1. Trang chủ
  2. » Vật lý

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ

121 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Hơn nữa tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, chủ yếu trong ngành thương mại, kinh doanh, kỹ thuật, vv…Trong xu thế hội nhập của đất nước, ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức ra [r]

(1)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG HUY PHONG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƢƠNG

TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

(2)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG HUY PHONG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƢƠNG

TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Mã số: 60.14.01.14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

(3)

i

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, phòng Đào tạo thầy cô giáo trường Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội giúp đỡ tác giả trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn toàn thể cán bộ, giáo viên em học sinh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện, cung cấp thông tin tham gia nhiều ý kiến quý báu cho tác giả trình học tập, nghiên cứu thực luận văn

Trân trọng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè người thân, người giúp đỡ, động viên tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trình học tập nghiên cứu

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng biết ơn đến GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - người tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tác giả kiến thức phương pháp luận suốt thời gian nghiên cứu thực luận văn

Với thời gian nghiên cứu hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi thiếu xót hạn chế Tác giả mong đóng góp chân thành nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo, cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp bạn đọc để luận văn hoàn thiện

Xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày 26 tháng năm 2017 Tác giả

(4)

ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGH Ban giám hiệu

CBQL Cán quản lý

CNTT Công nghệ thông tin

CSVC Cơ sở vật chất

CTGD Chương trình giảng dạy

GAĐT Giáo án điện tử

GDNGLL-HN Giáo dục lên lớp - hướng nghiệp

GV Giáo viên

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

HS Học sinh

KHGD Kế hoạch giảng dạy

PHHS Phụ huynh học sinh

PPCT Phân phối chương trình

PPDH Phương pháp dạy học

QLGD Quản lí giáo dục

SKKN Sáng kiến kinh nghiệm

TBDH Thiết bị dạy học

TCM Tổ chuyên môn

THPT Trung học phổ thông

TTCM Tổ trường chuyên môn

(5)

iii MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Danh mục chữ viết tắt ii

Danh mục bảng vi

Danh mục biểu đồ, sơ đồ vii

MỞ ĐẦU

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.2 Các khái niệm vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Quản lý

1.2.2 Hoạt động dạy học

1.2.3 Hoạt động dạy học nhà trường Trung học phổ thông 13

1.3 Một số vấn đề lý luận dạy học Tiếng Anh trƣờng trung học phổ thông 14

1.3.1 Vị trí, mục tiêu mơn Tiếng Anh trường Trung học phổ thông 14

1.3.2 Nội dung dạy học Tiếng Anh trường Trung học phổ thông 16

1.3.3 Đặc trưng hoạt động dạy học Tiếng Anh trường THPT 17

1.4 Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh trƣờng trung học phổ thông 18

1.4.1 Quản lý hoạt động dạy giáo viên 18

1.4.2 Quản lý hoạt động học HS 20

1.4.3 Quản lý CSVC nguồn lực phục vụ hoạt động dạy học tiếng Anh 21

(6)

iv

1.5.1 Các yếu tố khách quan 21

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 22

Tiểu kết chƣơng 24

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƢƠNG TỈNH PHÚ THỌ 25

2.1 Khái quát trƣờng trung học phổ thông Hùng Vƣơng, tỉnh Phú Thọ 25

2.1.1 Lịch sử nhà trường 25

2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhà trường 25

2.1.3 Chất lượng giáo dục toàn diện 26

2.1.4 Đặc điểm học sinh: 27

2.1.5.Về công tác tổ chức quản lý BGH: 27

2.2 Giới thiệu khảo sát 27

2.2.1 Mục đích khảo sát 27

2.2.2 Nội dung khảo sát 28

2.2.3 Đối tượng khảo sát 28

2.2.4 Phương pháp khảo sát 28

2.3 Kết khảo sát 28

2.3.1 Thực trạng nhận thức tầm quan trọng tiếng Anh dạy học môn tiếng Anh cán quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh 28

2.3.2 Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ 30

2.3.3.Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường Trung học phổ thông Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ 43

2.4 Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy – học môn Tiếng Anh trƣờng Trung học phổ thông Hùng Vƣơng 56

(7)

v

CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HÙNG VƢƠNG, TỈNH PHÚ THỌ 60

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý 60

3.1.1 Nguyên tắc tính hệ thống 60

3.1.2 Nguyên tắc tính thực tiễn 60

3.1.3 Nguyên tắc tính hiệu 60

3.1.4 Nguyên tắc tính đồng 61

3.2 Đề xuất số biện pháp quản lý hoạt động dạy học mônTiếng Anh trƣờng Trung học phổ thông Hùng Vƣơng 61

3.2.1 Nhóm biện pháp: Nâng cao nhận thức GV, HS cha mẹ HS tầm quan trọng Tiếng Anh 61

3.2.2 Nhóm biện pháp: Tăng cường quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh GV 64

3.2.3 Nhóm biện pháp: Quản lý hoạt động học mơn Tiếng Anh HS 71

3.2.4 Nhóm biện pháp: Nâng cao lực cho giáo viên Tiếng Anh 77

3.2.5 Nhóm biện pháp: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh 83

3.2.6 Nhóm biện pháp: Đầu tư quản lý sử dụng có hiệu CSVC, TBDH môn Tiếng Anh 86

3.3 Mối quan hệ nhóm biện pháp quản lý 88

3.4 Khảo sát tính cấp thiết tính khả thi biện pháp quản lý 89

Tiểu kết chƣơng 91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

(8)

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thực trạng giáo viên tiếng Anh trường THPT Hùng Vương 30

Bảng 2.2 Kết khảo sát việc hướng dẫn phương pháp học môn tiếng Anh cho học sinh trường THPT Hùng Vương 32

Bảng 2.3 Kết khảo sát hoạt động dạy giáo viên môn tiếng Anh, trường THPT Hùng Vương 33

Bảng 2.4 Thực trạng khả giao tiếp tiếng Anh GV GV dạy tiếng Anh trường THPT Hùng Vương 36

Bảng 2.5 Đánh giá giáo viên mức độ thực hoạt động học môn tiếng Anh học sinh trường THPT Hùng Vương 39

Bảng 2.6 Đánh giá mức độ thực hoạt động giao tiếp tiếng Anh học sinh trường THPT Hùng Vương 41

Bảng 2.7 Hiện trạng sở vật chất thiết bị dạy học môn tiếng Anh trường THPT Hùng Vương 42

Bảng 2.8 Thực trạng quản lý việc thực chương trình giảng dạy 45

Bảng 2.9 Thực trạng quản lý việc soạn chuẩn bị lên lớp giáo viên 47

Bảng 2.10 Thực trạng quản lý nề nếp lên lớp sử dụng TBDH GV 49

Bảng 2.11 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết học tập học sinh 51

Bảng 2.12 Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng tự bồi dưỡng GV 53

Bảng 2.13 Thực trạng quản lý hoạt động học môn tiếng Anh HS 54

Bảng 2.14 Thực trạng quản lý CSVC - TBDH môn tiếng Anh 55

(9)

vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

(10)

1 MỞ ĐẦU

1 Lý chọn đề tài

Với xu hội nhập, ngày tiếng Anh coi ngôn ngữ quốc tế Tiếng Anh sử dụng rộng rãi tất lĩnh vực như: Thể thao, du lịch, tin học, hàng không, vv Theo thống kê 75% thư điện tử toàn giới viết tiếng Anh, 60% kênh phát sóng Radio, TV sử dụng tiếng Anh nửa tạp chí xuất định kỳ viết tiếng Anh Hơn tiếng Anh sử dụng rộng rãi, chủ yếu ngành thương mại, kinh doanh, kỹ thuật, vv…Trong xu hội nhập đất nước, ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam thức nhập tổ chức thương mại giới giới(WTO) Để trình hội nhập mang lại kết tốt đẹp, bạn bè năm châu thêm hiểu đất nước người Việt Nam hơn, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng việc làm hạn chế bất đồng ngôn ngữ

(11)

2

Mặc dù mơn tiếng Anh có đặc điểm riêng giống môn học khác cần đổi nội dung chương trình để phù hợp hơn, đáp ứng đòi hỏi xã hội Từ đổi chương trình THPT, việc dạy học mơn Tiếng Anh có thay đổi theo, ảnh hưởng đến hoạt động dạy, kiểm tra, đánh giá giáo viên việc học tập học sinh Do vậy, việc quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình THPT cần thay đổi thích ứng Trong năm qua hoạt động quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh trường THPT Hùng Vương theo cách làm truyền thống hình thành từ nhiều thập kỷ trước Cách quản lý hoạt động dạy học nhà trường nói chung mơn học tiếng Anh nói riêng phần lớn theo kinh nghiệm tự học hỏi nên chưa đáp ứng yêu cầu đổi

Xuất pháp từ lý tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trƣờng trung học phổ thông Hùng Vƣơng - tỉnh Phú Thọ” với mong muốn: thông qua việc nghiên cứu lí

luận khoa học quản lí để đề xuất giải pháp thiết

2 Mục đích nghiên cứu

Trên sở nghiên cứu lí luận thực tiễn, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ

3 Khách thể đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường THPT 3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hoá sở lý luận quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh nhà trường THPT

Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ

(12)

3

5 Vấn đề nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề sau:

Thực trạng quản lí hoạt động dạy học mơn tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2016 nào?

Cần thực biện pháp quản lí để nâng cao hiệu quản lí hoạt động dạy học mơn tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, Hùng Vương?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Trong thời gian qua, trường THPT Hùng Vương có nhiều giải pháp quản lí để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh, Trường THPT Hùng Vương quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị dạy học môn tiếng Anh, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhưng trước yêu cầu đổi phát triển giáo dục THPT việc quản lý cần có định hướng phù hợp Nếu xác định biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh phù hợp với yêu cầu nay, tình hình thực tế nhà trường đặc điểm địa phương, đất nước hiệu dạy học môn tiếng Anh trường THPT Hùng Vương nâng lên

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý dạy học môn Tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Hùng Vương năm học ﴾2013 - 2016)

7.2. Giới hạn đối tƣợng khảo sát

Điều tra khảo sát lấy ý kiến 200 học sinh 50 cán lãnh đạo, quản lý giáo viên

8 Ý nghĩa khoa học thực tiễn đề tài

8.1 Ý nghĩa khoa học

Tổng kết thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ Đồng thời, học thành công hạn chế, nguyên nhân biện pháp khắc phục Nghiên cứu cung cấp sở khoa học cho việc nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục

8.2 Ý nghĩa thực tiễn:

(13)

4

- Kết nghiên cứu có giá trị tham khảo cho nhà QLGD

9 Phƣơng pháp nghiên cứu

Để giải nhiệm vụ nghiên cứu tác giả sử dụng phối hợp phương pháp nghiên cứu sau:

9.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận + Phương pháp phân tích tổng hợp lí luận + Phương pháp hệ thống hố lí thuyết

9.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra phiếu hỏi + Phương pháp vấn

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục + Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

9.3 Nhóm phương pháp dùng thuật tốn, thống kê

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo phụ lục, luận văn trình bày chương:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

trường trung học phổ thông

Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường

trường Trung học phổ thông Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ

Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy- học môn Tiếng Anh trường

(14)

5 CHƢƠNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, với phát triển mạnh mẽ xu hướng tồn cầu hố, vai trò Tiếng Anh ngày khẳng định Nội dung chương trình, phương pháp dạy học tiếng Anh thay đổi, phương tiện kỹ thuật phục vụ việc dạy học tiếng Anh đầu tư phát triển Nhận thức phụ huynh HS xã hội vai trò tiếng Anh ngày nâng cao Trong bậc học THPT, việc dạy học môn Tiếng Anh nhằm đảm bảo mục tiêu hội nhập quốc tế đề cập đến trình thực đổi chương trình, sách giáo khoa từ năm học 2005 - 2006 Chính phủ Bộ giáo dục ban hành nhiều văn tài liệu hướng dẫn, tổ chức hội thảo nhiều cấp độ đảm bảo chất lượng môn ngoại ngữ nhà trường THPT, nâng cao hiệu dạy học môn Tiếng Anh, đổi phương pháp giảng dạy

Các vấn đề quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, phương pháp giảng dạy tiếng Anh nhiều nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu tổng hợp thành lí luận liên quan tới quản lý giảng dạy tiếng Anh Có thể kể đến số cơng trình tiêu biểu như: “Teaching English Cambridge University Press, 1995” Adrian Doff; "English Brainstormers" Jack Umstatter, "The Learner Centered Curriculum" Nunan D, "Approaches and Methods in Language Teaching" Richards, J.C an Rogers, Teach English – A training course for teachers Adrian Doff…

(15)

6

Nội, Hà Nội, 2014; Nguyễn Thị Mỹ Lộc Quản lí hệ thống giáo dục quốc dân quản lý nhà trường, Tài liệu cho học viên cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013; Nguyễn Thị Mỹ Lộc Quản lý giáo dục, số vấn đề lý luận thực tiễn Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015 Tuyển tập báo khoa học Những vấn đề dạy học ngoại ngữ, 1995-2005; “Những vấn đề cơ dạy học ngoại ngữ”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2005; Phạm Phƣơng

Luyện-Hoàng Xuân Hoa Bồi dưỡng phương pháp dạy tiếng Anh,NXB Giáo dục, 1999;

Phương pháp học tiếng Anh giao tiếp cho người gốc Nguyễn Thạch Thảo;

Nguyễn Thùy Dung; NXB Lao động; Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào

tạo tiếng Anh không chuyên Đại học Quốc gia Hà Nộị Hoàng Văn Vân đăng Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 24 (2008) 22-37;Vai trị giáo viên học sinh ngoại ngữ trường học phổ thông lớp học theo đường hướng lấy người học làm trung tâm Hoàng Văn Vân đăng Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 53-61…

Có nhiều đề tài luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhà trường THPT nói chung hoạt động dạy học mơn tiếng Anh nói riêng Liên quan trực tiếp đến đề tài tác giả nghiên cứu có số cơng trình sau đây: Nguyễn Thị Thu Phương Các biện pháp quản lý trình đổi phương pháp dạy học Tiếng Anh trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ QLGD, 2007; Trần Thị Bích Hải Những biện pháp quản lý hoạt động dạy-học Tiếng Anh trường Đại học Điện lực, Luận văn thạc sỹ QLGD, 2008; Nguyễn Thị Bình Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường trung học phổ thông quận Lê Chân thành phố Hải Phòng, Luân văn thạc sỹ QLGD, 2009; Phạm Hồng Mai Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường trung học phổ thơng Thủy Sơn, thành phố Hải Phịng, Luận Văn thạc sỹ QLGD, 2010

(16)

7

nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả kế thừa kết cơng trình nghiên cứu trước tiếp tục đề xuất số giải pháp khả thi để quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ

1.2 Các khái niệm vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Khái niệm quản lý tiếp cận với nhiều góc độ khác là: Cai quản, huy, lãnh đạo, đạo, kiểm tra theo góc độ tổ chức

Theo góc độ điều khiển quản lý điểu khiển, điều chỉnh

Theo cách tiếp cận hệ thống quản lý tác động chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động người trình sản xuất để đạt mục đích định

Chẳng hạn: Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định:

Bất lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp thực quy mô tương đối lớn cần đến quản lý

Trong "Những vấn đề cốt yếu quản lý", H Knoontz nhấn mạnh: “Quản lý hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp nỗ lực cá nhân nhằm đạt mục đích nhóm (tổ chức) Mục đích nhà quản lý nhằm hình thành mơi trường mà người đạt mục đích với thời gian, tiền bạc, vật chất bất mãn cá nhân nhất” [19, tr 33]

FW Taylor, cha đẻ thuyết quản lý khoa học, cho rằng: "Quản lý biết xác điều bạn muốn người khác làm sau hiểu họ hồn thành công việc cách tốt rẻ nhất" [8, tr 28]

Tại Việt Nam, năm qua, nhiều nhà khoa học quản lý tiến hành nghiên cứu lĩnh vực quản lý đưa nhiều khái niệm khác quản lý

(17)

8

Theo từ điển Tiếng Việt: “ Quản lý trơng coi, giữ gìn theo yêu cầu định” “Quản lý tổ chức điều khiển hoạt động theo yêu cầu định”[24 tr.125]

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, "Bản chất hoạt động quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo mục tiêu đặt tiến đến trạng thái có tính chất lượng mới" [1, tr.2]

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Quản lý giáo dục trình đạt đến mục tiêu sở thực có ý thức hợp quy luật chức kế hoạch hóa, tổ chức,chỉ đạo kiểm tra” [17, tr 16]

Tuy trình bày theo nhiều cách khác nhau, chất chung trình quản lý là:

Quản lý thuộc tính bất biến nội trình lao động xã hội Lao động quản lý điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành phát triển

Yếu tố người giữ vai trò trung tâm hoạt động quản lý

Quản lý hoạt động tiến hành tổ chức hay nhóm xã hội Quản lý vừa khoa học, vừa nghệ thuật hoạt động quản lý người quản lý phải sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để đạo hoạt động tổ chức tới đích

Các định nghĩa nhìn nhận từ nhiều góc độ, tất tác giả thống cốt lõi khái niệm quản lí trả lời câu hỏi: Ai quản lí? (chủ thể quản lí); quản lí ai? quản lí gì? (khách thể quản lí); quản lí nào? (phương thức quản lí); quản lí gì? (cơng cụ quản lí); quản lí nhằm làm (mục tiêu) Từ nhận thức được: Bản chất quản lí hoạt động chủ thể quản lí tác động vào khách thể quản lí để đảm bảo cho hệ thống tồn tại, ổn định phát triển lâu dài mục tiêu lợi ích hệ thống

1.2.1.2 Chức quản lý

Theo quan điểm phổ biến nay, quản lí gồm bốn chức năng:

+ Kế hoạch hóa: nghĩa xác định mục tiêu, mục đích thành tựu

(18)

9

Xác định, hình thành mục tiêu tổ chức; xác định đảm bảo (có tính chắn, có tính cam kết) nguồn lực tổ chức để đạt mục tiêu này; định xem hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu

+ Tổ chức: xét mặt chức quản lý, tổ chức trình hình thành nên

cấu trúc quan hệ thành viên, phận tổ chức nhằm làm cho họ thực thành công kế hoạch đạt mục tiêu tổng thể tổ chức Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý phối hợp, điều phối tốt nguồn vật chất nhân lực cho có hiệu có kết cao

+ Chỉ đạo (lãnh đạo, điều khiển): trình tác động đến thành viên

của tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu tổ chức Lãnh đạo - đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác động viên họ hoàn thành nhiệm vụ định để đật mục tiêu tốt chức Trong đạo ý kích thích động viên, thơng tin hai chiều đảm bảo hợp tác thực tế

+ Kiểm tra: chức quản lý mà thơng qua đó, cá nhân,

nhóm tổ chức theo dõi, giám sát thành hoạt động tiến hành hoạt động sửa chữa, uốn nắn cần thiết Đó q trình tự điều chỉnh diễn có tính chu kỳ sau:

Người quản lý đặt chuẩn mực thành đạt hoạt động

Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, thành đạt so với chuẩn mực đặt

Người quản lý tiến hành điều chỉnh sai lệch Người quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực cần

Q trình quản lý nói chung, q trình QLGD nói riêng thể thống trọn vẹn Sự phân chia thành giai đoạn có tính chất tương đối giúp cho người quản lý định hướng thao tác hoạt động

Trong thực tế, giai đoạn diễn không tách bạch rõ ràng, chí có chức diễn số giai đoạn khác q trình

1.2.2 Hoạt động dạy học

(19)

10

tương tác trực tiếp thày với trò, người học với nhau, dạy học với xã hội; thống chặt chẽ hoạt động dạy hoạt động học Thày trò vừa chủ thể, vừa đối tác dạy học Hơn nữa, dạy học, tương tác chủ thể hoạt động, thân chịu tương tác nhiều tác nhân lúc tác nhân nhận thức, tác nhân văn hóa, tâm lý, xã hội

Dạy học q trình gồm tồn thao tác có tổ chức có định hướng, giúp người học bước có lực tư lực hành động với mục đích chiếm lĩnh giá trị tinh thần, hiểu biết, kỹ năng, giá trị văn hóa mà nhân loại đạt để sở có khả giải tốn thực tế đặt tồn đời sống hàng ngày người học

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, "Dạy học chức xã hội, nhằm truyền đạt lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích luỹ được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất lực cá nhân" [12, tr.18]

Hoạt động dạy học hoạt động trung tâm chi phối tất hoạt động khác nhà trường Hoạt động dạy học làm cho HS nắm vững tri thức khoa học cách có hệ thống bản, có kỹ năng, kỹ xảo cần thiết học tập, lao động đời sống Hoạt động làm phát triển tư độc lập sáng tạo, hình thành lực nhận thức hành động HS, hình thành HS giới quan khoa học, lòng yêu tổ quốc, u chủ nghĩa xã hội, động học tập nhà trường định hướng hoạt động HS

Hoạt động dạy học giúp người học lĩnh hội tri thức, hình thành phát triển nhân cách người học Vai trò chủ đạo Hoạt động dạy học biểu với ý nghĩa tổ chức điều khiển hoạt động học người học, giúp người học nắm kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ

Có thể nói hoạt động dạy học nhà trường tô đậm chức xã hội nhà trường, đặc trưng nhiệm vụ nhà trường hoạt động giáo dục trung tâm, cõ sở khoa học hoạt động giáo dục khác nhà trường

1.2.2.1 Hoạt động dạy

(20)

11

Hoạt động dạy giúp trị lĩnh hội tri thức, hình thành phát triển nhân cách Vai trň chủ đạo hoạt động dạy biểu với ý nghĩa tổ chức điều khiển hoạt động học trò, giúp trị nắm kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ Hoạt động dạy có chức kép truyền đạt điều khiển Nội dung, chương trình dạy học theo quy định bắt buộc thống cấp học Để đạt mục đích, người dạy người học phải phát huy yếu tố chủ quan cá nhân để xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm hình thức, phương tiện dạy - học phù hợp

1.2.2.2 Hoạt động học

GS Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: học q trình tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) điều khiển sư phạm GV Học q trình định hướng người dạy, người học tự giác, tích cực, độc lập, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm từ môi trường xung quanh thao tác trí tuệ chân tay nhằm hình thành cấu trúc tâm lý để biến đổi nhân cách theo hướng ngày hồn thiện Cũng hoạt động dạy, hoạt động học có hai chức kép lĩnh hội tự điều khiển Nội dung hoạt động học bao gồm toàn hệ thống khái niệm môn học, phương pháp đặc trưng mơn học, khoa học đó, với phương pháp nhận thức độc đáo, phương pháp chiếm lĩnh khoa học để biến tri thức nhân loại thành học vấn thân

Hoạt động học cần phải diễn mối quan hệ thống biện chứng với hoạt động dạy thầy, mối quan hệ diễn trực tiếp gián tiếp tùy theo mức độ tự lực người học, để đạt mục đích cuối người học, là: Nắm vững tri thức khoa học, phát triển tư hình thành thái độ, đạo đức, nhân cách lý tưởng sống

1.2.2.3 Mối quan hệ hoạt động dạy – học

(21)

12

KHÁI NIỆM DẠY HỌC

Sơ đồ 1.1 Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy- học mang tính chất hai chiều, gồm hoạt động dạy hoạt động học, hai mặt q trình ln tác động qua lại bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ thống với người dạy người học Hoạt động dạy - học diễn điều kiện xác định, đóng vai trị chủ động, tích cực, tự giác sáng tạo, nhằm đạt hiệu theo mục tiêu giáo dục xác định Như tác động qua lại thầy trò xuất thân trình dạy – học Sự phá vỡ mối liên hệ tác động qua lại dạy học làm tồn vẹn

