1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC ĐA

10 638 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 28,1 KB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC ĐA. I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC ĐA. 1. Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động và vị trí của khu du lịch sinh thái Thác Đa với ngành. Tên công ty: Khu du lịch sinh thái Thác Đa. Địa chỉ : Thôn Mường Cháu xã Vân Hoà - Ba Vì - Hà Tây. Điện thoại : 034881557 Khu du lịch sinh thái Thác Đa thuộc chi nhánh Hà Tây – Công ty công nghệ Việt Mỹ được thành lập theo chủ trương xây dựng một khu vực trồng cây ăn quả năng suất cao của Tổng Giám Đốc AII Đinh Đức Hữu, trên cơ sở 89,9 ha đất nhận khoán của Vườn Quốc Gia Ba Vì . Trong quá trình tìm hiểu phát tuyến đã phát hiện râ trong diện tích có nhiều cảnh quan đẹp rất thuận lợi cho xây dựng một mô hình khu du lịch sinh thái. Vấn đề này đã được Tổng Giám Đốc công ty cân nhắc và quyết định thay đổi phương hướng đầu tư xây dựng một khu du lịch có tầm cỡ. Khu du lịch sinh thái Thác Đa – Ba Vì được ra đời từ đây. Với tiến trình xây dựng mạnh chỉ trong thời gian ngắn, từ tháng 11 năm 1999 đến tháng 6 năm 2000 toàn khu đã được hoàn tất với tính chất của một khu du lịch sinh thái tầm cỡ. Vào ngày 13/9/2000 chi nhánh đã tổ chức phục vụ thành công lễ đặt tên cho khu du lịch là “Thác Đa – Ba Vì”.Từ đây chi nhánh đã có “ một tiếng vang”. Du khách đã có những nhận xét tốt vì tốc độ xây dựng và hướng đi đúng đắn của công trình. Tuy “tuổi đơi” còn trẻ nhưng “Thác Đa – Ba Vì” đã làm cho các cấp lãnh đạo phải quan tâm, chứng tỏ có một sức hút rất lớn. Sức hút đó được thể hiện bởi những gì mà “Thác Đa – Ba Vì” đã đang và sẽ làm lên. Được thành lập và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0302000002 do UBND tỉnh Hà Tây ký ngày 11/6/2004 (cấp bổ sung) cho công ty được phép hoạt động các ngành nghề: Chế biến hoa quả, ứng dụng công nghệ sinh học vào nuôi trồng nông, thuỷ và súc sản. Du lịch sinh thái thăm vườn cây ăn quả. Kinh doanh khách sạn, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, nhà hàng. Sản xuất nước tinh lọc đóng chai. Tóm lại Thác Đa là một khu du lịch được đầu tư đồng bộ có chiều sâu và mang đậm bản sắc văn hóa. Dựa trên nền tảng tận dụng địa thế thiên nhiên, núi rừng để tạo nên sự hài hoà giữa công trình và cảnh quan thiên nhiên và đáp ứng được nhu cầu vui chơi của du khách vừa đảm bảo giữ gìn cảnh quan môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh diễn ra cũng rất tốt. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị Công ty đang từng bước hoàn thành bộ máy quản lý với đội ngũ cán bộ chuyên môn, nhân viên có trình độ đáp ứng được công việc: năng động, sáng tạo, đổi mới… Cũng như các công ty khác, do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý của khu du lịch sinh thái Thác Đa – Ba Vì có những đặc điểm riêng. Cụ thể là: - Công ty tổ chức quản lý theo một cấp, đứng đầu là Ban Giám đốc trực tiếp chỉ đạo đến từng phân xưởng sản xuất và từng phòng ban tiếp đón khách du lịch. - Ngoài ra Công ty có hai Phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo về mặt sản xuất để trợ giúp cho giám đốc. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Phòng tài chính: Làm công tác nhân sự, giúp Giám đốc công ty thực hiện công tác tổ chức quản lý. Lập định mức đơn giá tiền lương và các khoản trích theo lương. - Phòng tài chính kế toán: Giám sát kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động tiền tệ. Bên cạnh đó còn tổ chức sử dụng nguồn vốn phục vụ đầy đủ cho sản xuất. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán bằng tiền các hoạt động sản xuất kinh doanh của Thác Đa – Ba Vì. Đồng thời còn hạch toán giá thành sản phẩm, hạch toán các chi tiết sản xuất, tiền lương…Như vậy phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tổng hợp số liệu và phân tích tình hình tài chính để cung cấp thông tin chính xác cho Giám đốc về tình hình sản xuất của công ty. - Phòng kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc trong cac lĩnh vực xây dựng, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất, quản lý phân phối nguyên vật liệu, hàng hoá của công ty. - Phòng vật tư: Làm công tác tiếp thụ, tiêu thụ sản phẩm. - Phòng kinh doanh: Quản lý phân phối sản phẩm và thực hiện Marketinh. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ. Giám đốc Phó giám đốc điều h nhà Phó giám đốc kinh doanh Phòng h nh chínhà Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phòng t i chính kà ế toán Phòng vật tư Qua sơ đồ ta thấy với cơ cấu này thì Giám đốc khu du lịch sinh thái Thác Đa – Ba Vì sẽ chỉ đạo sản xuất kinh doanh một cách nhạy bén kịp thời. 3. Tổ chức bổ máy kế toán của khu du lịch sinh thái Thác Đa. 3.1. Đặc điểm. Để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã chọn “kế toán tập chung” là hình thức hạch toán. Bộ máy kế toán đứng đầu là kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu về tài chính cho Giám đốc, thực hiện công tác cho công ty. Kiểm tra giám sát hoạt động tài chính theo pháp luật, nhằm cung cấp những thông tin chính xác kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khu sinh thái mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra bộ máy kế toán còn có chức năng tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Ghi chép số liệu ban đầu một cách chính xác đúng với chế độ kế toán hiện hành. - Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung công tác kế toán toàn công ty. Tổ chức hướng dẫn các nghiệp vụ cho các kế toán viên, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật. Lập Báo cáo tài chính, xét duyệt các Báo cáo của Công ty trước khi gửi tới các cơ quan chức năng. - Kế toán vật tư: Chấp hành đầy đủ các nguyên tắc, thủ tục về chứng từ, sổ sách xuất nhập nguyên vật liệu…Giải quyết kịp thời những vấn đề ứ đọng vốn, giám sát việc chấp hành thu mua cấp phát dự trữ vật tư. - Kế toán tiền lương: Tổ chức hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương; ghi sổ kế toán; báo cáo phân tích các thông tin lao động tiền lương về văn phòng Giám đốc; trích các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý đầy đủ công suất của TSCĐ; đặt ra công tác hạch toán TSCĐ; tính đúng nguyên giá TSCĐ Ngoài ra còn có kế toán Ngân hàng, kế toán tổng hợp, kế toán công ty. SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng Kế toán tiền lương v các khoà ản phải thu Kế toán vật tư công cụ dụng cụ Kế toán tiền gửi ngân h ngà Kế toán t i sà ản cố định Kế toán thu chi với tiền mặt Thủ quỹ 3.2. Đặc điểm công tác kế toán. Ở đây công ty áp dụng trình tự ghi sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối sổ phát sinh Ghi hàng tháng Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra. Qua sơ đồ trên ta thấy: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật kí chung sau đó theo căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ 3, 5,10…ngày tổng hợp từ sổ nhật ký đặc Báo cáo t ià chính biệt lấy các số để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái. Cộng số liệu trên sổ cái vào bảng cân đối kế toán. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu đúng khớp số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (Được lập từ các sổ chi tiết). Nhờ vậy kế toán của công ty nắm bắt được tình hình toàn bộ thông tin, từ đó kiểm tra đánh giá chỉ đạo thống nhất công tác kế toán của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác hạch toán của khu du lịch sinh thái Thác Đa. 4.1. Những thuận lợi: Mặc bề dày lịch sử phát triển chưa cao song khu du lịch sinh thái Thác Đa đã tạo cho mình được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của khách. Với sự linh hoạt, nhạy bén trong bộ máy quản lý của ban lãnh đạo Công ty nói chung và Bộ máy kế toán nói riêng. Riêng về bộ máy kế toán, công ty đã đưa cán bộ đị bồi dưỡng chuyên ngành thêm, chính vì thế mà trình độ tay nghề cán bộ kế toán trong công ty nói chung là đồng đều. Bên cạnh đó Công ty có đầy đủ cơ sỏ vật chất kỹ thuật để các cán bộ kế toán làm việc dễ dàng hơn. Ngoài ra Ban Giám đốc rất đỗi quan tâm đến gia đình, tìm hiểu những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ sẻ chia. Nhờ đó mà đội ngũ kế toán được phát huy hết sức lực, trình độ, sự năng động sáng tạo trong công việc của mình. 4.2. Những khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn chưa được khắc phục song chỉ là tối thiểu. Do mới được thành lập nên công ty còn “non trẻ”, đội ngũ cán bộ năng lực cao nhưng kinh nghiệm đối chọi với thị trường còn thấp. Kết luận: Tất cả những khó khăn và thuận lợi đó đều là những nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạch toán của khu du lịch sinh thái Thác Đa. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC ĐA. VỀ PHẦN TSCĐ. 1. Hạch toán chi tiết TSCĐ đại bộ phận sử dụng. Để hạch toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ ở bộ phận sử dụng, kế toán sử dụng biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Mỗi bộ phận sử dụng TSCĐ đểu mở một sổ theo dõi tài sản. Sổ này không những dùng để ghi chép tình hình tăng giảm TSCĐ mà ghi chép cả tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ các bộ phận sử dụng. 1.1. Hạch toán chi tiết TSCĐ tại phòng kế toán. Để hạch toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ ở phòng kế toán, kế toán sử dụng biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ. - Khi có TSCĐ thanh lý, nhượng bán công ty phải thành lập một Hội đồng thanh lý, nhượng bán. + Xác định giá bán của TSCĐ thanh lý nhượng bán. + Thông báo và tổ chức đấu giá. + Tiến hành thanh lý nhượng bán và lập biên bản thanh lý. - Khi hạch toán chi tiết ở phòng kế toán, kế toán sử dụng sổ TSCĐ và thẻ TSCĐ được thể hiện việc hạch toán chi tiết TSCĐ. Cụ thể: Khi có TSCĐ tăng, công ty lập biên bản giao nhận TSCĐ, khi có TSCĐ giảm công ty lập biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ…Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán ghi vào thẻ TSCĐ và ghi vào sổ TSCĐ. + Thẻ TSCĐ: Được dùng để theo dõi ghi chép từng thứ TSCĐ. Mỗi TSCĐ lập một thẻ TSCĐ ghi nguyên giá, giá trị hao mòn đã trích hàng năm và tình hình thay đổi nguyên giá cũng như các thông số liên quan đến TSCĐ. + Sổ TSCĐ: Là một sổ kế toán chi tiết mở để theo dõi từng loại TSCĐ, mỗi TSCĐ được mở một quyể hoặc loại TSCĐ - một quyển nhưng mỗi loại được dùng một số trang nhất định. Khi ghi sổ TSCĐ phải đựơc ghi các chỉ tiêu cơ bản như bien bản giao nhận TSCĐ, như số hiệu của TSCĐ: nước sản xuất, năm tháng đưa vào sử dụng, nguyên giá TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao một năm, số tiền khấu hao một năm, số khấu hao cộng dồn tính từ thời điểm ghi giảm TSCĐ và số hiệu ghi ngày, tháng, lý do giảm TSCĐ. 1.2. Kế toán tổng hợp TSCĐ. Để hạch toán tăng, giảm TSCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản: 211 “TSCĐ hữu hình” 213 “TSCĐ vô hình” 214 “Hao mòn TSCĐ” 1.2.1. Phương pháp khấu hao TSCĐ. Ở đây khu du lịch sinh thái Thác Đa đã áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng (theo thời gian). Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng để xác mức trích khấu hao hàng năm cho TSCĐ theo công thức: Nguyên giá TSCĐ Mức tính khấu hao hàng năm của TSCĐ = Thời gian sử dụng Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ Mức trích khấu hao hàng quý của TSCĐ = 4 quý Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ Mức trích khấu hao hàng tháng của TSCĐ = 12 tháng 1.2.2. Phương pháp lập bảng và phân bổ khấu hao TSCĐ. Trong bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có bốn chỉ tiêu. - Chỉ tiêu I: Số khấu hao đã trích tháng trước. Chỉ tiêu này được lấy từ bảng tính khấu hao tháng trước. - Chỉ tiêu II: Số khấu hao trong tháng này. Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở các bản bàn giao tăng TSCĐ tháng trước. Mỗi biên bản được ghi một dòng sau đó tổng hợp lại để được chỉ tiêu II. - Chỉ tiêu III: Số khấu hao giảm trong tháng này. Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở các biên bản thanh lý, biên bản nhượng bán và các biên bản giảm TSCĐ của tháng trước. Mỗi biên bản được ghi một dòng sau đó tổng hợp lại để được chỉ tiêu III. - Chỉ tiêu IV: Số khấu hao phải tính tháng này. Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng của chỉ tiêu I và II trừ đi chỉ tiêu III. 1.2.3. Kế toán khấu hao TSCĐ. - Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tăng, giảm hao mòn TSCĐ kế toán sử dụng tài khoản 214 (2141) và một số tài khoản khác có liên quan. - Chứng từ hạch toán: Để hạch toán tăng, giảm TSCĐ, kế toán sử dụng biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ và Bảng khấu hao TSCĐ. - Trình tự ghi sổ kế toán khấu hao TSCĐ: căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán định khoản. Qua phần thực trạng công tác kế toán về nội dung TSCĐ trên ta có sơ đồ luân chuyển chứng từ sau: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ Các chứng từ gốc: - Hoá đơn GTGT - Hoá đơn bán h ngà - Biên bản giao nhận TSCĐ - ………………… (Bảng tổng hợp chứng từ gốc) Bảng tính v phân bà ổ khấu hao TSCĐ Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK 211, TK 213 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 211, TK 213 Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu BÁO CÁO KẾ TOÁN Bảng cân đối t ià khoản . đến công tác hạch toán của khu du lịch sinh thái Thác Đa. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC ĐA. VỀ PHẦN TSCĐ. 1. Hạch toán. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC ĐA. I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC ĐA. 1. Chức năng,

Ngày đăng: 31/10/2013, 00:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ở đây công ty áp dụng trình tự ghi sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”.      Chứng từ gốc - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC ĐA
y công ty áp dụng trình tự ghi sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”. Chứng từ gốc (Trang 5)
- Trình tự ghi sổ kế toán khấu hao TSCĐ: căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán định khoản. - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC ĐA
r ình tự ghi sổ kế toán khấu hao TSCĐ: căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán định khoản (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w