước, sớ hầu hết tỉnh miền Bắc Hải Dương, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình…và số tỉnh miền Trung Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh …

Hầu hết hộ gia đình này đều đã ít lần di chuyển nơi của nhiều lý khác Trong đó, 20% sớ hộ được khảo sát mới chuyển nơi sinh sống lần; 65% đã chuyển nơi từ đến lần, 15% số hộ đã chuyển nơi từ -5 lần Việc chuyển nơi nhiều lý khác để phù hợp với mục đích và công việc, an ninh trật tự, nhà ở, điều kiện vệ sinh, điều kiện sống nơi không phù hợp hay không đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho hộ gia đình sinh sống…

(39)

Hộp - Rào cản hoà nhập cộng đồng khiếp hộ gia đình khó khăn việc tiếp cận dịch vụ xã hội

Chị M,45 tuổi, xuất thân từ vùng quê thuần nông Hưng Yên, làm xa quê, tại chợ rau quả đầu mối tại Long Biên được 10 năm Hiện chị thuê phòng trọ nằm xen kẽ với khu dân cư của dân địa phương Vì vậy, sinh hoạt, lại hàng ngày, chị vẫn thường xuyên tiếp xúc với người địa phương Chị chia sẻ: “Dù sống 10 năm đấy,

hầu chẳng có mối quan hệ Mình nhìn thấy người ta sang trọng đơi mình thấy rụt rè Bản thân lúc thấy ngại ngại, yếu sống tạm bợ Ở đây, gọi "dân trọ", khơng gọi "hàng xóm" Có việc thì "đám dân trọ ngõ này", khơng nói "hàng xóm ngõ này" [cười vui] Mình tiếp xúc với người ta thấy khơng tự tin Cũng có nhiều người họ coi thường mình lắm, nhiều bán hàng, chợ họ nói "mấy nhà q", q lên nên họ coi thường Ở chỗ trọ bà hàng xóm quanh khơng có nói mình cảm thấy họ nhìn với ánh mắt khác, chào người ta người ta vẫn trả lời Thỉnh thoảng muốn chào hỏi để gây tình cảm nhìn vào ánh mắt của người ta lại ngại Khác q, cười chào, hỏi chuyện nhà với hàng xóm, dám bắt chuyện”

Những hộ gia đình thuê trọ này khơng có mới quan hệ chặt chẽ với quyền địa phương dù họ cư trú lâu năm địa bàn Chị M chia sẻ: “Chị chẳng biết ông

tổ trưởng dân phố hay họp dân phố Mình lên năm chưa bao giờ thấy ông đến hỏi chị vấn đề Bản thân khơng có vướng mắc mình lên gặp ông Uỷ ban Nhân dân phường vậy, chưa có việc để giao dịch với họ Khi đến trọ, nộp chứng minh thư cho chủ nhà, bà chủ tự lo hết chứ làm Chắc có vấn đề người ta làm việc với chủ nhà thôi” Hầu hết người trọ không tham gia vào hoạt động cộng đồng diễn

thường xuyên địa bàn

Việc khơng giao tiếp, khơng có mới quan hệ với cán địa phương là nguyên nhân khiến hộ gia đình gặp khó khăn việc tiếp cận dịch vụ xã hội bản Chị M than thở “Mình 10 năm rồi, chị muốn làm sổ tạm trú

(40)

2.1.2 Đặc điểm việc làm gia đình nhập cư

Tại điểm khảo sát, phần lớn hộ gia đình có thành viên làm việc tại chợ Long Biên (80%), sớ bán hàng rong làm thuê tại địa điểm gần Họ đều làm việc lao động chân tay, khơng đòi hỏi về trình độ, kĩ năng, cần có sức khỏe, có người quen bày cách kiếm được tiền Nam giới thường làm bốc vác, xe đẩy.Phụ nữ làm gồng gánh, bán hàng thuê Chị X, 40 tuổi, làm xe đẩy tại chợ nhớ lại: “Chị lên năm 2008, dạo đó có chị dâu nhà bà bác làm quê ăn tết Mình sang chơi hỏi có việc khơng cho em với, chị bảo có Thế mùng tết khăn gói mướp lên thơi Chợ thân chị biết lâu rồi, hốt không dám ngõ nhỏ, nhiều nghiện Thấy chị làm rồi, tiền kiếm nên xin lên theo,việc đơn giản làm – ngày là quen việc Rồi thấy làm ăn nên rủ chồng lên làm cùng” Chính vì, đặc thù của công việc đòi hỏi khơng cao nên người lao động đều có thâm niên lâu năm làm việc chợ, đa phần họ làm từ bắt đầu di cư lên Hà Nội đến giờ, nếu có dịch chuyển cơng việc chủ yếu vẫn diễn khu vực chợ Long Biên

Những hộ gia đình được khảo sát có tới gần 70% cả vợ cả chồng di cư nên dễ dàng nhận thấy cơng việc của họ là làm xe kéo Đây cơng việc được cho mang lại thu nhập nhiều đứng thứ chợ, sau chủ hàng và người “luộc nấu” (đại lý cấp 2) chợ, công việc này đòi hỏi phải có người làm người kéo và người đẩy 30% làm công việc bán hàng rong, bốc phỏm, bán thuê cho chủ hàng…

(41)

Biểu 3: Mức thu nhập việc thu nhập hộ gia đình nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

Nội dung Phương án trả lời Hộ di cư

Mức thu nhập bình quân (đ/ người/ tháng)

Dưới 3.000.000

3.000.000 - dưới 6.000.000 6.000.000 – dưới 9.000.000 18 9.000.000 – dưới 12.000.000

Trên 12.000.000

Tổng số 30

Cơng việc đem lại thu nhập

Trồng rau, chăn nuôi

Xe kéo, xe đẩy, cửu vạn, gồng gánh 18 Làm thuê/làm công ăn lương Bán sạp hoa quả, bán hàng rong

Tổng số 30

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2014)

(42)

tuổi- bán hàng rong): “Ở quê chị làm ruộng thôi, lên bán cá tơm khắp phố Bán bập bõm, hơm 200.000 – 300.000đ Hôm ế 100.000 – 150.000đ, chị bán phải từ 5h sáng đến -7h tối Chồng làm xe ơm trung bình ngày 200.000đ Mình lên làm kiệt sức lao động luôn, áo tiền nên nhiều hôm ốm không dám nghỉ Chi tiêu tiết kiệm, dè xẻn thơi, cịn phải gửi q Giờ cịn trẻ cịn làm được, đến già rồi, muốn làm cũng chẳng sức ăn tội cực

Khi được hỏi cảm nhận về công việc tại, hộ này đều có chung ý kiến, thật sự cơng việc phá sức khỏe nhiều Môi trường làm việc bẩn thỉu và thường kèm với nhiều rủi ro Ông Đào Văn C, 48 tuổi, cửu vạn chợ Long Biên chia sẻ "làm nghề cửu vạn chợ đêm nhiều thấy tủi nhục vô Cơng việc nặng nhọc Những lúc tắc đường, gánh gần tạ vai phải đứng tiếng đồng hồ để chờ, lại bị chủ hàng chửi rủa Nhưng phải cắn mà chịu khơng việc, chết đói Giờ cịn đỡ năm trước, gánh hàng, kéo xe đằng trước phía sau đám nghiện hút bu bám ăn cắp, cướp giật hàng Nhiều người sợ chủ hàng bắt đền, khơng có tiền đóng bỏ xứ đâu không biết”

(43)

nữa Buổi chiều chị nhận dọn nhà thuê theo 40.000đ/h, thường làm thêm – tiếng, người ta gọi không đều”

Phần lớn thời gian của người lao động làm việc chợ, giao tiếp với khách hàng người làm công việc chủ yếu Các câu chuyện chia sẻ thường xoay quanh thông tin về giá cả, lượng hàng Họ ít có hội được giao lưu, tiếp xúc với người làm khu chợ Chia sẻ về mối quan hệ xã hội lên đây, chị M, 35 tuổi, làm gồng gánh nói “Làm có thời gian mà gặp gỡ, giao lưu với Mình gánh tối tầm 7h bắt đầu mang gánh chợ đứng, thấy mua hàng lại gánh cho họ Làm đến – sáng hôm sau chợ vãn khách tranh thủ nhặt bìa, giấy vụn kiếm thêm, số chị em khác rửa bát thuê dọn hàng cho họ Khoảng 11 trưa nghỉ ngơi đến tối lại làm tiếp Chị em có gặp nhau, trao đổi chủ yếu chợ, tranh thủ lúc khơng có khách nói đơi ba câu là hết Quen biết chủ yếu với hội gánh hàng hội bán hàng thuê thôi”

(44)(45)

Với dự định về công việc trên, đồng nghĩa với việc hộ gia định nhập cư tiếp tục chấp nhận việc sinh sống tại phường Phúc Xá với điều kiện sống tại Vì vậy, thực trạng của dịch vụ xã hội bản có địa bàn có tác động trực tiếp, quan trọng đến sức khỏe, giáo dục, chất lượng sống của hộ gia đình lao động tự do, nhập cư

2.2 Thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội hộ gia đình lao động nhập cư khu vực phường Phúc Xá – quận Ba Đình – Hà Nội 2.2.1 Nhà ở, tình trạng lưu trú

Trong cấu chi tiêu của hộ gia đình lao động tự nhập cư, phần chi phí lớn dành cho nhà trọ, lưu trú Do đó, giải pháp tiết kiệm chi phí nhà trọ của phận người lao động dịch nhà trọ, chấp nhận điều kiện cư trú nhằm hạn chế chi phí phát sinh Tiếp cận mơi trường sớng tớt bao gồm nhà ở, điện nước, được xem cần thiết so với tiếp cận dịch vụ bản khác y tế, giáo dục, hòa nhập cộng đồng địa phương đối với hộ gia đình nhập cư

(46)

phương, số lượng người di cư đổ về phường ngày tăng Kinh tế khó khăn khiến số phận lao động làm tại khu vực thức (vd: cơng nhân) chuyển sang khu vực phi thức với mong ḿn tìm được cơng việc có thu nhập tớt Với mục tiêu lên Hà Nội để kiếm tiền nên họ sẵn sàng chấp nhận khu vực được cho tồi tàn, bẩn thỉu, thiếu thốn đủ thứ điều kiện tại Một số hộ sinh sống thuyền dựng tạm lán để gỗ bìa, nứa, bạt

Qua phỏng vấn, để tìm được phòng để thuê tại khu vực tại không khó Chỉ cần để ý – tháng, để tìm được phịng th mong ḿn – sạch sẽ, thoáng đãng, xa nguồn rác thải, có chỗ để phương tiện làm việc lại vấn đề khó Thơng thường để có được chỗ tại, hầu hết hộ gia đình này đều đã chuyển nhà từ – lần, nhiên khoảng cách không cách xa là chủ yếu vẫn địa bàn tổ dân phớ Trung bình giá thuê nhà trọ dao động từ 1.000.000 – 1.500.000đ/tháng/phòng từ – 10m2, mái pro, ẩm thấp khu công trình phụ bên ngồi Mức giá cao điều kiện sinh hoạt lại thấp Tuy nhiên, được hỏi “hộ gia đình anh/chị có muốn dịch chuyển chỗ sang khu vực khác không?” thì câu trả lời vẫn là “Không” nguyên nhân đã nói bên vì là khu vực cách chợ Long Biên khoảng 300m