Hoạt động dạy hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể mối quan hệ tương tác thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp hoạt động dạy hoạt động học Phân tích mối quan hệ hoạt động dạy hoạt động học, đến kết luận: Hoạt động học, có hoạt động nhận thức HS có vai trò định kết dạy học Để hoạt động học có kết trước tiên phải coi trọng vai trò người GV, GV phải xuất phát từ lơgíc khái niệm khoa học, xây dựng cơng nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác dạy học, thực tốt chức dạy học, đồng thời bảo đảm liên hệ nghịch thường xuyên, bền vững Vì vậy, muốn nâng cao mức độ khoa học việc dạy học trường phổ thơng người hiệu trưởng phải đặc biệt ý hoàn thiện hoạt động dạy GV; chuẩn bị cho họ có khả hình thành phát triển HS phương pháp, cách thức phát lại thông tin học tập Đây khâu để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động học HS Nếu

NỘI DUNG DẠY - HỌC

Truyền đạt

Điều khiển DẠY

Lĩnh hội

Tự điền khiển HỌC

(22)

13

xét trình dạy học hệ thống đó, quan hệ hoạt động dạy thầy với hoạt động học trò thực chất mối quan hệ điều khiển Với tác động sư phạm mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động trò Từ đó, thấy cơng việc người quản lý nhà trường là: hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy học) hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy thầy trực tiếp thầy; thông qua hoạt động dạy thầy mà quản lý hoạt động học trò

1.2.3 Hoạt động dạy học nhà trường Trung học phổ thơng

Quản lý q trình dạy học “hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật chủ thể quản lý, nhằm làm cho trình dạy học vận hành theo quy luật tập trung vào hoạt động dạy học giáo dục đưa hệ vận động từ trạng thái ban đầu đến mục tiêu mà mục tiêu cuối để trình dạy học đảm bảo chất lượng” Như nguyên tắc quản lí hoạt động dạy học nhà trường phải nhận diện cho rõ vấn đề sau:

Nội dung quản lí: Quản lý yếu tố trình dạy học quản lí người thực yếu tố

Mục tiêu yêu cầu quản lí: cần hướng cho người tham gia trình dạy học thực mục tiêu yêu cầu đặt cho yếu tố cấu thành trình dạy học

Cơ cấu quản lí hợp lí: Giải tốt mối quan hệ quản lí cấp trường, cấp mơn cho việc triển khai chức quản lí hoạt động thực nội dung yếu tố cấu thành q trình dạy học

Và quản lí hoạt động dạy học nhà trường phải thực nội dung sau:

Xây dựng, tổ chức thực kế hoạch giáo dục dạy học nhà trường Quản lí kế hoạch chun mơn tổ chuyên môn GV

Chỉ đạo xây dựng tổ chức nề nếp dạy học

Chỉ đạo tổ chức thực mục tiêu, chương trình giáo dục dạy học Quản lí hoạt động giảng dạy GV hoạt động học tập HS

Quản lí điều kiện phục vụ q trình giáo dục dạy học

(23)

14

Chỉ đạo hoạt động kiểm tra đánh giá giáo dục dạy học cho đối tượng tham gia trình dạy học

Triển khai việc phối hợp lực lượng làm công tác giáo dục HS quản lí hoạt động tự quản, tự học HS

Kiểm tra đánh giá kết thực kế hoạch năm học việc triển khai thị năm học cấp quản lí giáo dục

Chỉ đạo tổ chức triển khai phong trào, vận động liên quan đến đổi giáo dục nhà trường (Đổi PPDH; xây dựng trường học thân thiện HS tích cực )

Thực hoạt động nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục dạy học nhà trường

Để công việc quản lý không chồng chéo, cấp quản lý nhà trường phải thực triệt để đồng việc phân quyền theo chức năng, nhiệm vụ Tuy nhiên, nhà trường cần xây dựng hệ thống kiểm tra chéo phận quản lý từ cấp vĩ mô cấp vi mô nhằm ngày nâng cao chất lượng quản lý Các phận chức trường cần phối hợp chặt chẽ, khoa học trình thực nhiệm vụ, cụ thể như: việc lập thời khóa biểu, phân cơng lịch giảng cho giảng viên, thiết kế lịch thi, bố trí phịng học, phịng thi… để cơng việc diễn nhịp nhàng, xác cần phối hợp phận

Nâng cao vai trị tổ mơn (tổ chun mơn) q trình triển khai hoạt động dạy học theo mục tiêu xác định Bộ mơn (tổ chun mơn) nơi có quyền định trực tiếp tới trình dạy học từ chương trình chi tiết, nội dung dạy học mơn học, phương pháp môn đến nhiều yếu tố khác Các tổ môn tăng cường trao đổi chuyên môn định kỳ đột xuất có vấn đề phát sinh để kịp thời điều chỉnh Phát huy vai trò phận quản lý trực tiếp chuyên môn sát với HS đội ngũ GV GVCN (cố vấn học tập)

1.3 Một số vấn đề lý luận dạy học Tiếng Anh trƣờng trung học phổ thơng

1.3.1 Vị trí, mục tiêu môn Tiếng Anh trường Trung học phổ thông

1.3.1.1 Vị trí mơn tiếng Anh

(24)

15

cầu tất yếu lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng quy trình cơng nghệ thường xun đổi mới, mà biết tiếng Anh lực cần thiết người Việt Nam đại

Điều 7, mục Luật giáo dục, 2005 quy định: "Ngoại ngữ quy định chương trình giáo dục ngôn ngữ sử dụng phổ biến giao dịch quốc tế Việc tổ chức dạy ngoại ngữ nhà trường sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học học liên tục có hiệu quả”

Ngoại ngữ qui định chương trình giáo dục ngơn ngữ sử phổ biến giao dịch quốc tế Ở trường THPT ngoại ngữ môn học bắt buộc Việc tổ chức dạy ngoại ngữ nhà trường phải đảm bảo để người học học liên tục có hiệu quả, hoạt động dạy học ngoại ngữ hoạt động phức tạp, người học cần phải tái tạo lại ngôn ngữ cụ thể

Môn tiếng Anh trường phổ thông cung cấp cho HS công cụ giao tiếp để tiếp thu tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu văn hóa đa dạng phong phú giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng Quốc tế

Cùng với môn học hoạt động giáo dục khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành phát triển nhân cách HS, giúp cho việc thực mục tiêu giáo dục tồn diện trường phổ thơng

1.3.1.2 Mục tiêu mơn tiếng Anh

Chương trình giáo dục phổ thông quy định: ngoại ngữ (trong có tiếng Anh) dạy đại trà (mơn học bắt buộc) cấp trung học sở THPT theo loại chương trình: Chương trình chuẩn: năm, với thời lượng 700 tiết (4 năm học THCS: 385 tiết; năm học THPT: 315 tiết); Chương trình nâng cao với thời lượng phân phối sau: năm học THCS: 385 tiết (như chương trình chuẩn); năm học THPT: 420 tiết

Mục tiêu Chƣơng trình chuẩn:

Sử dụng tiếng Anh công cụ giao tiếp mức độ dạng nghe, nói, đọc, viết

Có kiến thức bản, tương đối hệ thống hoàn chỉnh tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi

(25)

16

nước, người, văn hóa ngơn ngữ nước nói tiếng Anh, từ có tình cảm thái độ tốt đẹp đất nước, người, văn hóa ngơn ngữ nước nói tiếng Anh; biết tự hào, u q tơn trọng văn hóa ngơn ngữ dân tộc

Mục tiêu chƣơng trình nâng cao:

Chương trình nâng cao cịn nhằm giúp HS sử dụng tiếng Anh tương đối thành thạo; có kiến thức tiếng Anh tương đối hồn chỉnh hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên sâu khoa học xã hội nhân văn

Môn Tiếng Anh THPT nhằm giúp HS:

Về kiến thức: Có kiến thức bản, tương đối hệ thống hoàn chỉnh tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi

Về kỹ năng: Sử dụng tiếng Anh công cụ giao tiếp mức độ dạng nghe, nói, đọc, viết

Về thái độ: Có hiểu biết khái quát đất nước, người văn hóa số nước nói tiếng Anh, từ có tình cảm thái độ tốt đẹp đất nước, người, văn hóa ngơn ngữ nước nói tiếng Anh; biết tự hào, u q tơn trọng văn hóa ngơn ngữ dân tộc

1.3.2 Nội dung dạy học Tiếng Anh trường Trung học phổ thơng

Tiếng Anh đưa vào chương trình dạy học THPT nhằm ba mục đích: thực hành giao tiếp, nâng cao trình độ văn hóa bồi dưỡng phẩm chất đạo đức

(26)

17

Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu dựa sở lí luận dạy học, nội dung thiết yếu dạy ngoại ngữ là: giáo dục tư tưởng đạo đức, bồi dưỡng tri thức văn hoá rèn luyện kỹ giao tiếp ngoại ngữ Các nội dung liên quan chặt chẽ với nhau, hợp thành thể thống với hạt nhân trung tâm kỹ giao tiếp để thông qua hoạt động dạy học tạo nên HS khả giao tiếp ngoại ngữ

Nội dung kỹ giao tiếp: Nội dung gồm bốn dạng hoạt động giao tiếp là: Nghe, Nói, Đọc, Viết Các kỹ sử dụng suốt trình dạy học Nội dung thực hành giao tiếp thể dạng hệ thống tập tương ứng với yêu cầu hình thành kĩ nghe, nói, đọc hiểu, viết

Nội dung tri thức văn hoá: Nội dung tri thức văn hố mơn ngoại ngữ bao gồm hai phần: Tri thức ngôn ngữ học (hệ thống kiến thức ngôn ngữ Anh: ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc cấu ) tri thức đất nước học (văn hóa, trị, xã hội, kinh tế đất nước Anh quốc gia có sử dụng tiếng Anh làm ngơn ngữ giao tiếp thống)

Nội dung tư tưởng đạo đức: Là môn văn hố bản, ngoại ngữ có khả góp phần hình thành giới quan nhân sinh quan tiến cho hệ trẻ Giúp HS xây dựng cho từ thói quen hành vi đạo đức văn hóa cần thiết sống

1.3.3 Đặc trưng hoạt động dạy học Tiếng Anh trường THPT

Bắt đầu từ năm học 2006 - 2007, chương trình SGK đưa vào dạy học bậc THPT Chương trình địi hởi thay đổi toàn diện quan điểm dạy học, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết học tập HS, CSVC phục vụ cơng tác dạy học, vai trị GV HS q trình học tập Trong đó, PPDH yếu tố thay đổi lớn Chương trình yêu cầu GV - HS tiến hành hoạt động dạy học tiếng Anh chủ yêu theo phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) Nó thể cụ thể là:

Thứ nhất, tính giao tiếp tiếng Anh vừa mục tiêu trực tiếp vừa phương thức chủ yếu giúp HS hình thành lực giao tiếp

(27)

18

Thứ ba, hoạt động dạy học tiếng Anh phải thiết kế đa dạng, phong phú hấp dẫn, tạo hội cho HS giao tiếp thông qua hoạt động vấn (interview), đóng vai (role-play), thuyết trình (Presentation)

Thứ tư, HS không ngồi đối diện với GV, nghe ghi chép giảng mà HS phải thực nhiệm vụ, hoạt động GV thiết kế theo cặp, nhóm cách tự giác nhằm hình thành, rèn luyện nâng cao kỹ làm việc nhóm, tăng cường tương tác GV - HS, HS -HS

Về CSVC phương tiên dạy học, GV HS phải biết sử dụng phương tiện dạy học đại như: tranh ảnh, băng đĩa, máy tính, máy chiếu, phịng Lab, phần mềm thiết kế giáo án như: power point, violet,

Phương pháp kiểm tra, đánh giá HS thay đổi, phù hợp với mục tiêu phương pháp giảng dạy Việc kiểm tra, đánh giá HS tiến hành suốt trình học HS theo hướng liên tục đa dạng Kết học tập HS phải đánh giá dựa vào tiến trình học tập không dựa vào kết kiểm tra HS Nội dung kiểm tra, đánh giá HS phải đảm bảo tất kỹ giao tiếp Nội dung câu hỏi phải đảm bảo mức độ phân hóa yêu cầu đạt chuẩn nâng cao, đảm bảo cân đối chủ đề mà HS học nhằm tạo đánh giá xác tồn điện HS

1.4 Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh trƣờng trung học phổ thông

1.4.1 Quản lý hoạt động dạy giáo viên

Người quản lí phải đạo liệt việc xây dựng nề nếp, kỷ cương hoạt động dạy học sở thực hướng dẫn, quy định cấp quản lí nhà trường quy định nhà trường Đồng thời, cán quản lí nhà trường cần bám sát nhiệm vụ GV chuẩn nghề nghiệp GV để đạo hoạt động dạy GV

Trong quản lý hoạt động dạy người dạy, cần tập trung vào quản lý nội dung sau:

+ Quản lý việc phân công giảng dạy cho GV sở phát huy mặt mạnh

(28)

19

công việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng GV đem lại hiệu cao công việc Đặc biệt việc dạy học tiếng Anh, cần lưu ý đến việc huy động phối hợp GV để tổ chức hoạt động dạy học ngoại khóa tiếng anh cho HS Mỗi GV có ưu sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, đó, phân cơng GV dựa sở khả phối hợp với hoạt động quan trọng nhằm tạo hội cho HS có mơi trường giao tiếp tốt

+ Quản lý tốt việc thực CTGD: quản lý GV dạy đúng, dạy đủ bài, tiến độ kiểm tra, đánh giá kết học tập HS theo PPCT GD theo lịch từ đầu năm học Người quản lý thực công việc thông qua kiểm tra kế hoạch giảng dạy, lịch báo giảng hàng tuần, sổ đầu loại hồ sơ có liên quan khác Đặc biệt việc dạy học tiếng anh cần lưu ý: đổi việc thực CTGD theo tinh thần đề án dạy học ngoại ngữ quốc gia

+ Quản lý việc lên lớp GV: Nó bao gồm việc soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, tổ chức hoạt động học tập tiết học, điều kiện khác GV lên lớp phải đảm bảo theo phân phối chương trình mơn học Bài soạn phải đảm bảo đủ kiến thức, khoa học, xác, thể rõ cơng việc thầy trị Các hoạt động phải tổ chức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động HS Đặc biệt việc dạy học tiếng Anh cần lưu ý: đổi PPDH theo tinh thần đề án dạy học ngoại ngữ Trong đó, cần ý tới việc rèn kỹ giao tiếp tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh cho HS

+ Quản lý hồ sơ GV: Hồ sơ chuyên môn phương tiện giúp CBQL nắm tình hình thực nhiệm vụ chuyên môn GV tổ môn Đồng thời hồ sơ chuyên môn GV sở pháp lý đánh giá việc thực nề nếp chuyên môn họ Có nhiều cách gọi tên loại hồ sơ Tuy nhiên, bản, GV phải có sổ ghi chép nội dung sau: sổ dự giờ, sổ điểm, sổ công tác (sổ họp), sổ chủ nhiệm, sổ báo giảng,

(29)

20

người quản lý đánh giá được: việc kiểm tra, đánh giá HS có đảm bảo tính xác khơng, đánh giá lực học tập người học khơng; có đảm bảo kiến thức cần có sau học xong chương trình khơng Đặc biệt việc dạy học tiếng Anh cần lưu ý: đổi kiểm tra, đánh giá kết học tiếng Anh theo tiêu chuẩn cần đạt HS đề án dạy học ngoại ngữ đạo đổi kiểm tra, đánh giá kết học tập HS nay, tăng cường kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận lực HS

+ Quản lý công tác bồi dưỡng GV: Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, lực cho GV có vai trị quan trọng việc nâng cao chất lượng mơn Do đó, người quản lý cần thực tốt nhiệm vụ quản lý công tác bồi dưỡng GV Nhiệm vụ tổ chức thực theo hình thức bồi dưỡng tập trung tổ chức cho GV tự bồi dưỡng Tuy nhiên dù thực theo hình thức nào, người quản lý cần thực đầy đủ bước sau:

Khảo sát lực, trình độ, nguyện vọng bồi dưỡng giáo viên

Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng tự bồi dưỡng cho GV nhằm đáp ứng chuẩn theo quy định

Đánh giá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng GV để có điều chỉnh kịp thời, phù hợp với yêu cầu đặt

1.4.2 Quản lý hoạt động học HS

Quản lý hoạt động học tập HS quản lý việc thực nhiệm vụ học tập, tu dưỡng, rèn luyện người học suốt trình học tập Việc quản lý hoạt động học tập HS yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Quản lý hoạt động học tập HS quản lý việc học tập lớp, hoạt động tự học nhà, hoạt động GDNGLL, hoạt động hướng nghiệp,

Trong quản lý hoạt động học HS, cần ý đến vấn đề sau:

+ Xây dưng quy định tinh thần, thái độ học tập: Chăm chỉ, chuyên cần, học bài, làm đầy đủ, tham gia hoạt động khác

+ Quản lí phương thức tổ chức học tập trường, tự học nhà thông qua lực lượng chuyên trách (GVCN; Cán lớp ….)

(30)

21

1.4.3 Quản lý CSVC nguồn lực phục vụ hoạt động dạy học tiếng Anh Để tăng cường hiệu học tập phải đảm bảo điều kiện CSVC như: lớp học, phòng tự học, thư viện, tài liệu tham khảo thiết bị cho HS học ngoại ngữ như: đài cát xét, máy chiếu, hệ thống thiết bị nghe nhìn, đĩa CD, Việc quản lý CSVC phục vụ cho hoạt động dạy học môn tiếng Anh cần đảm bảo yêu cầu sau:

Đảm bảo đầy đủ CSVC phục vụ hoạt động dạy học

Quản lý tốt, sử dụng có hiệu phương tiện, trang thiêt bị dạy học CBQL cần xây dựng kế hoạch mua sắm CSVC, TBDH Đồng thời, có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho GV kỹ sử dụng TBDH nhằm giúp GV khai thác tối đa hiệu hoạt động phương tiện dạy học

1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy học tiếng Anh phổ thông quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh nhà trƣờng THPT

1.5.1 Các yếu tố khách quan

Trong thời đại hội nhập ngày nay, ngoại ngữ tin học hai yêu cầu quan trọng để người theo kịp phát triển nhanh chóng xã hội Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng phương tiện để người Việt Nam giao tiếp với người dân toàn giới, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiến bộ, nét văn hóa tiên tiến nhân loại Từ học hỏi, hợp tác với giới lĩnh vực Đặc biệt, từ Việt Nam gia nhập WTO, tiếng Anh có vị trí quan trọng việc giao lưu với nước khác toàn giới Nó đồng thời trở thành yêu cầu tất yếu nguồn nhân lực chất lượng cao xã hội Năm 2008, thủ tướng phủ ký duyệt “ Đề án dạy học ngoại ngữ hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020” nêu rõ mục tiêu chung dạy học ngoại ngữ biến ngoại ngữ trở thành mạnh người Việt Nam

(31)

22

cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh Mặt khác đặt yêu cầu cao trình độ GV, yêu cầu đổi phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động dạy học đánh giá HS

Ngoài ra, từ năm học 2013 - 2014, việc thay đổi chủ trương thi tốt nghiệp, có việc thay đổi hình thức thi mơn ngoại ngữ, GD & ĐT có tác động lớn tới tâm lý, quan điểm, thái độ hoạt động dạy học GV HS môn tiếng Anh Từ đó, dẫn tới thay đổi quan điểm cách thức quản lý người quản lý việc quản lý hoạt động dạy học môn nhằm đảm bảo thực mục tiêu dạy học ngoại ngữ nhà trường THPT.Hơn nữa, Từ năm học 2016-2017 Bộ giáo dục Đào tạo thức chọn thi Ngoại ngữ (thí sinh chọn thi thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức,Nhật) với thi Toán Ngữ văn thi bắt buộc cho thí sinh giáo dục THPT để xét Tốt nghiệp THPT sử dụng kết để xét tuyển vào trường Đại học Cao đẳng

1.5.2 Các yếu tố chủ quan

Cán quản lý nhà trƣờng:

Cán quản lý nhà trường đào tạo kiến thức quản lý Họ nắm rõ mục tiêu, yêu cầu việc dạy học ngoại ngữ Tuy nhiên, hạn chế trình độ ngoại ngữ chưa am hiểu sâu đặc trưng phương pháp dạy học ngoại ngữ nên việc quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cịn gặp nhiều khó khăn

Giáo viên dạy tiếng anh nhà trƣờng:

(32)

23

Học sinh học tiếng A nh

Ở lứa tuổi này, HS có phát triển mạnh mẽ thể chất trí tuệ Các em có thay đổi lớn tâm sinh lý Đa số em có ý thức thân có nhu cầu cao việc thể thân Các em có tính tự giác cao hơn, có động có học tập rõ ràng xác định cho mục tiêu cụ thể em hoàn thành chương trình học THPT Tuy nhiên, em vần giai đoạn chuyển giao người lớn trẻ nên nhiều hoạt động cần có giám sát uốn nắn người lớn Do trình dạy học, GV vừa người thầy hướng dẫn em tiếp cận tri thức người bạn để chia sẻ, động viên khuyến khích em

Một đặc điểm đáng quan tâm HS lứa tuổi em lựa chọn cho khối thi đại học Do đó, em thường dành tồn thời gian cơng sức cho việc học môn thi đại học mà bỏ qua môn khác em khơng nhận thức vai trị tầm quan trọng mơn học Do đó, GV người làm công tác quản lý, công tác giáo dục nhà trường cần có định hướng cho HS học tập

Một phận khơng nhỏ HS khơng thích không dám học tiếng Anh em nghĩ mơn học khó, cần có khiếu khơng kiến thức ngôn ngữ phong phú, đa dạng phức tạp Do đó, số lượng em thực u thích muốn học mơn tiếng Anh hạn chế

Môi trƣờng dạy học tiếng anh nhà trƣờng:

(33)

24

Tiểu kết chƣơng

(34)

25 CHƢƠNG

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƢƠNG

TỈNH PHÚ THỌ

2.1 Khái quát trƣờng trung học phổ thông Hùng Vƣơng, tỉnh Phú Thọ

2.1.1 Lịch sử nhà trường

Trường THPT Hùng Vương thành lập ngày 1/12/1945, trường THPT tỉnh Phú Thọ, trường THPT thành lập sớm nước ta sau Cách mạng Tháng Tám Ngày thành lập, Trường có lớp với 36 học sinh bậc đệ trung học, đến năm học 2016 - 2017 phát triển tới 30 lớp với 1.200 học sinh 84 cán bộ, giáo viên, nhân viên

Suốt 71 năm qua, Trường THPT Hùng Vương không ngừng lớn lên trưởng thành với trưởng thành cách mạng, đất nước Trường đào tạo gần vạn học sinh đóng góp cho nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Với phấn đấu bền bỉ, toàn diện nhà trường Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 1995, năm 2000) Tháng 11 năm 2002 Bộ GD&ĐT cấp công nhận trường THPT đạt Chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 (là trường Chuẩn Quốc gia bậc THPT nước) Tháng 5/ 2013 Trường UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2013- 2018 Ngày 29/7/2004 nhà trường Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động" Năm 2011 Nhà trường Nhà nước phong tặng “Huân chương Độc Lập Hạng Ba”

Trong suốt 71 năm phát triển, truyền thống lịch sử nhà trường tạo nên cống hiến nhiều hệ Hiệu trưởng, nhiều hệ nhà giáo Trường đào tạo nhiều hệ HS trưởng thành, giữ vị trí định xã hội Trường có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục nói riêng, cho địa phương nói chung, trở thành niềm tin điểm tựa cho HS cha mẹ HS khu vực

2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhà trường

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trƣờng:

(35)

26

chính Trình độ chun mơn: 100% đạt chuẩn, 09 đồng chí có trình độ Thạc sĩ; 03 đồng chí theo học Thạc sỹ 74 đồng chí có trình độ Đại học Đội ngũ cán bộ, GV đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm, u nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng yêu cầu đổi giáo dục

