Phân tích tài chính Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

44 9.3K 121
Phân tích tài chính Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bối cảnh nước ta vừa ra nhập tổ chức thương mại Thế Giới (WTO), đất nước đang đứng trước một thử thách lớn và đang cần sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của các doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ may mặc thì lại càng gặp nhiều khó khăn và thách thức trước sự cạnh tranh trên thương trường kinh tế đang diễn ra rất khốc và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình. Để doanh nghiệp có thể trụ vững được trước những khó khăn đó thì vấn đề tài chính để duy trì sản xuất và phát triển là một vấn đề rất quan trọng. Để thực hiện được điều đó một doanh nghiệp phải hiểu sâu sắc về thực trạng tài chính của mình Phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông qua đó xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề ra một số biện pháp giúp doanh nghiệp cải thiện được tình hình tài chính hiện tại và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần. Việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ Công ty nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Phân tích tài chính Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến ” làm đề tài bài tập lớn môn học. Mục tiêu nghiên cứu: • Phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. • Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến năm 2011- 2012 làm cơ sở để dự báo cho các năm tiếp theo.

LỤC MỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nước ta vừa ra nhập tổ chức thương mại Thế Giới (WTO), đất nước đang đứng trước một thử thách lớn và đang cần sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của các doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ may mặc thì lại càng gặp nhiều khó khăn và thách thức trước sự cạnh tranh trên thương trường kinh tế đang diễn ra rất khốc và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình. Để doanh nghiệp thể trụ vững được trước những khó khăn đó thì vấn đề tài chính để duy trì sản xuất và phát triển là một vấn đề rất quan trọng. Để thực hiện được điều đó một doanh nghiệp phải hiểu sâu sắc về thực trạng tài chính của mình Phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, tiềm lực vốn của doanh nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông qua đó xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Trên sở đó, đề ra một số biện pháp giúp doanh nghiệp cải thiện được tình hình tài chính hiện tại và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần. Việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ Công ty nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Phân tích tài chính Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến ” làm đề tài bài tập lớn môn học. Mục tiêu nghiên cứu: • Phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. • Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến năm 2011- 2012 làm sở để dự báo cho các năm tiếp theo. 2 PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1.1.1 Giới thiệu chung về công ty Tên gọi: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION Tên viết tắt: VTEC Vốn điều lệ: 280.000.000.000 đồng Địa chỉ: số 7 Lê Minh Xuân, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Email:vtec@hcm.vnn.vn Website: http://www.viettien.com.vn 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tiền thân của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến là một xí nghiệp may tư nhân tên gọi là “Thái Bình Dương kĩ nghệ Công ty” (Pacific Enterprise). Khi đó xí nghiệp chỉ 65 máy may và khoảng 100 công nhân. Sau năm 1975, xí nghiệp được quốc hữu hóa và giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp) quản lí. Tháng 5/1977, xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp may Việt Tiến. Ngày 11/1/2007 Bộ Công nghiệp Quyết định số 05/2007/QĐ-BCN về việc thành lập Tổng Tổng công ty May Việt Tiến trên sở tổ chức lại Tổng công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Ngày 13/02/2007 Bộ Công Nghiệp ban hành Quyết định số 544/QĐ-BCN về việc cổ phần hóa