1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL CCDC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC PHÚ THỌ

4 417 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 15,53 KB

Nội dung

NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL CCDC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC PHÚ THỌ 3.1. Nhận xét về công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ 3.1.1.Ưu điểm Qua mấy chục năm xây dựng và trưởng thành Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ đã không ngừng cố gắng vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách, từ lúc doanh thu không đủ bù đắp chi phí, lỗ triền miên, nợ đọng chồng chất. Đến nay công ty đã vượt qua khó khăn, doanh thu bán sản phẩm tăng hàng chục lần, làm ăn có lãi, hàng năm nộp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu đồng, cơ sở vật chất được trang bị hiện đại mở rộng mạng lưới cung cấp sâu rộng. Đội ngũ cán bộ đã bổ sung và được trang bị kiến thức hoàn thiện về chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý vật tư - tài chính được nâng cao. Trong nền kinh tế thị trường đầy khó khăn và thử thách tuy không cạnh tranh, nhưng để đứng vững trên thị trường và làm ăn có hiệu quả vì cuộc sống của mấy trăm ngàn dân trong thành phố, vì lợi ích chung của đơn vị sản xuất trong tỉnh, về lợi ích xã hội, vì sự tồn vong của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo công ty đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục khó khăn, giảm sự thất thoát nước gây lãng phí từ 55% xuống còn 30%. Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng công suất, thay thế trang thiết bị và công nghệ sử lý nước hiện đại của các nước tiên tiến bằng nguồn vốn vay ODA của cộng hoà Liên Bang Đức. Chất lượng nước được đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng cũng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện về mọi mặt, đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý và hạch toán của công ty. Công tác kế toán vật liệu, CCDC đã đảm bảo phản ánh một cách đầy đủ và chặt chẽ việc nhập - xuất - tồn kho vật liệu, CCDC cả về thủ tục chứng từ nhập xuất, Tính giá theo đúng chế độ kế toán quy định, kế toán tổng hợp và kế toán phần hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, công việc tiến hành liên tục cụ thể đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo công ty, làm cơ sở để quản lý và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Về kế toán vật liệu: Định kỳ có sự kiểm tra để đối chiếu số liệu giữa kế toán với thủ kho, giữa thủ kho với cán bộ vật tư. Từ đó giảm sự hao hụt mất mát về hiện vật, vật tư đầu vào được giao nhận chặt chẽ, người nhận và chịu trách nhiệm chính là thủ kho. Do có sự kiểm tra đối chiếu thường xuyên và mục tiêu tổng quát của kiểm soát hàng tồn kho là duy trì các mức hàng tồn kho để đảm bảo hàng tồn kho luôn ở mức trung bình: không dự trữ qua lớn, gây ứ đọng vốn, không để thiếu hụt vật tư ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Thường hết quý hoặc 6 tháng đều tiến hành kiểm từ đó kịp thời phát hiện những vật tư thiếu hụt mất mát để xử lý và quy trách nhiệm. 3.1.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trên công tác kế toán vật liệu, CCDC của công ty vẫn còn những hạn chế sau: + Việc tổ chức và dự trữ vật liệu ở kho chưa được theo dõi phân riêng rẽ từng nhóm, loại hàng riêng rẽ để tiện cho việc xuất nhập.Vì vậy rất mất thời gian trong việc theo dõi, hạch toán, không có sự thống nhất giữa thủ kho và kế toán vật tư trong việc ghi chép tên, các loại vật liệu làm ảnh hưởng đến việc hạch toán. + Phải lên danh mục những mặt hàng hay thay thế thường xuyên, để có mức dự trữ hợp lý khi cần đáp ứng được ngay không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. + Đối với một số vật liệu phụ phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh chưa xây dựng được định mức cụ thể nên việc sử dụng còn lãng phí lớn, không có hiệu quả kinh tế. + Khi xác định thiếu qua kiểm kê, kế toán ghi sổ chưa đúng với chế độ: Nợ TK 642: 11.133.930 đồng Có TK 153: 11. 133.930 đồng + Hiện nay, Công ty chưa có bảng Nợ TK 152 ghi Có các TK vì vậy chưa thuận tiện cho việc theo dõi, lấy số liệu và kiểm tra tình hình nhập NVL, CCDC trong tháng để từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời. 3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ Như đã trình bày ở phần trên dù dã qua nhiều năm hoạt động với kinh nghiệm trong công tác toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể, công tác tổ chức kế toán gọn nhẹ, phối hợp có hiệu quả. Để hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng muốn đạt hiệu quả tới cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: Hoàn thiện phải trên cơ sở chế độ tài chính, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Và phải xây dựng một chế độ kế toán phù hợp thống nhất với cơ chế kinh tế tài chính đó. Việc tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị kinh tế cụ thể được phép cải biên chứ không bắt buộc dập khuân máy móc nhưng trong khuân khổ nhất định vẫn phải tôn trọng quy chế, tôn trọng chế độ kế toán tài chính hiện hành. Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Hoàn thiện phải dựa trên cở sở tiết kiệm chi phí, sử dụng hiện quả đạt mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là bảo toàn vốn và có lãi. Hoàn thiện phải đáp ứng được yêu cầu thông tin kịp thời, chính xác phù hợp với yêu cầu quản lý. Trên cơ sở những yêu cầu hoàn thiện và thực trạng của việc quản lý vật liệu, CCDC tại công ty. Em xin được đưa ra một số ý kiến khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý, hạch toán vật liệu, CCDC. + Việc tổ chức quản lý kho: Thủ kho vẫn sắp xếp theo từng loại, từng danh điểm vật liệu nhưng chia ra làm 2 loại. Loại luân chuyển thường xuyên và loại luân chuyển chậm và nếu sắp xếp theo từng lô nhập vào thì càng tốt để kịp thời phát hiện lô nào tồn kho lâu để xuất trước, và việc phân loại sẽ thuận lợi trong việc nhập xuất hàng ngày và công tác kiểm được dễ dàng. + Việc sắp xếp vật tư trong kho cần gọn gàng và khoa học hơn nữa, lưu ý những vật tư dễ hư hỏng ẩm ướt, rỉ phải được để trên giá đỡ cao để không ảnh hưởng tới chất lượng vật tư. + Phòng kế hoạch phải xây dựng được định mức tiêu hao nguyên vật liệu cụ thể. Từ NVL chính, vật liệu phụ, CCDC nào cần trang bị. Để từ đó có kế hoạch nhập xuất NVL cho phù hợp, tránh hiện tượng để dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn hoặc dự trữ quá ít ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những vật tư, công cụ thay thế phải thực hiện việc “xuất mới đổi cũ” những vật tư, phụ tùng công cụ thay thế phải thu hồi về kho. Có như vậy việc sử dụng vật liệu, CCDC mới tiết kiệm và hiệu quả kinh tế. + Khi kiểm kê, nếu phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân, kế toán ghi: Nợ TK 138(1) Có TK 153 VD: Trường hợp khi phát hiện thiếu bàn ghế trị giá 11.133.930 kế toán ghi: Nợ TK 138(1): 11.133.930 đồng Có TK 153: 11.133.930 đồng Khi có cách xử lý, tuỳ theo xử lý của công tykế toán ghi sổ cho phù hợp + Công ty nên sử dụng bảng ghi Nợ TK 152, ghi Có các TK. Các chứng từ nhập NVL, CCDC trong tháng được kế toán tổng hợp vào bảng ghi Nợ TK 152, ghi Có TK để tiện cho việc theo dõi, lấy số liệu và kiểm tra tình hình nhập NVL, CCDC trong tháng để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. KẾT LUẬN Nền kinh tế thị trường tạo cơ hội cho chúng ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với sự thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế, các quy định về hạch toán cũng có nhiều thay đổi nhằm tạo ra sự hoà hợp giữa kế toán Việt Nam với kế toán các nước trong khu vực, tuy vậy để thích ứng với những thay đổi thường xuyên của chế độ kế toán cũng đặt ra cho những người làm kế toán nhu cầu thường xuyên phải cập nhật, bổ sung kiến thức về kế toán và nâng cao trình độ chuyên môn. Trên đây là toàn bộ nội dung của luận văn tốt nghiệp với đề tài “Kế toán NVL, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ.” Qua thời gian thực tập và tìm hiểu về kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ. Em cũng thấy được tầm quan trọng của NVL, CCDC trong doanh nghiệp SXKD. Để có kết quả này trước hết em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Thế Khải và các cô chú trong phòng kế toán của Công ty đã giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 20 tháng 3 năm 2007 Sinh viên thực hiện Lê Thanh Xuân . NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL CCDC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC PHÚ THỌ 3.1. Nhận xét về công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty. Kế toán NVL, CCDC tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Phú Thọ. ” Qua thời gian thực tập và tìm hiểu về kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty

Ngày đăng: 31/10/2013, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w