Hộp 2: Tình trạng nhà hộ gia đình nhập cư

Phòng rộng tầm 9m2, họ xây thành khu nhà trọ, dãy phịng, mái lợp tơn, tường xi măng, sàn nhà lát gạch đỏ, không đá hoa, phòng vệ sinh tự hoại, khoảng 10 người chung nhà vệ sinh Điện thì có đồng hồ riêng phịng, nới trực tiếp với điện nhà chủ, dùng thì đóng nhiêu, theo giá điện kinh doanh 4.000đ/sớ Mùa khơ còn đỡ mưa gió có điện trục trặc, nhiều nóng khơng có quạt Lúc điện có cịn thiếu nước Tiền nước 50.000/người Nước thải có cớng thơng sơng Rác có thùng, mình đưa xong họ chuyển cho mình Khu phòng trọ gần điểm chợ lao động, cách 300m Một phòng thế cho người nhà ở, giá tầm 1.000.000 đồng/tháng Nhà mình chăm chăm lo chỗ rẻ, không quan tâm đến việc xung quanh lắm

Anh N,30 tuổi, xe ôm chợ hoa Long Biên

(47)

Năm ngoái người ta đòi tăng tiền nhà, tiền điện nên phải chuyển nhà, tìm chỗ rẻ Nhà bây giờ nhỏ, thấp giá đó, tiền điện thì tăng chung lên nghìn đồng/sớ Mình tiền, chưa có điều kiện nhà ổ chuột phải Chuyển nhà nhiều bất lợi, em vào cả chục năm mà đăng ký tạm trú, tháng phải đăng ký lại lần chuyển chỗ nhiều, người ta khơng cho đăng ký KT3

Chị H,28 tuổi, buôn bán nhỏ, chợ Đồng Xuân

“Nhờ trời, năm trước anh chị làm ăn được xây được nhà tầng quê, rộng rãi, mát mẻ lắm, cơng trình vệ sinh tự hoại thứ đầy đủ chẳng thiếu thứ Cịn th nhà là cơng việc thơi, mà mình cần chỗ về ngủ thơi, có bẩn thỉu, bất tiện được gần chợ, với lại có khoảng đất đàng sau mình để xe đẩy được Như nhóm xe đẩy bọn anh thuê phòng đâu thì phải nhòm chỗ để xe đầu tiên, cần câu cơm của mình mà.”

Anh M, 50 tuổi, Thái Bình, xe đẩy, chợ hoa Long Biên

“Mình lên chắc chắn khơng nhà q được Thời gian đầu mới lên

mình phải ngày mới quen Phòng này mùa đơng thì lạnh, mùa hè nóng Lạnh mặc quần mặc áo, đắp nhiều chăn nóng khổ vơ cùng, nhà lúc nào hầm hập, bí khơng thể ngủ được, đứa trẻ khóc śt thơi, chị nhiều hơm phải kê ván cho chúng ngủ ngồi cửa cho mát Mình có nhỏ gần cho làm tớt, ới có chuyện chạy về ln Nên khó khăn phải khắc phục thôi, chỗ so với nhà trọ khác là đã tốt lắm

Chị H,55 tuổi, Hà Nam, chủ sạp bán hoa chợ Long Biên

Theo báo cáo Thực trạng tình hình dân cư biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dân cư địa bàn Thành phố Hà Nội, ngày 17/12/2009 UBND thành phố, 51,5% số người di cư tạm thời phải thuê nhà để ở, số lại phải cư trú hình thức tạm bợ nơi làm việc hay cư trú bất hợp pháp nơi công cộng hay xóm liều Chỉ 29,6% người di cư lâu dài có nhà riêng Kết điều tra mẫu môi trường Hà Nội Viện Quy hoạch thiết kế đô thị thực cho thấy: Bình qn diện tích nhà chung cho người dân Hà Nội đạt 5m2/người 44,1% ngơi nhà thíếu ánh sáng khơng có ánh sáng Số gia đình sống 3-4 hệ chiếm tới 36,8%

(48)

mất vệ sinh: trung bình 30 – 40 người sử dụng chung khu vệ sinh (phòng tắm + WC); hộ, thậm chí vẫn cịn tình trạng dựng tạm chịi khu đất trớng Vì thế, họ phải đới mặt với nguy mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm môi trường vệ sinh không đảm bảo

Vấn đề không phải giá tiền thuê nhà cao so với mức thu nhập tại Cái họ không tiếp cận được với dịch vụ nhà tiện nghi, đảm bảo sinh hoạt tại khu vực họ sớng khơng có dịch vụ Với mức giá th phịng tại họ th được nơi có chất lượng tớt hơn, cách – 2km Song họ chấp nhận sống khu trọ chật hẹp thiếu thốn hầu tất cả tiện nghi thông thường Nhà bị xuống cấp nghiêm trọng việc xây dựng hồn tồn khơng có quy hoạch Lí vẫn ḿn gần nơi làm việc, ngồi cịn có ngun nhân nữa, hộ dân này thường người làng, xã rủ về cũng, họ tạo thành mạng lưới xã hội định, giúp đỡ sống hàng ngày Việc dịch chuyển sang chỗ mới ảnh hưởng mới quan hệ kéo theo khó khăn cái học hành, đăng kí tạm trú tạm vắng…

Một nguyên nhân khác khiến phòng trọ tại khu vực khảo sát có chất lượng x́ng cấp nghiêm trọng đa số nhà trọ chủ cho th xây dựng phần đất khơng có số đỏ, giấy phép sử dụng, được cơi nới, khai phá từ đất ven sơng Vì vậy, họ khơng được phép xây kiên cố, xây nhà tầng UBND phường cho biết khu vực này đã nhiều lần cưỡng chế giải tỏa Tuy nhiên khu vực nhạy cảm nên đến vẫn chờ ý kiến đạo của quan cấp có thẩm qùn Chính bất cập về đất đai này đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiếp cận dịch vụ xã hội bản, đặc biệt việc học hành của em các gia đình nhập cư

(49)

hoạch các khu nhà dành cho người thu nhập thấp Quỹ đất của thành phớ có hạn nên việc cải tạo xây dựng lại các khu nhà cũ cho người thu nhập thấp thường gặp khó khăn di dời tái định cư Bên cạnh chưa có nhiều hình thức hỗ trợ và ưu tiên các dự án xây dựng mới để người thu nhập thấp, người nghèo di cư được thụ hưởng nhà Nhiều dự án nhà cao tầng được thực hiện, dự án xây dựng nhà cho người thu nhập thấp vẫn chưa được triển khai Bên cạnh đó, theo quy định luật nhà cho người thu nhập thấp: diện tích sàn khơng thấp 30m2 Nếu đúng theo quy dịnh việc người nghèo di cư sở hữu nhà hay được đảm bảo điều kiện tối thiểu nhà là điều khó

(50)

Chính việc khơng có hộ hay sổ tạm trú dài hạn tại Hà Nội mà tham gia vào dịch vụ xã hội, hộ gia đình nhập cư chịu nhiều thiệt thịi Hay nói cách khác, khả của người nhập cư tiếp cận với dịch vụ xã hội tại Hà Nội thấp Trong dịch vụ khó tiếp cận đồng thời là dịch vụ bản cần thiết nhất: việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, điện, nước

2.2.2 Nước vệ sinh môi trường

Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của hộ gia đình nhập cư chủ yếu từ nước giếng khoan tự đào bơm trực tiếp vào bể chứa không qua hệ thống xử lý nước cả Một số hộ gia đình được khảo sát đã bắt đầu có nước máy chủ nhà lắp đặt sử dụng cho mục đích nấu ăn Ghi nhận từ phía người dân, khu vực gần với sơng Hồng nên mạch nước ngầm dồi dào, khơng có tình trạng thiếu nước, hộ thuê nhà trọ sử dụng nước thoải mái theo nhu cầu Điều đáng chú ý là về chất lượng nước giá cả Đa sớ người trả lời đều có chung nhận định khu vực nguồn nước chất lượng

Một số hộ dân cho biết thời gian gần bắt đầu được sử dụng nước sạch chủ nhà lắp đặt Tuy nhiên mức độ sử dụng hạn chế, chủ yếu phục vụ cho ăn, uống

Hộp 3: chất lượng nguồn nước gia đình nhập cư sử dụng

Nước nhiều vôi lắm, thường bơm lên để lắng khơng dùng lọc, dùng để tắm rửa, giặt giũ còn ăn thì dùng nước bình, vợ chồng khơng giữ cho con, khơng biết ́ng vào thì có làm khơng vẫn phải đề phòng cho yên tâm Mua bình nước 15.000đ, tháng phải hết – bình Chưa kể 50.000 tiền nước người đóng cho bà chủ hàng tháng

Chị H, 30 tuổi, bán hàng rong

Nói chung nước giếng khoan không thấy yên tâm lắm, anh không kiểm tra bao giờ nên không biết thế nào, bình thường bụi bể có cặn dưới, mọi người có rửa bể, thấy mọi người nói với nguồn nước nhiều sắt, múc nước lên anh thấy có váng kiểu dầu mỡ chẳng biết sao, kệ vẫn phải dùng, mình đâu có sự lựa chọn chứ”

(51)

Cũng có dạo cả khu trọ nói với bà chủ về việc nước khơng sử dụng được, có mùi Ý ḿn là bà xây cho bể lọc để mọi người sử dụng cho đảm bảo bà nói thẳng có vậy thơi, được khơng chuyển chỗ khác Cả hội bực lắm mà có chuyển nhà khác thì tình trạng vậy Nước khu vực lắm

Anh H, 50 tuổi, làm nghề bán ngô dạo

Bà chủ nhà có mắc cho chúng tơi cái vòi nước máy đầu khu nhà trọ Một tháng người đóng thêm 10.000đ Thường 5h chiều mở van nước, mọi người mang xô lấy, chủ yếu là để nấu cơm với đun nước ́ng Do khu cuối nguồn nước nên nước chảy chậm lắm

Chị D, 45 tuổi, làm nghề gồng gánh

Có nước sạch dùng đảm bảo hẳn, mình thường lấy thêm xô để nhà dùng để rửa mặt cho con, mà dám dùng hạn chế thôi, dùng nhiều sợ bà chủ lại nói nói vào

Chị G, 25 tuổi, bán hàng rong

Có thể thấy, vấn đề của gia đình nhập cư gặp phải thiếu nước sạch Nguyên nhân (i) nguồn nước ngầm khơng đảm bảo, bị nhiễm, có nhiều vơi, cặn (ii) để tiếp kiệm chi phí nên chủ nhà trọ khơng có ý định cải thiện chất lượng nước (iii) chi phí lắp đặt hệ thớng nước sạch trình lắp đặt nhiều thời gian Qua thảo luận nhóm, chủ nhà trọ có chia sẻ để đưa được nước sạch vào tới nhà trọ chi phí khoảng – triệu cho việc mua đường ống nước, đồng hồ, công lắp đặt Mặc dù thủ tục xin cấp nước sạch khơng khó cần có đơn, chứng minh thư photo và hộ công chứng là đủ hồ sơ, thời gian từ lúc hồ sơ được duyệt và đến nước máy về tới hộ lại dài Có hộ gia đình đăng kí cả năm vẫn chưa có nước sạch Lí xí nghiệp cấp nước họ phải đợi đủ sớ lượng hồ sơ mới tiến hành lắp đặt Chính điều đã cản trợ việc tiếp cận nước sạch đối với hộ gia đình nhập cư sinh sống địa bàn

(52)

vất rác đúng nơi quy định, là cả sự nỗ lực của quyền địa phương với người dân nhập cư việc bảo đảm vệ sinh môi trường Cá biệt, sâu vào bên các nhà trọ gần rệ sơng, vất rác cách khu nhà khoảng – 5m2 tự tiêu hủy

Nước thải sinh hoạt của các gia đình chủ yếu đổ trực tiếp sông mà không qua hệ thống xử lý nước thải Vào mùa đông, nguồn nước khô cạn thường gây mùi khó chịu

Hộp 4: Hiện trạng vệ sinh mơi trường nơi hộ gia đình nhập cư sinh sống

Nước thải cống chảy ngồi sơng, rác vứt vườn ch́i gần nhà, nhiều người ngứa mắt người đốt Khu này thì xe rác không vào được, nên vất cho tiện

Chị H, 37 tuổi, Hưng Yên, bán hàng rong

Nói về vệ sinh thì khu mình trọ bẩn 40 – 50 người sống nên việc giữ vệ sinh chung khó, có bà chủ lúc có thời gian bà qt dọn, còn mình đến th biết sử dụng thơi, làm về mệt chẳng muốn động chân động tay vào việc cả

Chị B, 46 tuổi, Bắc Giang, bán hàng rong

Mùa đông thì còn đỡ, mùa hè mùi có hơm khơng thở được, từ hồi lên làm việc chị bị mắc bệnh viêm mũi di ứng, năm nào phải mua thuốc về nhỏ Biết ảnh hưởng tới sức khỏe mình chỗ lâu với lại rẻ thuê chỗ khác nên anh chị chưa chuyển

Chị N, 45 tuổi, Bắc Ninh, xe đẩy chợ Long Biên

Với thực trạng nước sạch vệ sinh môi trường vậy đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người dân nhập cư Họ không tiếp cận được với dịch vụ về nước sạch vệ sinh môi trường nguyên nhân chính được xác định dịch vụ cịn thiếu khơng sẵn có địa bàn

2.2.3 Điện sinh hoạt

(53)

các dịch vụ, họ phải trả mức giá cao so với người địa phương Điều thể rõ việc sử dụng điện Toàn hộ gia đình được khảo sát đều trả lời nguồn điện mà gia đình họ sử dụng, được đấu nối mắc nhờ vào đường dây điện của chủ cho thuê trọ, trước phòng trọ đều có cơng tơ điện riêng, hàng tháng người thuê phòng trả tiền điện theo lượng điện tiêu thụ của hộ, với mức giá điện cao nhiều so với mức quy định của nhà nước

Mặc dù có Chỉ thị 11/CT-BTC của Bộ Tài việc kiểm tra, giám sát việc bán lẻ điện tại các điểm cho thuê nhà nhằm thực chủ trương hỗ trợ giá điện cho đối tượng người lao động thuê nhà song, tương tự kết quả đã được nhiều phương tiện thông tin bên liên quan phản ánh, khảo sát ghi nhận khơng có gia đình nào được hưởng sự hỗ trợ đó, thậm chí họ cịn khơng biết về sự tồn tại của sách

Khi được hỏi về quy định giá bán điện cho người thuê trọ, nhiều người cho biết mình chưa nghe tới quy định này, hay biết không thắc mắc đòi quyền lợi vì đòi không được Bản thân nhiều chủ nhà trọ khơng biết đến quy định Một sớ chủ nhà trọ có biết họ khơng đáp ứng được yêu cầu mà thủ tục quy định Nguyên nhân do, khu nhà trọ cho người lao động th là đất khơng có giấy tờ hợp lệ, đủ để điện lực lặp thêm công tơ cho các hộ thuê nhà trọ Đây là khó khăn mà theo Cán tổ dân phớ chia sẻ là “khơng có nút gỡ” vì vậy, hộ gia đình lao động nhập cư phải chấp nhận mức giá thuê nhà trọ cao mức giá của nhà nước

(54)

định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang Theo đó, với sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện (HÐMBÐ) đại diện người lao động, sinh viên thuê nhà ký kết HÐMBÐ Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng chủ nhà phải trực tiếp ký HÐMBÐ

Qua khảo sát thực tế, thơng tư này đã có hiệu lực từ ngày 1-7-2012, tới địa bàn thì giá điện thấp là 3.000 đồng/kWh, có nơi giá điện được chủ nhà trọ bán cho người thuê trọ lên đến 4.000 - 4.500 đồng/kWh Trung bình phòng nhỏ với từ – ngưởi tháng tiền điện 150.000 – 200.000 đồng vào mùa đông và 250.000 – 300.000 vào mùa hè Đa sớ hộ đều khơng có khả chi trả với mức giá điện cao vậy nên đều lựa chọn hình thức tiết kiệm mức tới đa việc tiêu thụ điện: đun bếp củi, giảm thiết bị sử dụng điện ấm điện, ti vi

Hộp 5: Giá mức độ tiêu thụ điện hộ gia đình nhập cư

Nhà em trọ bây giờ tính tiền điện nghìn đồng/sớ, hồi năm ngoái tất cả đều tính nghìn đồng/sớ Bọn em nghe thời sự biết là nhà nước hỗ trợ tiền điện cho công nhân khơng phải chỗ nào giảm cho đâu, có chủ nhà người ta không chịu giảm Thường tháng nhà em dùng hết 120 – 130 nghìn tiền điện khoảng 30 – 40 số Đấy tiết kiệm hết mức rồi, dùng để quạt, thắp sáng với cắm nồi cơm điện thơi, khơng thể sinh hoạt thoải mái quê được

Chị T, 35 tuổi, gánh thuê tại chợ Long Biên

Bọn chị có biết về (chủ trương hỗ trợ giá điện cho người lao động thuê nhà) đâu Chủ nhà bảo thu thế phải nộp thế Tiền nhà 1-2 năm trở lại không tăng tiền điện, tiền nước vẫn tăng đều đều Hồi đầu 2013 3000 nghìn đồng/sớ, 30 nghìn tiền nước/tháng Đến ći năm tăng lên thành 3500 đồng/sớ, 40 nghìn đồng tiền nước/tháng Hồi đầu tháng chủ nhà mới báo là thu 4000 nghìn đồng/số 45 nghìn đồng tiền nước/tháng

Chị N, 35 tuổi, bán hàng thuê tại chợ Long Biên

Cả nhà lên được năm Có với em học Đi làm th, làm có tiền mà mua nhà Cả nhà thuê được nhà trọ chừng 13m2 tồi tàn để sống tạm qua ngày Tiền điện nước thì cao Giá điện nghìn/ sớ, nước tính khới, 15 nghìn/khới Cả nhà tháng tiền điện nước đứt 300 – 400 nghìn Đắt thế mà có gì đâu

(55)

Chất lượng điện thắp sáng đã được cải thiện nhiều so với – năm trước, khơng cịn tình trạng điện chập chờn lúc sáng lúc tới; việc điện vào mùa nóng không thường xuyên trước

Tuy nhiên vẫn có phận nhỏ người nhập cư Phúc Xá chưa có điện sử dụng Đó là hộ sớng thùn hay cịn gọi xóm làng chài Do tính chất sinh hoạt trơi thùn nên hộ kéo điện lưới vào được, thắp sáng chủ yếu vẫn dầu hỏa Nhóm hộ gia đình này được coi là nhóm khó khăn địa bàn, thường hộ gia đình nghèo, người có tuổi, bị tàn tật, sức lao động Nguồn nước họ sử dụng được lấy trực tiếp từ sông, nên nguy mắc bệnh truyền nhiễm cao bệnh liên quan đến được tiêu hóa da liễu Đồng thời họ cịn đới mặt với nguy an toàn, đặc biệt cho trẻ nhỏ

2.2.4 Giáo dục

Đối với hộ gia định nhập cư có nhỏ, phần lớn hộ khơng có thời gian chăm sóc cái nên thường gửi về quê cho người thân trơng nom.Vì vậy, sức ép dịch vụ cơng về giáo dục, lớp mẫu giáo, mầm non tại chưa mức căng thẳng Chỉ có sớ hộ gia đình trẻ có nhỏ cùng, chủ ́u chúng bé chưa thể gửi về quê được, q khơng có người chăm sóc, tỷ lệ hộ chiếm dưới 20%

Hộp 5: Xu hướng gửi quê hộ gia đình nhập cư

Nhà 12/24 hộ gia đình có vợ chồng thơi, họ gửi về quê hết cho bố mẹ trông, bọn trẻ còn học để thì bố mẹ chúng mà làm được

Chủ xóm trọ cụm 7, Phúc Xá

Con em giờ mới học mẫu giáo phải tính đến chuyện sắp tới học lớp mà nghe nói thủ tục xin trường cơng khó Lại cịn tiền học thêm, tiền ăn ngày nào đóng ngày Có xin được trường tư thơi mà thế cịn tớn nên chắc phải cho về quê

(56)

có gia đình, có nhỏ sợ không xin được học không lo được cho nên họ gửi về quê hết cả, khoảng 10% người tạm trú sống cả gia đình

Anh H,30 tuổi, Bắc Giang, cửu vạn, thuê nhà trọ Phúc Xá

Đứa này em gửi đắt quá nên em định mang về cho ông bà trông, trẻ hết triệu/tháng Nhà có đơng thì thường phải mang về q, cịn nhỏ hay ớm đau cần bớ mẹ chăm sóc thì

Chị M, 28 tuổi, Hải Dương, bán hoa thuê

Tuy nhiên, theo quan sát của nhóm cán địa phương và nhóm chủ có thuê nhà trọ thấy xu hướng mang theo nhỏ tới nơi cư trú mới của người lao động nhập cư ngày gia tăng, 80 – 90% hộ gia đình nhập cư mới cặp vợ chồng trẻ mới có thêm nhỏ (từ – tuổi) Một sớ hộ gia đình lựa chọn mang theo nhỏ với hi vọng em nhận được nền giáo dục tớt để nghèo Trong sớ hộ gia đình nhập cư có cái lên (66%), có khoảng 30% có độ tuổi học (từ – 18 tuổi), có khoảng 15% số trẻ theo học các trường địa bàn Điều không gây áp lực nhiều tới dịch vụ giáo dục tại điểm đến nhiều báo cáo nghiên cứu trước nói tới

Dù số lượng trẻ em của các gia đình nhập cư không nhiều, nhiên họ vẫn gặp nhiều rào cản việc tiếp cận với dịch vụ giáo dục công lập Phần lớn họ đáp ứng tiêu chuẩn để nhập hộ nên cái học gặp khó khăn Một đại diện của Uỷ ban Nhân dân phường Phúc Xá nói: “Nếu khơng có giấy khai sinh, các em không đủ điều kiện được khám chữa bệnh miễn phí (cho trẻ em dưới tuổi) đăng ký tiểu học Các trường tư với tiêu chuẩn chất lượng thấp chấp nhận trẻ em khơng có giấy khai sinh song với mức học phí cao Số trẻ em chiếm khoảng 5% trẻ em di cư tại phường này.”