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

Cơ sở vật chất đáp ứng phần lớn yêu cầu dạy học giai đoạn Nếu xét riêng sở vật chất phục vụ cho mơn ngoại ngữ, nhà trường có 04 máy cassette số tranh ảnh; 01 phòng dạy Tiếng Anh riêng 2.1.3 Chất lượng giáo dục toàn diện

Kết xếp loại hạnh kiểm học lực năm trở lại

Năm học 2013- 2014: Học lực

Tổng số Giỏi Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1277 137 10,7 927 72,6 210 16,4 0,23

Hạnh kiểm

Tổng số

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1277 1185 92,8 75 5,9 19 1,3 0

Năm học 2014- 2015: Học lực

Tổng số Giỏi Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1160 148 12,7 890 76,7 120 10,3 02 0,17

Hạnh kiểm

Tổng số

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

(36)

27

Năm học 2015- 2016: Học lực

Tổng số Giỏi Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1127 162 14,4 891 79 71 6,6 0

Hạnh kiểm

Tổng số

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

1127 1068 94,8 53 4,7 03 0,7 0

(Nguồn trích từ báo cáo tổng kết năm học 2013-2014;2014-2015, 2015-2016 trường THPT Hùng Vương tỉnh Phú Thọ)

2.1.4 Đặc điểm học sinh

Số học sinh tham gia học tập trường phường, xã thuộc Thị xã Phú Thọ số xã thuộc huyện Thanh Ba, Phù Ninh Tam Nông ráp ranh với Thị xã Phú Thọ Có xã thuộc khu vực nơng thơn, miền núi cách trường 10 km Phụ huynh học sinh có đời sống kinh tế khó khăn Học sinh nơng thơn việc tiếp cận với ngoại ngữ ln hạn chế so với học sinh thành thị điều kiện sống chưa cao môi trường văn hóa gia đình, xã hội chưa cho em thấy tầm quan trọng việc biết Tiếng Anh

2.1.5 Về công tác tổ chức quản lý BGH

BGH đoàn kết, gắn bó với cán GV nhà trường tin tưởng cao cán bộ, GV, công nhân viên nhà trường Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Bên cạnh đó, đồng chí BGH khơng thơng thạo tiếng Anh, không nắm rõ chuyên môn tiếng Anh nên gần chưa quan tâm đến hoạt động dạy môn Tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, đơi lúc cịn phó mặc hoạt động chun mơn tiếng Anh cho tổ chun mơn Từ đó, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học môn tiếng Anh nhà trường

2.2 Giới thiệu khảo sát

2.2.1 Mục đích khảo sát

(37)

28

2.2.2 Nội dung khảo sát

Các nội dung khảo sát bao gồm:

- Nhận thức cán quản lý, giáo viên, học sinh cha mẹ học sinh tầm quan trọng việc dạy học môn Tiếng Anh có hiệu trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ;

- Thực trạng hoạt động việc dạy học môn Tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ;

- Thực trạng quản lý hoạt động việc dạy học môn Tiếng Anh có hiệu trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ;

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động việc dạy học môn Tiếng Anh có hiệu trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ

2.2.3 Đối tượng khảo sát

- Giáo viên dạy môn tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ - Học sinh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ

- Cán quản lý trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ - Phụ huynh học sinh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ 2.2.4 Phương pháp khảo sát

Để khảo sát nội dung nêu trên, sử dụng phối hợp phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp chuyên gia

2.3 Kết khảo sát

2.3.1 Thực trạng nhận thức tầm quan trọng tiếng Anh dạy học môn tiếng Anh cán quản lý, giáo viên, học sinh phụ huynh

Khi hỏi, 100% GV CBQL nhà trường cho rằng, tiếng Anh cần thiết sống Tiếng Anh công cụ cần thiết để em tiếp cận với khoa học tri thức nhân loại, điều kiện cần để em có hội việc làm tốt sau tốt nghiệp

(38)

29

quan trọng tiếng Anh giai đoạn Điều ảnh hưởng lớn đến động cơ, mục đích học tập mơn tiếng Anh học sinh Học sinh không nhận thức tầm quan trọng việc học tiếng Anh nên em không thấy cần phải học tiếng Anh không cần thiết phải giỏi tiếng Anh Qua đó, việc giáo dục cho học sinh tầm quan trọng tiếng Anh cần thiết phải học tiếng Anh nhiệm vụ cấp bách

Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh tầm quan trọng tiếng Anh Kết sau: Có 35% phụ huynh học sinh đồng ý ngoại ngữ môn học quan trọng Trong đó, 37.2% người hỏi cho học ngoại ngữ khơng quan trọng mơn Tốn, Vật lý, Hoá học, Ngữ văn 73.1% phụ huynh học sinh đồng ý học sinh nên trọng học ngoại ngữ mơn học bắt buộc thi THPT Quốc gia lấy điểm xét tốt nghiệp đại học khơng phải cần thiết cho em sống sau 26,9% phụ huynh học sinh phát biểu học sinh nên trọng học ngoại ngữ để có hội việc làm tốt Trong số người khảo sát, có 66,8% người cho học sinh cần học ngoại ngữ chuẩn bị thi kỳ thi THPT Quốc gia chuẩn bị xin việc Có 33,2% phụ huynh ủng hộ việc học ngoại ngữ từ phổ thông học thêm trung tâm ngoại ngữ để cải thiện khả ngoại ngữ 60% ông bố bà mẹ cho không nên tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa mơn tiếng Anh ảnh hưởng đến thời gian học môn ôn thi đại học học sinh, đặc biệt em thi khối thi không dùng điểm môn tiếng Anh xét điểm đại học

(39)

30

2.3.2 Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ

2.3.2.1 Thực trạng hoạt động dạy môn Tiếng Anh giáo viên * Thực trạng đội ngũ giáo viên:

Trường THPT Hùng Vương có 10 GV tiếng Anh Trong đó, có 02 GV đạt GV giỏi cấp tỉnh 03 GV đạt GV giỏi cấp trường Cụ tình hình GV dạy mơn tiếng Anh sau:

Bảng 2.1 Thực trạng giáo viên tiếng Anh trường THPT Hùng Vương

Giới tính Độ tuổi Thâm niên cơng tác Trình độ Năng lực ngoại ngữ Hình thức đào

tạo

Nam Nữ Dưới 30

Từ 30 đến

40

Trên 40 Dưới năm

Từ đến 10

năm

Từ 10 đến 20 năm

Trên 20 năm

Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học

– LT

ĐH

C1 B2 B1 A2 Chính quy

Tại chức

Số

lƣợng 0 0

Tỷ lệ

(40)

31

Theo số liệu thống kê, đội ngũ GV trường THPT Hùng Vương có ưu sau: Các GV trẻ, đào tạo đáp ứng u cầu chuẩn trình độ chun mơn, nghiệp vụ Họ có sức khỏe tốt, có nhiều hội khả tiếp cận CNTT, dễ tiếp thu phát triển khoa học kỹ thuật xã hội Đồng thời, cịn trẻ nên họ khơng ngại việc thay đổi làm tư duy, đổi PPDH ứng dụng thiết bị dạy học đại Hơn nữa, gần gũi với HS đặc điểm tâm, sinh lý, lứa tuổi nên họ dễ chia sẻ hiểu HS Việc xây dựng mối quan hệ thân thiết với HS có nhiều thuận lợi

Tuy nhiên, từ số liệu trên, thấy nhà trường gặp nhiếu khó khăn đội ngũ GV 80% GV nữ nên việc tổ chức số hoạt động tổ nhóm chun mơn cịn gặp nhiều khó khăn Hơn nữa, đa số nữ GV nhà trường độ tuổi sinh đẻ ni nhỏ nên cịn nhiều hạn chế việc đầu tư thời gian tâm huyết cho chuyên môn Điều dẫn tới việc phân cơng cơng tác bố trí hoạt động chun mơn nhà trường cịn gặp nhiều khó khăn Nhà trường thường xuyên phải điều GV dạy thay trường hợp GV nghỉ ốm, nghỉ đẻ, vv

Trong số 10 GV tiếng Anh trường, có tới GV có thâm niên cơng tác 10 năm, có 02 GV công tác 20 năm Đa số GV cịn kinh nghiệm cơng tác giảng dạy

Xét trình độ đào tạo, 100% GV có trình độ đại học; chưa có GV đào tạo thạc sỹ chun ngành giảng dạy tiếng Anh; khơng có GV học bồi dưỡng, chuyên tu nước 70% GV đạt chuẩn lực ngoại ngữ GV giảng dạy tiếng Anh Có 03 giáo viên = 30% chưa đạt chuẩn (01 giáo viên nghỉ hưu vào tháng năm 2017) Điều cho thấy, chất lượng đội ngũ GV tiếng Anh nhà trường tương đối tốt so với yêu cầu dạy ngoại ngữ Hơn nữa, theo đánh giá chung lãnh đạo nhà trường, đa số GV tiếng Anh trường có tinh thần trách nhiệm cao cơng tác, tích cực hoạt động giảng dạy nói chung hoạt động nhà trường nói chung

* Thực trạng hoạt động dạy tiếng Anh giáo viên

(41)

32

GV lập kế hoạch dạy học chi tiết, sát thực tế phù hợp với HS Qua khảo sát ý kiến HS, có 15,9 % HS có ý kiến GV tiếng Anh có tiến hành khảo sát ý kiến em môn học, phương pháp giảng dạy nguyện vọng học tập HS Đồng thời, có 80% GV hỏi đồng ý việc khảo sát ý kiến HS cần thiết, 20% GV cho việc quan trọng, khơng có GV cho việc khảo sát không quan trọng Xét mức độ thực hiện: 30 % GV thường xuyên thực việc khảo sát, 30 % GV lấy ý kiến HS, 40% GV chưa khảo sát ý kiến HS Kết cho thấy, đa số GV nhận thức việc khảo sát ý kiến HS vấn đề dạy học tiếng Anh việc cần thiết Tuy nhiên, hầu hết GV chưa thường xuyên thực công việc Do đó, GV chưa nắm rõ nguyện vọng HS để tự đánh giá điều chỉnh kế hoạch dạy học, cách tổ chức hoạt động dạy học cho phù hợp với HS

Việc hướng dẫn HS phương pháp học tập tự học môn tiếng Anh GV giúp cho HS có định hướng rõ ràng đắn việc học môn tiếng Anh Qua khảo sát ý kiến GV HS, kết thu sau:

Bảng 2.2 Kết khảo sát việc hướng dẫn phương pháp học môn tiếng Anh cho học sinh trường THPT Hùng Vương

NỘI DUNG Giáo viên (%) Học sinh (%)

TX KTX KBG TX KTX KBG

Hướng dẫn HS phương pháp học tiếng Anh 30 40 30 15.9 19.5 55.6 Trao đổi với HS tầm quan trọng

tiếng Anh, xu hướng dạy

học kiểm tra đánh giá 50 30 20 38.3 41.5 20.2

Hướng dẫn HS học nghiên cứu

tài liệu tham khảo 30 30 40 18.7 35.2 46.1

Trao đổi với HS cách tận dụng hội

(42)

33

xuyên Một số GV chưa hướng dẫn HS cách khai thác nguồn tài liệu tham khảo, chưa trao đổi với HS cách tận dụng hội để giao tiếp tiếng Anh có điều kiện Chỉ có số GV hỏi có trao đổi với HS tầm quan trọng tiếng Anh, xu hướng dạy học kiểm tra đánh giá Chính điều làm cho HS gặp nhiều khó khăn việc học môn tiếng Anh làm hạn chế nhận thức em môn học

Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động dạy học GV trường THPT Hùng Vương Kết cụ thể sau:

Bảng 2.3 Kết khảo sát hoạt động dạy giáo viên môn tiếng Anh, trường THPT Hùng Vương

Nội dung Mức độ thực ﴾%)

Tx Ktx Rik Kbg

Nắm vững nội dung, PPCT, mục tiêu CTDH 80 20 0

Xây dựng KHGD 100 0

Soạn giáo án, chuẩn bị giảng trước lên lớp 100 0

Xây dựng quy định, nội quy học 50 20 30

Quản lý HS theo quy định xây dựng 50 20 30

Lên lớp giờ, dạy nội dung theo PPCT 100 0

Tổ chức hoạt động học tập theo cặp, nhóm,

phân vai … 40 40 20

Thiết kế lại hoạt động khó SGK cho

phù hợp với HS 20 20 50 10

Tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh cho HS 30 20 40 10

Giúp HS hệ thống hóa kiến thức học theo

từng bài, chủ đề, dạng tập 20 20 20 40

Sử dụng giáo án điện tử giáo án có ứng

dụng CNTT 30 50 20

Sử dụng thiết bị dạy học đại

tiết học, giáo cụ trực quan 30 10 50 10

Giao tập nhà cho HS 70 30 0

Kiểm tra việc tự học HS nhà (làm tập

ở nhà, chuẩn bị bài, đọc sách tham khảo ….) 60 30 10

Việc kiểm tra, đánh giá kết học tập phải phản

ánh yêu cầu học ngoại ngữ HS THPT 10 50 60 40

Kiểm tra, đánh giá phải đủ kỹ tiếng

(43)

34

* Việc xây dựng kế hoạch dạy học

Muốn xây dựng kế hoạch dạy học, GV phải nắm vững nội dung, PPCT, mục tiêu dạy học 100% GV hỏi đồng ý yêu cầu quan trọng GV thường xun rà sốt chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học, soạn giáo án bám sát PPCT mục tiêu dạy học 100% GV xây dựng kế hoạch dạy học soạn giáo án đầy đủ trước lên lớp

* Việc tổ chức hoạt động dạy học

Muốn tổ chức hoạt động dạy học cách thuận lợi nhất, đa số GV cho phải xây dựng hệ thống quy định, nội quy học Trong số GV tham gia vấn, có người xây dựng quy định, nội quy học thường xuyên quản lý HS theo quy định thiết lập Có 02 GV xây dựng nội quy không thường xuyên áp dụng quy định đó; 03 GV chưa xây dựng quy định cụ thể Đánh giá việc xây dựng quy chế học tập môn, 76,7 % HS tham gia khảo sát cho biết GV tiếng Anh xây dựng quy định cụ thể học có 68,4% HS thực tốt quy định

Khảo sát mức độ thực quy định lên lớp giảng dạy theo PPCT cho kết sau: 100% GV thực lên lớp thời gian quy định, giảng dạy theo PPCT, không cắt xén, dồn, ghép chương trình giảng dạy Như vậy, GV thực nghiêm túc quy định thời gian giảng dạy theo PPCT GD & ĐT

(44)

35

chức theo nội dung SGK Tuy nhiên, GV thiết kế lại dạng hoạt động SGK cho đảm bảo nội dung phù hợp với khả HS Qua khảo sát, có 20% GV thường xuyên tiến hành thiết kế lại hoạt động SGK, có 50% GV thiết kế lại 10 % GV không thiết kế lại hoạt động SGK Điều dẫn tới việc, HS phải thực hoạt động khơng phù hợp với hồn cảnh, khả nhận thức điều kiện, thiết bị dạy học nhà trường

Sau kết thúc bài, chương phần, có 20 % GV thường xuyên giúp HS hệ thống hóa kiến thức học theo bài, chủ đề, dạng tập để HS khắc sâu kiến thức dễ vận dụng kiến thức học

* Việc ứng dụng CNTT PTDH - TBDH đại

Hiện nay, việc ứng dụng CNTT giảng dạy GAĐT phổ biến giảng dạy Tuy nhiên, kết khảo sát cho thấy rằng: có 30% HS thường xuyên học tiết học có ứng dụng CNTT GAĐT, 50% HS nói em khơng thường xuyên học tiết học sử dụng GAĐT 80% HS thể thích thú tham gia tiết học

Theo số liệu bảng 2.3, có 30% GV thường xuyên sử dụng GAĐT, ứng dụng CNTT thiết bị dạy học đại vào giảng dạy Điều làm giảm hiệu dạy hứng thú HS tiết học Thiết bị dạy học chủ yếu mà GV tiếng Anh sử dụng, theo kết khảo sát HS, bảng, phấn, đài casset GV sử dụng TBDH đại máy chiếu, phịng Lab thiết bị nghe nhìn khác

* Công tác kiểm tra, đánh giá kết học tập học sinh

Qua khảo sát, có 60% GV không thường xuyên kiểm tra việc tự học HS nhà Có 60% GV 67.7% HS cho rằng, việc kiểm tra, đánh giá kết học tập HS chưa phản ánh lực HS Nội dung kiểm tra chưa đảm bảo đủ kỹ thực hành tiếng Phần lớn kiểm tra chưa kiểm tra kỹ giao tiếp HS Một số kiểm tra định kỳ HS chưa kiểm tra đánh giá kỹ nghe

* Công tác bồi dưỡng tự bồi dưỡng giáo viên

(45)

36

nghiệm dạy đồng nghiệp, đúc rút SKKN áp dụng vào công tác giảng dạy GV cịn nhiều hạn chế, mang tính hình thức chưa đạt hiệu cao Việc góp ý, rút kinh nghiệm dạy chưa kỹ, nể nang e ngại Do đó, hiệu cơng tác dự thấp Các SKKN xếp loại hàng năm chưa triển khai áp dụng cách rộng rãi, chưa có phần phản biện, điều chỉnh SKKN để hồn thiện giải pháp

Cơng tác tự bồi dưỡng theo chun đề GV cịn nặng tính hình thức GV đăng ký thực chuyên đề bồi dưỡng chưa có báo cáo kết bồi dưỡng Lãnh đạo nhà trường chưa thực công tác kiểm tra, đánh giá kết đạt GV

* Việc rèn luyện kỹ giao tiếp tiếng Anh giáo viên dạy tiếng Anh trường THPT Hùng Vương

Trong hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao chun mơn nghiệp vụ, giáo viên dạy tiếng Anh cần phải tích cực BD nâng cao khả sử dụng tiếng Anh giao tiếp để đáp úng với yêu cầu việc đổi hoạt động dạy tiếng Anh trường THPT

Bảng 2.4 Thực trạng khả giao tiếp tiếng Anh GV GV dạy tiếng Anh trường THPT Hùng Vương

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực

QT IQT KQT T K TB Y

Giáo viên sử dụng tiếng Anh giảng lớp dạy học sinh

50 25 25 60 30 10

Giáo viên sử dụng tiếng Anh giao tiếp với đồng nghiệp môn hàng ngày

40 20 40 65 25 10

Giáo viên dùng tiếng Anh giao tiếp với người nước ngồi có điều kiện

(46)

37

Qua khảo sát cho thấy việc sử dụng tiếng Anh giao tiếp GV trường THPT Hùng Vương hạn chế Chỉ có 50% giáo viên nhận thức việc cần phải sử dụng tiếng Anh dạy học sinh, 40% cần thiết để giao tiếp với đồng nghiệp 40% nhận thức cần thiết giao tiếp với người nước Cũng qua điều tra cho thấy khả giao tiếp với học sinh, với đồng nghiệp với người nước giáo viên tương đối tốt với tỷ lệ tốt 60%; 20% lại TB Như vậy, khả giao tiếp thầy cô dạy tiếng Anh nhà trường tương đối tốt Xong nhận thức tầm quan trọng việc giao tiếp cho bình thường nên thầy giáo sử dụng tiếng Anh giao tiếp hàng ngày Đây hạn chế cần khắc phục cơng tác tự bồi dưỡng khả giao tiếp tiếng Anh giáo viên không quan tâm mức ảnh hưởng trực tiếp đến kết giảng dạy GV, ảnh hưởng trực tiếp đến khả ngôn ngữ học sinh

2.3.2.2 Thực trạng hoạt động học môn Tiếng Anh học sinh

Tác giả tiến hành khảo sát 200 HS trường THPT Hùng Vương thực trạng hoạt động học môn tiếng Anh Kết sau:

Về động học tập

Khi hỏi u thích mơn tiếng Anh, có 13.9 % HS trả lời em thích đam mê mơn học này; 42.7 % HS khơng có thái độ rõ ràng (bình thường) 19.9 % ghét mơn tiếng Anh, số cịn lại khơng bày tỏ quan điểm Phần lớn HS học mơn tiếng Anh mơn học bắt buộc chương trình giáo dục

Qua khảo sát, 76.2 % HS cho tiếng Anh mơn học khó 13.8 % HS cho mơn Tiếng Anh bình thường mơn học khác Khơng có HS phát biểu mơn tiếng Anh mơn dễ học Do đó, đa số em sợ học môn tiếng Anh

(47)

38

đều chưa xây dựng động học mơn tiếng Anh Do đó, việc giúp HS xác định rõ mục đích học tập xây dựng động học môn tiếng Anh vấn đề quan trọng nhằm cải thiện tình trạng học mơn tiếng Anh HS

Về thái độ phương pháp học tập

Theo kết điều tra, khoảng thời gian tự học tiếng Anh nhà HS thể sau:

Biểu đồ 2.1 Kết khảo sát thời gian học tiếng Anh nhà ngày học sinh trường THPT Hùng Vương

Biểu đồ cho thấy, ngày, đa số HS không dành nhiều thời gian đề học tiếng Anh nhà Có tới 40 % HS khơng dành thời gian học tiếng Anh nhà 20 % số HS hỏi cho biết em dành tối đa 30 phút/ngày để học tiếng Anh Chỉ có 18 % HS dành từ 60 - 90 phút / ngày 12% HS dành 90 - 120 phút/ ngày để học tiếng anh hàng ngày Số HS lại khoảng 10% học theo ý thích, khơng có kế hoạch cụ thể

Các GV cho biết: có khoảng 40% Hs khơng thường xun dành thời gian học tiếng Anh nhà Hiệu việc học tiếng Anh nhà HS khơng có hiệu cao

Khảo sát thái độ học tập mức độ thực hoạt động học tập thu kết sau:

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%

Không dành thời gian

(48)

39

Bảng 2.5 Đánh giá giáo viên mức độ thực hoạt động học môn tiếng Anh học sinh trường THPT Hùng Vương

Nội dung Mức độ thƣờng xuyên Mức độ thực

Tx Ktx Rik Kbg T K TB Y

Làm tập nhà, chuẩn bị

bài trước đến lớp 18.9 26.6 22.7 31.8 15.3 26.8 32.2 25.7 Chú ý nghe giảng ghi

chép lớp 52.9 24.2 15.6 7.3 45.6 25.1 19.8 9.5 Tham gia hoạt động học

tập GV tổ chức 51.3 31.7 8.2 8.8 49.3 21.7 15.6 13.4

Nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo nội dung

đã học 13.4 12.3 34.7 39.6 13.1 10.3 26.2 50.4

Hệ thống hóa kiến thức học theo bài, chủ đề,

dạng tập 5.9 12.3 11.7 70.1 4.8 10.5 14.4 70.3

Tham gia lớp học nhà trường, ngồi khóa, câu lạc

26,1 23,9 10 40 10,1 39,9 29,5 10,5

Số liệu bảng 2.5 cho thấy: đa số HS không làm tập nhà khơng có chuẩn bị trước đến lớp Chỉ có 18.9 % HS thường xuyên chuẩn bị Trong đó, có tới 31.8 % HS không chuẩn bị trước học Nhận xét việc làm tập nhà chuẩn bị trước đến lớp HS, GV cho có tới 49.3 % HS khơng thường xun làm cơng việc Mức độ thực công việc đa số GV cho mang tính hình thức, 57.9 % đạt mức TB yếu Đối với nhiều HS, thời gian học tiếng Anh nhà lúc em chép lời giải tập sách để học tốt, loại sách tham khảo khác; cá biệt có em cịn chép bạn

(49)

40

giá mức độ ý ghi chép HS đạt mức TB Họ cho biết, có 22.9 % Hs lớp không thường xuyên ghi chép không ghi chép học Điều ảnh hưởng lớn đến kết học tập HS

Khi GV tổ chức hoạt động cặp, nhóm, đóng vai, vv, có tới 51.3 % HS khơng thường xun tích cực tham gia, 8.8 % HS không tham gia Các GV cho 44% HS có khơng tích cực tham gia hoạt động mà GV tổ chức tham gia để chồng đối, mang nặng tình hình thức Nếu HS có tham gia khơng đạt hiệu cao Chỉ có 49.3 % HS đánh giá thực tích cực tham gia hoạt động cặp nhóm đạt hiệu mong muốn

Ngồi thời gian học lớp, có 13.4 % HS dành thời gian để nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo nội dung học Các GV có ý kiến rằng: HS chịu nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo Việc chọn lựa sách tham khảo HS chưa mang tính chọn lọc cao

GV cho biết: khoảng 81,8 % HS họ cách không thường xuyên hệ thống hóa kiến thức học theo chủ đề, dạng tập nhằm nâng cao hiệu học tập 70.1 % HS nói em không tổng hợp hệ thống hóa kiến thức học theo dạng

Cũng theo kết khảo sát, có 26.1 % HS dành thời giai tham gia lớp học thêm, câu lạc tiếng Anh theo học khóa học online để nâng cao trình độ tiếng Anh

Các kết điều tra cho thấy, HS trường THPT Hùng Vương chưa đầu tư thời gian, công sức tâm vào việc học tiếng Anh Do đó, em khơng đạt kết cao môn tiếng Anh

* Về khả giao tiếp tiếng Anh học sinh

(50)

41

Bảng 2.6 Đánh giá mức độ thực hoạt động giao tiếp tiếng Anh học sinh trường THPT Hùng Vương

Nội dung

Mức độ

thƣờng xuyên Mức độ thực

Tx Ktx Rik Kbg T K TB Y

Thực hoạt động giao tiếp tiếng Anh với bạn bè người thân lớp học

10.9 9.1 20.3 50.7 16.3 24.7 42.2 15.7 Tham gia giao tiếp tiếng

Anh với giáo viên bạn lớp giáo viên tổ chức hoạt động tiết học

12.9 24.2 15.7 47.3 45.6 25.1 19.8 9.5

Tham gia hoạt động giao tiếp tiếng Anh GV tổ chức buổi sinh hoạt câu lạc tiếng Anh, ngoại khóa tiếng Anh…

51.3 31.7 8.2 8.8 49.3 21.7 15.6 13.4

Số liệu bảng bảng 2.5 cho thấy: Đa số HS khơng thực hành giao tiếp khơng có tổ chức, hướng dẫn giáo viên Chỉ có 10.9 % HS thường xuyên giao tiếp lớp Trong đó, có tới 50.7 % HS khơng giao tiếp tiếng Anh lớp học Việc tham gia hoạt động giao tiếp tiếng Anh lớp khơng mang tính tích cực Có 29,4 % HS thú nhận họ khơng thường xun sử dụng tiếng Anh để giao tiếp bên lớp học Điều ảnh hưởng lớn đến kết học tập HS

Khi GV tổ chức hoạt động cặp, nhóm, đóng vai, vv, có tới 24,2 % HS khơng thường xun tích cực tham gia, 47,3 % HS không tham gia tham gia để chồng đối, mang nặng tình hình thức Nếu HS có tham gia khơng đạt hiệu cao Các GV cho có 12,9% HS tích cực tham gia hoạt động mà GV tổ chức đạt hiệu mong muốn

(51)

42

Các kết điều tra cho thấy, HS trường THPT Hùng Vương chưa đầu tư thời gian, công sức tâm vào việc luyện tập giao tiếp tiếng Anh Do đó, em khơng đạt có bình tĩnh, tự tin giao tiếp tiếng Anh nhiều học sinh học đến lớp 12 mà giao tiếp tiếng Anh chí câu giao tiếp thơng thường

2.3.2.3 Thực trạng sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tiếng Anh

Tuy cố gắng nhiều việc đấu tư CSVC, trang thiết bị dạy học, TBDH nhà trường thiếu số lượng chất lượng

Bảng 2.7 Hiện trạng sở vật chất thiết bị dạy học môn tiếng Anh trường THPT Hùng Vương

STT Tên thiết bị Số lƣợng Tình trạng

1 Máy chiếu 30 máy máy hỏng không sử dụng được; máy cũ trục trặc; lại sử dụng tốt Đài cassette 05 01 hỏng, không sử dụng

3 Đĩa CD SGK 05 Mới, sử dụng tốt

4 Phòng nghe nhìn 01 phịng Cịn sử dụng 42/46 cabin HS; hai thiết bị phòng hỏng

5 Tranh ảnh, sơ

đồ, biểu đồ 15 Đa số cũ, không sử dụng Sách tham khảo 59 loại Còn mới, chất lượng tốt

7 Các phòng học 30 phòng học

Đủ CSVC thiết bị khác (điện, quạt, bàn ghế, ) phục vụ việc dạy học Đánh giá chung GV CSVC TBDH nhà trường: Tương đối đầy đủ để đáp ứng nhu cầu học Tiếng Anh Chất lượng thiết bị đạt mức Trung bình - Khá Về CSVC lớp học đa số đạt mức trung bình chất lượng mức độ đầy đủ chưa có chuyên biệt

(52)

43

Riêng phịng nghe nhìn, nhà trường có 01 phịng nên đơi khi, GV phải thảo luận thống dạy để không trùng Tuy nhiên, việc trung dạy thường xuyên xảy dẫn tới việc GV phải dạy chay khơng có đủ phịng nghe nhìn Trong năm học 2015-2016 cơng tác bảo quản phịng nghe nhìn khơng thường xun Vì vậy, số thiết bị phịng bị hư hỏng Tổ chun mơn có đề nghị lên Nhà trường cho sửa chữa Xong đến thiết bị chưa sửa chữa Chính thế, phịng nghe nhìn sử dụng từ năm học 2015-2016 đến

2.3.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường Trung học phổ thông Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ

2.3.3.1 Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh giáo viên Quản lý việc phân công công tác cho giáo viên

Trong số 10 GV nhà trường, có 03 GV đánh giá có trình độ chun mơn Giỏi, 04 GV có trình độ chun mơn khá, 03 GV có trình độ chuyên môn TB Khả hoạt động xã hội làm công tác kiêm nhiệm GV có chênh lệch rõ ràng Do đó, nhà trường gặp nhiều khó khăn việc phân cơng cơng tác cho GV tiếng Anh Các GV có lực giảng dạy tốt đồng thời có khả làm chủ nhiệm tốt, tích cực tham gia hồn thành tốt cơng tác khác cơng tác Đồn niên, cơng đồn Trong đó, số GV có lực giảng dạy nhiều hạn chế, khả làm công tác kiêm nhiệm yếu Nếu phân công công tác theo khả năng, lực GV nhu cầu cùa HS dẫn tới tượng, GV có uy tín phải làm việc q nhiều, GV có lực yếu làm việc q Trong đó, chế độ lương tiền cơng GV khơng có phân biệt Tuy nhiên, để đảm bảo chế độ mặt làm việc theo quy định nhà nước, lãnh đạo nhà trường phải phân công công tác cho GV theo quy định Điều tạo tâm lí khơng thoải mái cho phận HS thiếu đồng việc dạy kết học tập môn tiếng Anh

Quản lý việc lập kế hoạch công tác giáo viên

(53)

44

đạo nhà trường đạo GV tiếng Anh lập KHGD môn tiếng Anh khối 10, khối 11, khối 12

Kết điều tra cho thấy: đa số CBQL GV nhận thức tầm quan trọng việc lập kế hoạch cá nhân Tuy nhiên, việc xây dựng yêu cầu cụ thể, quy định chi tiết nội dung kế hoạch cá nhân, KHGD GV dừng lại mức độ trung bình BGH nhà trường chưa xây dựng yêu cầu cụ thế, quy định chi tiết việc xây dựng kế hoạch cá nhân KHGD

Về nội dung kế hoạch, hầu hết kế hoạch cá nhân tổ trưởng chuyên môn tập hợp lưu lại cơng tác hành thơng thường, khâu xem xét duyệt kế hoạch cuối BGH nhà trường hạn chế Điều dẫn đến thực trạng có khơng kế hoạch mang tính hình thức, chí chép biện pháp thực người khác

Việc tổ chức kiểm tra việc xây dựng kế hoạch cá nhân, KHGD GV nhà quản lý đánh giá quan trọng Tuy nhiên, thực tế, việc kiểm tra kế hoạch GV dừng lại việc kiểm tra số lượng, chưa có đánh giá sâu chất lượng Đặc biệt là, sau kết thúc năm học, chưa có đối chiếu hoạt động kết thực tế GV HS với nội dung kế hoạch để đánh giá mức độ thực hoàn thành tiêu, nội dung cần điều chỉnh kế hoạch xây dựng

Tính đến thời điểm tại, qua khảo sát, CBQL chưa trọng vào việc sử dụng kết kiểm tra kế hoạch cá nhân, KHGD GV vào đánh giá xếp loại viên chức hàng năm Kế hoạch cá nhân kiểm tra tiêu chí xếp loại hồ sơ GV vào đầu năm học Tuy nhiên, việc kiểm tra nhiều hạn chế đề cập

Quản lý việc thực chương trình giảng dạy

(54)

45

Qua khảo sát, đa số CBQL GV tiếng Anh nhà trường nhận thức tầm quan trọng việc quản lý tiến độ thực CTGD GV Muốn quản lý tốt việc thực chương trình, việc quản lý sổ đầu bài, ghi HS, sổ ký giáo án hàng tuần, KHGD, PPCT quan trọng

Số liệu khảo sát cho thấy có tới 48% CBQL GV cho biết theo dõi việc thực chương trình qua sổ ghi đầu lớp chưa thực thường xuyên BGH chưa thường xuyên rà sốt việc thực CTGD GV thơng qua đối chiếu sổ đầu giáo án GV BGH nắm nắm bắt tiến độ chương trình giáo viên chuẩn bị hết học kỳ Cách nắm bắt khơng khoa học xác nghe giáo viện tổ báo lên tổ trưởng, tổ trưởng báo BGH Một số GV dạy tiếng Anh cho biết, họ thường đổi thứ tự tiết dạy Tuy nhiên, sổ nghi đầu ghi theo thứ tự phân phối chương trình Vì BGH không kiểm tra thường xuyên nên tất việc kiểm sốt chương trình, tiến độ dạy học lý thuyết giấy tờ

Bảng 2.8 Thực trạng quản lý việc thực chương trình giảng dạy Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực

QT IQT KQT T K TB Y

Theo dõi việc thực chương trình qua sổ báo giảng GV

sổ ghi đầu lớp 62.5 25 12.5 35 35 20,5 9.5

Đánh giá việc thực tiến độ giảng dạy qua ghi HS

75 25 0 22.5 22.5 55

Kiểm tra việc thực tiến độ giảng dạy thông qua số ký giáo án

hàng tuần tổ chuyên môn 37.5 62.5 0 12.5 62.5 25

Thường xuyên đối chiếu sổ báo giảng với sổ đầu bài, KHGD, ghi HS để kiểm tra việc thực

chương trình 75 25 0 62.5 37.5

Thanh tra đột xuất việc thực

chương trình giảng dạy 100 0 50 40 10

Sử dụng kết kiểm tra thực CTGD đánh giá thi đua

(55)

46

Tại trường THPT Hùng Vương, giáo án GV ký duyệt vào thứ hàng tuần Tổ trưởng ký duyệt giáo án GV tổ mình, ghi lại số tiết soạn, số tiết thiếu, đánh giá, nhận xét giáo án Như vậy, CBQL kiểm tra việc thực tiến độ giảng dạy thông qua số ký giáo án hàng tuần TCM Tuy nhiên, đơi khi, tổ trưởng chưa kiểm sốt kỹ giáo án, ký giáo án chưa thường xuyên theo quy định Lãnh đạo nhà trường tổ trưởng chuyên mơn cho biết, việc kiểm tra tiến trình giảng dạy GV thông qua sổ ký giáo án hàng tuần TCM tiến hành Do đó, việc theo dõi tiến trình giảng dạy GV thơng qua sổ ký giáo án chưa thực phát huy tác dụng, cịn nặng tính hình thức

Việc kiểm tra ghi HS đưa minh chứng xác thực việc thực phân phối chương trình 90% CBQL GV cho biết BGH nhà trường thực việc kiểm tra tiến độ giảng dạy qua ghi HS cịn mức độ yếu Nếu khơng có việc đặc biệt, CBQL nhà trường khơng tiến hành kiểm tra ghi lấy ý kiến HS thực trạng tiến độ giảng dạy môn tiếng Anh

Trong tất yếu tố trên, kiểm tra riêng rẽ yếu tố không đảm bảo tính xác CBQL cần thường xuyên đối chiếu sổ báo giảng với sổ đầu bài, KHGD ghi HS để kiểm tra việc thực chương trình GV 100 % CBQL GV hỏi nói rằng, nhà trường chưa làm việc cách có hiệu BGH nhà trường thường tổ chức kiểm tra hồ sơ, giáo án GV nói chung, chưa có kiểm tra theo chuyên đề thực CTGD Tuy nhiên, việc kiểm tra hồ sơ, giáo án GV dừng lại kiểm tra cho đủ số lượng loại hồ sơ, chưa xác minh chất lượng, chưa có đối chiếu, so sánh yếu tố, đặc biệt báo cáo, hồ sơ GV với ghi thực tế HS để có kết kiểm chứng xác Công tác kiểm tra việc thực CTGD tiến hành qua hồ sơ GV mà chưa có đối chứng từ HS

(56)

47

Kết kiểm tra việc thực CTGD chưa trọng đánh giá thi đua xếp loại viên chức hàng năm Việc kiểm tra tiêu chí đánh giá, xếp loại kiểm tra hồ sơ GV theo đợt không coi tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm Có đồng chí BGH cịn coi nhẹ công tác đánh giá thi đua qua trình kiểm tra giáo án, hồ sơ chun mơn

Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp

Soạn khâu quan trọng việc chuẩn bị lên lớp GV Thông qua quản lý soạn chuẩn bị lên lớp, CBQL thấy lựa chọn, định riêng biệt GV nội dung, phương pháp, hình thức lên lớp Từ đó, CBQL khuyến khích hoạt động sáng tạo, phương pháp giảng dạy hay kịp thời điều chỉnh sai lệch, hạn chế nhằm phát huy lực GV nâng cao hiệu dạy

Bảng 2.9 Thực trạng quản lý việc soạn chuẩn bị lên lớp của giáo viên

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực

QT IQT KQT T K TB Y

Đề quy định cụ thể,

thống việc soạn giáo án 62.5 37.5 12.5 62.5 25 Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc

soạn giáo án giáo viên 85 15 47.5 52.5 0

Bồi dưỡng phương pháp soạn

và chuẩn bị lên lớp 47.5 52.5 10 37.5 52.5

Sử dụng kết kiểm tra giáo án

để đánh giá, xếp loại GV 60 40 12.5 62.5 25

(57)

48

về việc đề quy định cụ thể việc soạn giáo án, 50% CBQL GV cho việc lãnh đạo nhà trường thực mực độ BGH nhà trường thảo luận với tổ trưởng chuyên môn việc thống mẫu giáo án theo đặc thù môn học chung toàn trường

Việc tra giáo án định kỳ đột xuất CBQL nhà trường đánh giá mức độ trung bình Nhà trường tiến hành kiểm tra định kỳ giáo án GV tra đột xuất GV Tuy nhiên, việc kiểm tra cịn mang tính hình thức, trọng vào số lượng đủ / thiếu chưa trọng vào chất lượng giáo án Một số tổ trưởng chun mơn chưa có tinh thần trách nhiệm cao việc kư duyệt giáo án tổ viên nên có trường hợp GV lên lớp khơng có giáo án giáo án chưa ký duyệt Tình trạng này, BGH nhà trường có nắm bắt thơng tin chưa có biện pháp xử lí triết để Trên thực tế, có đợt kiểm tra chun mơn, hồ sơ giáo án Có đồng chí khơng nộp đủ hồ sơ, giáo án copy người khác chưa kịp sửa Sau kiểm tra xong, BGH chi nhắc nhở qua loa, khơng có hình thức kỷ luật Vì vậy, lần sau đồng chí vi phạm lỗi

Việc bồi dưỡng phương pháp soạn giáo án cho GV chưa nhà trường trọng việc thực chưa đạt yêu cầu Nhà trường chưa tổ chức chuyên đề soạn giáo án cho GV tiếng Anh Đây môn đặc thù, hình thức tổ chức hoạt động tìm hiểu kiến thức thiết bị dạy học có nhiều khác biệt với mơn học khác Do đó, việc soạn giáo án chuẩn bị lên lớp địi hỏi sáng tạo GV

Cơng tác tra, kiểm tra giáo án GV lãnh đạo nhà trường thực tương chưa tốt không sử dụng kết kiểm tra giáo án đánh giá, xếp loại GV Từ khơng thúc đẩy tinh thần trách nhiệm GV soạn giáo án chuẩn bị lên lớp

Quản lý nề nếp lên lớp và, sử dụng TBDH giáo viên

(58)

49

Bảng 2.10 Thực trạng quản lý nề nếp lên lớp sử dụng các TBDH GV

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực

QT IQT KQT T K TB Y

Xây dựng quy định cụ thể việc

thực lên lớp GV 100 0 87.5 12.5 0

Thường xuyên giám sát kiểm tra việc thực quy định lên

lớp GV 100 0 62.5 25 12.5

Tổ chức dự định kỳ, đột xuất, tra chuyên môn để đánh gia

chất lượng giảng dạy GV 100 0 25 37.5 37.5

Tổ chức dạy thay, dạy bù tiết

GV xin nghỉ, tiết thiếu kịp thời 100 0 75 25 0

Tổ chức lấy ý kiến HS

đánh giá GV 87.5 12.5 0 12.5 75 12.5

Kiểm tra việc sử dụng TBDH

của GV 75 12.5 12.5 25 62.5 12.5

Bồi dưỡng PPDH, kỹ sử

dụng TBDH đại 75 25 0 37.5 62.5

Kiểm tra việc ứng dụng CNTT

trong giảng dạy GV 62.5 25 12.5 25 75

Sử dụng kết thực nề nếp lên lớp sử dụng TBDH để

đánh giá thi đua xếp loại GV 75 25 0 37.5 62.5

Các số liệu điều tra cho thấy, việc xây dựng quy định cụ thể việc thực lên lớp GV cho vấn đề quan trọng Các CBQL GV đánh giá việc nhà trường đạt mức độ Tốt Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên giám sát kiểm tra việc thực quy định lên lớp GV Đây đánh giá việc làm quan trọng việc trì kỷ luật lao động nhà trường

(59)

50

sự kiểm tra chưa thực thường xuyên Việc đánh giá dạy chưa thực khách quan, cịn mang tính động viên, đơi chưa bám sát chất lượng dạy thực tế

Nhà trường làm tốt công tác tổ chức dạy thay, dạy bù tiết GV xin nghỉ, tiết thiếu kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ thực CTGD theo quy định

87.5 % CBQL GV đồng ý tổ chức lấy ý kiến HS đánh giá GV biện pháp quan trọng có hiệu đánh giá GV Tuy nhiên, việc thực phần việc đạt mức trung bình Nhà trường chưa chủ động tổ chức khảo sát lấy ý kiến HS GV giảng dạy tiếng Anh lớp Các thơng tin GV thường HS phản ánh khơng thức tới GVCN BGH nhà trường

Việc sử dụng TBDH GV đánh giá chưa thường xuyên chưa đạt hiệu cao Đa số ý kiến thống rằng: lãnh đạo nhà trường chưa kiểm soát việc GV lên lớp có sử dụng TBDH hay khơng Nhà trường chưa tổ chức kiểm tra mức độ sử dụng hiệu sử dụng TBDH có nhà trường Do đó, cịn tồn tượng dạy chay TBDH nhà trường nhập nguyên niêm phong Thậm chí, GV khơng biết thiết bị có danh mục TBDH trường hay không Các thiết bị thường xuyên sử dụng là: máy chiếu, phòng thực hành tiếng Mặc dù nhà trường có nhiều loại tranh ảnh, biểu đồ thiết bị gần khơng sử dụng Đơi khi, GV có mượn TBDH mang lên lớp để trưng bày, hiệu sử dụng thấp

Để sử dụng TBDH đại việc dễ dàng Do đó, có tới 75 % CBQL GV đồng ý tổ chức lớp bồi dưỡng PPDH sử dụng TBDH cần thiết bối cảnh Tuy nhiên, công việc chưa tổ chức thường xuyên chưa đạt hiệu cao Các buổi tập huấn dừng lại mức độ lý thuyết, chưa thực hành nên số GV, sau buổi tập huấn, không nắm cách sử dụng thiết bị

(60)

51

Việc sử dụng kết thực nề nếp lên lớp sử dụng TBDH để đánh giá thi đua GV xếp loại viên chức đa số người tham gia khảo sát cho biện pháp tích cực để quản lý hoạt động dạy GV Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường thực công việc mức độ trung bình

Quản lý cơng tác kiểm tra, đánh giá kết học tập HS

Hiện nay, xu hướng đổi giáo dục nói chung, đổi dạy học tiếng Anh nói riêng, việc đổi kiểm tra, đánh giá kết học tập HS yêu cầu tất yếu

Theo kết khảo sát, đa số CBQL GV cho cần đạo GV thực nghiêm quy chế thi kiểm tra Họ cho việc kiểm tra định kỳ sổ điểm GV để theo dõi tiến độ thực quy chế điểm kiểm tra, tra điểm cuối học kỳ cuối năm phân tích kết học tập HS công tác quan trọng cần thực nghiêm túc Việc quản lý khâu đề kiểm tra, đề thi Gv, quản lý chấm trả tiến độ sử dụng kết tra vào đánh giá, xếp loại GV quan trọng Thực tế nhà trường cho thấy, lãnh đạo nhà trường khơng có chun mơn giảng dạy tiếng Anh nên việc đề thi, đề kiểm tra giao trách nhiệm cho TCM thảo luận đề

Bảng 2.11 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết học tập học sinh

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực

QT IQT KQT T K TB Y

Chỉ đạo GV HS thực

nghiêm quy chế thi, kiểm tra 100 0 100 0

Quản lý việc đề kiểm tra, đề thi

của GV 50 25 25 47.5 32.5

Quản lý việc chấm, trả

tiến độ quy định 62.5 37.5 0 35 52.5 12.5

Kiểm tra định kỳ sổ điểm GV để theo dõi tiến độ thực quy

chế điểm kiểm tra 62.5 25 12.5 37.5 27.5 30

Kiểm tra điểm vào cuối học kỳ

và cuối năm 37.5 37.5 25 65 25 10

Phân tích kết học tập HS 75 12.5 12.5 25 25 50 Sử dụng kết kiểm tra,

thanh tra việc thực quy chế chấm điểm HS vào đánh giá thi

(61)

52

Kết điều tra cho thấy, 100% CBQL GV đánh giá công tác đạo GV HS thực quy chế thi kiểm tra thực mức độ Tốt Nhà trường quan tâm đạo sát việc thực đánh giá, cho điểm HS theo quy định; thường xuyên cập nhật phổ biến quy định mới, xu hướng đánh giá HS cho GV tiếng Anh Đồng thời,quán triệt tinh thần nghiêm túc, chống thành tích kiểm tra, đánh giá HS

Cũng theo kết điều tra, công tác quản lý việc đề kiểm tra, đề thi GV chưa thực tốt Lãnh đạo nhà trường chưa có quản lý chặt chẽ, đánh giá nội dung đề thi, đề kiểm tra Do đó, cịn tình trạng GV đề q dễ, q khó, sai xót kiến thức, ngơn ngữ sử dụng chưa chuẩn

Quản lý việc chấm, trả tiến độ quy định đa số CBQL GV đánh giá thực mức trung bình Có tới 80 % GV cho biết, việc chấm - trả chậm diễn thường xuyên Tuy nhiên, BGH khơng nắm rõ tượng sổ báo giảng, sổ đầu GV ghi theo thứ tự PPCT Vẫn tượng GV cho HS kiểm tra muộn, dồn kiểm tra đến cuối kỳ chấm lấy điểm cho HS Điều cho thấy, cơng tác quản lý việc chấm trả kiểm tra hạn chế

Qua trao đổi với CBQL GV, nhà trường tiến hành kiểm tra sổ điểm GV Việc kiểm tra sổ điểm cá nhân định kỳ tiến hành thường xuyên Thông qua kết kiểm tra, lãnh đạo nhà trường kịp thời uốn nắn sai xót việc cho điểm, chữa điểm đôn đốc GV thực chế độ điểm quy định tiến độ

Hiện nay, nhà trường không sử dụng phần mềm tin học để quản lý điểm HS Vì thế, việc phân tích kết học tập HS chưa ý 100% GV CBQL nhà trường đánh giá kết công tác đạt mức trung bình Nhà trường chưa có phân tích sâu kết đạt môn tiếng Anh, chưa tìm nguyên nhân dẫn tới kết học tập HS Từ có điều hoạt động dạy học cho phù hợp lấy làm sở để xây dựng kế hoạch vào năm học sau

Các kết tra việc thực quy chế chấm điểm HS sử dụng vào đánh giá thi đua, xếp loại viên chức Đối với GV có vi phạm việc chấm điểm đánh giá HS bị xử lí tùy theo mức độ vi phạm

(62)

53

Tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhiệm vụ bắt buộc GV để theo kịp thay đổi công tác giảng dạy GV phải cập nhật thông tin, nội dung liên quan đến chủ đề học; cách thức tiếp cận, PPDH phải thay đổi

BGH cần tổ chức cho GV đăng ký nội dung tự bồi dưỡng, giám sát kiểm tra việc thực chuyên đề bồi dưỡng tự bồi dưỡng GV

Theo kết điều tra, công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng GV nhà trường chưa tốt Trong nội dung, có việc đạo GV lập kế hoach tự bồi dưỡng CBQL GV đánh giá phần nhiều mức tốt Nhưng hầu hết kế hoạch cá nhân GV tự làm cách tự phát mà chưa có hướng dẫn định hướng từ phía quản lý nhà trường

Bảng 2.12 Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng tự bồi dưỡng GV

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực

QT IQT KQT T K TB Y

Hướng dẫn GV đăng ký nội dung

bồi dưỡng theo nhu cầu cá nhân 37.5 37.5 25 12.5 37.5 50 Chỉ đạo GV lập kế hoach bồi

dưỡng tự bồi dưỡng 100 0 62.5 37.5 0

Kiểm tra giám sát việc thực

việc tự bồi dưỡng GV 50 37.5 12.5 25 62.5 12.5

Tổ chức cho GV báo cáo kết

tự bồi dưỡng 100 0 0 37.5 62.5

Sử dụng kết kiểm tra việc tự bồi dưỡng GV vào đánh giá

(63)

54

2.3.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh học sinh

Song song với việc quản lý hoạt động dạy GV, nhà trường cần ý tới việc quản lý hoạt động học tiếng Anh HS Nếu không quản lý tốt hoạt động học HS kết hoạt động dạy học môn tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đặt

Bảng 2.13 Thực trạng quản lý hoạt động học môn tiếng Anh HS

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực

QT IQT KQT T K TB Y

Chỉ đạo tổ chức buổi tọa đàm phương pháp học tập môn

tiếng Anh cho HS 37.5 37.5 25 12.5 37.5 50

Chỉ đạo GV xây dựng quy định cụ thể nề nếp học tập

trên lớp HS 75 25 50 25 25

Chỉ đạo GV xây dựng quy

định cụ thể tự học HS 62.5 25 12.5 62.5 25 12.5 Chỉ đạo tạo điều kiện cho GV

xây dựng môi trường học ngoại

ngữ tốt cho HS 50 37.5 12.5 12.5 25 50 12.5

Tổ chức chương trình ngoại khóa mơn tiếng Anh, câu lạc tiếng Anh

75 25 0 0 100

(64)

55

Việc đạo tổ chức buổi tọa đàm phương pháp học tập môn tiếng Anh cho HS; đạo tạo điều kiện cho GV xây dựng môi trường học ngoại ngữ cho HS tổ chức ngoại khóa mơn tiếng Anh đa số CBQL GV đánh giá quan trọng trọng việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tiếng Anh Tuy nhiên, có 12.5 % CBQL GV đánh giá hoạt động tổ chức tọa đàm phương pháp học môn tiếng Anh đạt mức độ tốt Những ý kiến khác đánh giá mức trung bình Qua trao đổi, GV cho biết, việc trao đổi diễn theo lớp, tranh thủ thời gian khơng phải GV thực Việc đạo tạo điều kiện cho GV xây dựng môi trường học ngoại ngữ tốt BGH nhà trường quan tâm thực thường xuyên Đa số CBQL GV đánh giá hoạt động mức trung bình

Đối với việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tiếng Anh cho HS, tất CBQL GV đánh giá đạt mức yếu nhà trường chưa tổ chức buổi ngoại khóa tiếng Anh sinh hoạt câu lạc tiếng Anh cho HS Đây hạn chế lớn việc thúc đẩy hoạt động học tiếng Anh HS

2.3.3.3 Thực trạng quản lý sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tiếng Anh

Hiện nay, nhà trường có 02 nhân viên thiết bị chuyên quản lý phòng chức thiết bị nhà trường Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến CBQL GV Tiếng Anh thực trạng quản lý CSVC nhà trường Kết cụ thể sau:

Bảng 2.14 Thực trạng quản lý CSVC - TBDH môn tiếng Anh

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực

QT IQT KQT T K TB Y

Xây dựng kế hoạch mua lắp

đặt CSVC, TBDH Tiếng Anh 100 0 12.5 62.5 25

Tổ chức bảo dưỡng, nâng cấp

CSVC, TBDH có 100 0 12.5 25 62.5

Xây dựng nội quy hướng dẫn cụ thể việc sử dụng CSVC

các TBDH 100 0 37.5 25 25 12.5

Tổ chức bồi dưỡng cho cán thiết bị kỹ sử dụng

bảo quản thiết bị dạy học 100 0 12.5 12.5 62.5 12.5 Xử lí nghiêm GV HS vi

phạm quy định sử dụng CSVC

(65)

56

Theo CBQL GV dạy tiếng Anh, tất nội dung có vai trị quan trọng việc quản lý CSVC TBDH Việc xây dựng kế hoạch mua lắp đặt CSVC - TBDH môn tiếng Anh làm mức độ

62.5 % CBQL GV đánh giá việc bảo dưỡng, tu sửa, nâng cấp thiết bị dạy học có đạt mức trung bình Việc sửa chữa thiết bị cịn chậm trễ, chưa có nâng cấp thường xuyên CSVC TBDH có nhà trường

Cũng theo kết khảo sát, đa số CBQL GV đánh giá việc xây dựng nội quy hướng dẫn cụ thể việc sử dụng CSVC TBDH xử lí nghiêm GV HS vi phạm quy định sử dụng CSVC TBDH nhà trường thực tốt Trên lý thuyết Nhưng việc quản lý CSVC TBDH Nhà trường yếu Rất GV mượn thiết bị dạy học Khi mượn thi không nghi ghi chép sổ theo dõi Không nêu rõ ngày mượn, người mượn, tình trạng thiết bị mượn, tình trạng thiết bị trả Đối với phịng thực hành tiếng, GV khơng có sổ theo dõi tiết dạy riêng Trong phịng học thực hành tiếng khơn có treo nội quy phòng học, quy định rõ điều HS khơng làm Từ có hỏng hóc xảy ra, lãnh đạo nhà trường khơng thể quy trách nhiệm cụ thể cho cá nhân đương nhiên xử lý lỗi vi phạm

Việc bồi dưỡng kỹ sử dụng trang TBDH 25% CBQL GV đánh giá mức tốt Đa số GV lại cho nhà trường thực công việc mức trung bình Một số GV dạy tiếng Anh chưa sử dụng thành thạo chức phòng thực hành tiếng Đa số GV chưa biết cách khai thác hết chức phịng Do đó, việc sử dụng phịng thực hành tiếng chưa đạt hiệu cao mong muốn

2.4 Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy – học môn Tiếng Anh ở trƣờng Trung học phổ thông Hùng Vƣơng

Qua kết khảo sát thu phân tích thực trạng quản lý trường THPT Hùng Vương, rút số nhận xét công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh nhà trường sau:

* Điểm mạnh:

(66)

57

Với xu hướng dạy học tích cực nay, lãnh đạo nhà trường đạo GV dùng nhiều biện pháp để bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh HS, tạo hội cho em hướng tới tự học

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá HS CBQL nhà trường quan tâm Trong việc quán triệt văn bản, công văn quy chế đánh giá HS trung học nhận thức thực triệt để

Làm tốt cơng tác xây dựng tập thể đồn kết, giúp đỡ lẫn nâng cao trình độ sư phạm Đội ngũ GV mơn Tiếng Anh trẻ nhiệt tình, có trách nhiệm, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển

* Điểm yếu

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức tầm quan trọng môn Tiếng Anh cho GV, HS PHHS chưa nhà trường quan tâm mức Một số GVCN GV môn HS chưa nhận thức rõ vị trí, vai trị Tiếng Anh u cầu bậc học

Việc tra dạy Tiếng Anh chưa thực thường xuyên, việc đánh giá mang tâm lý nể nang chưa thực chất

CSVC thiết bị phục vụ dạy học Tiếng Anh thiếu, chất lượng thiết bị nên chưa có tính ứng dụng cao

Cịn thiếu trầm trọng GV có trình độ sau đại học GV tham gia bồi dưỡng, học tập nước

Các hoạt động giáo dục NGLL tạo hội cho HS giao tiếp Tiếng Anh chưa ý thực Bên cạnh đó, việc định hướng cho HS tự học môn Tiếng Anh chưa đạt hiệu

Cán quản lý nhà trường chưa có định hướng quản lý cụ thể, cho việc dạy học môn tiếng Anh Việc đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục nhằm thúc đẩy phong trào dạy học tiếng Anh trường hạn chế, nhiều lức phó mặc cho TTCM

Thời cơ:

(67)

58

Thách thức:

CSVC TBDH nhà trường thiếu, yếu; chưa thực đáp ứng yêu cầu đa số GV, HS dạy học Tiếng Anh

(68)

59

Tiểu kết chƣơng

Trong năm vừa qua việc quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ đạt số kết đáng khích lệ Đội ngũ CBQL GV Tiếng Anh có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề; phần lớn HS học sinh ngoan, chịu khó học tập

Tuy nhiên, cịn tồn số hạn chế công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh Đội ngũ GV Tiếng Anh chưa đáp ứng yêu cầu ngày cao xã hội ngoại ngữ, GV ngại học thêm để nâng cao trình độ, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng, ngại đổi PPDH, chưa tích cực sử dụng phương tiện kỹ thuật TBDH

Về phía HS, động học Tiếng Anh HS chưa xuất phát từ việc ý thức tầm quan trọng Tiếng Anh Các em chủ yếu học tiếng Anh để đối phó với thi cử Sự chủ động tiếp cận kiến thức môn phương pháp học tập Tiếng Anh HS hạn chế

(69)

60 CHƢƠNG

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƢƠNG, TỈNH PHÚ THỌ

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.1 Nguyên tắc tính hệ thống

Các hoạt động GD & ĐT Nhà trường gắn liền với mục tiêu GD & ĐT chung toàn ngành đáp ứng kịp thời nhu cầu toàn xã hội Xuất phát từ yêu cầu xã hội, mục tiêu đào tạo nhà trường góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nghiệp cơng nghiệp hóa, đại hóa đất nước Do đó, biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh phải phù hợp với xu phát triển xã hội

3.1.2 Nguyên tắc tính thực tiễn

Việc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh phải dựa điều kiện cụ thể, hồn cảnh, mơi trường khách quan, chủ quan dạy học tiếng anh nhà trường tương lai Trên sở điều kiện khách quan chủ quan, nhà trường tiến hành thực biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh Các biện pháp đề xuất phải biện pháp phù hợp để giải khó khăn nhà trường

Tính thực tiễn biện pháp phải thể khả triển khai biện pháp mà tác giả đề xuất Yêu cầu đòi hỏi biện pháp đề xuất có khả áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Hùng Vương cách thuận lợi, đem lại hiệu cao việc thực chức người CBQL

3.1.3 Nguyên tắc tính hiệu

(70)

61

GV, HS có nhà trường tạo chất lượng dạy học môn Tiếng Anh tốt Bởi nguyên tắc đòi hỏi việc đề xuất biện pháp phải mang lại hiệu cao hoàn cảnh cụ thể thời điểm định

3.1.4 Nguyên tắc tính đồng

Mọi hoạt động nhà trường nằm hệ thống chung Các thành tố hệ thống có tương quan chặt chẽ với Do đó, biện pháp đề xuất cần mang tính hệ thống chặt chẽ để phù hợp với điều kiện có nhà trường, phù hợp với xu phát triển, kế hoạch chiến lược nhà trường

Ngoài ra, biện pháp đề xuất không mâu thuẫn nhau, không tách rời, riêng rẽ mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với tạo thành chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác vấn đề quản lý Do vậy, biện pháp quản lý muốn đem lại tính khả thi hiệu phải đảm bảo tính đồng

3.2 Đề xuất số biện pháp quản lý hoạt động dạy học mônTiếng Anh trƣờng Trung học phổ thông Hùng Vƣơng

Trên sở nghiên cứu thực tiễn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tác giả đề xuất biện pháp Trong có biện pháp làm tốt tiếp tục phát huy để làm tốt Những biện pháp làm chưa hiệu điều chỉnh, bổ sung, đổi nội dung, cách thức tiến hành Những biện pháp chưa thực hiện, qua nghiên cứu đề xuất để thực góp phần nâng cao hiệu quản lý hoạt dạy học môn tiếng Anh trường THPT Hùng Vương Thị xã Phú Thọ

3.2.1 Nhóm biện pháp: Nâng cao nhận thức GV, HS cha mẹ HS tầm quan trọng Tiếng Anh

3.1.1.1 Nâng cao nhận thức GV vai trò Tiếng Anh dạy Tiếng Anh a Mục tiêu biện pháp:

(71)

62

b Nội dung cách thức tiến hành + Nội dung

Nâng cao nhận thức cho GV vai trò yêu cầu tiếng anh xu phát triển xã hội xã hội bối cảnh hội nhập toàn cầu

Nâng cao nhận thức cho GV xu hướng phát triển giáo dục, nghị Đảng, chủ trương Bộ GD & ĐT đổi bản, toàn diện giáo dục giai đoạn tới Đồng thời, nâng cao nhận thức GV xu hướng dạy học tiếng Anh đại

Nâng cao nhận thức GV vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, đổi PPDH phương pháp kiểm tra, đánh giá HS, hình thức đánh giá để GV tiếng Anh có điều chỉnh kịp thời hoạt động giảng dạy

CBQL nhà trường phải người đưa biện pháp tổ chức thực nhằm quán triệt GV Tiếng Anh ý nghĩa tầm quan trọng Tiếng Anh dạy Tiếng Anh

+ Cách thức tiến hành

Nhà trường tổ chức buổi tọa đàm, hội thảo chun đề vị trí, vai trị Tiếng Anh Hiệu trưởng nhà trường quán triệt cho GV Tiếng Anh mục tiêu D-H môn Tiếng Anh THPT, tuyên truyền rõ thông điệp tư cách, lương tâm giáo viên trình truyền đạt kiến thức cho HS

CBQL nhà trường lập kế hoạch giao cho TCM tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề vai trò Tiếng Anh xã hội

BGH nhà trường quán triệt cho GV Tiếng Anh mục tiêu dạy học Tiếng Anh THPT Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường cần trọng vào việc tuyên truyền cho GV nhận thức rõ vai trị trách nhiệm cơng tác giảng dạy

Tổ ngoại ngữ Nhà trường thành lập câu lạc tiếng Anh, sinh hoạt đặn hàng tháng

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp

CBQL nhà trường phải nhận thức đắn tầm quan trọng môn Tiếng Anh Mỗi GV Tiếng Anh GVCN thực có tâm huyết trách nhiệm với cơng việc việc tiếp thu tự hoàn thiện nhận thức

(72)

63

3.2.1.2 Nâng cao nhận thức HS tầm quan trọng Tiếng Anh việc học Tiếng Anh

a Mục tiêu biện pháp:

Biện pháp giúp HS nhận thức rõ tầm quan trọng học Tiếng Anh bối cảnh để em có mục đích, động học tập

b Nội dung cách thức tiến hành: + Nội dung

Nâng cao nhận thức cho HS vai trò tiếng Anh sau tốt nghiệp Chỉ rõ cho HS lợi ích việc học tiếng Anh từ phổ thông khả phát huy tác dụng bối cảnh hội nhập nay; lợi ích tìm việc làm thu nhập đảm bảo sống

Tạo điều kiện, môi trưởng để HS trải nghiệm học tiếng anh thực tế

+ Cách thức tiến hành

BGH nhà trường đạo cho GV môn tiếng Anh tăng cường giới thiệu tầm quan trọng môn Tiếng Anh thông qua tiết sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt tập thể, hoạt động GDNGLL-HN, chương trình ngoại khóa, buổi sinh hoạt câu lạc tiếng Anh Đặc biệt, cần ý tới gương người thật, việc thật vai trò tiếng Anh tìm kiếm hội việc làm

BGH đạo cho ban chuyên môn làm tốt công tác tư vấn tuyển sinh, nghề nghiệp; tổ chức buổi tư vấn chọn trường, chọn khối thi cho HS

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

BGH nhà trường, GV Tiếng Anh GVCN phải có nhận thức đắn vai trị tiếng Anh giáo dục HS với tinh thần trách nhiệm cao

Cần có CSVC nguồn lực để tổ chức chương trình tư vấn, hướng nghiệp, ngoại khóa Tạo hội cho HS tham gia hoạt động ngoại khóa tiếng Anh, tạo hội cho HS trình bày ý kiến vể tầm quan trọng Tiếng Anh Từ GV có điều chỉnh cho em có ý kiến lệch lạc so với nhận thức chung xã hội

3.2.1.3 Nâng cao nhận thức cha mẹ HS tầm quan trọng tiếng Anh định hướng, đầu tư cho học tiếng Anh

a Mục tiêu biện pháp:

(73)

64

Anh việc học tiếng Anh Từ đó, họ khuyến khích em học tiếng Anh tạo điều kiện vật chất, thời gian cho việc học môn Tiếng Anh HS

b Nội dung cách thức tiến hành: + Nội dung

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức vai trị, lợi ích việc học tiếng Anh từ phổ thông việc đầu tư cho học tiếng Anh

Tạo điều kiện cho họ tham gia hoạt động ngoại khóa với em họ

+ Cách thức tiến hành

Nhà trường thực tuyên truyền tầm quan trọng tiếng Anh thông qua đội ngũ GVCN, họp phụ huynh HS buổi làm việc với ban thường trực hội PHHS; ý phân tích sâu xu thế, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao nay, ưu HS giỏi ngoại ngữ cách đưa số dẫn chứng cụ thể

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

CBQL GVCN phải có nhận thức tầm quan trọng tiếng Anh việc học tiếng Anh từ phổ thông

Phải chuẩn bị chu đáo nội dung tuyên truyền cử cán GV có khả tun truyền tốt để làm cơng tác tuyên truyền tới cha mẹ HS

3.2.2 Nhóm biện pháp: Tăng cường quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh GV

3.2.2.1 Quản lý việc xây dựng kế hoạch giảng dạy giáo viên a Mục tiêu biện pháp:

Nhằm quản lý tốt việc xây dựng KHGD thực KHGD GV Từ góp phần nâng cao chất lượng việc dạy tiếng Anh

b Nội dung cách thức tiến hành: + Nội dung

Chỉ đạo GV lập KHGD; tổ chức kiểm tra việc xây dựng KHGD GV đánh giá kế hoạch, đạo điều chỉnh kế hoạch cần thiết

+ Cách thức tiến hành

(74)

65

điều chỉnh cần Trên sở đó, TCM xây dựng kế hoạch tổ hướng dẫn tổ viên xây dựng kế hoạch cá nhân Tất kế hoạch phải TTCM tập hợp kiểm tra nội dung kỹ trước phê duyệt để thực

BGH nhà trường cần tổ chức kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tổ GV Việc kiểm tra, đánh giá cần bám sát vào quy định chuẩn nội dung, hình thức; ý tới nội dung tiêu, biện pháp thực tính khả thi kế hoạch Đặc biệt, đặc thù môn, KHGD GV tiếng Anh cần làm rõ nội dung rèn luyện kĩ thực hành giao tiếp đổi kiểm tra, đánh giá lực người học

CBQL nhà trường kết hợp với TTCM theo dõi việc thực kế hoạch qua loại hồ sơ chuyên môn thực tiễn hoạt động chuyên môn GV HS Các thành viên tổ kiểm tra KHGD phải đánh giá chặt chẽ kết đạt được, ưu điểm, khuyết điểm để GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch kịp thời Đối với GV vi phạm, nhà trường cần có hình thức xử lí thích hợp để tránh tình trạng GV coi KHGD mang tính hình thức

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

Lãnh đạo nhà trường phải có nhận thức đắn nghiêm túc việc lập KHGD GV tiếng anh nhà trường

BGH nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đạo điều chỉnh cần thiết KHGD xây dựng

3.2.2.2 Quản lý việc thực chương trình giảng dạy a Mục tiêu biện pháp:

Quản lý việc thực CTGD nhằm nâng cao ý thức tự giác tuân thủ quy định nhà trường, giúp cho hoạt động dạy học vận hành theo tiến độ quy định, hoàn thành đủ CTGD theo quy định

b Nội dung cách thức tiến hành: + Nội dung

Quản lý việc thực CTGD trọng tới việc quản lý GV dạy bài/tiết học theo nội dung/ thứ tự PPCT, tránh tình trạng xáo trộn tiết dạy, dạy cắt xén, dồn ép chương trình

+ Cách thức tiến hành

(75)

66

thực CTGD GV; xây dựng tiêu chí thi đua rõ ràng Trong đó, đặc biệt trọng tới việc xử lí GV vi phạm quy định thực CTGD

Tổ chức kiểm tra định kỳ, tra đột xuất việc thực CTGD GV thông qua kiểm tra đối chiếu hồ sơ cá nhân GV, sổ đầu ghi HS Ngoài ra, BGH cần phải tra, dự đột xuất đối chiếu tiết dạy với sổ báo giảng KHGD xem GV có thực theo PPCT không

Lãnh đạo nhà trường cần tiến hành khảo sát ý kiến HS việc thực CTGD, trọng vào việc lấy ý kiến HS xem GV có dồn nén, cắt xén bài/ tiết dạy, hay đảo thứ tự tiết dạy hay không

Dựa vào kết kiểm tra việc thực CTGD, BGH nhà trường cần rút kinh nghiệm với GV có biện pháp xử lí kịp thời GV vi phạm quy định thực CTGD Đồng thời, kết phải sử dụng để đánh giá, xếp loại GV hàng năm

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

Lãnh đạo nhà trường cần phải có thái độ nghiêm túc kiên kiểm tra việc thực CTGD GV, coi công việc quan trọng việc trì nề nếp làm việc đơn vị

Các ý kiến HS phải tơn trọng BGH cần có biện pháp bảo vệ em khỏi trù dập GV em có phản ánh khơng tích cực GV giảng dạy, tạo cho em tự tin an tâm phản ánh ý kiến

3.2.2.3 Kiểm tra giáo án trước dạy học

a Mục tiêu biện pháp:

Biện pháp nhằm giúp lãnh đạo nhà trường nắm rõ nội dung, hình thức tổ chức sử dụng TBDH GV Ðồng thời, GV có ý thức chuẩn bị giảng tốt Từ giúp nâng cao chất lượng dạy

b Nội dung cách thức tiến hành:

+ Nội dung

Quản lý việc GV có soạn chuẩn bị trước lên lớp không Giáo án có đảm bảo nội dung, hình thức theo quy định không; đánh giá mức độ khả thi hiệu hoạt động GV thiết kế giáo án

(76)

67

BGH nhà trường thảo luận xây dựng quy định cụ thể giáo án TCM thảo luận triển khai việc soạn giáo án tới GV tổ Trên sở đó, xây dựng yêu cầu thống Sau đó, GV cần bám sát vào quy định để soạn chuẩn bị lên lớp

Nhà trường tiến hành kiểm tra định kỳ đột xuất giáo án GV để theo dõi việc soạn giáo án chuẩn bị lên lớp GV Việc kiểm tra giáo án phải tiến hành nghiêm túc, bám sát vào việc đổi dạy học tiếng anh theo đề án ngoại ngữ quốc gia Việc thiết kế hoạt động phải đảm bảo phát huy tối đa lực HS tạo nhiều hội cho HS giao tiếp tiếng Anh Đồng thời, sau kiểm tra cần nêu rơ ưu, nhược điểm giáo án để GV điều chỉnh kịp thời Đối với GV vi phạm quy định soạn giáo án, nhà trường cần có biện pháp xử lí kỷ luật theo quy định

BGH nhà trường cần đạo cho tổ ngoại ngữ tổ chức từ đến hai buổi tọa đàm chuyên đề soạn giáo án Trong đó, trọng vào việc bồi dưỡng phương pháp soạn giáo án cho GV Môn tiếng anh môn đặc thù Các hoạt động

dạy học cần phải thường xuyên đổi để phù hợp với xu hướng phát triển xã

hội xu hướng đổi dạy học môn tiếng anh Do đó, việc tổ chức thảo luận chuyên đề bồi dưỡng phương pháp soạn giáo án cho GV cần thiết

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

BGH phải có thái độ nghiêm túc với việc soạn giáo án GV, coi nhiệm vụ quan trọng GV Hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo án phải tổ chức nghiêm túc để đạt kết cao

Tất GV nhà trường quán triệt quy chế chuyên môn quy định việc soạn giáo án chuẩn bị trước lên lớp

Các buổi tọa đàm chuyên đề soạn giáo án phải tổ chức, nghiêm túc, chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng để đạt hiệu cao, giúp GV nhận thức rơ tầm quan trọng việc soạn giáo án chuẩn bị trước lên lớp

3.2.2.4 Quản lý tốt việc tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh GV a Mục tiêu biện pháp:

(77)

68

Quản lý việc cải tiến PPDH giúp GV tích cực thực đổi PPDH, đặc biệt ứng dụng CNTT GAĐT vào giảng dạy tiếng Anh

Quản lý việc sử dụng TBDH nhằm giúp BGH nhà trường nắm rõ số lượng TBDH môn tiếng Anh, thực trạng sử dụng TBDH nay; giúp khắc phục tình trạng GV lên lớp khơng sử dụng TBDH có nhà trường Từ đó, góp phần nâng cao hiệu cơng tác giảng dạy GV

b Nội dung cách thức tiến hành + Nội dung

Quản lý nề nếp lên lớp GV bao gồm quản lý việc ra/ vào lớp thời gian quy định; việc sử dụng thời gian lên lớp đạt hiệu quả, phát huy tốt lực học tập HS

Quản lý việc sử dụng TBDH quản lý việc GV có sử dụng TBDH khơng, có theo nội dung dạy không, đạt hiệu không

Quản lý việc đổi PPDH quản lý hoạt động lớp GV, việc ứng dụng CNTT GAĐT nhằm nâng cao hiệu công tác giảng dạy

+ Cách thức tiến hành

Đối với quản lý nề nếp lên lớp GV:

Tiếp tục trì quy định cụ thể thời gian việc thực nề nếp lên lớp GV Đồng thời, BGH nhà trường phải thường xuyên rà soát lại quy định việc thực nề nếp lên lớp GV, tránh tình trạng quy định mâu thuẫn với quy định khác quy định đề lạc hậu, không với văn GD & ĐT Sở GD & ĐT

BGH nhà trường tiếp tục trì việc tra, dự giờ, đánh giá GV thường xuyên Lãnh đạo nhà trường phải phân công người để kiểm tra thường xuyên dạy GV Việc kiểm tra mang lại hiệu cao việc đôn đốc GV thực tốt nề nếp lên lớp, khơng lãng phí thời gian lên lớp, mang lại hiệu cao công tác giảng dạy

Đối với việc sử dụng TBDH:

(78)

69

có/TBDHcịn thiếu (hoặc không sử dụng được) BGH nhà trường vào kế hoạch sử dụng thiết bị để tiến hành kiểm tra dạy GV

BGH nhà trường cần xây dựng quy định chi tiết việc sử dụng TBDH Trong đó, cần nêu rõ chế độ khen thưởng, kỷ luật GV sử dụng không sử dung TBDH

BGH nhà trường yêu cầu tổ trưởng lập sổ theo dõi đồ dùng dạy học tự làm môn tiếng Anh theo năm học Trong đó, cần nêu rõ: tên đồ dùng, tên tác giả, mục đích sử dụng (tiết nào/ nào/ chương trình lớp ) Sổ theo dõi giúp tổ trưởng BGH nắm bắt số lượng đồ dùng dạy học tự làm môn tiếng Anh, tránh tình trạng làm đồ dùng hạy học trùng GV năm học Dựa vào sổ theo dõi này, lãnh đạo nhà trường tiến hành kiểm tra việc sử dụng TBDH GV cách thuận lợi khoa học Kết kiểm tra ứng dụng đồ dùng dạy học tự làm tiêu chí cho việc đánh giá sử dụng TBDH GV Điều khắc phục tình trạng làm TBDH đồ dùng dạy học, chấm xong, xếp vào kho thiết bị

Nhà trường cần phải trọng vào công tác bồi dưỡng kỹ sử dụng TBDH cho GV tiếng Anh Trên thực tế, GV thành thạo TBDH đại khác Do đó, cơng tác bồi dưỡng kỹ sử dụng TBDH quan trọng Việc hướng dẫn sử dụng TBDH mới, khó phải tổ chức nghiêm túc, để đạt hiệu cao

Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức thi sử dụng TBDH môn tiếng Anh Đối tượng tham gia tất GV tiếng Anh nhà trường Qua thi này, BGH cần tổng kết ưu điểm, hạn chế GV tiếng Anh việc sử dụng TBDH BGH nhà trường đạo cho GV tiếng Anh xây dựng dạy mẫu sử dụng phòng thực hành tiếng nhằm rèn luyện kỹ sử dụng phòng học ngoại ngữ cho họ

- Đối với việc quản lý đổi PPDH ứng dụng CNTT - GAĐT

(79)

70

dạy bám sát vào tinh thần đổi dạy học ngoại ngữ Cách tổ chức hoạt động GV phải thực trọng vào HS phát huy khả Hs, tạo hội thực hành kỹ tiếng cho HS Ngoài ra, BGH nhà trường cần cử GV tham gia lớp bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ để giúp GV có thêm kiến thức PPDH Đồng thời, BGH nhà trường đạo cho TCM tổ chức buổi sinh hoạt chuyên mơn theo chun đề để GV tiếng Anh có hội trao đổi học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ

Ứng dụng CNTT GAĐT có vai trị quan trọng việc cải tiến PPDH, nâng cao chất lượng dạy môn, đặc biệt môn tiếng Anh Do đó, nhà trường cần sửa quy định "mỗi GV dạy tiết GAĐT / học kỳ" thành "mỗi GV thiết kế sử dụng GAĐT / học kỳ" Như thế, GV phải thường xuyên nghiên cứu sáng tạo để thiết kế GAĐT, nâng cao chất lượng việc ứng dụng CNTT giảng dạy Điều giúp khắc phục tình trạng GV sử dụng lại GAĐT cũ, khơng có sáng tạo mới, copy GAĐT GV khác

Để kiểm soát chất lượng GAĐT GV, BGH cần tăng cường kiểm tra dự tiết dạy GAĐT GV Sau đó, nhận xét rút kinh nghiệm với GV mặt tích cực mặt hạn chế dạy GAĐT để điều chỉnh tiết dạy sau cho hợp lí

Mỗi học kỳ, BGH nhà trường đạo cho tổ tiếng Anh xây dựng từ đến giáo án để dạy mẫu Các GV tổ dự rút kinh nghiệm

Nhà trường đạo TCM tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề ứng dụng CNTT nhằm nâng cao kỹ ứng dụng CNTT giảng dạy GV

Ngoài ra, việc khảo sát ý kiến HS thực trạng biện pháp quan trọng giúp cho BGH nhà trường nắm tình hình thực GV Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức khảo sát ý kiến HS thực trạng nề nếp lên lớp GV việc sử dụng TBDH GV tiếng Anh Kết khảo sát nguồn thông tin quan trọng cho việc lập kế hoạch sử dụng TBDH xử lý GV vi phạm

(80)

71

TBDH để đánh giá thi đua GV xếp loại viên chức cho biện pháp tích cực để quản lý hoạt động dạy GV

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

BGH tập thể GV nhận thức vai trò cấp thiết việc sử dụng TBDH ứng dụng CNTT vào dạy Mỗi GV phải có ý thức tự học hỏi để đổi PPDH sử dụng TBDH đại cho phục vụ dạy

Phải có đầu tư cho hoạt động sinh hoạt chuyên đề Các buổi sinh hoạt chuyên đề tổ chức nghiêm túc, trọng vào chất lượng không trọng vào số lượng

Các kết khảo sát ý kiến HS phải tơn trọng xử lí khoa học Tránh tình trạng HS có phản ánh tiêu cực tình cảm cá nhân Đồng thời tránh tình trạng GV trù úm HS có thái độ tiêu cực với HS em có ý kiến phản ánh khơng tốt GV

3.2.3 Nhóm biện pháp: Quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh HS

3.2.3.1 Giáo dục động học môn Tiếng Anh cho HS a Mục tiêu biện pháp

Biện pháp nhằm tạo cho HS xác định động học tiếng Anh đúng, phù hợp với lực điều kiện thân Từ đó, nâng cao hiệu học tập môn tiếng Anh

b Nội dung cách thực + Nội dung

Quản lý việc giáo dục động học môn tiếng anh bao gồm: quản lý tổ chức hoạt động tuyên truyền vai trò tiếng Anh nay; quản lý việc tổ chức chương trình ngoại khóa giúp HS u thích mơn tiếng Anh; quản lý việc tích hợp nội dung giảng dạy tiếng Anh để tạo đam mê môn tiếng Anh Từ đó, giúp cho HS u thích học tốt môn tiếng Anh

+ Cách thực

(81)

72

Ngoài ra, BGH đạo TCM tổ chức chương trình ngoại khóa tiếng Anh, tổ chức câu lạc tiếng Anh với nhiều trò chơi, phần thi hấp dẫn, đa dạng nhằm thu hút HS vào môi trường sử dụng tiếng Anh giao tiếp, tạo cho HS sân chơi bổ ích, giúp em có hứng thú học tập Nhà trường phối kết hợp với trung tâm anh ngữ địa bàn thị xã Phú Thọ Trung tâm anh ngữ Hùng Vương,Trung tâm anh ngữ Eco-Link để giáo viên nước ngồi trung tâm tổ chức hoạt động tạo môi trường giao tiếp cho học sinh với giáo viên tiếng Anh người địa buổi ngoại khóa học buổi sinh hoạt câu lạc tiếng Anh Nhà trường tạo điều kiện để GV tổ chức cho HS thực tế điểm du lịch có khách nước ngồi, thiết kế hoạt động khuyến khích HS giao tiếp với người nước ngồi để em có hội thực hành kỹ kiến thức học

Giáo dục động học tập nâng cao nhận thức tầm quan trọng tiếng Anh Khi áp dụng thành công biện pháp quản lý việc giáo dục nâng cao nhận thức vai trò tiếng Anh xã hội nay, tự thân HS cố gắng học tập tốt

Ngoài ra, nhà trường đạo cho TCM tổ chức khảo sát ý kiến HS việc học tiếng Anh Thông qua phiếu hỏi ý kiến, GV tìm hiểu tâm lý, tư tưởng, nguyện vọng HS việc học tiếng Anh, động thái độ học tập HS để từ giúp đỡ, giáo dục HS điều chỉnh hoạt động dạy học cần thiết

Chỉ đạo GV Tiếng Anh theo dõi thường xuyên biểu thái độ ý thức học tập HS để có động viên hướng dẫn kịp thời, phù hợp với HS

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

BGH nhà trường, GV Tiếng Anh GVCN cần nhận thức rõ tầm quan trọng việc giáo dục động học môn Tiếng Anh cho HS

Mỗi GV phải tự nhận thấy vai trò quan trọng việc tạo động học tập cho HS Khơng HS lại u thích mơn học mà GV dạy mơn yếu phương pháp, không vững kiến thức, cách truyền cho HS đam mê Do đó, thân GV phải ln trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ cải tiến PPDH tạo động lực đam mê mơn tiếng Anh cho HS

(82)

73

3.2.3.2.Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập môn Tiếng Anh a Mục tiêu biện pháp:

Quản lý tốt việc hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập môn tiếng Anh giúp cho HS xây dựng kế hoạch học tập khoa học hơn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh tâm lý em Từ đó, giúp em thực kế hoạch đề Đồng thời, kế hoạch học tập phương tiện giúp GV quản lý việc học HS dễ dàng

b Nội dung cách thức tiến hành: + Nội dung

Quản lý việc hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập bao gồm việc đạo cho GV hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập kiểm tra việc thực kế hoạch học tập HS

+ Cách thức tiến hành

BGH cần đạo GVCN, GV tiếng Anh Đồn TNCS Hồ Chí Minh phổ biến quy định cụ thể việc lập kế hoạch học tập nhà, lớp, chuẩn bị bài, làm tập nhà đọc sách tham khảo HS

BGH cần đạo GV tiếng Anh hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập mơn học Trong thể rõ thời gian biểu, mục tiêu phấn đấu biện pháp thực hiện, công việc phải làm, yêu cầu cụ thể việc học lớp tự học, cách đọc tài liệu tham khảo, cách tra cứu, tìm kiếm thông tin liên quan đến việc học Tiếng Anh

Nhà trường giao trách nhiệm cho GV tiếng Anh quản lí đơn đốc HS thực kế hoạch học tập GV phải tiến hành biện pháp giúp HS phát triển kỹ mềm thông qua tổ chức buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm phương pháp học tập Tiếng Anh; cung cấp cho HS phương pháp học tập

BGH cần đạo cho GVCN hướng dẫn cha mẹ HS theo dõi, đôn đốc việc học chuẩn bị môn Tiếng Anh nhà theo kế hoạch mà HS lập

(83)

74

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

GVCN GV môn phải quán triệt cho HS tầm quan trọng việc lập kế hoạch học tập tiến hành thực theo kế hoạch GV cần tổ chức mạng lưới theo dõi kiểm tra giám sát việc thực kế hoạch học tập HS

3.2.3.3.Yêu cầu thực nội quy học tập HS a Mục tiêu biện pháp:

Quản lý tốt việc thực nội quy học tập HS giúp trì tốt nề nếp học tập HS, nâng cao chất lượng học Đồng thời, giúp HS có ý thức tốt học tập, tạo môi trường học tập lành mạnh, thân thiện thuận lợi cho HS

b Nội dung biện pháp thực + Nội dung

Quản lý việc thực nội quy học tập HS bao gồm quản lý việc xây dựng nội quy học; giám sát việc thực nội quy HS; đạo điều chỉnh nội quy cần thiết; xử lí HS vi phạm nội quy đề

+ Cách thức thực

BGH nhà trường đạo GVCN xây dựng nội quy học tập lớp Đồng thời, đạo GV tiếng Anh xây dựng nội quy học tập môn tiếng Anh phù hợp với đặc thù môn học (chú trọng vào quy định việc tham gia hoạt động học tập HS, việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp tiết học); phổ biến quy định cho HS để HS thực Ngoài ra, BGH tăng cường kiểm tra đột xuất học để nắm tình hình thực nội quy học; đạo GVCN phân cơng cán lớp theo dõi tình hình học tập chấp hành nội quy lớp

Nhà trường cần yêu cầu GV dạy ghi rõ tình hình thực nội quy, lỗi vi phạm HS đánh giá tiết học vào sổ đầu Các HS vi phạm nghiêm trọng quy định phải giáo dục xử lí kỷ luật (nếu cần) để trì tốt việc thực nội quy đề

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

(84)

75

Mỗi GV phải nghiêm túc giảng dạy để làm gương cho HS, tránh tình trạng GV khơng nghiêm nên HS không chấp hành tốt quy định đề

3.2.3.4 Bồi dưỡng khả tự học Tiếng Anh cho HS a Mục tiêu biện pháp:

Biện pháp giúp nâng cao hiệu việc tự học Tiếng Anh HS, giúp HS chủ động thực họat động học tập

b Nội dung cách thức tiến hành: + Nội dung

Hướng dẫn HS lập kế hoạch tự học tiếng Anh với nội dung cụ thể, chi tiết; kiểm tra, giám sát việc thực kế hoạch HS, nhận xét, đánh giá điều chỉnh cần thiết

+ Cách thức tiến hành

GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tự học Tiếng Anh cho kỹ thực hành ngôn ngữ, chủ điểm học cụ thể theo khối lớp theo dõi việc thực kế hoạch

GV tiếng Anh xây dựng chuyên mục tiếng Anh mạng xã hội để HS tham gia Thơng qua chương trình HS trao đổi ý kiến, kinh nghiệm có định hướng tích cực phương pháp tự học tiếng Anh

GV môn Tiếng Anh xây dựng quy định cụ thể nề nếp tự học HS: thời gian, nội dung, cách thức tham khảo tài liệu, cách ghi chép kết tự học…vì hoạt động chủ yếu tiến hành nhà nên GV cần kết hợp với phụ huynh để theo dõi đôn đốc HS

GV Tiếng Anh hướng dẫn HS cách thức tự học nhiều h nh thức khác như: đưa tình có vấn để u cầu HS phản hồi sau khoảng thời gian tự tìm hiểu định, khuyến khích HS có phương pháp tự học hiệu chia sẻ phổ biến kinh nghiệm thân…

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

HS phải thực đầy đủ nghiêm túc nhiệm vụ học tập mà GV hướng dẫn tự học GV môn Tiếng Anh ln có kế hoạch kiểm tra việc thực kế hoạch tự học nhà theo yêu cầu; có tuyên dương phê bình HS kịp thời

(85)

76

tiếng Anh HS

a Mục tiêu biện pháp

Biện pháp nhằm giúp thực tốt hoạt động ngoại khóa Đồng thời, giúp HS có thái độ nghiêm túc tích cực tham gia hoạt động

Giúp học sinh nâng cao khả giao tiếp ngơn ngữ tiếng Anh hồn cảnh

Giúp em tự tin trước bạn bè người thân chí giáo viên khách nước

b Nội dung biện pháp thực

+ Nội dung

Tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh cách tổ chức chương trình ngoại khóa, thi theo kế hoạch tháng, học kỳ năm học:

Các hình thức giao tiếp như:

Tổ chức festival âm nhạc hát tiếng Anh

Tổ chức buổi giao lưu với trung tâm Anh ngữ địa bàn tỉnh Phú Thọ Tổ chức thi hùng biện tiếng Anh

Tổ chức thi kể chuyện tiếng Anh

BGH cần quản lý số lượng HS tham gia hoạt động ngoại khóa; thái độ tích cực tham gia hoạt động HS; đánh giá ảnh hưởng tích cực từ hoạt động ngoại khóa hoạt động học mơn tiếng Anh HS Từ đó, có điều chỉnh cần thiết việc tổ chức hoạt động

+ Biện pháp thực

BGH đạo TCM lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa mơn tiếng Anh, thi sử dụng tiếng Anh Sau BGH nhà trường xem xét kĩ phê duyệt, TCM phân công GV tiếng Anh lên format chương trình, nội dung cụ thể hoạt động tổ chức cho HS tham gia

(86)

77

Sau tổ chức hoạt động ngoại khóa,các thi, BGH nhà trường cần tổ chức họp rút kinh nghiệm với tổ ngoại ngữ khâu tổ chức, đánh giá ưu điểm, tồn hoạt động để điều chỉnh tổ chức hoạt động tốt

Hàng năm, nhà trường tổ chức cho GV tiếng Anh khảo sát ý kiến HS việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tiếng Anh, thi Từ đó, tổ ngoại ngữ rút kinh nghiệm để xây dựng hoạt động ngoại khóa phù hợp với nguyện vọng đa số HS, thu hút em tham gia vào hoạt động bổ ích

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

Nhà trường cần tạo điều kiện CSVC nguồn lực khác để tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS Nội dung chương trình ngoại khóa phải chuẩn bị chu đáo, đảm bảo vừa học vừa chơi, phù hợp với điều kiện tổ chức, đặc điểm tâm lí lứa tuổi, phong phú hình thức nội dung, thu hút HS tham gia Đặc biệt phải tạo hội để HS giao tiếp tiếng Anh q trình tham gia hoạt động

Duy trì hoạt động câu lạc tiếng Anh cách thường xuyên có hiệu

Phải có phối hợp chặt chẽ lực lượng tham gia việc quản lý HS xử lí tình bất ngờ q trình tổ chức hoạt động

3.2.4 Nhóm biện pháp: Nâng cao lực cho giáo viên Tiếng Anh

3.2.4.1 Tham gia lớp bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chun mơn lực ngoại ngữ

a Mục tiêu biện pháp:

Biện pháp nhằm nâng cao tính tự giác tích cực tham gia chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Từ đó, GV bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm lực ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu giảng dạy bối cảnh

b Nội dung cách thức tiến hành: + Nội dung

Quản lý có biện pháp khuyến khích việc GV tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn (thạc sỹ, tiến sỹ)

(87)

78

Quản lý việc tổ chức buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề giảng dạy môn tiếng Anh nhà trường

Quản lý việc tổ chức nội dung trao đổi chuyên môn buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường mà Sở GD-ĐT Phú Thọ áp dụng hiệu giảng dạy môn tiếng Anh nhà trường, cấp học đặc biệt cấp THPT

+ Cách thức tiến hành

BGH nhà trường phải quán triệt GV Tiếng Anh tầm quan trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, PPDH Hàng năm, nhà trường chọn cử GV có kinh nghiệm khả tốt để tham dự lớp tập huấn chuyên môn Bộ GD & ĐT Sở GD & ĐT tổ chức Sau đó, BGH nhà trường đạo TCM tổ chức tập huấn lại cho tổ viên để họ nắm nội dung tập huấn

CBQL đạo tổ chức buổi bồi dưỡng chuyên môn cấp trường theo dạng hoạt động sau: Tổ chức workshop, nói chuyện chuyên đề giáo học pháp; Quan sát thực tế dạy GV; tổ chức đợt thao giảng; thực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua mạng Internet

Nhà trường thường xuyên tổ chức dự đánh giá dạy khách quan Thơng qua đó, GV có dịp trao đổi kinh nghiệm chun mơn, nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc nâng cao chất lượng dạy học

Hàng năm, BGH nhà trường rà sốt cử Gv có đủ khả điều kiện học lớp bồi dưỡng nâng kỹ thực hành tiếng nâng chuẩn (học thạc sỹ, học nâng chuẩn đánh giá lực ngoại ngữ theo tiêu chuẩn châu Âu)

Có phân cơng cơng việc giảng dạy hợp lý theo trình độ chun mơn giáo viên, có động viên khuyến khích, tạo điều kiện đồng thời phải yêu cầu, điều kiện để tất giáo viên trường đạt chuẩn đánh giá lực ngoại ngữ theo tiêu chuẩn châu Âu

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

(88)

79

BGH xây dựng quy định cụ thể chế độ hỗ trợ xứng đáng cho GV tham gia lớp tập huấn, chương trình bồi dưỡng …

3.2.4.2 Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu khoa học GV a Mục tiêu biện pháp

Biện pháp nhằm nâng cao hiệu công tác nghiên cứu khoa học GV giúp GV có nghiên cứu sâu chun mơn công tác giảng dạy

b Nội dung cách thức tiến hành + Nội dung

Quản lý xây dựng quy định việc nghiên cứu khoa học viết SKKN; tổ chức cho GV nghiên cứu khoa học viết SKKN; thẩm định kết nghiên cứu áp dụng kết nghiên cứu vào thực tế giảng dạy

+ Cách thức tiến hành

BGH xây dựng quy định quyền lợi trách nhiệm GV cơng tác nghiên cứu khoa học; có hướng dẫn cụ thể quy trình cách thức tiến hành nghiên cứu đề tài; có định hướng nghiên cứu giảng dạy phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục

Hàng năm, nhà trường phát động phong trào viết SKKN TCM tiến hành thảo luận lựa chọn vấn đề nghiên cứu cần thiết công tác giảng dạy nhà trường GV đăng ký TCM phân cơng cá nhân/nhóm nghiên cứu Sau viết xong, TCM tiến hành nghiệm thu thẩm định kết nghiên cứu cách nghiêm túc, quy định; lựa chọn đề tài có chất lượng để tham gia thi cấp sở, cấp tỉnh Đối với môn tiếng Anh, cần lựa chọn đề tài bám sát vào yêu cầu, mục tiêu đề án ngoại ngữ quốc gia bám sát vào yêu cầu đổi kiểm tra, đánh giá theo lực HS để có tính thực tiễn ứng dụng cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn tiếng Anh

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

Mỗi GV CBQL phải có nhận thức vai trò việc nghiên cứu khoa học viết SKKN; có thái độ nghiêm túc việc thực đề tài BGH nhà trường tạo điều kiện thời gian nguồn lực khác giúp GV hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu

(89)

80

3.2.4.3 Quản lí việc tự bồi dưỡng giáo viên a Mục tiêu biện pháp:

Biện pháp nhằm giúp GV nghiên cứu sâu chun mơn, tích lũy thêm kiến thức, nâng cao lực, nghiệp vụ cập nhật kiến thức mới, PPDH Từ góp phần nâng cao khả giảng dạy chất lượng hoạt động dạy học

b Nội dung cách thức tiến hành + Nội dung:

Quản lý việc tự bồi dưỡng GV bao gồm việc tổ chức cho GV tự bồi dưỡng theo chuyên đề đăng ký; tổ chức cho GV báo cáo nội dung tự bồi dưỡng; đánh giá kết thu sau tự bồi dưỡng GV

+ Cách thức tiến hành

BGH nhà trường xây dựng quy định cụ thể việc tự bồi dưỡng GV, hình thức khen thưởng kỷ luật GV có thành tích tốt GV vi phạm quy định việc tự bồi dưỡng

Đầu năm học, BGH đạo cho GV đăng ký chuyên đề tự bồi dưỡng BGH cần đạo cho TTCM thường xuyên đôn đốc GV trì việc tự bồi dưỡng Sau đó, nhà trường tổ chức cho GV báo cáo kết tự bồi dưỡng Các thành viên tham dự đóng góp ý kiến nội dung, kết thu từ hoạt động tự bồi dưỡng GV Sau kết thúc trình tự bồi dưỡng, BGH nhà trường cần có hình thức khen thưởng kịp thời GV có tự bồi dưỡng đạt kết cao xử lí kỷ luật GV vi phạm quy định

Đối với môn tiếng Anh, CBQL cần trọng định hướng nghiên cứu chuyên đề nhằm giúp phát triển lực học tiếng Anh cho Hs tăng cường khả ứng dụng giao tiếp cho HS

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

Mỗi thành viên BGH nhà trường, tổ trưởng GV phải nhận thức rõ vai trị quan trọng công tác BDCM nâng cao chất lượng giảng dạy

TTCM phải có trình độ chun mơn giỏi, có tâm huyết tinh thần trách nhiệm cao lãnh đạo, đầu, gương mẫu công tác bồi dưỡng chuyên môn

3.2.4.4 Nâng cao khả giao tiếp tiếng Anh giáo viên

a Mục tiêu biện pháp:

(90)

81

hàng ngày với học sinh đồng nghiệp Hơn nữa, giáo viên cịn có tâm lý tự tin, chủ động gặp người nước ngồi điều kiện để giao tiếp học hỏi kinh nghiệm, tích lũy thêm kiến thức, nâng cao lực, nghiệp vụ cập nhật kiến thức mới, PPDH Từ góp phần nâng cao khả giảng dạy chất lượng hoạt động dạy học

b Nội dung cách thức tiến hành

+ Nội dung:

Quản lý việc tự bồi dưỡng khả giao tiếp GV bao gồm việc tổ chức cho GV điều kiện giao tiếp tổ chức câu lạc tiếng Anh; tham gia vào buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường; SH tổ chuyên môn trường Giao tiếp với học sinh tiếng Anh thường xuyên lớp

+ Cách thức tiến hành

BGH nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ lớp tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng kỹ ngôn ngữ Bộ GD-ĐT Sở GD-ĐT tổ chức

Chỉ đạo kiểm tra nội dung hình thức sinh hoạt câu lạc tiếng Anh hàng tháng Đây môi trường tốt giáo viên học sinh có hội để giao tiếp tiếng Anh nhiều

Mời giáo viên nước giảng dạy trường THPT Chuyên Hùng Vương; trường ĐH Hùng Vương, trung tâm tiếng Anh địa bàn tỉnh Phú Thọ địa bàn thị xã Phú Thọ đến trường THPT Hùng Vương để giảng dạy, trao đổi chuyên môn hàng tháng

Cử giáo viên có lực giao tiếp tiếng Anh đến trường, trung tâm có giáo viên nước ngồi giảng dạy để học tập, nâng cao lực, kỹ Thậm chí Nếu có điều kiện; cử giáo viên dạy tiếng Anh nhà trường học tập nước nói tiếng Anh ngôn ngữ địa

(91)

82

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

Mỗi thành viên BGH nhà trường, tổ trưởng GV phải nhận thức rõ vai trị quan trọng cơng tác BD khả giao tiếp tiếng Anh giáo viên Nếu muốn làm điều BGH phải tích cực học tập, nâng cao trình độ tiếng Anh Đặc biệt khả giao tiếp tiếng Anh

TTCM phải có trình độ chun mơn giỏi, có khả giao tiếp tiếng Anh tốt có tâm huyết tinh thần trách nhiệm cao lãnh đạo, đầu, gương mẫu công tác bồi dưỡng chuyên môn

3.2.4.5 Quản lý đổi sinh hoạt tổ chuyên môn dự a Mục tiêu biện pháp

Mục tiêu quản lý đổi sinh hoạt TCM nâng cao chất lượng sinh hoạt TCM, khắc phục tình trạng sinh hoạt hành Đồng thời, góp phần nâng cao lực quản lý cho CBQL lực dạy học cho GV nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ chất lượng hiệu hoạt động giảng dạy

b Nội dung cách thức thực + Nội dung:

Quản lý đổi sinh hoạt TCM bao gồm việc quản lí kế hoạch sinh hoạt TCM, nội dung, cách thức sinh hoạt; kiểm tra đánh giá chất lượng sinh hoạt TCM

+ Cách thức thực

BGH nhà trường cần xây dựng quy định cụ thể sinh hoạt TCM quán triệt tới tổ trưởng GV tồn trường để triển khai thực Trong đó, trọng tới việc đổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu dạy, báo cáo chuyên đề tự bồi dưỡng, thảo luận chương trình ngoại khóa tiếng Anh,

BGH nhà trường u cầu TTCM lập kế hoạch sinh hoạt tổ duyệt với lãnh đạo nhà trường để tránh tình trạng sinh hoạt TCM mang tính hình thức, khơng đạt hiệu cao BGH cần tiến hành kiểm tra định kỳ sổ nghị sinh hoạt chuyên môn, cử CBQL xuống dự sinh hoạt TCM để theo dõi việc sinh hoạt tổ

(92)

83

BGH nhà trường tổng kết, đánh giá việc sinh hoạt chuyên môn tổ sử dụng kết tiêu chí để xếp loại thi đua tổ

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

Mỗi thành viên BGH nhà trường, tổ trưởng GV phải nhận thức rõ vai trò quan trọng sinh hoạt TCM cơng tác giảng dạy

TTCM phải có trình độ chun mơn giỏi, có tâm huyết tinh thần trách nhiệm cao lãnh đạo, tổ chức trì tốt việc sinh hoạt TCM

3.2.5 Nhóm biện pháp: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

3.2.5.1 Đánh giá hoạt động dạy tiếng Anh GV thông qua kiểm tra, giám sát a Mục tiêu biện pháp:

Biện pháp nhằm giúp động viên, khuyến khích GV giảng dạy tốt Đồng thời tạo áp lực cho GV phải đổi PPDH nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy Ngồi ra, giúp cung cấp cho CBQL thông tin để đảm bảo công bằng, khách quan xếp loại GV

b Nội dung cách thức tiến hành: + Nội dung

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy GV bao gồm việc thành lập ban tra chuyên môn, xây dựng quy định cụ thể hoạt động thanh, kiểm tra chuyên môn nhà trường, tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất GV thông qua hoạt động dự giờ, kiểm tra hồ sơ GV , tổng kết xếp loại GV sau đợt kiểm tra

+ Cách thức tiến hành

BGH nhà trường cần tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu văn hướng dẫn quy chế chuyên môn; nâng cao nhận thức cho cán GV mục đích, ý nghĩa, vai trò hoạt động kiểm tra đánh giá; thống kế hoạch, nội dung hình thức kiểm tra đánh giá chuyên môn, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn người kiểm tra đối tượng kiểm tra; xây dựng chuẩn đánh giá cho hoạt động cụ thể GV

(93)

84

BGH nhà trường xây dựng kế hoạch tiến hành hoạt động tra GV thông qua việc dự giờ, kiểm tra hồ sơ Ban chuyên môn tiến hành kiểm tra theo kế hoạch thường kỳ đột xuất tất hoạt động giảng dạy GV, đặc biệt tập trung vào việc kiểm tra dạy lớp GV Khi tổ chức kiểm tra, cần thực quy định từ chuẩn bị dự giờ, quan sát dạy đến phân tích sư phạm rút kinh nghiệm cho GV Qua đó, CBQL nhà trường nắm thơng tin trực tiếp trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm GV

BGH nhà trường tổ chức lấy ý kiến thăm dò từ HS việc giảng dạy GV để thu thập thông tin phản hồi HS Đây nguồn thông tin quan trọng để CBQL nhà trường làm đánh giá lực sư phạm GV

Lãnh đạo nhà trường cần tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm qua lần kiểm tra đánh giá; động viên khen thưởng mức khách quan GV thực tốt yêu cầu chuyên môn Đồng thời, chấn chỉnh thiếu sót, lệch lạc giúp GV khắc phục, sửa chữa BGH công khai đầy đủ kết đánh giá, xếp loại sau đợt kiểm tra

Các hồ sơ đợt kiểm tra chuyên môn phải lưu giữ cẩn thận, làm sở so sánh đối chiếu đánh giá cho lần kiểm tra sau

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

Mỗi thành viên BGH nhà trường, tổ trưởng GV phải nhận thức rõ vai trò quan trọng sinh hoạt TCM cơng tác giảng dạy

TTCM phải có trình độ chun mơn giỏi, có tâm huyết tinh thần trách nhiệm cao lãnh đạo, tổ chức trì tốt việc sinh hoạt TCM

CBQL GV phải có nhận thức đắn mục đích việc kiểm tra đánh giá Việc kiểm tra, tra GV khơng làm qua loa, mang tính hình thức tránh tạo căng thẳng không cần thiết người kiểm tra người kiểm tra

(94)

85

3.2.5.2 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết học tập môn tiếng Anh học sinh a Mục tiêu biện pháp:

Biện pháp nhằm giúp cho GV thực tốt việc đánh giá HS cách toàn diện, lực, theo chủ trương đổi đánh giá kết học tập HS, có tác dụng thúc đẩy việc học tiếng Anh HS

Nội dung cách thức tiến hành + Nội dung

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết học tập HS bao gồm: quản lý việc thực quy chế thi kiểm tra GV HS; quản lý việc đề kiểm tra, đề thi GV; quản lý việc chấm trả theo quy định, quản lý chế độ cho điểm HS; quản lý việc nhập điểm tổng kết mơn cho HS phân tích kết học tập HS

+ Cách thức thực

Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường cần phổ biến kỹ quy định công tác kiểm tra, đánh giá kết học tập HS, quy chế thi kiểm tra để GV nắm rõ cách kiểm tra đánh giá HS Đặc biệt trọng đến điểm việc kiểm tra, đánh giá HS

Quản lý việc đề thi đề kiểm tra GV cần phải trọng Khâu đề phải đảm bảo nguyên tắc bí mật, khách quan Đặc biệt, mơn tiếng Anh, đề thi cần đảm bảo cân ngữ pháp khả sử dụng ngôn ngữ HS Nội dung kiểm tra tiếng Anh dừng lại kỹ nghe, đọc, viết ngữ pháp Có nhiều giáo án kiểm tra khơng có phần nghe Hoặc có phần nghe giáo viên làm ước lệ, khơng xác không đạt yêu cầu Hơn nữa, giáo án kiểm tra phải có ma trận đề.Trong ma trận đề, phải có cân đối phần thi trắc nghiệm tự luận phần thi trắc nghiệm khách quan Do đó, BGH nhà trường cần đạo cho TCM tổ chức kiểm tra kỹ giáo án kiểm tra Yêu cầu giáo viên kiểm tra khả nói cho HS lấy điểm vào điểm kiểm tra thực hành Sau kiểm tra xong, BGH nhà trường phải tổ chức cho TCM họp rút kinh nghiệm việc đề kiểm tra GV

(95)

86

định; yêu cầu giáo viên nộp lại kiểm tra có điểm nhận xét giáo viên văn phòng nhà trường vào đợt cuối kỳ học

Xử lí nghiêm tất GV không chấm cho HS sau kiểm tra xong mà để dồn lại đến cuối kỳ chấm đồng loạt Điều gây việc chấm vội, chấm nhầm, chấm ẩu, không chấm cấy điểm cho HS

Nhà trường phải quản lý việc đánh giá, cho điểm HS, xử lí nghiêm GV vi phạm quy định kiểm tra, đánh giá HS; tránh tình trạng GV cho điểm khơng với lực HS bệnh thành tích, tình cảm cá nhân không thực tiến độ kiểm tra theo quy định

Theo chủ trương đổi kiểm tra đánh giá lực người học nay, GV tiếng Anh cần ý đến việc đánh giá HS thông qua dự án, tập lớn mà không sử dụng Test để có kết đánh giá HS tồn diện

Sau có kết học tập HS, cần phân tích kết để tìm ngun nhận yếu tố ảnh hưởng tới họat động học tập HS BGH đạo cho TCM tổ chức khảo sát kiến HS nội dung đề thi, công tác coi thi, chấm trả GV, để nắm thực tế công tác kiểm tra, đánh giá HS

BGH nhà trường cần xử lí nghiêm GV vi phạm quy định kiểm tra, đánh giá kết học tập môn tiếng anh HS

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

BGH GV Tiếng Anh phải có chuyển biến tư đánh giá chất lượng GD, khơng chạy theo thành tích

TTCM phải giao cho GV thường xuyên bổ sung đề kiểm tra cho ngân hàng đề thi đảm bảo tính xác cập nhật kiến thức

Khâu coi thi/kiểm tra phải tiến hành nghiêm túc, khách quan, không tạo điều kiện cho HS vi phạm quy chế thi để đảm bảo tính chân thực kết 3.2.6 Nhóm biện pháp: Đầu tư quản lý sử dụng có hiệu CSVC, TBDH mơn Tiếng Anh

a Mục tiêu biện pháp:

(96)

87

b Nội dung cách thức tiến hành: + Nội dung

Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, nâng cấp CSVC, TBDH có phục vụ cho hoạt động dạy học tiếng Anh Xây dựng kế hoạch mua sắm TBDH đại, phù hợp với điều kiện nhà trường; xây dựng nội quy hướng dẫn sử dụng CSVC TBDH; tổ chức bồi dưỡng kỹ sử dụng, lưu trữ TBDH cho cán thiết bị; xử lí nghiêm GV HS vi phạm quy định sử dụng CSVC TBDH

+ Cách thức tiến hành

Lập sổ theo dõi việc sử dụng TBDH theo PPCT môn Tiếng Anh Quản lý TBDH quy trình kỹ thuật thực nghiêm quy chế mượn, sử dụng, bảo quản trả TBDH Ngoài ra, tất TBDH phải nhập vào phần mềm quản lí thiết bị để BGH GV dễ dàng tra cứu danh mục thiết bị cần

Hàng năm, BGH giao cho cán thiết bị rà sốt TBDH nhà trường Từ đó, BGH lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị hỏng, thay thiết bị lạc hậu BGH đạo cán thiết bị phải thường xuyên lau chùi, dọn vệ sinh phòng thiết bị để đảm bảo điều kiện môi trường lưu trữ thiết bị tình trạng tốt

Nhà trường cử cán thiết bị tham gia lớp tập huấn/ bồi dưỡng công tác quản lý CSVC TBDH nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức TBDH đại việc lưu trữ, bảo dưỡng thiết bị

BGH đạo cho cán thiết bị xây dựng nội quy sử dụng TBDH hướng dẫn sử dung thiết bị cho HS nội quy mượn, trả thiết bị GV Đồng thời, yêu cầu cán thiết bị báo cáo với BGH có cố xảy để nhà trường có biện pháp xử lí kịp thời

(97)

88

Đối với môn tiếng Anh, cần ý tới việc bảo quản, bảo dưỡng tu sửa loại đài cat - xét, đĩa CD, đặc biệt phòng học ngoại ngữ chuyên biệt, phịng thực hành tiếng, GV có sổ theo dõi tiết dạy riêng Trong phòng học thực hành tiếng có treo nội quy phịng học, quy định rõ điều HS không làm

c Điều kiện thực có hiệu biện pháp:

BGH nhà trường phải có nhận thức sâu sắc việc sử dụng bảo quản CSVC TBDH quán triệt nghiêm túc với GV HS quy định, nội quy sử dụng CSVC TBDH, tránh lãng phí CSVC, đảm bảo nguyên tắc sử dụng lúc, chỗ đạt hiệu cao

GV - HS phải nhận thức lợi ích sử dụng TBDH dạy; có ý thức bảo vệ trang thiết bị dạy học có

Các biện pháp xử lí HS vi phạm phải nghiêm để ngăn chặn hành động cố ý phá hoại CSVC nhà trường

3.3 Mối quan hệ nhóm biện pháp quản lý

(98)

89

3.4 Khảo sát tính cấp thiết tính khả thi biện pháp quản lý

(99)

90

Bảng 3.1 Mức độ cấp thiết khả thi biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

TT Các biện pháp Tính khả thi % Tính cấp thiết %

RKT KT IKT RCT CT ICT

1 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức tầm quan trọng Tiếng Anh

1.1 Nâng cao nhận thức GV tầm quan trọng Tiếng Anh 88.9 11.1 77.8 22.2 Nâng cao nhận thức HS tầm

quan trọng Tiếng Anh 77.8 11.1 11.1 100 0 Nâng cao nhận thức cha mẹ HS

tầm quan trọng 55.6 22.2 22.2 77.8 22.2

2 Nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh GV

2.1 Quản lý việc xây dựng KHGD 88.9 11.1 66.7 22.2 11.1 2.2 Quản lý thực CTGD 55.6 44.4 66.7 22.2 11.1 2.3 Quản lí việc soạn giáo án chuẩn bị lên lớp 55.6 44.4 44.5 33.3 22.2 2.4 Quản lý trình lên lớp GV, đổi mới PPDH sử dụng TBDH 77.8 11.1 11.1 77.8 11.1 11.1 2.5 Quản lý việc đánh giá đội ngũ GV 66.7 33.3 55.6 33.3 11.1

3 Nhóm biện pháp quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh HS

3.1 Quản lý việc giáo dục động học môn Tiếng Anh cho HS 44.5 33.3 22.2 66.7 33.3 3.2 Chỉ đạo GV hướng dẫn HS lập kế hoạch

học tập môn Tiếng Anh 55.6 22.2 22.2 66.7 33.3 3.3 Quản lý việc thực nội quy học

HS 88.8 11.2 100 0

3.4 Quản lý việc tham gia hoạt động

ngoại khóa tiếng Anh 22.2 55.6 22.2 33.3 44.5 22.2

4 Nhóm biện pháp nâng cao lực cho GV Tiếng Anh

4.1 Quản lý việc cử GV tham gia lớp bồi dưỡng 22.2 66.6 11.2 33.3 55.6 11.1 4.2 Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu

khoa học GV 44.5 55.6 77.8 11.1 11.1

4.3 Quản lý việc tự bồi dưỡng GV 33.3 55.6 11.1 55.6 33.3 11.1 4.4 Quản lý đổi sinh hoạt TCM 33.3 44.5 22.2 88.9 11.1

5 Nhóm biện pháp: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

5.1 Đánh giá hoạt động dạy môn Tiếng Anh thông qua kiểm tra, giám sát 33.3 44.5 22.2 77.7 11.2 11.1 5.2

Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết dạy học theo yêu cầu việc học ngoại ngữ (chú trọng kỹ năng: Nghe - Nói – Đọc – Viết)

44.5 33.3 22.2 55.6 33.3 11.1

6 Nhóm biện pháp đầu tư quản lý sử dụng có hiệu CSVC, TBDH

6.1 Quản lý việc mua sắm TBDH, CSVC phục vụ việc dạy học môn Tiếng Anh

(100)

91

Tiểu kết chƣơng

Xuất phát từ thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, qua nghiên cứu lý luận trước yêu cầu đổi công tác giảng dạy môn Tiếng Anh, tác giả đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh trường THPT Hùng Vương Những biện pháp mà tác giả nêu chưa phải tất biện pháp để hồn thiện tồn q trình dạy học Tiếng Anh biện pháp nhằm khắc phục hạn chế nâng cao chất lượng dạy học môn đơn vị mà tác giả công tác

(101)

92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Kết luận

Luận văn với đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường trung học phổ thông Hùng Vương - tỉnh Phú Thọ” nghiên cứu dựa hệ thống sở lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy - học Tiếng Anh nhà trường THPT

Các kết việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí dạy học mơn Tiếng Anh trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ cho thấy: Mặc dù nhà trường có biện pháp quản lý cơng tác Tuy nhiên, số biện pháp chưa trọng việc thực biện pháp cịn chưa đồng bộ, liên tục, đơi cịn thiếu quán, chưa đạt hiệu cao

Trên sở nghiên cứu lý luận thực tiễn, tác giả đề xuất nhóm biện pháp nhằm thúc đẩy, tạo bước tiến công tác quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh nhà trường Các nhóm biện pháp là:

Các biện pháp nâng cao nhận thức GV, HS cha mẹ HS tầm quan trọng Tiếng Anh

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh GV Các biện pháp quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh HS Các biện pháp bồi dưỡng GV tiếng Anh

Các biện pháp tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Các biện pháp đầu tư quản lý sử dụng có hiệu CSVC, TBDH mơn Tiếng Anh

Dù hực tế cịn nhiều khó khăn việc thực tất biện pháp không dễ dàng, mang lại hiệu cao thành viên BGH nhà trường, TTCM GV tiếng Anh cần nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm việc thực biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng

(102)

93

2 Khuyến nghị

Đối với Sở Giáo dục Đào tạo Phú Thọ

Tăng cường trang bị CSVC trang thiết bị dạy học cho nhà trường để đảm bảo tốt cho việc dạy học theo phương pháp đổi đạt hiệu cao

Trong thời gian tới, đề nghị sở GD - ĐT Phú Thọ tiếp tục mở lớp bồi dưỡng lực ngoại ngữ cho GV để GV tiếng Anh trường THPT Hùng Vương tham gia bồi dưỡng nâng cao lực ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu chuẩn lực ngoại ngữ GV dạy THPT; định kỳ tổ chức lớp bồi dưỡng GV Tiếng Anh phương pháp dạy học kỹ sử dụng thiết bị dạy học môn Tiếng Anh, đặc biệt thiết bị đa phương tiện

Đề nghị Sở GD - ĐT Phú Thọ có kế hoạch tra cơng tác quản lí hoạt động dạy học nói chung hoạt động dạy học tiếng Anh nói riêng Từ mặt tích cực hạn chế cơng tác nhà trường hướng dẫn nhà trường khắc phục hạn chế để nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học

Tiếp tục tổ chức kiểm tra lực sư phạm trình độ chuyên môn giáo viên Tiếng Anh THPT năm lần, mạnh dạn xử lý với giáo viên khơng đáp ứng nhu cầu để họ chuyển sang công việc khác với chế độ hợp lý

Tổ chức buổi thảo luận chuyên đề cấp tỉnh công tác quản lý hoạt động dạy học để trường có hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, bày tỏ kiến nghị đề xuất cơng tác quản lí hoạt động dạy học trường THPT

Tổ chức đợt sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường theo định hướng đổi phương pháp dạy học theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ bổ sung kiến thức thực tế cho học sinh

Đối với trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ

Tạo điều kiện để GV Tiếng Anh có hội học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ lực ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy

(103)

94

Tổ chức hoạt động tra, kiểm tra GV Tiếng Anh thi GV giỏi môn Tiếng Anh cách nghiêm túc, có chế độ khen thưởng thích đáng GV có đầu tư chuyên môn đạt kết cao công tác giảng dạy

Tổ chức câu lạc tiếng Anh 01 lần/ tháng nhằm tạo sân chơi bổ ích cho học sinh trau kỹ ngôn ngữ, giao lưu, mở rộng vốn kiến thức văn hóa nước nói tiếng Anh ngơn ngữ địa toàn giới

(104)

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Tập giảng cho

lớp Cao học Quản lý Giáo dục, Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội Đặng Quốc Bảo (2012), Quản lý nhà nước giáo dục số vấn đề xã

hội phát triển giáo dục, tập giảng dành cho lớp cao học quản lý

3 Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý giáo dục, quản lý

nhà trường, Bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục

4 Bộ giáo dục đào tạo, Chuẩn kiến thức kỹ môn tiếng Anh THPT

5 Bộ Giáo dục đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ QĐ-BGDĐT, ngày 05/5/2006 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Nxb Giáo dục, Hà Nội

6 Bộ giáo dục đào tạo, Đề án đổi bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, đại hóa điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế

7 C.Mác Ăng ghen (1993), Toàn tập - tập 23 Nxb Chính trị quốc gia

8 Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lí Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

9 Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Tập giảng: Chất lượng kiểm định chất lượng giáo dục Hà Nội

10 Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Nxb khoa

học kỹ thuật, Hà Nội

11 Trần Khánh Đức (2012), Sự phát triển quan điểm giáo dục - từ truyền thống đến đại, tập giảng dành cho lớp cao học QLGD Trường

ĐHGD

12 Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề giáo dục học khoa học giáo dục,

Hà Nội

13 Đặng Xuân Hải (2010), Quản lí thay đổi, Tài liệu cho học viên cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

14 Nguyễn Trọng Hậu (2009), Đại cương khoa học quản lý giáo dục, Bài

(105)

96

15 Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ (2006), Quá trình dạy học Nxb Đại học sư phạm

16 Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2013), Quản lí hệ thống giáo dục quốc dân, tập

giảng cho lớp cao học quản lí giáo dục

17 Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sĩ Thƣ (2012), Quản lý giáo dục, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

18 Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1992), Quản lý giáo dục: Một số vấn đề lý luận thực tiễn

19 Harold Koontz (1992), Những vấn đề cốt yếu quản lý Nxb Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội

20 Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán quản lý Giáo dục – Đào tạo Trung ương

21 Quốc hội (2012), Luật Giáo dục (đã sửa đổi bổ sung 2009) Nxb Lao

động, Hà Nội

22 Thủ tƣớng phủ, Đề án dạy học ngoại ngữ hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020

23 Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn kinh nghiệm tự học Nxb Giáo dục

24 Từ điển tiếng Việt (2010), Nxb Đà Nẵng

(106)

97

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN

(Dành cho học sinh) -

Hiện nay, nghiên cứu đề tài ''Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường trung học phổ thông Hùng Vương - tỉnh Phú Thọ" Rất mong nhận giúp đỡ em để tơi hồn thành nghiên cứu

Hãy lựa chọn đáp án cách đánh dấu X ô/cột mà em lựa chọn Hiện em học sinh lớp ………

Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10

2 Theo em, việc học mơn tiếng Anh có quan trọng khơng?

Rất quan trọng Bình thường Khơng quan trọng Em có thích học mơn tiếng Anh khơng?

Rất thích Thích Bình thường Ghét

4 Mục đích học tiếng Anh em gì? Thi THPT Quốc gia lấy kết xét ĐH tốt nghiệp

Để giao tiếp tìm hiểu kiến thức nói chung

Để tìm kiếm việc làm dễ tương lai sử dụng vào cơng việc Khơng xác định mục đích, học mơn bắt buộc chương trình

5 Theo em học tiếng Anh ……

Rất khó Khó Bình thường

Dễ

6 Bạn dành thời gian học tiếng Anh nhà?

Không dành thời gian 60 - 90 phút/ngày

Dưới 30 phút/ngày 90 - 120 phút/ngày

30 - 60 phút/ngày Tùy hứng, học

(107)

98

7 Em cho biết mức độ thực hoạt động sau em:

Nội dung

Mức độ thực

Thường xuyên

Không thường xuyên

Không bao

a Chuẩn bị trước đến lớp b Chú ý nghe giảng ghi chép lớp

c Tham gia hoạt động học tập giáo viên tổ chức ﴾ hoạt động cặp, nhóm, đóng vai …)

d Học làm tập nhà

e Nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo nội dung học f Hệ thống hóa kiến thức học theo bài, chủ đề, dạng tập

g Tham gia hoạt động học tập, lớp học ngồi nhà trường, ngồi khóa

8 Giáo viên có xây dựng quy chế học tập nội quy học tiếng Anh không? Không

9 Theo em, học sinh có thực tốt quy định khơng? Tốt Chưa tốt Khơng tốt

10 Giáo viên có trao đổi, hướng dẫn học sinh phương pháp học không? Thường xuyên Không thường xun Khơng 11 Giáo viên có thường xuyên giao tập nhà cho học sinh không?

Thường xuyên Không thường xuyên Không 12 Giáo viên có thường xuyên tổ chức hoạt động học tập theo cặp,

nhóm, hoạt động đóng vai cho học sinh không?

(108)

99

13 Theo em, hoạt động cặp, nhóm, phân vai ….có hiệu việc học tiếng Anh nào?

Rất hiệu Bình thường Khơng hiệu 14 Em có tích cực tham gia hoạt động cặp, nhóm, phân vai, giao tiếp mà giáo viên tổ chức khơng?

Tích cực Bình thường Khơng tích cực 15 Em có thích tham gia hoạt động khơng?

Thích Bình thường Khơng thích

16 Giáo viên có thường xun giới thiệu với học sinh loại tài liệu tham khảo hữu ích việc học tiếng Anh không?

Thường xuyên Không thường xuyên Không 17 Giáo viên có trao đổi với học sinh cách tận dụng hội để giao tiếp tiếng anh có điều kiện … không?

Thường xuyên Không thường xuyên Khơng 18 Giáo viên có tiến hành khảo sát ý kiến em môn học, phương pháp giảng dạy giáo viên nguyện vọng học sinh không?

Thường xuyên Không thường xuyên Khơng 19 Trong q trình giảng dạy, giáo viên có thường xuyên sử dụng giáo án điện tử giáo án có ứng dụng cơng nghệ thơng tin không?

Thường xuyên Không thường xuyên Không 20 Trong trình giảng dạy, giáo viên có thường xuyên đổi thứ tự tiết/ cắt bớt nội dung tiết học không?

Thường xuyên Không thường xuyên Không 21 Giáo viên thường sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học nào? (em chọn nhiều đáp án)

Bảng, phấn Đài casset Máy chiếu Phòng Lab Các thiết bị nghe, nhìn khác

22 Em thích loại tiết học số loại tiết học sau?

(109)

100

nói

………

……… 23 Theo em, việc kiểm tra, đánh giá kết học tập học sinh có phản ánh lực học sinh hay không?

Phản ánh Khơng phản ánh

Vì sao: ……… ……… 24 Nội dung kiểm tra đảm bảo đủ kỹ giao tiếp chưa? (có thể

chọn nhiều đáp án)

Thiếu kỹ đọc hiểu Thiếu kỹ nói Thiếu kỹ viết luận Thiếu kỹ nghe Đủ kỹ

25 Theo Em, em thích GV dạy tiếng anh?

GV dạy SGK GV kết hợp SGK với rèn kỹ

năng

GV tổ chức cho HS hoạt động GV nhiều tập nhà

(110)

101

Xin chào anh/chị!

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT LẤY Ý KIẾN

(Dành cho giáo viên)

Hiện nay, nghiên cứu đề tài ''Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường trung học phổ thông Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ" Rất mong nhận giúp đỡ anh/chị để tơi hồn thành nghiên cứu

Hãy lựa chọn đáp án cách đánh dấu X ô/cột mà anh/chị lựa chọn

-

1 Anh/chị tự đánh giá trình độ chun mơn nghiệp vụ mình?

Nội dung tự đánh giá Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

a Trình độ chuyên môn

b Khả nghiệp vụ sư phạm

c Khả áp dụng CNTT sử dụng thiêt bị dạy học đại

d Khả tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ

2 Theo anh/chị, việc học môn tiếng Anh có quan trọng học sinh khơng? Rất quan trọng Bình thường Khơng quan

trọng

3 Theo anh/chị mục đích học tiếng Anh học sinh gì? Thi THPT Quốc gia lấy KQ xét ĐH tốt nghiệp

Để giao tiếp tìm hiểu kiến thức nói chung

Để tìm kiếm việc làm dễ tương lai sử dụng vào cơng việc Mục đích xác định chương trình dạy học tiếng anh

4 Anh/chị cho biết mức độ thực hoạt động sau anh/chị:

(111)

102

- Tx: Thường xuyên - Ktx: Khơng thường xun - Rik: Rất - Kbg: Không

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực

Rqt Qt Iqt Kqt Tx Kt x Ri k Kbg

Nắm vững nội dung, PPCT, mục tiêu chương trình dạy học

Tìm hiểu đối tượng học sinh Hướng dẫn học sinh phương pháp học tiếng Anh

Trao đổi với HS tầm quan trọng tiếng Anh, xu hướng dạy học kiểm tra đánh giá

Xây dựng quy định, nội quy học

Quản lý học sinh theo quy định xây dựng

Xây dựng kế hoạch giảng dạy Soạn giáo án, chuẩn bị giảng trước đến lớp

Lên lớp giờ, giảng dạy nội dung theo PPCT

Tham gia thao giảng, dự rút kinh nghiệm

Tổ chức hoạt động học tập theo cặp, nhóm, phân vai …

Thiết kế lại hoạt động khó SGK cho phù hợp với học sinh Sử dụng giáo án điện tử giáo án có ứng dụng CNTT

Sử dụng thiết bị dạy học đại tiết học, giáo cụ trực quan

Tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh cho học sinh

(112)

103

Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức học theo bài, chủ đề, dạng tập

Kiểm tra việc tự học học sinh nhà (làm tập nhà, chuẩn bị trước đến lớp, đọc sách tham khảo

….)

Việc kiểm tra, đánh giá kết học tập phải phản ánh yêu cầu học ngoại ngữ học sinh PT

Kiểm tra, đánh giá phải đủ kỹ

năng tiếng ngữ pháp

Khảo sát ý kiến học sinh việc dạy - học môn tiếng Anh

5 Anh/ chị đánh hoạt động học tập học sinh?

Tx: Thường xuyên Ktx: Khơng thường xun Rik: Rất Kbg: Không

T: Tốt K: Khá TB: Trung bình Y: yếu

Nội dung Mức độ thƣờng xuyên Mức độ thực

Tx Ktx Rik Kbg T K TB Y

Chuẩn bị trước đến lớp Chú ý nghe giảng ghi chép lớp Tham gia hoạt động học tập giáo viên tổ chức ﴾ hoạt động cặp, nhóm, đóng vai …)

(113)

104

6 Anh/chị đánh CSVC trang thiết bị phục vụ dạy học tiếng Anh trường anh/chị?

Xin trân trọng cảm ơn ý kiến anh/chị!

- Số lượng: Đủ Thiếu Thiếu nhiều

- Chất lượng: Tốt Khá TB Kém

- Việc Lắp đặt: Hợp lý

(114)

105

PHỤ LỤC

DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN

﴾Về công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng

Anh) Xin chào đồng chí!

Hiện nay, nghiên cứu đề tài ''Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường trung học phổ thông Hùng Vương, tỉnh Hùng Vương" Rất mong nhận giúp đỡ anh/chị để tơi hồn thành nghiên cứu

Hãy lựa chọn đáp án cách đánh dấu X ô/cột mà anh/chị lựa chọn -

1 Đồng chí đánh giá tầm quan trọng môn Tiếng Anh nhà trường THPT?

a) Không quan trọng b) Quan trọng c) Rất quan trọng Đồng chí cho biết mức độ nhận thức mức độ thực nội dung

quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh nay? - Mức độ nhận thức: + Quan trọng: QT

+ Ít quan trọng : IQT + Khơng quan trọng: KQT - Mức độ thực hiện: + Tốt: T + Khá: K + Trung bình: TB + Yếu: Y

T T Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực

QT IQT KQT T K TB Y

1 Quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác GV

1.1 Xây dựng yêu cầu cụ thể, quy định chi tiết nội dung kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy GV 1.2 Chỉ đạo GV việc lập kế hoạch

giảng dạy môn tiếng Anh

1.3 Tổ chức kiểm tra việc xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy GV dạy tiếng Anh

1.4 Đánh giá chất lượng kế hoạch GV, đạo điều chỉnh kế hoạch cần

(115)

106

kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy vào đánh giá xếp loại viên chức hàng năm

2 Quản lý việc thực chương trình giảng dạy

2.1 Theo dõi việc thực chương trình qua sổ báo giảng GV sổ ghi đầu lớp

2.2 Đánh giá việc thực tiến độ giảng dạy môn học qua ghi HS

2.3 Kiểm tra việc thực tiến độ giảng dạy thông qua số ký giáo án hàng tuần tổ chuyên môn

2.4 Thường xuyên đối chiếu sổ báo giảng với sổ đầu bài, kế hoạch giảng dạy để kiểm tra việc thực chương trình 2.5 Thanh tra đột xuất việc thực

chương trình giảng dạy

2.6 Sử dụng kết thực tiến độ chương trình giảng dạy đánh giá thi đua xếp loại viên chức hàng năm

3 Quản lý công tác chuẩn bị lên lớp

3.1 Đề quy định cụ thể, thống việc soạn chuẩn bị lên lớp 3.2 Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc

soạn giáo án GV

3.3 Bồi dưỡng phương pháp soạn chuẩn bị lên lớp

3.4 Sử dụng kết kiểm tra giáo án đánh giá, xếp loại GV

4 Quản lý nề nếp lên lớp áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến, sử dụng

các phương tiện dạy học GV

(116)

107

hiện lên lớp GV

4.2 Thường xuyên giám sát kiểm tra việc thực quy định lên lớp GV

4.3 Tổ chức dự định kỳ, đột xuất, tra chuyên môn để đánh gia chất lượng giảng dạy GV

4.4 Tổ chức dạy thay, dạy bù tiết GV xin nghỉ, tiết thiếu kịp thời 4.5 Tổ chức lấy ý kiến đánh giá GV

của HS

4.6 Kiểm tra việc sử dụng PPDH, PTDH đại GV

4.7 Bồi dưỡng lực sử dụng PPDH, PTDH đại

4.8 Kiểm tra việc ứng dụng CNTT giảng dạy GV

4.9 Sử dụng kết thực nề nếp lên lớp sử dụng PPDH, PTDH để đánh giá thi đua GV xếp loại viên chức

5 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết học tập HS

5.1 Chỉ đạo GV thực nghiêm quy chế thi, kiểm tra

5.2 Quản lý việc đề kiểm tra, đề thi Gv

5.3 Quản lý việc chấm, trả tiến độ quy định

5.4 Kiểm tra định kỳ sổ điểm GV tiến độ thực quy chế điểm kiểm tra

(117)

108

thanh tra việc thực quy chế chấm điểm học sinh vào đánh giá thi đua, xếp loại viên chức

6 Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

6.1 Hướng dẫn GV đăng ký nội dung bồi dưỡng theo nhu cầu cá nhân 6.2 Chỉ đạo GV lập kế hoach bồi

dưỡng tự bồi dưỡng

6.3 Kiểm tra giám sát việc thực việc tự bồi dưỡng GV

6.4 Tổ chức cho GV báo cáo kết tự bồi dưỡng

6.5 Sử dụng kết kiểm tra, việc thực tự bồi dưỡng GV vào đánh giá thi đua, xếp loại viên chức

7 Quản lý CSVC trang thiết bị dạy học môn Tiếng Anh

7.1 Xây dựng kế hoạch mua lắp đặt CSVC, trang thiết bị dạy học môn Tiếng Anh

7.2 Tổ chức bảo dưỡng, nâng cấp CSVC, TBDH có

7.3 Xây dựng nội quy hướng dẫn cụ thể việc sử dụng CSVC TBDH 7.4 Tổ chức bồi dưỡng kỹ sử

dụng trang thiết bị dạy học 7.5 Xử lí nghiêm GV HS vi

phạm quy định sử dụng CSVC thiết bị dạy học

8 Quản lý hoạt động học HS

8.1 Tổ chức giáo dục vai trò tiếng Anh tầm quan trọng việc học tiếng Anh, giáo dục ý thức, động học môn tiếng Anh cho HS

(118)

109

về phương pháp học tập môn tiếng Anh cho HS

8.3 Chỉ đạo GV xây dựng quy định cụ thể nề nếp học tập lớp HS

8.4 Chỉ đạo GV xây dựng quy định cụ thể tự học HS

8.5 Chỉ đạo tạo điều kiện cho GV xây dựng môi trường học ngoại ngữ tốt cho HS

8.6 Tổ chức chương trình ngoại khóa mơn tiếng Anh

3 Ngồi nội dung quản lý đề cập trên, đơn vị đồng chí cịn thực quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh nội dung khác khơng?

……… ……… ……… Đơn vị đồng chí có thực biện pháp khác việc quản lý nội dung hoạt động dạy học môn tiếng Anh không?

……… ……… ………

………

(119)

110

PHỤ LỤC

DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ

﴾Về Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh)

Hiện nay, nghiên cứu đề tài ''Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường trung học phổ thông Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ" Rất mong nhận giúp đỡ anh/chị để tơi hồn thành nghiên cứu

Hãy lựa chọn đáp án cách đánh dấu X ô/cột mà anh/chị lựa chọn -

*Mức độ khả thi: *Mức độ cấp thiết:

+ Rất khả thi: RKT + Rất cấp thiết: RCT

+ Khả thi: KT + Cấp thiết: CT

+ Ít khả thi: IKT + Ít cấp thiết: ICT

TT Các biện pháp

Tính khả thi Tính cấp thiết RKT KT ICT RCT CT ICT

1 Các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức GV, HS cha mẹ HS tầm quan trọng Tiếng Anh

1.1 Giáo dục nâng cao nhận thức GV tầm quan trọng Tiếng Anh việc dạy Tiếng Anh

1.2 Giáo dục nâng cao nhận thức HS tầm quan trọng Tiếng Anh việc học Tiếng Anh

1.3 Nâng cao nhận thức phụ huynh học sinh tầm quan trọng Tiếng Anh

2 Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh GV

2.1 Quản lý việc xây dựng kế hoạch giảng dạy chuẩn bị lên lớp

2.2 Quản lý thực chương trình giảng dạy

2.3 Chỉ đạo, quản lý cải tiến phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

2.4 Quản lý trình lên lớp GV 2.5 Quản lý hồ sơ giáo viên 2.6 Quản lý việc đánh giá đội ngũ GV

3 Các biện pháp quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh HS

3.1 Quản lý việc giáo dục động học môn Tiếng Anh cho HS

(120)

111

3.3 Quản lý việc thực nội quy học HS

3.3 Bồi dưỡng khả tự học quản lý việc tự học tiếng Anh HS 3.4 Quản lý việc tham gia hoạt động

ngoại khóa mơn tiếng Anh HS

4 Các biện pháp nâng cao lực cho GV Tiếng Anh

4.1 Quản lý việc cử GV tham gia lớp bồi dưỡng, học tập nâng cao t nh độ chuyên môn, lực sư phạm cho GV

4.2 Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu khoa học GV

4.3 Quản lý việc tự bồi dưỡng GV 4.4 Quản lý đổi sinh hoạt tổ chuyên

môn dự

5 Các biện pháp quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

5.1 Đánh giá hoạt động dạy môn Tiếng Anh thông qua kiểm tra, giám sát 5.2 Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết

quả dạy học môn Tiếng Anh theo yêu cầu việc học ngoại ngữ (chú trọng kỹ năng: Nghe - Nói – Đọc - Viết)

6 Các biện pháp đầu tư quản lý sử dụng có hiệu CSVC, TBDH

6.1 Quản lý việc mua sắm thiết bị, CSVC phục vụ việc dạy học môn Tiếng Anh

6.2 Quản lý việc khai thác, sử dụng có hiệu trang thiết bị dạy học mơn Tiếng Anh có nhà trường

(121)

112

Xin chào ông/bà! PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN (Dành cho phụ huynh HS)

Hiện nay, nghiên cứu đề tài ''Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trường trung học phổ thông Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ"

Rất mong nhận giúp đỡ ông/bà để hồn thành nghiên cứu

Hãy lựa chọn đáp án cách đánh dấu X ô/cột mà ông/bà lựa chọn

Nội dung Đồng ý Không

đồng ý

1 Ngoại ngữ môn học quan trọng

2 Học ngoại ngữ quan trọng không quan trọng mơn tốn, lý, hố, văn

3 HS nên trọng học ngoại ngữ mơn học bắt buộc thi THPT Quốc gia

4 HS nên trọng học ngoại ngữ để có hội việc làm tốt

5 HS cần học ngoại ngữ chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia chuẩn bị xin việc

6 HS nên học ngoại ngữ từ học phổ thông để cải thiện khả ngoại ngữ

7 HS nên học thêm trung tâm ngoại ngữ để nâng cao khả ngoại ngữ khả giao tiếp Nhà trường nên mua sắm nhiều sở vật chất trang thiết bị dạy học môn ngoại ngữ

9 Không nên tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa mơn ngoại ngữ ảnh hưởng đến thời gian ôn thi đại học HS

10 GV nên tăng cường kiểm tra việc học ngoại ngữ Hs, giao nhiều tập để HS tự học nhà

Ngày đăng: 03/02/2021, 14:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w