Tổng Tổng công ty May Việt Tiến và ngày 30/ 08/ 2007 Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 0408/ QĐ – BCT phê duyệt phương án và chuyển Tổng công ty May Việt Tiến thành Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến. Ngày 01/ 01/ 2008 Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến chính thức hoạt động. Hiện nay, Việt Tiến đã lớn mạnh hơn rất nhiều, gồm 6 xí nghiệp, 14 công ty thành viên với hơn 20 nghìn lao động. Sản phẩm của Việt Tiến thêm nhiều tên gọi khác 3 nhau, đến với người tiêu dùng qua hệ thống hơn 20 cửa hàng và 300 đại lí trên toàn quốc, ngoài ra còn mặt tại thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, các nước ASEAN 1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh  Sản xuất quần áo các loại;  Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa;  Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng;  Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp;  Kinh doanh sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp;  Đầu tư và kinh doanh tài chính;  Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 1.2. 2 Các sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp  Sản phẩm mang thương hiệu VIETTIEN cho thời trang công sở (Office Wear).  Sản phẩm mang thương hiệu Vee Sendy cho thời trang thông dụng (Casual Wear)  Sản phẩm mang thương hiệu TT-up là thương hiệu thời trang cao cấp (High Class Fashion  Hai thương hiệu thời trang cao cấp SAN SCIARO: (sản phẩm thời trang nam cao cấp mang phong cách Ý) và MANHATTAN (sản phẩm thời trang nam cao cấp mang phong cách Mỹ, thuộc tập đoàn Perry Ellis International và Perry Ellis Europe của Mỹ được Việt Tiến mua quyền khai thác và sử dụng). 1.3 Công nghệ sản xuất Trong chiến lược kinh doanh của Việt Tiến, con người là yếu tố quan trọng nhất. Việc xây dựng nguồn nhân lực năng động trong các lĩnh vực quản lý điều hành, quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn và đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề luôn được công ty quan tâm hàng đầu. Ngoài việc tập trung cho nguồn nhân lực, Việt Tiến 4 Ban kiểm soát Các XN chi nhánh phụ thuộc ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Các đơn vị HTKD, liên doanh, liên kết Các phòng ban chức năng luôn đi đầu trong việc nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng công nghệ mới, đầu tư ứng dụng công nghệ Lean Manufacturing. Việt Tiến cũng đã đầu tư thiết bị hiện đại vào sản xuất như hệ thống giác sơ đồ/trải vải/cắt tự động, hệ thống dây chuyền sản xuất tự động cùng các loại máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại khác như máy mổ túi tự động, máy tra tay, máy lập trình… Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng đang chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận các chương trình đầu tư về thiết bị và công nghệ của các Tập đoàn South Island, Itochu, Misubishi, Maruberni, Sumitomo, Sandra. Nhờ vậy, năng suất, chất lượng được tăng lên rõ rệt, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thị trường. 1.4 cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh ngiệp 1.4.1 Mô hình cấu tổ chức quản lý Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 1.4.2 chức năng và nhiêm vụ bản phòng tài chính Chức năng: Lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Nhiệm vụ: 5  Lập trình, quản lý tài chính nhanh gọn, chính xác.  Thực hiện các nghiệp vụ thu – chi đúng chính sách.  Lập báo cáo tài chính của Công ty.  Giám sát bán hàng thông qua hoạt động tài chính.  Xây dựng, đề xuất chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban.  