- Về hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX nên tại bất kỳ thời điểm nào cũng xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho của từng hàng tồn kho.. - Về v
Trang 1PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY SX &DVXK NGUYỄN HOÀNG
III.1 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NÓI CHUNG VÀ
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU NÓI RIÊNG Ở CÔNG TY
Các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty SX &DVXK Nguyễn Hoàng nói riêng, ngày nay không ngừng cố gắng để đứng vững trên thị trường nhằm mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Công tác kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất là hết sức quan trọng giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu được tốt hơn để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Trước nhiều rủi ro và thách thức, muốn hoạt động vững mạnh, đem lại lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu một cách nhanh chóng, chính xác, hợp lý
Qua thời gian thực tập ở nhà máy về đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty
SX &DVXK Nguyễn Hoàng - Nhà máy May Như Quỳnh”, em xin có một số ý kiến nhận xét sau:
III.1.1 Về ưu điểm:
- Về việc ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán:
Hiện nay, toàn bộ công nhân viên kế toán của nhà máy được thực hiện trên phần mềm kế toán Standar 5.0 do công ty quy định cho các nhân viên Việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán đã tạo điều kiện cho việc xử lý, thu thập thông tin một cách kịp thời, hữu ích
Mặt khác, nó giúp cho việc lưu giữ, bảo quản thông tin, dữ liệu được an toàn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung
- Về công tác quản lý nguyên vật liệu:
Trang 2Việc quản lý nguyên vật liệu theo sổ danh điểm vật tư rất thuận lợi cho việc nhập, xuất vật liệu và bảo quản chúng Công ty đã phân loại nguyên vật liệu nhìn chung
là hợp lý
- Về hệ thống Tài khoản, sổ sách và báo cáo
Như đã trình bày, Công ty đã đăng ký sử dụng hết các tài khoản mà Bộ tài Chính ban hành Do phương pháp hạch toán và đặc điểm sản xuất kinh doanh nên có một
số tài khoản công ty không sử dụng mặc dù đã đăng ký như TK 113, 151, 157,
631, … Mặt khác, công ty cũng đã mở thêm hệ thống các tài khoản chi tiết cho phù hợp với tính chất các nghiệp vụ kinh doanh một cách linh hoạt
- Về hạch toán hàng tồn kho:
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX nên tại bất kỳ thời điểm nào cũng xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho của từng hàng tồn kho Phương pháp này tạo điều kiện quản lý tốt nguyên vật liệu, hạch toán chặt chẽ tránh thất thoát, mất mát nguyên vật liệu
- Về việc thu mua nguyên vật liệu:
Nhìn chung, công ty đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thu mua nguyên vật liệu với số lượng và chất lượng đảm bảo cho nhu cầu sản xuất trong kỳ
- Về việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho:
Công ty đánh giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền nên rất đơn giản, dễ tính làm giảm bớt được sự ghi chép, tính toán của kế toán nguyên vật liệu Việc kiểm tra đối chiếu số liệu, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ được diễn ra tương đối hợp lý
- Về thủ tục nhập – xuất kho vật liệu của nhà máy:
Nói chung là tốt, công ty quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu Ở công ty, việc nhập, xuất vật liệu diễn ra thường xuyên, công việc kiểm tra chi tiết vẫn phản ánh kịp thời, đầy đủ
- Về kế toán chi tiết nguyên vật liệu:
Trang 3Nhà máy tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Phương pháp này
có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra số liệu, đảm bảo độ tin cậy và có khả năng cung cấp thông tin nhanh cho các nhà quản trị Phương pháp này phù hợp với chế độ kế toán hiện hành Việc đối chiếu số liệu giữa thủ kho và kế toán được tiến hành khá chính xác bởi hai công việc ghi chép của kế toán và thủ kho là trùng lắp
về mặt số lượng nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn kho
- Về kế toán tổng hợp nguyên vật liệu:
Công ty sử dụng sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ, hình thức này có ưu điểm là mẫu sổ đơn giản, phù hợp với việc tổ chức kế toán trên máy vi tính trong điều kiện có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ Kế toán đã biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn để áp dụng vào sổ sách kế toán cho phù hợp, kế toán tổng hợp không những ghi chép quá trình nhập, xuất vật liệu đảm bảo kịp thời, chính xác mà còn tính ra được chi phí vật liệu tính vào giá thành sản phẩm Việc phân bổ này giúp cho quản lý chi phí vật liệu tính vào giá thành từng loại sản phẩm dễ dàng hơn Ngoài ra kế toán phản ánh được cả các khoản thanh toán với người bán, với khách hàng từ đó cho thấy cái nhìn tổng quát về tình hình nguyên vật liệu ở nhà máy
Công việc kế toán vào cuối tháng rất bận rộn, mặc dù vậy các anh chị phòng
kế toán vẫn hết sức cố gắng đáp ứng được yêu cầu của Ban giám đốc, luôn đưa ra được những thông tin xác đáng cho việc đưa ra kế hoạch sản xuất đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp,
III.1.2 Về nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì tại Công ty vẫn còn tồn tại một số những nhược điểm mà theo em nếu có thể, công ty nên xem xét, nghiên cứu
Trang 4Thứ nhất, việc hạch toán chi phí vận chuyển những vật liệu nhỏ lẻ vào chi phí mua ngoài là chưa đúng theo chuẩn mực kế toán VAS 02 – “Hàng tồn kho” quy định Thứ hai, Công ty chưa sử dụng Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và cách lập Chứng từ ghi sổ chưa đúng theo thời gian qui định
Thứ ba, Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để đề phòng những biến động về giá hàng tồn kho trên thị trường
Và cuối cùng, tại kho, thủ kho không lập Báo cáo tồn kho vào cuối tháng để đối chiếu sổ kế toán
III.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY NGUYỄN HOÀNG
III.2.1 Về đánh giá nguyên vật liệu nhập kho
Như đã trình bày, đối với một số nguyên vật liệu nhỏ lẻ thì mọi chi phí liên quan đến quá trình vận chuyển, bảo quản vật liệu, công ty không tính vào trị giá vật liệu nhập kho mà coi đó là một khoản chi phí dịch vụ mua ngoài (TK6277) Việc hạch toán như trên chưa tuân theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho (chuẩn mực số 2) Khi công ty hạch toán vào TK 6277 – chi phí dịch vụ mua ngoài thì sau khi tập hợp chi phí sẽ phải phân bổ cho từng loại sản phẩm (hàng KICO, quần áo BHLĐ, hàng KID’S) theo một tiêu thức nhất định (trong khi công ty lại không mở chi tiết TK627 theo từng loại sản phẩm) Do đó sẽ làm sai lệch kết quả trong quá
trình tính giá thành từng loại sản phẩm Vì vậy, công ty nên tuân thủ đúng chế độ
hạch toán chi phí vận chuyển vào trị giá nguyên vật liệu trực tiếp (TK621) tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm
Ngoài ra đối với trường hợp nguyên vật liệu do người bán chuyển đến, chi phí vận chuyển tính luôn vào đơn giá hành mua Công ty cũng nên tách riêng phần giá trị nguyên vật liệu và phần chi phí vận chuyển để biết được đơn giá đích thực của nguyên vật liệu và đảm bảo cho việc tính thuế được chính xác vì nếu có trường
Trang 5hợp mức thuế suất của nguyên vật liệu và của chi phí vận chuyển khác nhau mà công ty lại tính gộp theo một mức trên tổng giá trị nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển thì sẽ không chính xác Bên cạnh đó, nếu như chi phí vận chuyển liên quan đến nhiều thứ nguyên vật liệu thì công ty cũng cần phải tách riêng chi phí vận chuyển để phân bổ cho từng thứ nguyên vật liệu nhằm tính giá nguyên vật liệu được chính xác
III.2.2- Về công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Trong công tác kế toán chi tiết vật liệu, để thuận lợi cho kế toán trong việc kiểm tra, đối chiếu với thủ kho thì thủ kho nên lập “Báo cáo tồn kho” về số lượng tất cả các loại nguyên vật liệu có trong kho (sắp xếp theo từng loại hàng do Công
ty mua và hàng nhận gia công) rồi chuyển lên cho phòng kế toán để đối chiếu với
số liệu trên sổ chi tiết và cuối kỳ lập “Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn” cho chuẩn xác
Theo em, căn cứ vào số liệu ở trên “Báo cáo tồn kho” cuối tháng 01/2007 có thể được lập như sau:
B O C O TÁO CÁO T ÁO CÁO T ỒN KHO NGUY£N VẬT LIỆU
Ng y 31 th¸ng 01 n ày 31 th¸ng 01 n ăm 2007
Tại kho Công ty
S
T
T
Mã vật
Đơn vị tính
Số lượng
Tồn đầu tháng
Nhập trong tháng
Xuất trong tháng
Tồn cuối tháng
01
1 VLT
1VCFN
…
Hàng Công ty mua Vải lông trắng
Vải Cofina màu A140
……
Mét
Mét
…
2.180
1.410
…
8.704
7.711,1
… 9.152
5.220
…
1.732
3.901,1
… 02
1VSM6
1HCA
Gia công Mascot Vải sơ mi 6 màu Hạt chống ẩm
……
Mét Túi
…
855 140
…
5.905 3.253
… 6.221 3.320
…
538,7 73
…
Trang 6III.2.3 Về hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu
Thứ nhất, trong quá trình ghi sổ kế toán tổng hợp, do tính chất thời vụ, công việc xuất - nhập kho nguyên vật liệu không diễn ra hàng ngày nên định kỳ thủ kho mới chuyển hoá đơn chứng từ lên để kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ Theo quy định mà Bộ tài chính ban hành thì Chứng từ ghi sổ là những tờ sổ được lập hàng ngày và trên mỗi một chứng từ ghi sổ chỉ phản ánh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh Vì vậy, theo em công ty nên xem xét lại vấn đề này
Thứ hai, Công ty không sử dụng Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ dẫn đến việc đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh không được chính xác Kế toán nên lập
sổ này vì nó được sử dụng không những để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý các chứng từ ghi sổ mà còn để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm:…………
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Ngày,
tháng
……
……
……
……
……
……
……
……
……
……
……
……
……
……
……
……
……
……
Ngày … tháng … năm…
Giám Đốc
Trang 7III.2.4 Về dự phòng giảm giá tồn kho nguyên vật liệu
Hiện tại, Công ty vẫn chưa có khoản trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu nói riêng và hàng tồn kho nói chung Trong khi đó, chi phí về nguyên vật liệu của Công ty là rất lớn nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về giá cả nguyên vật liệu trên thị trường cũng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Việc lập tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ phần nào bù đắp được khoản thiệt hại xảy ra khi bị giảm giá Vì vậy, theo em Công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác này
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập theo các điều kiện:
Số dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh của công ty sau khi đã hoàn nhập các khoản dự phòng năm trước và có bằng chứng về các vật liệu tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá ghi trên
sổ kế toán
Truớc khi lập dự phòng, công ty phải lập Hội đồng thẩm định mức dự giảm giá của vật liệu tồn kho Căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng nguyên vật liệu tồn kho thực tế, công ty xác định mức dự phòng theo công thức sau:
Số dự phòng
cần trích lập
năm N+1
=
Số lượng NVL tồn kho giảm giá tại 31/12/N
x Đơn giá ghi trên sổ kế
-Giá thực tế trên thị trường tại ngày 31/12/N
Để hạch toán việc trích lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho, kế toán sử dụng TK159 - "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho" Tài khoản này dùng để phản ánh việc trích lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
*Kết cấu tài khoản:
Bên nợ: Phản ánh hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên có: Phản ánh số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào giá vốn hàng bán
Trang 8Dư có: Số trích lập dự phòng hiện có
*Phương pháp hạch toán
-Cuối niên độ kế toán (31/12/N), căn cứ vào số lượng NVL tồn kho và khả năng giảm giá của từng thứ NVL, kế toán xác định mức trích lập dự phòng cho năm sau (N+1) theo công thức trên để tính vào chi phí theo bút toán:
Nợ TK 632
Có TK 159 -Sang niên độ năm sau (31/12/N+1), kế toán tiếp tục tính mức trích lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho cho năm tiếp theo (N+2) Sau đó sẽ so sánh với số dự phòng đã lập cuối kỳ kế toán của năm trước
+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay (N) lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước (N-1) thì số chênh lệch lớn hon đó được trích lập bổ sung Kế toán sẽ ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 632 – số chênh lệch
Có TK 159 – số chênh lệch +Nếu số dự phòng phải lập năm nay (N) nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì
số chênh lệch sẽ được hoàn nhập, kế toán sẽ ghi bút toán:
Nợ TK 159 – số chênh lệch
Có TK 632 – số chênh lệch
Trang 9KẾT LUẬN
Một lần nữa có thể khẳng định công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng có tác dụng rất lớn trong công tác quản lý kinh tế Công tác kế toán nguyên vật liệu giúp cho các doanh nghiệp quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trong thời gian thực tập tại công ty SX &DVXK Nguyễn Hoàng – Nhà máy May Như Quỳnh, em đã đi vào nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về tổ chức kế toán nguyên vật liệu Từ đó, đối chiếu với thực tiễn công tác kế toán của công ty
em có đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Các ý kiến đề xuất này có thể thưc hiện được ngay song cũng có ý kiến còn xét để tiến tới thực hiện nhằm giúp cho công tác nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng được hoàn thiện hơn
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình làm chuyên đề này Em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo công ty Nguyễn Hoàng, đặc biệt
là các cô chú, anh chị phòng tài chính – kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em trong thời gian thực tập tại công ty
Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2007
Sinh Viên
BÙI THANH THUÝ
Trang 10NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ĐỀ TÀI: “CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY SX
&DVXK NGUYỄN HOÀNG - NHÀ MÁY MAY NHƯ QUỲNH”
Giáo viên hướng dẫn: ĐINH TUẤN DŨNG
Sinh viên thực hiện: BÙI THANH THUÝ
Lớp: KT 8 – K35
Nhận xét:
Hà nội, ngày …… tháng …… năm 2007
Giáo viên hướng dẫn
ĐINH TUẤN DŨNG
Trang 11NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY SX &DVXK NGUYỄN HOÀNG
ĐỀ TÀI: “CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY SX
&DVXK NGUYỄN HOÀNG - NHÀ MÁY MAY NHƯ QUỲNH”
Sinh viên thực tập: BÙI THANH THUÝ
Lớp: KT 8 – K35 - Khoa Kế Toán – Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Nhận xét:
Hà nội, ngày…… tháng…… năm 2007
Trang 12
MỤC LỤC
Trang LỜI MỞ ĐẦU 01
CHƯƠNG I - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY SX &DVXK NGUYỄN HOÀNG 03
I.1- Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty03 I.2- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 04
I.3- Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh 05
I.3.1- Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty 05
I.3.2- Đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất 12
I.4- Tổ chức công tác kế toán 12
I.4.1- Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty 12
I.4.2- Hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo và sổ kế toán 14
I.5- Thực trạng hoạt động của Công ty 16
CHƯƠNG II - KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY SX&DVXK NGUYỄN HOÀNG 17
II.1- Đặc điểm quản lý nguyên vật liệu tại Công ty 17
II.2- Phân loại nguyên vật liệu 18
II.3- Đánh giá nguyên vật liệu ở Công ty 19
II.3.1- Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho 19
II.3.2- Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho 21
II.4- Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty 22
II.4.1- Chứng từ kế toán sử dụng 22
II.4.2- Thủ tục nhập – xuất nguyên vật liệu 22
Trang 13II.4.3- Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 28
II.5- Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty 35
II.5.1- Tài khoản kế toán sử dụng 35
II.5.2- Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 35
II.6- Công tác kiểm kê nguyên vật liệu 45
CHƯƠNG III - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY SX &DVXK NGUYỄN HOÀNG 48
III.1- Nhận xét đánh giá về công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng ở Công ty 48
III.1.1- Ưu điểm 48
III.1.2- Nhược điểm 50
III.2- Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty SX &DVXK Nguyễn Hoàng 51
III.2.1- Về công tác quản lý nguyên vật liệu 51
III.2.2- Về hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 52
III.2.3- VÒ sæ s¸ch kÕ to¸n tæng hîp 53
III.2.4- VÒ dù phßng gi¶m gi¸ hµng tån kho 54
KÕt luËn 56