(57)

có nhiều sự thơng thoáng về thủ tục nhập học cho em của gia đình nhập cư Đây được coi nguyên nhân quan trọng khiến ngày nhiều hộ gia đình có mong ḿn đưa cái lên cùng, điều giúp họ an tâm quá trình làm việc tại thành phố đồng thời tăng tính ổn định cư trú, giúp thuận tiện trình quản lý của địa phương và tăng khả năng, hội tiếp cận với dịch vụ xã hội bản tại địa bàn lưu trú

Đối với các trường công lập địa bàn, để em người lao động nhập cư theo học phải nhiều thủ tục sổ tạm trú dài hạn, giấy tờ chuyển trường, xác nhận của quyền địa phương…Việc đăng kí này là nhà trường yêu cầu xét tuyển đầu vào năm học mới cho học sinh khơng thuộc diện có hộ thường trú tại địa bàn Chính u cầu khiến hộ gia đình phải nhiều thời gian khoản chi phí phi thức khơng nhỏ để có được số giấy tờ theo đúng quy định Thông thường để hoàn thiện thủ tục này, hộ gia đình phải bỏ khoản tiền thêm từ – triệu/bộ hồ sơ hợp lệ

Thông thường hộ gia đình tới đô thị phải trả lệ phí cao để cái học tại các trường tư thục cố gắng sử dụng mối quan hệ xã hội trả thêm chi phi để xin học tại trường công lập

Hộp 7: Chi phí học tập em hộ gia đình nhập cư

Con mình xin được học mẫu giáo trường của xã này, năm các khoản đóng góp giờ là 550.000đ/tháng tiền nước ́ng, suất ăn, tiền học, gửi bán trú nên tiền học thêm 270.000đ/tháng Ngồi cịn khoản trang bị ban đầu khơng phải người nên phải đóng 500.000đ, trẻ địa phương phải đóng 100.000đ

Chị M, 40 tuổi, bán hàng rong

(58)

được tuổi rồi.Chị có đứa nên ḿn đầu tư cho ăn học tớt Vừa đã học thử, thứ thủ tục nọ với lại quà cáp các cô thì phải khoảng 15 – 16 triệu Đây là mình có anh trai làm bên giáo dục nên mới xin được, bình thường được vào học trường Nghĩa Dũng là tốt lắm

Chị M, 40 tuổi, chủ quầy hàng

Đứa lớn nhà anh ngày trước xin cho học hết triệu đó, cho học phải chấp nhận, biếu cô, thầy…, cấp nào tốn Đứa thứ cho học trường mầm non Họa Mi, xin vào trường thời gian nộp hồ sơ là lâu còn bây giờ tiền học tầm 1,5 -1,7 triệu tùy vào số buổi cháu nghỉ học.Bên cạnh trường Họa Mi có trường cơng khác anh chị khơng cho vào học vì khó xin mà lại không trông cả thứ 7, anh chị làm khơng trơng cháu cả, có trường Họa Mi trông cả thứ

Anh H, 38 tuổi, xe đẩy

(59)

Rõ ràng, việc tiếp cận với giáo dục của người dân di cư tại khu vực không hề thuận lợi bị chi phối nhiều yếu tố khác mà bản thân họ lường trước được dù họ mong muốn bản thân họ được phát triển

2.2.5 Chăm sóc sức khỏe

Các hộ gia đình nhập cư thường người làm hoạt động dịch vụ đường phố bán hàng rong, cửu vạn, xe đẩy, xe ôm, làm thuê chợ…rất ít người lao động nhập cư được hưởng BHYT vì người sử dụng lao động và người lao động chủ yếu thỏa thuận miệng, hợp đồng, người lao động tự quyết định có mua bảo hiểm y tế hay khơng Điều dẫn đến tình trạng hầu hết người lao động nhập cư tự quyết định không mua BHYT họ khơng có khả chi trả Trên hết, đa phần người nhập cư đều khơng hài lịng về chất lượng của các chương trình BHYT sự yếu của dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiếu thơng tin liên quan

Với các quy định về khám chữa bệnh đúng tuyến, với quy định về chuyển tuyến gây ảnh hưởng lớn lên diện bao phủ của BHYT đối với người nhập cư và gia đình của họ Điều rõ ràng cho thấy BHYT không phải vấn đề ưu tiên của người lao động nhập cư nghèo Mặc dù không gặp vấn đề việc chăm sóc y tế miễn phí cho em dưới tuổi, họ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn việc tiếp cận bệnh viện công Tâm lý dè dặt, ngại giao tiếp, thời gian chờ đợi lâu, cộng với thái độ của đội ngũ y bác sĩ khiến hộ gia đình thường lựa chọn hình thức dịch vụ y tế tư nhân

(60)

thẻ khám chữa bệnh để tiếp cận dịch vụ y tế Theo đại diện y tế phường: “Người dân, tình trạng di cư, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cho việc khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ dành cho người sử dụng bảo hiểm y tế đa số sử dụng kênh y tế ngồi bảo hiểm để có chất lượng điều trị tốt hơn, tỷ lệ người lên trạm y tế để xin giấy chuyển tuyến không nhiều chủ yếu ông bà già.” Người nhập cư thường phải chi trả cho dịch vụ y tế nhiều đáng kể, họ khơng có bảo hiểm y tế để tránh chậm trễ trong tiếp cận dịch vụ y tế

Người dân nhập cư đều có cảm nhận chung sức khỏe và tình trạng sức khỏe của họ xấu nhanh yếu tố công việc và môi trường sống Các vấn đề về sức khỏe đặt gánh nặng lớn lên người di cư, đặc biệt người làm việc khu vực khơng thức với tính chất cơng việc nặng nhọc, nhiều rủi ro Nhiều người tránh sử dụng dịch vụ y tế chi phí cao Hộ gia đình lao động tự do, nhập cư thường tự điều trị, tự chẩn đoán bệnh nhẹ thông thường mua thuốc uống, cố gắng hạn chế tối đa việc đến bệnh viện Thực tế cho thấy tiếp cận y tế công của hộ nhập cư chưa được thuận lợi e ngại về thời gian chờ đợi, tớn về tài vấn đề về thủ tục nếu sử dụng bảo hiểm y tế (cần giấy khai sinh để mua bảo hiểm, bảo hiểm thời gian, chất lượng thuốc không tốt, nhiều khoản mục không được toán…) Chị L, 38 tuổi, bán cá dạo nói: “Đi viện tốn Tơi đến bệnh viện cảm thấy bệnh nặng lo lắng Đối với bệnh thông thường mua thuốc hiệu thuốc Những người bán thuốc cho tơi lời khun nên sử dụng thuốc nào.”

(61)

biết: “Nếu sử dụng dịch vụ bảo hiểm bệnh viện, đợi lâu mà thái độ nhân viên bệnh viện không tốt Họ có xu hướng lờ chúng tơi đi, bắt chờ đợi họ không lịch Nếu chúng sử dụng dịch vụ bản, khơng qua bảo hiểm đến phịng khám tư nhân hồn tồn khác Nếu sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, chỉ nhận dịch vụ cấp loại thuốc rẻ tiền.” Từ thực trạng yếu của nghành y, khiến nhóm gia đình nhập cư vòng năm trở lại sử dụng đến thẻ BHYT khám chữa bệnh, ít lựa chọn tới bệnh viện công có vấn đề về sức khỏe

Ngược lại với suy nghĩ trên, sớ hộ gia đình nhập cư vịng tháng qua có sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh bệnh viện công, lại có nhìn tích cực về dịch vụ y tế Cảm nhận rằng, đã có nhiều sự thay đổi về thái độ tác phòng làm việc của các bác sĩ, chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện rõ rệt Khác với dự đoán ban đầu cần khám chữa bệnh họ về quê đến các phòng khám tư nhân để tiết kiệm thời gian và chi phí thì ngược lại đa phần hộ gia đình đều lựa chọn là đến bệnh viện lớn đầu ngành để khám chữa bệnh Điều giúp cho hộ phát chữa trị bệnh được chính xác hơn, giảm thiểu tối đa việc chữa trị lâu dài ảnh hưởng tới thời gian làm việc của họ

Hộp - Chất lượng y tế cải thiện, suy nghĩ hộ nhập cư

Chị X, 35 tuổi, quê Nam Định, làm xa nhà, bán gà tại chợ thành phố lớn, chia sẻ về những chuyển biến tích cực dịch vụ khám chữa bệnh tại thành phố: “Vợ chồng chị

(62)

phải chi tiền nhiều Trước mà khám bảo hiểm xin người ta ấy, thấy thái độ họ đỡ nhiều Khám chữa bệnh tận tình hơn, mình hỏi bảo rõ lắm, cảm thấy đỡ sợ bác sĩ trước nhiều Khi gần khỏi, bác sĩ đưa thuốc bảo trạm xá xã nhờ tiêm hộ

Điều mong muốn của chị X là được mua bảo hiểm y tế tại thành phố: “Các chị

lên làm việc, công việc vất vả, nhiều rủi ro, lại liên tục, lái xe nhiều nguy hiểm chứ, chẳng may có tai nạn, ốm đau nhẹ cịn q chữa nặng chưa tới nơi chết Nhiều nghĩ muốn mua thẻ bảo hiểm y tế chủ yếu sinh sống mà khơng có sổ tạm trú để mua Chị thấy chị em người lao động lên làm bọn chị muốn mua bảo hiểm"

Qua phỏng vấn sâu tiếp xúc trò chuyện với người dân nhập cư tại địa phương, họ hầu hết đều hạn chế về kiến thức chăm sóc sức khỏe, bệnh lây truyền truyền nhiễm thông thường Do khơng có hiểu biết nên họ chủ quan việc phịng chớng bệnh có dịch, gia đình có người mắc phải Như vậy, việc tiếp cận của người dân di cư với dịch vụ y tế nhiều hạn chế So với người có hộ tại thành phớ, họ chịu thiệt thòi nhiều

(63)

hoá khu dân cư tiên tiến đạt tiêu chí chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố"

Bên cạnh đó, quận Ba Đình triển khai thực mơ hình “Cung cấp thơng tin dịch vụ SKSS cho người di cư” Hà Nội Mơ hình nhận được tham gia chủ trọ, đặc biệt có 20 chủ nhà trọ tham gia nhiệt tình việc tuyên truyền SKSS/KHHGĐ cho người trọ Nhiều chị em thấy tin tưởng phấn khởi quan tâm đến sức khỏe, chí được giới thiệu việc làm Những người di cư gia đình tự nguyện, khơng sinh thứ 3, mơ hình phát card (thẻ giới thiệu hoạt động mơ hình địa hỗ trợ SKSS cho người di cư), làm cẩm nang (kiến thức SKSS, xã hội, pháp luật ) sổ y bạ cho người di cư Để giúp việc tuyên truyền hiệu quả, mô hình mua cấp phát Báo Gia đình& Xã hội một số đầu báo khác cho 20 nhà trọ điểm địa bàn để người dân đọc tiếp cận nhiều thông tin phục vụ cho sống sức khỏe mình” [Kết quả phỏng vấn sâu cán phường Phúc Xá]

Tuy nhiên, nỗ lực của quyền địa phương đóng góp được phần việc hỗ trợ người nghèo di cư tiếp cận với dịch vụ y tế Vấn đề cần được sự vào đồng bộ, tồn diện khơng của các quan, tổ chức mà cả của bản thân người nghèo di cư Có vậy, việc tăng cường khả tiếp cận với dịch vụ y tế của nhóm người nghèo di cư mới thực sự đạt được hiệu quả mong ḿn và nhóm người nghèo di cư mới được thụ hưởng quyền lợi về y tế mà họ đáng được hưởng

Tiếp cận dịch vụ xã hội gia đình lao động nhập cư: nhu cầu chưa đáp ứng

(64)

Tuy nhiên vẫn hạn chế, đặc biệt cung ứng dịch vụ giáo dục công cho em lao động nhập cư tại khu vực đô thị Số lượng quy mô dịch vụ công thường được xây dựng không tính đến khối lượng nhập cư chưa đăng ký Thứ 2, khả tiếp cận: chủ yếu hộ gia đình lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ xã hội bản theo hướng phi thức (học trường tư, khám chữa bệnh dịch vụ - tự nguyện, nguồn điện, nước sử dụng chủ nhà cung cấp ) Họ gặp phải hạn chế tiếp cận cả hệ thống cung ứng dịch vụ xã hội bản của nhà nước sẵn có Hạn chế gặp phải của họ chủ yếu xuất phát từ hệ thớng hành chính, u cầu thủ tục phức tạp ý thức/khả của bản thân người lao động việc tìm hiểu dịch vụ.Thứ 3, khả chi trả: với hệ thống cung ứng dịch vụ bản sẵn có, phần bị rào cản thủ tục phức tạp, nhóm hộ lao động đa sớ sẵn sàng chi trả khoản chi phí cao đặc biệt vấn đề chăm sóc sức khỏe phù hợp với yêu cầu về tính thời gian chất lượng của dịch vụ Điều giúp họ an tâm quá trình sớng làm việc tại điểm đến Tuy nhiên đối với hộ gia đình dễ bị tổn thương chi phí cao lại vấn đề lớn, đặc biệt bối cảnh giá cả đắt đỏ Họ khơng có khả chi trả cho dịch vụ tư nhân chi phí cao

Mức độ sử dụng dịch vụ xã hội bản của hộ gia đình nhập cư bị hạn chế Thực tế họ không được xem là cư dân địa phương và khơng có hộ - điều kiện tiên quyết để được nhận dịch vụ Trong trường hợp người di cư mua dịch vụ, họ phải trả mức giá cao so với người địa phương Điều được thể rõ việc sử dụng dịch vụ về điện, nước, giáo dục…

(65)(66)

Chương 3: Đánh giá chương trình trợ giúp người nhập cư trong tiếp cận dịch vụ xã hội địa bàn phường

Phúc Xá

3.1 Các chương trình trợ giúp gia đình lao động nhập cư địa bàn phường Phúc Xá

Thực tế cho thấy, hộ gia đình và cá nhân người di cư nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quyền phương của tổ chức nước Các chương trình trợ giúp khá đa dạng, với dịch vụ mang tính chất khắc phục - giúp các đối tượng đã rơi vào nhóm đới tượng ́u thế nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của xã hội giúp họ trở lại tham gia vào thị trường lao động tiếp tục sinh kế Cụ thể:

Mơ hình Cung cấp thơng tin dịch vụ chăm sóc SKSS cho người di cư Tổng cục DS-KHHGĐ, thông qua Dự án VNM7PG0009 Bộ Y tế quản lý khuôn khổ hợp tác Quỹ Dân số Liên Hợp Q́c (UNPFA) với Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 được bắt đầu năm 2008 Gần 20 chủ nhà trọ có thêm giá đựng th́c với nhiều tài liệu về sức khỏe sinh sản, thuốc tránh thai, bao cao su chủ trọ này trở thành tuyên truyền viên về sức khỏe sinh sản (SKSS) Với tờ rơi, các thẻ chuyển tuyến sổ y bạ được cấp miễn phí, người di cư còn được biết các địa khám, chữa bệnh miễn phí giảm phí cho

(67)

website đầu tiên cho người lao động ngoại tỉnh đã thu hút 25 nghìn lượt truy cập với nội dung liên quan tới sức khỏe, pháp luật và hướng nghiệp dành cho người di cư

Hoạt động truyền thông về sức khỏe sinh sản được thực chủ ́u thơng qua buổi tọa đàm nhóm lớn, được tổ chức tại nhà trọ, trung tâm sinh hoạt cộng đồng địa bàn phường Thông thường buổi trùn thơng diễn theo trình tự: phát tờ rơi của dự án viết giấy mời thông qua nhóm nịng cớt tại địa bàn đưa đến nhà trọ tới tận tay người nhập cư, nghe báo cáo viên trình bày chủ đề chính; báo cáo viên đặt câu hỏi cho người nhập cư trả lời, nhập cư đặt câu hỏi thắc mắc, báo cáo viên trả lời Bên cạnh báo cáo viên có tiến hành sớ ca tư vấn riêng nếu có u cầu Nội dung truyền thông xoay quanh chủ đề về SKSS như: Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm khuẩn đường sinh sản, HIV/AIDS, phịng tránh phá thai phá thai an toàn; Quyền sinh sản – Kế hoạch hoá gia đình; Làm mẹ an toàn; Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho tuổi vị thành niên.Truyền thông về nâng cao lực

Đào tạo nâng cao lực cho mạng lưới tình nguyên viên, đồng đẳng viên Nâng cao kiến thức và kỹ sống cho đối tượng hưởng lợi Tham vấn cho gia đình, cộng đồng và lãnh đạo địa phương Đào tạo nâng cao lực cho đội ngũ cán quản lý dự án, chương trình

Thông tin giáo dục truyền thông, truyền thông chuyển đổi hành vi Hình thức truyền thông:

- Hầu hết các dự án sử dụng kênh truyền thông trực tiếp thơng qua các loại hình:

+ Trùn thơng trực tiếp nhóm nhỏ + Nói chuyện chuyên đề

(68)

+ Tổ chức diễn đàn đối thoại

- Truyền thông gián tiếp: Cung cấp báo, tạp chí, tờ rơi, tin, bài viết

Các hoạt động truyền thông đều huy động được sự phối hợp của chính quyền, đoàn niên, y tế, cán dân số địa phương

Nội dung truyền thông:

- Cung cấp thông tin, giáo dục về sức khoẻ, SKSS, SKTD: Đây là lĩnh vực được quan tâm của đa số các dự án Trong đó, SKSS và tình dục an toàn là nội dung được tuyên truyền phổ biến nhiều cho nhóm di cư lao động tự do, công nhân các KCN, đặc biệt là nhóm có nguy cao (lái xe đường dài và gái mại dâm)

- Quyền/nghĩa vụ của người lao động: Thực vệ sinh an toàn lao động, quyền của trẻ em, các nguy cơ, rủi ro gặp phải đới với trẻ lang thang Cung cấp dịch vụ : Các dịch vụ được cung cấp các dự án can thiệp bao gồm: Tư vấn về sức khoẻ, SKSS, khám SK tổng thể/SKSS, khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, cấp BCS, viên uống tránh thai, xét nghiệm HIV tự nguyện cho nhóm đới tượng có nguy cao

(69)

Hoạt động chính:

• Tổ chức các hội thảo vận động chính sách tại Hà Nội và tỉnh dự án

nhằm huy động sự ủng hộ của chính quyền địa phương

• Thành lập trung tâm thơng tin, cung cấp các lớp tập huấn, nhằm nâng

cao nhận thức về các dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế

• Tổ chức các họp nhằm cung cấp hội nghề nghiệp, kiến thức về

an toàn và cách tiếp cận dựa quyền, có tính đến yếu tố giới Phát triển các tài liệu trùn thơng

• Cung cấp dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ pháp lý lưu động

cho người di cư

• Giới thiệu và hỗ trợ cho người di cư việc tiếp cận và mua bảo

hiểm y tế

• Tổ chức các lớp đào tạo kỹ quản lý doanh nghiệp và quản lý tài

chính

• Hỗ trợ người di cư mở tài khoản tiết kiệm và quản lý nguồn lực tài

chính

• Phát triển và hỗ trợ các kế hoạch kinh doanh nhỏ • Tổ chức Hội chợ việc làm hàng năm cho người di cư

• Hỗ trợ về mặt tinh thần và thông tin cho gia đình người di cư tại điểm

đi và điểm đến

• Giám sát và đánh giá các hoạt động dự án

(70)

đến và điểm [Thông tin được cung cấp bở các tổ chức phi lợi nhuận có hoạt động trợ giúp cho người di cư tại phường Phúc Xá]

Hộp 8: Phân loại loại hình dịch vụ xã hội trợ giúp cho người yếu

* Các dịch vụ có tính chất phòng ngừa

Đây là hình thức dịch vụ cung cấp cho các đối tượng dịch vụ có tích chủ động phịng ngừa rủi ro xẩy thơng qua biện pháp tích cực như:

- Dịch vụ tư vấn: Tư vấn trước vấn đề về nhận thức rủi ro xẩy

tương lai giúp cho các đối tượng có biện pháp phịng ngừa chủ động đới phó Ví dụ: tư vấn qùn cơng dân, dịch vụ tư vấn sức khoẻ vị thành niên, tư vấn tiền hôn nhân, …

- Các dịch vụ giáo dục: Nhu cầu của các đối tượng đa dạng, số

những nhu cầu và là quyền bản của người là được học tập Do vậy, dịch vụ về giáo dục đóng vai trò cực kì quan trọng đới với sự phát triển của người và đặc biệt quan trọng đối với trẻ em Các dịch vụ về giáo dục trang bị cho các đối tượng kiến thức bản để đáp ứng nhu cầu sống

- Dịch vụ y tế: Cung cấp dịch vụ mang tính chất y tế dự phòng như: tiêm chủng

dự phòng, phát dị tật thai nhi sớm,…

- Dịch vụ hướng nghiệp dạy nghề: Cung cấp kiến thức bản phù hợp

với khả của đối tượng trước tham gia vào thị trường lao động nhằm giảm thiểu những rủi ro gặp phải của đối tượng

* Các dịch vụ mang tính chất hạn chế

Là dịch vụ có tích chất ứng xử khả rủi ro đến với các đối tượng nhằm giảm thiểu rủi ro thông qua các chương trình bảo hiểm, tín dụng đặc biệt,…

- Các hình thức bảo hiểm đặc thù cho đối tượng: Cung cấp nguồn tài

giúp trì độc lập cho các đối tượng trường hợp gặp phải rủi ro bất khả kháng thất nghiệp, tuổi già, tai nạn,… như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm dự phịng tuổi già,

- Hoạt động tín dụng: Cung cấp dịch vụ về tín dụng cho người có thu

nhập thấp tham gia tạo lập vớn có nhu cầu sử dụng trường hợp can thiệp cấp bách hạn chế thiệt hại xảy rủi ro (rất nhiều chứng từ khảo sát, thí điểm mô hình quỹ an sinh thơn bản cho thấy người dân cần được cung cấp dịch vụ với hình thức tài vi mơ)

* Các dịch vụ có tính chất khắc phục

Dịch vụ có tính chất trợ giúp các đới tượng họ đã rơi vào nhóm đới tượng ́u thế nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của xã hội giúp họ trở lại tham gia vào thị trường lao động tiếp tục sinh kế

- Dịch vụ đáp ứng nhu cầu vật chất bản: Sinh tồn nhu cầu bản của

(71)

- Các dịch vụ trợ giúp trực tiếp: Trợ giúp tiền, trợ giúp vật

đối tượng gặp phải rủi ro bất khả kháng có nhu cầu cần trợ giúp để đảm bảo nhu cầu trong thời gian ngắn hạn

- Các dịch vụ nhà ở: Cung cấp nơi cho các đối tượng gặp phải rủi ro

cần có nơi trú ẩn an toàn trước hoà nhập cộng đồng như: Bạo hành gia đình, trẻ em đường phố, nạn nhân buôn bán người, nạn nhân bị quấy rới, lạm dụng tình dục,

- Dịch vụ y tế cho đối tượng đặc thù: Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh

miễn phí giảm lệ phí cho các đối tượng đặc thù: người tàn tật nặng, các đối tượng nhiễm HIV/AIDS khả lao động, …

- Dịch vụ giáo dục, dậy nghề: Được giành cho các đối tượng là người tàn tật,

đối tượng xã hội: Giáo dục chuyên biệt, giáo dưỡng, dậy nghề,…

- Dịch vụ tư vấn tâm lý cho đối tượng yếu bị ảnh hưởng tâm lý: Cung

cấp các đối tượng yếu thế gặp phải vấn đề về tâm lý cần được tư vấn hỗ trợ như: Bạo lực gia đình, nạn nhân bị quấy dối lạm dụng tình dục, nạn nhân bn bán người, tư vấn hồ nhập cộng đồng cho các đới tượng mắc bệnh xã hội, hỗ trợ và tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS

(Trính: Phân loại dịch vụ xã hội cho nhóm yếu - Bộ LĐTBXH, xuất năm 2012)

Các chương trình trợ giúp vật Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm thường xuyên tới thăm hỏi, tặng quà cho các đới tượng hộ lao động nhập cư có sớng khó khăn – đặc biệt là nhóm hộ gia đình sinh sống dưới thuyền Thời gian tiến hành trợ giúp thường diễn vào các dịp tết Nguyên đán, Quốc tế thiếu nhi, Rằm trung thu hay giáng sinh…

3.2 Những điểm đạt điểm hạn chế, thách thức chương trình trợ giúp hộ gia đình nhập cư

* Điểm đạt được:

Các chương trình trợ giúp người di cư đa dạng cả về nội dung cách thức thực

(72)

sẻ kiến thức cho người nhập cư khác điểm tốt hoạt động hỗ trợ vài năm trở lại So với việc trước phường thường giao cho cán y tế mời chuyên gia y tế vào để tập huấn tuyên truyền cho người nhập cư hình thức hiệu nhiều Vì những người họ chung nhà trọ ln với người đó, lại có chung hồn cảnh, chung khó khăn nên dễ dàng việc chia sẻ, đồng thời tổ chức ngày xóm trọ ln khiến họ đỡ e dè, ngại ngần hơn, đồng thời thu hút được nhiều người tham gia hơn.”- chia sẻ của cán UBND phường

Mức độ tham gia của người nhập cư vào các chương trình dự án hỗ trợ tương đối cao Phần lớn hộ khảo sát đều trả lời đã được tham gia các chương trình hỗ trợ Và thấy thật sự các chương trình bổ ích Ví dụ chương trình khám sức khỏe cho người nhập cư, chương trình về phổ biến pháp luật… là chương trình được người nhập cư đánh giá cao về tính thiết thực mong ḿn được tiếp tục tham gia Anh H,45 tuổi, làm cửu vạn nói “ Gần anh có tham gia buổi tập huấn nhà bác Ngọt [chủ nhiệm hợp tác xã Ngày Mới], bác mang giấy mời đến tận phịng thuyết phục đi, nội dung đăng kí tạm trú địa bàn Lúc đầu ngại khơng muốn đi, làm đêm mệt nên muốn ngủ thôi, mà nể bác nên Buổi có gần 30 người thơi, nội dung thấy thiết thực với mình, mình có nhỏ ln đắn đo khơng biết có nên cho lên trên học không ngại nỗi không xin vào trường nhà nước, mà học trường tốn tiền Nhưng biết mình đăng kí tạm trú dài hạn theo diện KT3 học trường cơng bình thường Mình tính bàn với vợ xem làm cái sổ cho lên học chỗ tiện đường chăm sóc”

(73)

truyền về giới bạo lực gia đình, kĩ sống, kĩ giải quyết xung đột …qua tiếng nói của người phụ nữ các gia đình được cải thiện rõ rệt “Cách nói chuyện trao đổi khác nhiều so với ngày xưa, ngày xưa có vấn đề chia sẻ độc âm thầm thơi, cịn mạnh dạn, vấn đề chưa nắm bắt hỏi, lời nói tự tin Như chính chuyện gia đình thơi, trước khơng dám chia sẻ tý nào, sợ xấu chàng, hổ ai, biết phải chia sẻ, đấu tranh đúng, việc bị bạo lực, trước anh chửi hay đánh chị kệ khóc âm thầm mình, anh chơi bơi chị có dám nói đâu, phải nói Học dự án mình thấy âm thầm tiếp tay cho bạo lưc, phải đấu tranh cho đó đúng, đa phần nghĩ chấp nhận, anh dạo ngoan, chị nói với anh ấy, ơng đâu phải nói cụ thể với tới, ông phải tôn trọng tôi, anh lên ăn làm hay chơi, đủ thứ tiền mà anh chơi lấy mà ăn Bây dám nói vậy, cịn chịu khiếp khơng dám nói đâu Mình chia sẻ kinh nghiệm cho chị em khác, có bạo lực phải chạy để tránh trận địn sau trở nhà Khi bị đánh phải tìm người chia sẻ để xin lời khuyên, không được im lặng nữa, phải nói lên cho chồng hiểu” – chia sẻ của chị M, 24 đồng đẳng viên tại phường Phúc Xá

* Điểm hạn chế/thách thức

Thiếu các chương trình trợ giúp thiết kế riêng cho các gia đình nhập cư Các chương trình vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm người nhập cư nói chung, có chương trình dành riêng cho hộ gia đình nhập cư là chương trình cho vay vớn phát triển kinh tế hộ gia đình của ILO và đã kết thúc năm 2013

(74)

chương trình mà dính vào quyền đồn thể khơng ăn thua gì, chủ yếu họ làm cho có hình thức, mời ban bệ đến chụp ảnh báo cáo thành tích, trường hợp gặp người di cư khó khăn, mà làm niềm tin họ”

Mục đính chính của người dân lao động lên Hà Nội làm việc là để kiếm tiền Cộng với tính chất cơng việc chủ yếu làm việc về đêm, ban ngày là thời gian nghỉ ngơi khiến các chương trình trợ giúp thường khó khăn việc tiếp cận khún khích sự tham gia Bác B, tổ trưởng tổ dân phố 7, chia sẻ “ người lao động lên mục đích chủ yếu việc làm mong mỏi làm sao sống nâng lên, học được, đêm kiếm 300 – 400 nghìn đồng gửi tiền quê, làm đêm quần quật – tiếng, ban ngày nghỉ lại nghe [tập huấn/tham gia chương trình] – tiếng, thì họ ngại lắm, nên dù có đến mời họ khơng muốn tham gia Bây thông thường tổ chức buổi tầm – tiếng mà muốn mời người ta tham gia phải có kinh phí hỗ trợ 30 – 50 nghìn/buổi Khi phải nói trước là có hỗ trợ họ Nói chung dân trí họ cao trước nhiều rồi, khơng nghe họ biết thông qua đài báo, ti vi…”.“Vấn đề gặp phải làm việc với người nhập cư bền vững tính chất di cư lắc Hà Nội nhà quê, thời gian làm việc họ vào buổi tối, ban ngày họ thường ngủ mệt mỏi, nên chương trình huấn luyện trang bị kĩ cho nhóm đồng đẳng họ phải xếp thời gian, thường lúc đầu việc từ Long Biên lên họp khó khăn họ phải nghỉ làm, ngày cơng họ 200 – 300 nghìn, hỗ trợ khoảng 50 – 100 nghìn thơi nên phải nỗ lực để họ thấy việc tham gia hoạt động thật có ích cho họ để họ cịn tham gia khơng phải tiền” – chia sẻ của cán quản lý dự án hỗ trợ người nhập cư

(75)

khắc phục, phục hồi nhiều Vì vậy, chủ yếu mới giải quyết được vấn đề các gia đình gặp phải trước mắt chưa có được chương trình sâu vào giải quyết vấn đề mang tính cốt lõi

Thiếu sự liên kết các đơn vị, tổ chức thực hoạt động trợ giúp, khiến cho hoạt động mang tính dàn trải, thiếu tính qn Đồng thời xảy tình trạng nhóm hộ khó khăn, có hộ nhận được nhiều trợ giúp, có hộ khơng “Các chương trình hỗ trợ người nhập cư năm vừa qua có tăng lên chút, khâu tổ chức không tập trung vào nơi, mà chia thành nhiều đồn thể, chẳng hạn chương trình chăm sóc sức khỏe hội phụ nữ vừa làm tháng trước, tháng sau bên y tế lại làm,lúc mời trạm xá, lúc tới phịng trọ…cứ mạnh người làm Như đợt Trung thu vừa vậy, 10h sáng thấy lũ xe máy đông lắm đến tổ chức tổ chức trung thu, phát quà cho em hộ thuyền, chiều lại hội, tối lại hội khác, có hỗ trợ lơi hết xuống gia đình thuyền, có điều phối quản lý tốt quyền kết hợp đơn vị lại tổ chức cho tất cháu gia đình nhập cư đêm trung thu tốt khơng Thực tế nhiều cháu bờ hồn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ khơng có lại nhận hỗ trợ, thiệt thòi nhiều thứ Tết đến ùn ùn kéo xuống khu vực thuyền” – đại diện Ban chủ nhiệm hợp tác xã Ngày Mới

Số lượng truyền thông còn ít, độ bao phủ chưa rộng toàn thể hộ nhập cư, chủ đề truyền thơng cịn hạn chế Thiếu trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền

3.3 Đề xuất mô hình Cơng tác xã hội trợ giúp hộ gia đình nhập cư tiếp cận với dịch vụ xã hội

(76)

Đối tượng hưởng lợi hộ gia đình lao động nhập cư sinh sống địa bàn Mục đích: giúp hộ gia đình lao động nhập cư có được chỗ ổn định, mức giá phù hợp, đảm bảo cho việc cư trú lâu dài Chính quyền địa phương quản lý người di cư được tốt hơp

Hoạt động: Đào tạo nâng cao lực cho mạng lưới tình nguyên viên, đồng đẳng viên Nâng cao kiến thức và kỹ sống cho hộ gia đình nhập cư Tham vấn cho gia đình, cộng đồng và lãnh đạo địa phương về quy định về nhà ở, điện, nước sinh hoạt, giáo dục

Thông tin giáo dục truyền thông, truyền thông chuyển đổi hành vi Hình thức truyền thông:

- Sử dụng kênh truyền thông trực tiếp thông qua các loại hình: + Truyền thông trực tiếp nhóm nhỏ

+ Nói chuyện chuyên đề

+ Lồng ghép với các hoạt động can thiệp khác

+ Tổ chức diễn đàn đối thoại cán địa phương, chủ nhà trọ và hộ gia đình nhập cư

- Truyền thông gián tiếp: Cung cấp báo, tạp chí, tờ rơi, tin, bài viết liên quan đến quyền về cư trú, tiếp cận các dịch vụ xã hội bản cho người dân Các hoạt động truyền thông cần huy động được sự phối hợp của chính quyền, đoàn niên, y tế, cán dân số địa phương

Phối hợp và huy động được sự tham gia của lãnh đạo địa phương vào thực can thiệp Cần sự phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương với dự án suốt quá trình triển khai các hoạt động

(77)

Thời gian của các dự án nên ít là năm để đảm bảo có khoảng 2-3 năm tác động tới đới tượng thụ hưởng thì hiệu quả tác động rõ ràng và tính bền vững cao hơn, đặc biệt đạt được sự cam kết của lãnh đạo cộng đồng và bền vững về nhân lực

Cần tăng số lượng các dự án tập trung hỗ trợ giáo dục, định hướng việc làm cho hộ gia đình nhập cư, đồng thời lồng ghép nội dung giáo dục nhiều vào các dự án hỗ trợ người di cư khác, đặc biệt là các dự án cho trẻ vị thành niên di cư

Dự án cần có kế hoạch đào tạo bổ sung đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng để đảm bảo đủ số lượng đồng đẳng viên, đặc biệt là về các chế độ hỗ trợ di trì mạng lưới đồng đẳng viên này Cần tổ chức các khóa đào tạo lại để cập nhật kiến thức, kỹ và tổ chức hoạt động giám sát hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên Thời gian đào tạo kỹ truyền thông cho tuyên truyền viên đồng đẳng cần dài Cần có các chính sách động viên khen thưởng phù hợp cho tình nguyện viên và đồng đằng viên lồng ghép các dự án Cần cung cấp đủ tài liệu tuyên truyền để tình nguyện viên và đồng đẳng viên tham khảo và phát cho đối tượng Đồng thời mở đường dây nóng để tư vấn cho hộ gia đình nhập cư

Nội dung đào tạo cần đơn giản, cụ thể, rõ ràng về nội dung thật sự thiết thực là mối quan tâm chính đối với hộ gia đình nhập cư (như các quy định về tạm trú, thủ tục nhập học cho cái…) Cần đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ xã hội bản cho người di cư Phương thức cung cấp dịch vụ phải linh hoạt để đảm bảo phù hợp với đặc điểm sinh sống và làm việc của người di cư

(78)

nhập cư để có sự cam kết hỗ trợ không thời gian triển khai dự án mà còn trì các hoạt động can thiệp sau dự án kết thúc

(79)

KẾT LUẬN

Nghiên cứu này được phát triển chủ yếu vào nghiên cứu tài liệu thứ cấp sử dụng kết quả khảo sát định tính tại phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội, với cách tiếp cận tiếp cận dựa quyền của hộ gia đình nhập cư về việc đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp sử dụng dịch vụ xã hội bản Cuộc điều tra tập trung vào hộ gia đình lao động tự nhập cư làm việc khu vực phi thức tại Phường Phúc Xá, Hà Nội Đối tượng khảo sát bao gồm hộ gia đình và các thành viên hộ, quan, cán của ngành y tế, giáo dục, quyền và người dân địa phương Nghiên cứu với mục đính đánh giá đúng tình trạng và nhu cầu sử dụng dịch vụ xã hội bản, tìm hiểu về yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ xã hội bản, đánh giá về các chương trình Cơng tác xã hội có đới với hộ gia đình lao động nhập cư

(80)

đặc biệt vấn đề chăm sóc sức khỏe phù hợp với u cầu về tính thời gian chất lượng của dịch vụ Điều giúp họ an tâm quá trình sớng làm việc tại điểm đến Tuy nhiên đối với hộ gia đình dễ bị tổn thương chi phí cao lại vấn đề lớn, đặc biệt bối cảnh giá cả đắt đỏ Họ khơng có khả chi trả cho dịch vụ tư nhân chi phí cao Thứ 4, đánh giá chương trình cơng tác xã hội có địa bàn phường đã mang lại tác động tích cực giúp cho hộ gia đình nhập cư tiếp cận được với dịch vụ xã hội bản, đa dạng về hình thức nội dung Ngồi vẫn có hạn chế định đặc biệt về tính bền vững của dự án Đa sớ dự án cịn dàn trải, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu mong muốn của hộ gia đình nhập cư

(81)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển người, Báo cáo Quốc gia về phát triển người năm 2011

2 Lê Văn Toàn, Dịch vụ xã hội cho người nhập cư Hà Nội, Tạp chí Dân số Việt Nam, số (108) năm 2010

3 Lưu Quang Tuấn, Tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội người nghèo tại khu vực đô thị: thực trạng giải pháp hoàn thiện Bài viết được đăng Bản tin số 29 của Viện KHLĐXH

4 Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển, Nhu cầu trợ giúp pháp lý người lao động di cư tự khu Phúc Xá, Long Biên, xuất bản năm 2012

5 Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư – Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển phối hợp với Quỹ Châu Á biên soạn và xuất bản năm 2012

6 Bản thảo Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

7 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan hợp tác và phát triển Tây Ban Nha AECI, Các khái niệm dịch vụ xã hội dịch vụ xã hội cho người yếu - Dự án Dịch vụ xã hội đới với nhóm ́u thế và người lao động - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam 2008- 2009

8 Bùi Sĩ Tuấn , Bảo hiểm xã hội cho Lao động di cư – Vấn đề cần quan tâm, Viện Khoa học Lao động xã hội, tháng năm 2003

(82)

10 Đoàn Minh Lộc, Võ Anh Dũng các cộng sự Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, Nhu cầu thông tin dịch vụ sức khỏe sinh sản người di cư tự Quận Ba Đình, TP Hà Nội Quận Gị Vấp, TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Dân số Việt Nam, số (72) năm 2007

11 Phạm Văn Qút, Cơng tác hỗ trợ nhóm yếu Việt Nam, NXB LĐXH năm 2010

12 Báo cáo Thực trạng tình hình dân cư và biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dân cư địa bàn Thành phố Hà Nội, ngày 17/12/2009, UBND thành phố

13 Gravert, A: Das Bedürfnisfeld Wohnen in der Entwicklungspolitik – Eine Analyse von Strategien zur Wohnraumversorgung Einkommensschwacher am Beispiel Ho Chi Minh City, Göttingen 2008

14 Klaus, Adrian: Eine Exploration im Gemeinwesen von Boarding House Siedlungen, München 2009

15 Transparency International: Towards a transparent and quality healthcare system: A qualitative study on the causes, perceptions and impact of informal payments in health services in Vietnam, Hanoi 2011 Study is part of the handouts of the seminar on informal payments in health services (Hanoi 6.6.2012)

16 Waible, M./Gravert, A.: B/ordered spaces and social exclusion in Vietnam: Housing conditions of labor migrants in the face of global economic integration in: Trialog – A journal of planning and building in the Third World, 101 (3/2009), p 39-44

17 Vega, Jeanette: Seminar handouts on “Universal health coverage and equity” in Hanoi Medical University (7.9.2012)

(83)

Tài liệu trực tuyến

19 Khái niệm gia đình và mối quan hệ của gia đình và xã hội

(http://www.123kienthuc.com/2014/03/khai-niem-gia-inh-va-moi-quan-he-giua.html)

20 Các giải pháp về phát triển các dịch vụ xã hội bản nhăm nâng cao chất lượng sống của người dân

(http://skhdt.bacninh.gov.vn/Index.aspx?new=330&item=19&ba=19&c ac-giai-phap-ve-phat-trien-cac-dich-vu-xa-hoi-co-ban-nham-nang-cao-chat-luong-cuoc-song-cho-nguoi-dan.html)

21 Quan điểm của ASXH

(http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi- moi/2012/16871/An-sinh-xa-hoi-o-Viet-Nam-Nhung-quan-diem-va-cach.aspx)

22 Website http://www.diendandicu.org.vn website đầu tiên cho người lao động ngoại tỉnh

23 Sức khỏe sinh sản cho người di cư

(http://www.anninhthudo.vn/Xa-hoi/Dich-vu-cham-soc%C2%A0suc-khoe-sinh-san%C2%A0cho-nguoi-di-cu/336845.antd)

(84)

Phụ lục1: Các câu hỏi vấn A Hướng dẫn hỏi hộ gia đình nhập cư

1.1 Đặc điểm nhân – xã hội hộ gia đình nhập cư tự (liệt kê toàn thành viên sống hộ nay)

TT Tên Tuổi Giới tính

Trình độ học vấn

Nghề nghiệp

Tình trạng nhân

Thời gian di cư

KT ? (1,2 3, 4, No)

2

Hình thức di cư của gia đình? (đi cả hộ; vợ chồng; vợ/chồng mang theo toàn vài cái…) ghi rõ:

……… ……… ……… ………

1.2 Đặc điểm nguồn gốc đặc điểm di cư

(85)

- Hình thức định cư (mùa vụ/con lắc, tạm thời/lâu dài…): năm anh/chị sống làm việc Hà Nội tổng cộng khoảng tháng? - Đăng kí hộ thường trú/tạm trú: hình thức Đăng ký lưu trú của

anh/chị gì? Tại lại lựa chọn hình thức đăng ký lưu trú (do khơng quan tâm, cán xã phường yêu cầu, thủ tục đơn giản, chỗ làm u cầu…)

Mong ḿn được có hình thức đăng ký lưu trú là gì (có hộ ổn định, có sổ tạm trú dài hạn, có thẻ tạm trú dài hạn…)

Khó khăn gì dẫn đến việc khơng có/ khơng được đăng ký HK mong muốn ? thủ tục phức tạp thế nào, chi phí tớn thế nào, điều kiện khơng thể thỏa mãn được? Lợi ích quan trọng có được – trợ cấp, hạ thấp đóng góp địa phương, xin học cho dễ hơn, đăng ký bảo hiểm y tế …

- Có nhiều người nhập cư mang cái theo không? Tại vậy ?

1.3 Đặc điểm việc làm gia đình nhập cư

(hỏi cho tất thành viên hộ làm) - Anh/chị làm ăn xa từ nào? Từ lúc lên đã chuyển qua bao

nhiều chỗ làm,

- Cơng việc của anh/chị là gì? Do đâu mà anh/chị tìm được công việc tại

- Hợp đồng lao động chủ yếu? (Vô thời hạn/1-3 năm/3-12 tháng/<3 tháng/thời vụ/miệng)

- Anh/chị thường phải làm việc tiếng ngày?

(86)

- Tiết kiệm: Thu nhập cả năm / tháng bạn tích góp được khoảng tiền?

- Anh/chị có dự định thế về công việc tương lai

2 Thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội hộ gia đình lao động nhập cư

2.1 Nhà

- Diện tích? Loại hình (nhà hộ/ở chung hộ/dãy trọ/lều lán…)? - (quan sát tự ghi) Mái – tường (ngói, bê tơng, lợp xi măng, giấy

dầu…) – sàn (nền đất, láng xi măng, gạch lát, ốp gỗ…)

- Hớ xí (tự hoại, bán tự hoại, ngăn, cầu cá, …) – dùng chung/riêng với chủ hộ/ người khác dùng chung?

- Thay đổi chỗ có thường xun hay khơng? Lý (gần việc, chỗ rẻ hơn, không được tiếp tục )? Cảm nhận về việc thay đổi chỗ thế ? Chỗ thay đổi kéo theo vấn đề khó khăn gì – học hành, di chuyển đồ đạc, tớn tìm chỗ mới, quan hệ hàng xóm… ?

- Có dễ dàng tìm được nhà không? Giá cả thuê nhà? Anh/chị cảm thấy mức giá này thế nào? (đắt, rẻ, vừa phải)

- Cảm nhận về nơi sinh sớng? Có đáp ứng được mong muốn không? Tại lại chọn thuê nhà theo ngày mà không thuê nhà theo tháng?

2.2 Nước vệ sinh môi trường

- Nguồn nước sử dụng ? (nước máy, nước công cộng, nước mua, giếng khoan sâu máy bơm, giếng khơi xây thành, nước mưa,…) Có nước máy khơng? Mức sử dụng?

(87)

- Cảm nhận về nguồn nước sử dụng? Có đáp ứng được mong ḿn khơng? Có ảnh hưởng thế tới sớng/cơng việc/quyết định đem theo cái… ?

2.3 Điện sinh hoạt

- Nguồn thắp sáng – Nguồn đun nấu: Loại (điện lưới, máy phát điện, ga/dầu, pin, gỗ, than…)? Có khác với chủ hộ? Đồng hồ điện kết nối trực tiếp với lưới điện/thông qua hộ khác/dùng chung đồng hồ? Giá điện có khác? Có ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện không (hành vi sử dụng điện)?

- Mức độ tiêu thụ điện: số/bao nhiêu tiền/tháng;

- Chất lượng điện thắp sáng: nguồn điện cung cấp có đảm bảo khơng? Có thường xuyên điện không? Tháng trước điện lần? - Cơ sợ hạ tầng điện có đảm bảo an toàn khơng? Điện đấu nới có gây

nguy hiểm cho người sử dụng? (chập điện/hở điện/ làm hỏng thiết bị điện tử)

- Anh/chị có biết giá điện thực tế nay? Có biết ưu đãi về giảm tiền điện cho người có thu nhập thấp, sử dụng dưới 50 sớ? Có được trợ giá điện không? Nếu không biết tại sao?

2.4 Học hành cái:

(Hỏi gia đình nhập cư có mang theo) Cho học trường (cơng hay tư)? có gặp khó khăn gì nhập học cho không (mầm non hay trường phổ thông)?

Có hỗ trợ nào cho gia đình bạn khơng (miễn phí trợ cấp về học phí, hỗ trợ về sách giáo khoa v.v… miễn khoản nào? Giảm khoản nào? (Học phí, đóng góp sở vật chất, đóng góp khác) Lý được miễn giảm? (nghèo, hộ DTTS, hộ vùng sâu vùng xa, tiểu học, trường không thu )

(88)

góp, em ngoan… ? Khó khăn lớn khơng vào trường như mong muốn – khơng cịn chỗ để vào, khơng đủ thủ tục, không đủ thời gian đăng ký, không đủ tiền lo xin học, không biết thông tin… - Việc lao động nhập cư bỏ học có phải vấn đề lớn

khơng? Những nguyên nhân khiến họ phải bỏ học? (lao động trẻ em, về kinh tế vấn đề cá nhân gia đình)?

2.5 Chăm sóc sức khỏe

- 12 tháng qua bị đau ốm (mãn tính, chấn thương )? Chữa trị thế (khám đâu – bệnh viện nào, cách ? km, mua thuốc)? Lý điều trị sở y tế X (khơng có hộ khẩu/thiếu tiền/ dịch vụ kém/bệnh nhẹ/ bệnh viện xa/khơng có bảo hiểm y tế/ bận kiếm tiền khơng có thời gian)?

- Khi ớm đến mức bạn mới phải đến bệnh viện ? Bạn có thường tự mua th́c điều trị bị ớm khơng? Bạn dàng đến khám chữa bệnh bệnh viện công không hay bạn gặp phải khó khăn gì? - Thường mong ḿn được chữa trị thế – thích khám bệnh

viện nào, có nghe nói bệnh viện tốt không, muốn điều trị thế nào… Khó khăn lớn khiến khơng được mong ḿn ? Cảm nhận dịch vụ y tế có tốt không – thường thấy mọi người bàn luận thế ?

- Gia đình bạn có bảo hiểm y tế khơng (ai có, khơng ?)? Bạn có gặp phải vấn đề việc chuyển đăng ký bảo hiểm y tế từ nông thôn thành thị khơng (ví dụ: nhận thẻ bảo hiểm y tế miễn phí điều trị cho trẻ dưới tuổi, hiệu lực của thẻ bảo hiểm y tế)?

(89)

- Có gặp phải vấn đề về thẻ bảo hiểm miễn phí điều trị miễn phí cho dưới tuổi khơng? Nếu có, là vấn đề gì? Ban có phải trình giấy khai sinh giấy chứng nhận tuổi để giải quyêt vấn đề khơng? Bạn có cả loại giấy tờ này để bạn được chữa bệnh miễn phí khơng? Nếu khơng, bạn có biết nơi cấp giấy tờ khơng?

- Các chương trình chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, lao động di cư, tiêm phòng vacxin cho trẻ em miễn phí địa bàn? Anh/chị có biết khơng? Có tham gia khơng?

- Anh/chị đánh giá trình trạng sức khỏe của mình thế sau đến làm việc từ đến tháng? ( tốt / cũ / hơn) - Anh/chị có biết các chương trình bảo trợ xã hội hành về y tế

khơng? Nếu có, tình hình tiếp cận thế nào? Việc sử dụng hiệu quả? Những vấn đề khó khăn nào còn tồn tại? Làm thế nào để cải thiện việc tiếp cận sử dụng bảo trợ xã hội về y tế cho người nhập cư?/ Bạn có nguyện vọng kiến nghị gì đói với các chương trình bảo trợ xã hội về y tế khơng?

3 Các sách hỗ trợ

- Gia đình anh/chị có thuộc diện hộ nghèo q khơng (vì sao)? Anh/chị có được tiếp tục hưởng phúc lợi của bảo trợ xã hội (như thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ cho người nghèo) chuyển từ nông thôn thành thị không?

- Các loại hỗ trợ được hưởng?

(90)

- Để gia đình anh/chị có sống tốt hơn/thích nghi tốt lên làm việc, anh chị có khún nghị/mong ḿn được hỗ trợ (nhà ở, nước sạch, điện, giáo dục, y tế) ?

B Hướng dẫn hỏi giáo viên/cán trường học:

1 Có trẻ em có bớ mẹ là lao động nhập cư học tại trường của Thầy/ Cơ?

2 Hiện có hỗ trợ cho học sinh có bớ mẹ là lao động nhập cư khơng? Các em có được hỗ trợ / miễn giảm học phí đồ dùng học tập không? Loại bảo hiểm nào được Nhà nước trường học mua cho học sinh ? Gia

đìnhcác em có bớ mẹ là lao động nhập cư phải đóng góp bao nhiêu? Trường học mầm non khu vực có bị q tải khơng?

5 Trẻ em của các gia đình nhập cư nhìn chung có được tiếp nhận vào học các trường công lập hay không?

6 Giữa các trường công lập, tư thục bán công, chất lượng đào tạo có khác biệt lớn hay khơng? Về chi phí, trường tư và trường công khác biệt thế nào?

7 Có vấn đề hay khó khăn mà em của người lao động nhập cư thường gặp phải lĩnh vực giáo dục?

8 Có các trường hợp em của người lao động nhập cư phải nghỉ học vì gia đình họ khơng đủ khả tiếp tục trang trải chi phí học tập cho hay không? Các nguyên nhân bỏ học khác?

(91)

C Hướng dẫn hỏi cán y tế:

1 Anh/ chị cung cấp thông tin về BHYT và chăm sóc sức khỏe cho người dân thế nào?

2 Có khó khăn, bất cập việc cấp thẻ BHYT miễn phí điều trị miễn phí cho trẻ em dưới tuổi không? Các bệnh viện cơng dịch vụ y tế q̣n có chấp nhận chứng nhận tuổi hay giấy khai sinh cho việc khám chữa miễn phí cho trẻ em dưới tuổi khơng?

3 Có các khó khăn bất cập việc chuyển thẻ bảo hiểm từ nông thôn thành thị khơng?

4 Có các chính sách đặc biệt tập trung vào dịch vụ y tế cho người nhập cư và cái họ hay không?

5 Tình trạng tải tại trung tâm y tế bệnh viện thế nào?

6 Các vấn đề mà người lao động nhập cư thường gặp phải khám chữa bệnh tại bệnh viện ?

7 Anh / chị đánh giá các chương trình bảo trợ xã hội tại thế về mặt tiếp cận, sử dụng tính hiệu quả? Làm để cải thiện việc tiếp cận sử dụng hệ thống bảo trợ này, liên quan tới vấn đề chăm sóc y tế cho người nhập cư?

8 Anh / chị có gợi ý cho việc xây dựng, thực quản lý các chương trình BTXH về y tế nay? Làm để cải thiện được các chương trình tại để khuyến khích nhiều người tham gia bảo hiểm tự nguyện hơn? Anh / chị có thấy khác bản về tình trạng/vấn đề sức khỏe

(92)

D Hướng dẫn hỏi thành viên cộng đồng/ chủ nhà trọ

1 Anh / chị đã gặp phải rắc rối với người lao động nhập cư bao giờ chưa? Nếu có, vấn đề gì?

2 Có vấn đề quận phát sinh người nhập cư gây (ví dụ: tải bệnh viện, trường học)?

3 Có vấn đề khác xóm làng của bạn người nhập cư gây nên?

4 Có khác biệt lớn về chất lượng các trường học cơng và tư hay khơng?

5 Có xu hướng lao động nhập cư mang theo của họ tới nơi đến di cư hay không?

E Hướng dẫn hỏi đại diện quyền địa phương: a Thông tin chung:

1 Dân số của quận ? Thành phần của họ thế ? Mức sống và điều kiện sống của người dân phường so với năm trước là thế ?

3 Có người / lao động nhập cư sống địa bàn quận ? Họ chủ yếu đăng ký hộ loại (KT 1-4 )?

Có khoảng phần trăm lao động nhập cư làm việc khu vực khơng thức phường ?

4 Có khó khăn thách thức ảnh hưởng tới người nhập cư địa bàn phường không ?

(93)

6 Có xu hướng là người nhập cư mang cái theo tới không ? Anh / chị có biết khoảng phần trăm lao động nhập cư

không đăng kí tạm trú (các thời hạn) không ? b Tiếp cận tới dịch vụ công:

1 Giáo dục

2 Chăm sóc sức khỏe

c Chăm sóc sức khỏe cho người lao động di cư cho việc học hành của họ:

1 Có sách hỗ trợ cho người lao động di cư và các thành viên gia đình họ về chăm sóc y tế giáo dục khơng ? Có sách hỗ trợ cho phụ nữ di cư không ?

2 Vai trò của cộng đồng, tổ chức từ thiện tổ chức xã hội dân sự là thế ?

3 Các sách bảo trợ xã hội về y tế giáo dục được áp dụng thế (những thuận lợi thách thức ) ?

4 Bao nhiêu người nhập cư đã nhận được hỗ trợ về bảo trợ xã hội ? Ngân sách báo trợ xã hội ? chế độ swrd ụng của là thế ? ngân sách này có chi cho đối tượng người nhập cư dễ bị tổn thương khơng ?

5 Có chính sách đặc biệt cho phụ nữ di cư và cái họ không?

(94)

8 Người nhập cư gặp khó khăn nào việc xin cấp / hưởng dịch vụ bảo tợ xã hội ?

9 Có khó khăn nào liên quan tới việc cấp thẻ BHYT miễn phí và điều trị miễn phí cho trẻ em dưới tuổi không? Các bệnh viện dịch vụ y tế cơng có chấp nhận việc xuất trình giấy khai sinh hay giấy chứng nhận tuổi để điều trị miễn phí cho trẻ em dưới tuổi không ?

10 Làm thế nào để cải thiện việc tiếp cận sử dụng bảo trợ xã hội cho người nhập cư, xét về mặt sách, phân bổ ngân sách, kế hoạch, giám sát và đánh giá?

11 Có sự khác đáng kể về chất lượng trường công và trường tư ? 12 Việc của người nhập cư bỏ học có phải vấn đề lớn khơng?

Những nguyên nhân khiến họ phải bỏ học?

1 Lý thuyết Công tác xã hội đại

(http://skhdt.bacninh.gov.vn/Index.aspx?new=330&item=19&ba=19&c (http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi- e http://www.diendandicu.org.vn khoe-sinh-san%C2%A0cho-nguoi-di-cu/336845.antd)

Ngày đăng: 06/02/2021, 11:12

w