Phối hợp với phòng nhân sự tổ chức tuyển dụng, đào tạo cho nhân viên. PHẦN 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN 2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính 2.1.1 Phân tích bản cân đối kế toán cấu tài sản và nguồn vốn TÀI SẢN Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Tăng giảm so với 2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ % 6 % % A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.226.819.637.528 70.36 1.381.750.708.730 71.14 154.931.071.202 12.63 I. Tiền và tương đương tiền 215.863.188.496 12.38 258.450.139.684 13.31 42.586.951.188 19.73 II. Các khoản đầu tư tài chính NH 187.685.776.051 10.76 208.200.000.000 10.72 20.514.223.949 10.93 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 287.675.182.570 16.50 377.231.268.112 19.42 89.556.085.542 31.13 IV. Hàng tồn kho 497.347.653.964 28.52 510.401.820.111 26.28 13.054.166.147 2.62 V. Tài sản ngắn hạn khác 38.067.836.294 2.2 27.377.480.643 1.41 (10.690.355.651) (28.1 ) B - TÀI SẢN DÀI HẠN 516.921.781.468 29.64 560.534.255.042 28.86 43.612.473.574 8.44 I. Tài sản cố định 268.324.740.656 15.39 282.530.486.525 14.54 14.205.745.869 5.29 II. Đầu tư tài chính dài hạn 219.038.838.744 12.56 251.463.471.810 12.95 32.424.633.066 14.8 III. Tài sản dài hạn khác 29.588.202.068 1.69 26.540.296.707 1.37 (3.047.905.361) (10.3) Tổng cộng tài sản 1.743.741.418.996 100 1.942.284.963.772 100 198.543.544.776 11.39 7 Năm 2012 so với năm 2011, tổng tài sản tăng 198.543.544.776 đồng, tức là tăng 22,81% thể hiện sự tăng lên đáng kể về quy mô của doanh nghiệp trong năm 2012. Năm 2012 Tổng công ty đã tiến hành khai trương trung tâm thiết kế thời trang, giới thiệu ra thị trường nội địa thương hiệu Camelia cho dòng sản phẩm chăn, drap, gối, nệm. và đầu tư nâng cấp các cửa hàng lớn, tạo hình ảnh ấn tượng về thương hiệu của Tổng công ty. Qua bảng số liệu trên cho thấy, năm 2011 công ty tập trung đầu tư tài ngắn hạn hơn so với tài sản dài hạn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tới 70,36%. Bước sang năm 2012, công ty vẫn phát triển theo cấu tài sản theo xu hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm dần tài sản dài hạn (tỷ trọng tài sản dài hạn/ tổng tài sản tài ngày 31/12/2012 là 28,86% giảm 0.78% so với cuối năm 2011, tuy nhiên vẫn giữ được sự cân bằng tương đối giữa hai khoản mục này. Giải thích: Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, công ty tái cấu lại các khoản đầu tư theo hướng tinh lọc và giảm các dự án đầu tư dài hạn cũng như tăng cường hoạt động thu hồi các khoản phải thu dài hạn, hạn chế nợ xấu, nợ khó đòi. Phân tích qua các khoản mục sự thay đổi đáng kể, cụ thể : *Về tài sản ngắn hạn: - Tiền và các khoản tương đương tiền Năm 2012 Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 13,31% trong cấu tổng tài sản của công ty, tăng 19.73% so với năm 2011 với số tuyệt đối là 42.586.951.188 đồng. Điều này cho thấy nhu cầu thực tế về tiền của doanh nghiệp trong năm 2012 tăng đột biến. Số dư tiền mặt tăng cao trong cấu tài sản của doanh nghiệp cũng đảm bảo cho khả năng ứng phó tốt cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của doanh nghiệp khi tỷ trọng nợ ngắn hạn là rất lớn và xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2012 doanh nghiệp mở rộng quy mô nên nhu cầu tiền mặt để giải quyết các phát sinh trong giai đoạn đầu tăng cao, khi đã đi vào ổn định, nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp sẽ về trạng thái hợp lý. - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Việt Tiến tăng nhẹ trong năm 2012. Vì nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi thời kì khó khăn nên công ty không mấy chú trọng đến các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. 8 - Các khoản phải thu Tỷ trọng của các khoản phải thu chiếm trong tổng số tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2011 chiếm 16,5% và năm 2012 chiếm 19,42%. Trong năm 2012 các khoản phải thu tăng so với năm 2011 là 31,13% và các khoản phải thu của khách hàng còn lớn hơn phải trả trước cho người bán. Điều này chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn so với những khoản mà Công ty đi chiếm dụng của khách hàng.Vì vậy mà Công ty cần biện pháp để thúc đẩy quá trình thu hồi các khoản nợ phải thu. - Hàng tồn kho Khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao so với tổng tài sản, năm 2011 chiếm 28,52% và năm 2012 chiếm 26,28%, tỷ trọng này cho thấy hàng tồn kho của Công ty khá cao. Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh của Việt Tiến tập trung vào mặt hàng may mặc, do đó, nếu nền kinh tế biến động sẽ ảnh hưởng sức tiêu dùng của người dân, thêm vào đó tỷ trọng hàng tồn kho so với tổng tài sản đang xu hướng giảm xuống là chứng tỏ rằng công việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty là tương đối tốt. Vì vậy, Công ty cần chi tiết từng mặt hàng tồn kho và tìm biện pháp giải quyết nhằm thu hồi vốn, góp phần sử dụng vốn hiệu quả. *Về tài sản dài hạn: - Tài sản cố định: Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của Việt Tiến tương đối nhỏ và xu hướng giảm. Về tỷ trọng của tài sản cố định chiếm trong tổng số tài sản của Công ty năm 2011 chiếm 15,39% và năm 2012 chỉ chiếm 14,54%. Nếu xét trên khía cạnh tỷ trọng thì khoản mục này đã giảm 0,85% từ năm 2011 đến 2012 nhưng trên thực tế thì tổng giá trị của tài sản cố định đã tăng 14.205.745.869 đồng. Trong khi đó số tiền cho chi phí xây dựng bản dở dang tăng 37.742.033.318 đồng. Tổng đầu tư xây dựng bản, mua sắm tài sản cố định, nâng cấp cải thiện môi trường làm việc, đầu tư tài chính trong năm là 66,11 tỷ đồng, Điều này chứng tỏ Việt Tiến đang từng bước thay thế công nghệ sản xuất, sở vật chất kỹ thuật của Công ty ngày càng nâng cao, mở rộng. Năm 2012, Việt Tiến áp dụng công nghệ sản xuất theo phương pháp Lean nên năng suất lao động đã tăng trưởng mạnh, Tổng công ty mẹ đạt 446USD/người/tháng, các Công ty con đạt bình quân trên 320USD/người/tháng. Ngày 2/2/2012, Tổng công ty cổ phần May Việt 9 Tiến đã chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động trung tâm thiết kế thời trang với tổng diện tích trên 18.000m2, trong đó diện tích thiết kế may mẫu là 3.000m2 kho là 5.400m2 tại số 11/7, huyện Hóa Môn, TPHCM. - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Sự tăng lên tuyệt đối trong khoản mục này cho thấy sự tăng cường đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Mặc dù đầu tư dài hạn sẽ hàm chứa nhiều rủi ro trong việc thu hồi vốn đầu tư nhưng sẽ đem lại lượng vốn lớn cho daonh nghiệp trong tương lai nếu như doanh nghiệp sự phân tích đánh giá chính xác để giảm thiểu rủi ro cho dự án mà mình tiến hành đầu tư. Sự tăng lên này cũng cho thấy sự tính toán, định hướng phát triển và tìm kiếm lợi nhuận cho công ty trong dài hạn NGUỒN VỐN Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Tăng giảm so với 2011 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ lệ % A - NỢ PHẢI TRẢ 1.220.442.710.852 70 1.349.590.426.775 69,48 129.147.715.923 10.58 I. Nợ ngắn hạn 1.178.580.958.525 67.59 1.314.032.679.452 67,65 135.451.720.927 11.49 II. Nợ dài hạn 41.861.752.327 2,41 35.557.747.323 1,83 (6.304.005.004) (15) B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 482.557.822.786 27.67 546.711.008.037 28,15 64.153.185.251 13,29 I. vốn chủ sở hữu 482.557.822.786 27,67 546.711.008.037 28,15 64.153.185.251 13,29 C – LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 40.740.885.996 2,33 45.983.528.960 2,37 5.242.642.964 12,87 Tổng 1.743.741.418.358 100 1.942.284.963.772 100 198.543.544.776 11.39 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tổng tài sản được hình thành từ hai nguồn vốn chính là nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 27,67% năm 2011 và 28,15% năm 2012 và nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm 70% năm 2011 và 69.48% năm 2012. Điều này cho thấy, nguồn vốn chủ tỷ trọng thấp, công ty sử dụng ít vốn chủ và sử dụng nhiều vốn vay cho thấy khả năng tự chủ và độc lập về tài chính của công ty là thấp, sử dụng nhiều vào nguồn vốn đi vay sẽ phần nào đó tiết kiệm thuế và giảm chi phí vốn ( thể giảm ) nhưng cũng làm gia tăng rủi ro cho công ty khá lớn. Trong cấu vốn của Công ty tỷ trọng sử dụng nguồn vốn nghiêng hẳn về sử dụng nợ và chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn 67,75% 10 . ty May Việt Tiến thành Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến. Ngày 01/ 01/ 2008 Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến chính thức hoạt động. Hiện nay, Việt Tiến. Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Ngày 13/02/2007 Bộ Công Nghiệp ban hành Quyết định số 544/QĐ-BCN về việc cổ phần hóa Tổng Tổng công ty May Việt

Ngày đăng: 31/10/2013, 09:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan