BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ Tên đề tài: Thực trạng trầm cảm và các rào tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần của người cao t
Trang 1BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: Thực trạng trầm cảm và các rào tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm
thần của người cao tuổi tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2019
Chủ nhiệm đề tài: Ths Nguyễn Hằng Nguyệt Vân
Cơ quan (Tổ chức) chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
Mã số đề tài (nếu có):
Năm 2019
Trang 2BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: Thực trạng trầm cảm và các rào tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm
thần của người cao tuổi tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2019
Chủ nhiệm đề tài: Ths Nguyễn Hằng Nguyệt Vân
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
Cấp quản lý: Trường Đại học Y tế công cộng
Mã số đề tài (nếu có):
Thời gian thực hiện: từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019 Tổng kinh phí thực hiện đề tài 43,575,600 đồng
Trong đó: kinh phí SNKH 43,575,600 đồng Nguồn khác (nếu có) 0 đồng
Năm 2019
Trang 3Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
1 Tên đề tài: Thực trạng trầm cảm và các rào tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần của người cao tuổi tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2019
2 Chủ nhiệm đề tài: Ths Nguyễn Hằng Nguyệt Vân
3 Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
4 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Y tế công cộng
5 Danh sách những người thực hiện chính:
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NCT Người cao tuổi DVYT Dịch vụ y tế BHYT Bảo hiểm y tế CSSKTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần CSYT Cơ sở y tế
ĐTV Điều tra viên PHQ-9 Patient Health Questionare-9
PBPT Perceived Barriers to Psychological Treatment
Trang 5MỤC LỤC
Phần A: Báo cáo tóm tắt nghiên cứu ……… ……… 1
Phần B: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài………3
Phần C: Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở……… 5
I Đặt vấn đề: 5
II Tổng quan đề tài 6
1 Khái niệm chính của đề tài 6
2 Thực trạng trầm cảm của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam 8
3 Các yếu tố rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần của người cao tuổi 10 4 Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại Việt Nam 14
5 Công cụ sàng lọc trầm cảm và xác định các rào cản tiếp cận dịch vụ CSSKTT 15 6 Địa bàn nghiên cứu 16
7 Cách tiếp cận 17
III Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 18
IV Kết quả nghiên cứu 21
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu 21
4.2 Thực trạng trầm cảm của NCT huyện Chương Mỹ theo thang đo PHQ-9 24
4.3 Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của NCT huyện Chương Mỹ 25
4.4 Các rào cản về tiếp cận và sử dụng dịch vụ về CSSKTT của NCT tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội theo thang đo PBP 26
4.5 Mối liên quan giữa trầm cảm ở NCT và các rào cản tiếp cận dịch vụ 27
V Bàn luận 29
VI Kết luận và kiến nghị: 31
VII Tài liệu tham khảo: 31
VIII Phụ lục: 37
Phụ lục 1: Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu 37
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn định lượng 38
Phần D: Giải trình chỉnh sửa……… 48
Trang 61
Phần A: Báo cáo tóm tắt nghiên cứu
THỰC TRẠNG TRẦM CẢM VÀ CÁC RÀO CẢN TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI, NĂM 2019 Ths Nguyễn Hằng Nguyệt Vân (Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Y tế công cộng)
Ths Pham Quốc Thành (Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Y tế công cộng)
Ths Vũ Thị Thanh Mai (Khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Y tế công cộng)
HV Nguyễn Thị Khánh Huyền (Học viên ThsYTCC22-1B, Trường Đại học Y tế công cộng)
HV Hà Ngọc Anh (Học viên ThsYTCC22-1B, Trường Đại học Y tế công cộng)
* Tóm tắt tiếng Việt
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Già hóa dân số là một trong những xu hướng quan
trọng nhất của thế kỷ 21 Các bằng chứng cho thấy về sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, nhập
viện, tử vong, và suy giảm chức năng liên quan đến các rối loạn tâm thần phổ biến ở
người cao tuổi (NCT), trong đó rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần
phổ biến nhất Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích thực trạng trầm cảm và các rào
cản về tiếp cận dịch vụ CSSKTT của NCT ở một huyện nông thôn tại Hà Nội
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang trên
376 người cao tuổi (từ 60 trở lên) được chọn ngẫu nhiên tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội,
năm 2019
Kết quả chính: Kết quả cho thấy tỷ lệ NCT bị trầm cảm là 26,1% (18,6% trầm cảm nhẹ,
6,1% trầm cảm vừa và 2,4% trầm cảm nặng) Các yếu tố liên quan đến trầm cảm NCT
được chỉ ra có ý nghĩa thống kê (p<0,05) bao gồm yếu tố cá nhân như giới tính, trình độ
học vấn, việc tham gia các hoạt động xã hội, việc thăm khám sức khoẻ trong 12 tháng
qua và việc từng mong muốn được trợ giúp về tâm lý trong 1 năm qua; yếu tố gia đình
như kinh tế hộ gia đình, hoàn cảnh sống, hay các yếu tố xã hội là các rào cản tiếp cận
dịch vụ CSSKTT của NCT
Kết luận và khuyến nghị: Việc nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi giúp là quan trọng
để thiết kế các chương trình y tế công cộng giúp sàng lọc bệnh trầm cảm sớm, tăng sự
tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần thể cải thiện đời sống tinh thần của
NCT
Từ khoá: trầm cảm, người cao tuổi, PHQ9, rào cản
Trang 72
*Tóm tắt tiếng Anh (Abstract)
DEPRESSION AND BARRIERS ON ACCESSING MENTAL HEALTH SERVICES AMONG THE ELDERLY LIVING IN CHUONG MY DISTRICT,
HANOI, 2019
Nguyen Hang Nguyet Van (Lecturer, Hanoi Unviersity of Public Health)
Pham Quoc Thanh (Lecturer, Hanoi Unviersity of Public Health)
Vu Thi Thanh Mai (Lecturer, Hanoi Unviersity of Public Health)
Nguyen Thi Khanh Huyen (MPH Student, Hanoi Unviersity of Public Health)
Ha Ngoc Anh (MPH Student, Hanoi Unviersity of Public Health)
Background: Population aging is one of the most important trends of the 21st century
Evidence showed an increase in morbidity, hospitalization, mortality, and functional impairment associated with mental disorders in the elderly, in which depressive disorder
is one of the most common mental disorders This study aiming to analyze the situation
of depression and barriers on accessing mental health services among the elderly living in rural area
Materials and methods: A cross-sectional study was conducted on 376 elderly people
(aged 60 and older) who were randomly selected in Chuong My District, Hanoi, 2019
Results: The results showed that the proportion of elderly people with depression was
26.1% (18.6% of minor depression, 6.1% of moderate depression and 2.4% of major depression) Factors related to depression in the elderly were shown statistically
significant (p<0,05) including personal factors such as gender, education level,
participating in social activities, the medical examination in the past 12 months and the
desire to receive psychological support in the past 1 year; and family factors such as family economy, living conditions, and social factors were barriers on accessing mental
health services for the elderly
Conclusions and Recomendation: Recognizing depression among the elderly – which is
individual and social – helps us design public health programs Screening for early depression, encourage and increase acesssing the mental health services to improve mental life of the elderly
Key words: depression, elderly, PHQ9, barriers
Trang 83
Phần B: Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
1 Kết quả nổi bật của đề tài
(a) Đóng góp mới của đề tài
Xác định các mức độ trầm cảm của người cao tuổi tại cộng đồng, cụ thể là huyện Chương Mỹ, Hà Nội theo thang đo sàng lọc PHQ-9, tìm hiểu các rào cản về tiếp cận dịch vụ CSSKTT tại đây và phân tích các yếu tố liên quan với thực trạng trầm cảm ở NCT, bao gồm các yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, và yếu tố xã hội
(b) Kết quả cụ thể (các sản phẩm cụ thể)
- Báo cáo kết quả nghiên cứu
- 01 báo báo tiếng Việt đã được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu sức khoẻ và phát triển (JHDS) Bài báo có phiên bản tiếng Anh đăng trên số đặc biệt năm
2019 của tạp chí JHDS
- 01 bài thảo bài báo quốc tế
- Báo cáo đạt Giải Nhì Hội nghị Khoa học tuổi trẻ trường Đại học Y tế công cộng năm 2019
(c) Hiệu quả về đào tạo
- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, điều phối hoạt động và khả năng làm việc với cộng đồng cho giảng viên của Trường Đại học Y tế công cộng Từ đó giúp cho các giảng viên có có thêm kiến thức thực tế áp dụng vào công tác giảng dạy cho sinh viên
- Nâng cao năng lực cho sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học (02 học viên cao học ThsYTCC22-1B là thành viên của nhóm nghiên cứu, có 05 sinh viên CNCQ trường ĐHYTCC đã tham gia vào hoạt động thu thập
số liệu tại thực địa,)
- Số liệu thứ cấp của nghiên cứu được 01 học viên cao học ThsYTCC22-1B đăng ký làm luận văn tốt nghệp
- Kết quả của nghiên cứu được sử dụng để báo cáo tại Hội nghị Khoa học tuổi trẻ trường Đại học Y tế công cộng ngành y tế năm 2020
(d) Hiệu quả về xã hội
Nghiên cứu đã thực hiện sàng lọc mức độ trầm cảm theo thang đo PHQ-9 tại cộng đồng Đây là một bước giới thiệu và nâng cao hiểu biết của cộng đồng về các biện
Trang 94 pháp sàng lọc bệnh trầm cảm, tầm quan trọng của sức khoẻ tâm thần và các dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho người cao tuổi
(e) Các hiệu quả khác
- Nghiên cứu đã tham khảo sử dụng thang đo các rào cản tiếp cận dịch vụ CSSKTT gồm 27 câu, đây là bộ công cụ hoàn toàn mới trong các nghiên cứu tại Việt Nam theo như tìm hiểu của nhóm nghiên cứu
2 Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội
- Nghiên cứu nhấn mạnh việc cải thiện sức khoẻ tâm thần ở NCT, và cung cấp các sàng lọc bệnh trầm cảm sớm bằng cách sử dụng các bộ câu hỏi sàng lọc cho người già trong cộng đồng một cách thường xuyên, để phát hiện sớm trầm cảm thay vì chẩn đoán ở giai đoạn muộn, cũng như tăng cường sự sẵn có của các dịch vụ CSSKTT để giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội
3 Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt
(a) Tiến độ: Đúng tiến độ
(b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Đạt được toàn bộ mục tiêu nghiên cứu (c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: Đạt được so với
dự kiến đề cương
(d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí: Kinh phí được sử dụng hiệu quả, theo
đúng với bản dự trù kinh phí của đề cương
4 Các ý kiến đề xuất
- Hỗ trợ đăng tải bài báo quốc tế
- Ưu tiên sử dụng các số liệu này để giúp địa phương thiết kế các hoạt động can thiệp cụ thể
Trang 10có sự thay đổi đáng kể giữa các quốc gia và dân số cao tuổi khác nhau, nhưng phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng trầm cảm ở người cao tuổi có liên quan nhiều đến tình trạng người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ [12], và có nhận thức kém hơn [13], hay đang gặp
phải các vấn đề sức khoẻ [4,14–17], như là đột quỵ [8,14] Các nghiên cứu dịch tễ học
cũng đã chứng mình rằng tình trạng bệnh tật sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người cao tuổi từ 2,5 đến 4,1 lần [17,18] Mặc dù trên thế giới các nghiên cứu đã chỉ ra rất rõ ràng
về sự phổ biến của trầm cảm với nhóm người già, nhưng sự đáp ứng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần là không đủ đáp ứng và ít hơn những nhóm bệnh khác [19], đặc biệt các nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt giữa nhóm người già trầm cảm và không trầm cảm với các rào cản đối với họ khi tiếp cận các dịch vụ về chăm sóc SKTT ở NCT [20,21]
Tại Việt Nam, trầm cảm là một trong những bệnh lý tâm thần phổ biến ở người cao tuổi,
tỷ lệ bệnh này gia tăng theo độ tuổi và cao hơn ở các thành phố lớn [22] Một nghiên cứu gần đây về thực trạng trầm cảm ở người cao tuổi sống ở Hà Nội cho kết quả là 66,9% người bị trầm cảm (trong đó 32,8% ở mức độ nhẹ, 30,4% ở mức độ trung bình và 3,7% ở
Trang 116 mức độ nặng) [23] Tuy nhiên nhìn chung, sức khỏe tâm thần của NCT tại Việt Nam nói chung và vấn đề trầm cảm ở người già vẫn chưa được quan tâm đúng mức khi không có nhiều nghiên cứu về vấn đề này Đặc biệt tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu
về những rào cản có thể làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ CSSKTT ở những người cao tuổi, và liệu có sự khác biệt giữa nhóm người trầm cảm và không trầm cảm về các rào cản này đối với họ hay không Trong khi đó, việc hiểu về các yếu tố đóng vai trò là rào cản đối với việc sử dụng dịch vụ CSSKTT có thể cho phép các nhà nghiên cứu và nhà cung cấp dịch vụ phát triển các chiến lược để hạn chế các rào cản này và cuối cùng là tăng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ở nhóm người già [21]
Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện trên nhóm đối tượng NCT tại Chương Mỹ- một huyện ngoại thành Hà Nội, với mục tiêu: 1) Mô tả thực trạng trầm cảm của người cao tuổi tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2019 và 2) Xác định mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm và các rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần của người cao tuổi tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, năm 2019 Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo và cung cấp bằng chứng quan trọng cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần và các chương trình dựa vào cộng đồng để tăng cường sức khoẻ và hạnh phúc cho NCT trên địa bàn nói riêng và trên cả nước nói chung
II Tổng quan đề tài
1 Khái niệm chính của đề tài
Người cao tuổi: Khái niệm người cao tuổi (NCT) giữa nước ta và thế giới khác nhau,
như Quỹ Dân số Liên hợp quốc định nghĩa người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm người cao tuổi theo Luật Người cao tuổi là từ 60 tuổi trở lên, tính cả đối với nam và nữ (Điều 2, Luật NCT Việt Nam) Mặc
dù theo Bộ Luật Lao động, nữ giới 55 tuổi về hưu nhưng tới 60 tuổi họ mới được coi là người cao tuổi
Sức khỏe tâm thần: Trước đây, sức khỏe tâm thần được định nghĩa dựa vào định
nghĩa sức khỏe “là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là tình trạng không bệnh tật hay đau yếu” Định nghĩa này đã thể hiện rất rõ vai trò của sức khỏe tâm thần trong tình trạng sức khỏe chung Năm 2003, Tổ chức Y tế thế
giới đã đưa ra định nghĩa sức khỏe tâm thần là “trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để
họ nhận biết được các khả năng của bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng thông thường trong cuộc sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả và có thể tham gia, góp phần vào các hoạt động của cộng đồng.”
Trang 127
Trầm cảm: Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến, gây ra một cảm giác
buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần
và thể chất
Nguyên nhân gây trầm cảm: có thể xếp vào 3 nhóm chính:
- Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội… nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục
- Trầm cảm do stress: chẳng hạn như mất việc làm, mâu thuẫn trong gia đình, con cái hư hỏng, vị phá sản hoặc có người thân chết đột ngột…
- Trầm cảm do các bệnh thực tổn: sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao…
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm: Theo chuẩn ICD-10 của WHO, một người bị cho là mắc bệnh trầm cảm nếu có 5 trong 9 dấu hiệu sau đây:
- Khí sức trầm, có cảm giác buồn và trống rỗng trong nhiều ngày liền (từ 2 tuần trở lên)
- GIảm rõ rệt sự quan tâm, thích thú đối với hầu hết các hoạt động Tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày Bệnh nhân có thể tự cảm thấy hoặc được người khác quan sát thấy
- Gia tăng cảm giác biếng ăn hoặc thèm ăn, dẫn tới việc tăng hay giảm cân đáng kể (thay đổi 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng)
- Khó ngủ hoặc mất ngủ
- Tăng quá mức hoặc suy giảm hoạt động Dễ bị kích động hoặc có phản xạ chậm chạp Bệnh nhân khó tự nhận biết điều này
- Mệt mỏi, có cảm giác như mất năng lượng từng ngày
- Thấy bản thân vô dụng hoặc bị giày vò một cách vô lý bởi cảm giác tội lỗi (gần giống như cảm giác hoang tưởng)
- Giảm khả năng tập trung suy nghĩ, không thể tự phán đoán và ra quyết định
- Nhiều lần nghĩ về cái chết (không phải là sợ chết); có ý nghĩ tự tử, thậm chí có kế hoạch cụ thể về việc này
Chăm sóc sức khỏe tâm thần: Chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm mục đích trang bị
cho mỗi thành viên trong xã hội một tinh thần vững mạnh, loại trừ các yếu tố gây bệnh trong môi trường sống và làm việc, nhất là chăm lo sức khỏe lao động và chế độ nghỉ ngơi để tái sản xuất lao động và tận hưởng cuộc sống một cách hợp lý
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần: Tiếp cận DVYT là một phạm trù
khó để xác định Theo Peters (Đại học Jonhs Hopkins), tiếp cận DVYT là một quá trình đa chiều bao gồm chất lượng dịch vụ chăm sóc, tiếp cận về góc độ địa lý, sự sẵn có
Trang 138 của các dịch vụ CSSK phù hợp với nhu cầu của người bệnh, tiếp cận về tài chính và sự chấp nhận dịch vụ [24] Một số tác giả khác lại cho rằng tiếp cận có liên quan đến việc
sử dụng kịp thời các dịch vụ theo nhu cầu [25] hay phân biệt trong nội hàm khái niệm tiếp cận DVYT giữa việc cung cấp và cơ hội sử dụng dịch vụ và thực tế sử dụng DVYT [26] Peters đã đưa ra một khung khái niệm về tiếp cận DVYT bao gồm 4 phương diện
cơ bản bao hàm cả yếu tố cung ứng và sử dụng, đó là [24]:
- Tiếp cận khoảng cách địa lý hay là thời gian đi từ điểm cung cấp dịch vụ tới người
sử dụng
- Tiếp cận về tính sẵn có -có đúng loại dịch vụ cho những người cần nó, chẳng hạn như giờ làm việc và thời gian chờ đợi có thể đáp ứng nhu cầu của những người sẽ
sử dụng dịch vụ, cũng như có những cơ sở cung cấp loại hình dịch vụ phù hợp…
- Tiếp cận tài chính - mối quan hệ giữa giá dịch vụ và khả năng sẵn sàng chi trả của người sử dụng để trả tiền cho các dịch vụ, cũng như được bảo vệ khỏi những hậu quả của chi phí y tế
- Sự chấp nhận - sự phù hợp giữa cách đáp ứng của bên cung cấp dịch vụ với những mong muốn về mặt văn hóa, xã hội của các cá nhân sử dụng dịch vụ và cộng đồng
Rào cản tiếp cận dịch vụ
Đây là những yếu tố ngăn cản một cá nhân tiếp cận với các dịch vụ y tế và chăm sóc
xã hội Có thể là họ không biết về các dịch vụ có sẵn Các cá nhân có thể phải đối mặt nhiều hơn với rào cản tiếp cận các dịch vụ Các rào cản có thể bao gồm: rào cản thể chất, rào cản tâm lý, rào cản tài chính, rào cản địa lý, rào cản văn hoá/ngôn ngữ, rào cản nguồn lực [27]
2 Thực trạng trầm cảm của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam
2.1 Thực trạng trầm của của NCT trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (2017), dân số toàn cầu đang già hóa với tốc độ nhanh Từ năm 2015 đến 2050, số lượng người già được dự đoán sẽ tăng hơn gấp đôi, từ
900 triệu lên gấn 2 tỉ người trên 60 tuổi, chiếm gần 22% dân số toàn cầu Dân số người già tăng nhanh đồng nghĩa với các bệnh liên quan đến tuổi già cũng tăng lên nhanh chóng [1,4] Người cao tuổi thường xuyên có nhiều vấn đề sức khoẻ cùng một lúc Sức khoẻ tâm thần có tác động lớn tới sức khoẻ thể chất và ngược lại Trong đó, các bệnh liên quan đến tâm thần ở người già là rất phổ biến, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ
tử vong Bên cạnh những người già có sức khỏe tâm thần tốt, không ít người già phải chịu đựng những bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần với trên 20% người từ 60 tuổi trở lên mắc các chứng bệnh liên quan đến tâm thần, chủ yếu là trầm cảm (7%), mất trí nhớ (5%) và rối loạn lo âu (3,8%) [1] Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất của thế kỷ 20, đặc biệt là tại các viện dưỡng lão với tỷ lệ mắc từ 43% đến 86% [4–10] Trầm cảm hay gặp ở NCT nhưng thường bị coi nhẹ và không được điều
Trang 149 trị, trong khi đó, trầm cảm có thể gây ra sư đau khổ và suy giảm nghiêm trọng chức năng hằng ngày Các triệu chứng trầm cảm ở người già thường biểu hiện ở việc gặp vấn đề với giấc ngủ, chán ăn, cơ thể khó chịu, tâm thần bất an, ngại giao tiếp, thiếu tập trung, luôn bi quan và tự ti về bản thân [4] Trong một báo cáo ở Ấn Độ, hơn một nửa số bệnh nhân cao tuổi mắc các triệu chứng trầm cảm và rối loạn tâm trí [3] Một báo cáo tại Anh cũng ước tính rằng khoảng 40% NCT sống trong các nhà dưỡng lão bị trầm cảm và thường không được phát hiện, ước tính tới 60% NCT bị đột quỵ có nguy cơ bị trầm cảm,
và khoảng 40% những người bị tim mạch vành, ung thư, Parkinson và Alzhiemer cũng có nguy cơ với trầm cảm [28]
Tỷ lệ trầm cảm NCT có sự thay đổi đáng kể giữa các quốc gia và dân số cao tuổi khác nhau, nhưng phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng trầm cảm ở NCT có liên quan nhiều đến tình trạng NCT bị rối loạn giấc ngủ [12], và có nhận thức kém hơn [13], tỷ lệ NCT bị trầm cảm cũng được chỉ ra cao hơn ở những NCT gặp phải các vấn đề sức khoẻ [4,14–
17], và những NCT bị đột quỵ [8,14] Các triệu chứng trầm cảm ở NCT thường bị coi
nhẹ vì chúng thường xảy ra cùng lúc với các vấn đề khác hay gặp phải ở NCT Các bệnh thực thể mạn tính như tim mạch đái tháo đường, tăng huyết áp khá phổ biến và làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần ở nhóm người cao tuổi hơn ở những người khoẻ mạnh
[2] Tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm cũng được phát hiện có mối liên quan đến bệnh
mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch và suy giảm nhận thức [15,16,29] Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chỉ ra rằng tình trạng bệnh tật sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm ở NCT từ 2,5 đến 4,1 lần [17,18] Các yếu tố về giới tính (nam giới), nhóm tuổi trẻ hơn, có thu nhập cao hơn và không mắc các bệnh mạn tính khiến NCT có tình trạng sức khoẻ tâm thần tốt hơn [9] Trình độ văn hóa, điều kiện sống cũng có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần của người già Nhóm người già có trình độ văn hóa cao, thường xuyên tập thể dục và sống cùng con của họ có tình trạng sức khỏe tâm thần tốt hơn các nhóm khác [30] Trầm cảm được chỉ ra có liên quan đến tỷ lệ tử vong
cao ở NCT sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình [31]
2.2 Thực trạng trầm của của NCT tại Việt Nam
Việt Nam đã trải qua những biến đổi mạnh mẽ về nhân khẩu học trong hơn 3 thập kỷ vừa qua Trong khoảng 20 năm (1989-2011), không những số NCT ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, 4,6 triệu (năm 1989), 6,2 triệu (1999) và 8,6 triệu (năm 2011) mà tỷ lệ NCT trong dân số cũng tăng lên, lần lượt là 7,1%, 8,1% và 10% [32] Việt Nam đã tiến tới điểm ngoặt về quy mô dân số già năm 2015 và bắt đầu trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới
Người cao tuổi tại Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức sức khỏe đặc biệt Nhiều người già đang bị mất đi khả năng sống một cách độc lập vì họ bị hạn chế về vận động, yếu về thể chất hoặc các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần khác mà đòi hỏi
Trang 1510 phải có sự chăm sóc lâu dài [2] Trong vòng hơn 10 năm qua, có rất nhiều nghiên cứu đánh giá về sức khỏe thể chất của NCT ở Việt Nam và đều có chung một nhận định rằng khoảng 10% NCT tự đánh giá có sức khỏe tốt, tỷ lệ NCT cho rằng sức khỏe kém dao động từ 18-57% [33–35] Thực tế, NCT thường ít nhiều có rối loạn về tâm lý, hoặc có những ưu tư, phiền muộn khi cuộc sống thay đổi, đôi khi có biểu hiện tự xa lánh người khác Những thay đổi về xã hội, tâm lý, sức khỏe suy giảm, bệnh tật và những lo toan trong cuộc sống, sự cô đơn khi mất đi người bạn đời, người thân thiết làm cho NCT bị sự suy sụp về tinh thần [2] Theo nghiên cứu tại một số địa phương, tỷ lệ NCT gặp phải tình trạng khó ngủ là 67%, lo lắng về cuộc sống là 51%, buồn rầu là 40%, chán nản là 42% và mệt mỏi thường xuyên là 34% [35] Những trở ngại về tinh thần ở NCT thường biểu hiện bằng mặc cảm về giá trị của mình trong đời sống và mặc cảm về việc phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác Số NCT trả lời có tâm trạng thoải mái, đôi khi thấy cô đơn và thường xuyên thấy cô đơn với tỷ lệ tương ứng là 52%, 31% và 17% [36]
Trầm cảm là một trong những bệnh lý tâm thần phổ biến ở NCT và tỷ lệ bệnh này tăng theo độ tuổi [22] Tại Việt Nam, gánh nặng bệnh tật do các bệnh thần kinh, tâm thần chủ yếu do mất năm sống khoẻ mạnh, trong đó Alzheimer đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm hơn một nửa gánh nặng bệnh tật và các rối loạn trầm cảm đóng vai trò quan trọng thứ hai, chiếm 17% gánh nặng bệnh tật [37]
Một nghiên cứu trên 600 người trưởng thành (>55 tuổi) tại Đà Nẵng cho kết quả 47% người tham gia được chẩn đoán là trầm cảm [38] Kết quả cũng cho thấy phụ nữ, trình độ học vấn thấp và những người khó khăn về kinh tế có triệu chứng về trầm cảm cao hơn [38] Tương tự với nghiên cứu tại tỉnh Thái Bình năm 2013, điểm trung bình mức độ trầm cảm của NCT nam thấp hơn với NCT nữ, các mức độ về trầm cảm của nữ giới cũng chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới [39] Tại Hà Nội, một nghiên cứu gần đây về thực trạng trầm cảm ở NCT sống ở thành thị là 66,9% (32,8% ở mức độ nhẹ, 30,4% ở mức độ trung bình và 3,7% ở mức độ nặng) [23] Nghiên cứu cũng chỉ mối liên quan đáng kể giữa tuổi tác, mức độ hoạt động thể chất, số lượng thuốc uống và các khía cạnh của chất lượng cuộc sống (sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tâm lý và kết nối xã hội) với trầm cảm ở NCT [23,39]
Chăm sóc NCT, đặc biệt về sức khỏe thể chất và tinh thần, luôn là quan tâm hàng đầu của Chính phủ nên nhiều chính sách, chương trình đã được ban hành và thực hiện Hiện nay
có hai hình thức dịch vụ chủ yếu là dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại các trung tâm bảo trợ xã hội và dịch vụ chăm sóc y tế theo thẻ BHYT miễn phí [40]
3 Các yếu tố rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần của người cao tuổi
Trang 1611 Nhóm người già đóng góp vai trò quan trọng trong các gia đình nói riêng và toàn thế giới nói chung Chính vì vậy, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người già là một phần vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe toàn cầu [1]
Mặc dù những số liệu trên đã chỉ ra rất rõ ràng về sự phổ biến của sức khỏe tâm thần với nhóm người già, sự đáp ứng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần không đủ đáp ứng
và ít hơn những nhóm bệnh khác Khoảng 75% người có rối loạn tâm thần không được tiếp cận các dịch vụ theo nhu cầu, phần lớn tập trung ở các nước có thu nhập thấp và trung bình Trong nghiên cứu về đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của người La-tinh, có rất nhiều rào cản để người già phát hiện bệnh liên quan đến tâm thần và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần [19] Một nghiên cứu phát hiện có mối
liên quan giữa những NCT bị trầm cảm và không trầm cảm với các rào cản về tiếp cận dịch vụ CSSKTT cho thấy, 74% người tham gia bị trầm cảm tự đánh giá có một hoặc nhiều rào cản về tiếp cận dịch vụ CSSKTT so với 51,4% người không bị trầm cảm (p=0,008) [20]
Các rào cản bên trong và bên ngoài là những yếu tố rào cản cho việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở người cao tuổi Rào cản bên trong bao gồm các yếu tố thuộc về cá nhân như thái độ của NCT về việc họ muốn tự giải quyết vấn đề của mình hay niềm tin vào sự bình thường của trầm cảm ở giai đoạn cuối đời Rào cản bên ngoài là những rào cản trong môi trường của cá nhân (gia đình và xã hội) chẳng hạn như sự kì thị, thiếu các chuyên gia SKTT có trình độ, các vấn đề tài chính gia đình ngăn cản các cá nhân tiếp cận dịch vụ [10,41]
Yếu tố cá nhân
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có lịch sử trầm cảm và tiền sử lo âu có mối liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm chăm sóc sức khỏe tâm thần Các mức độ trầm cảm và lo âu liên quan đến khuyết tật thể chất và sức khỏe thể chất kém, rối loạn lo
âu tổng quát hoặc rối loạn trầm cảm nặng [42,43] Đặc biệt khi các triệu chứng khi chúng tăng nhanh và có nhiều triệu chứng bất lợi xảy ra đồng thời có thể khuyến khích các cá nhân có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần [44]
Bên cạnh đó, việc thiếu nhận thức của NCT về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần hiện có cũng là rào cản trong việc tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ CSSK tâm thần [45,46] Ngoài ra, hành vi và thái độ của người bệnh cũng là một trong yếu tố quan trọng quyết định đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần Sự lo sợ, kỳ thị hay những quan điểm tiêu cực của người khác, sự thiếu tự tin trong cách dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, lo sợ tác dụng phụ của thuốc và quá trình điều trị là những rào cản khiến cho bệnh nhân không tìm đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần [47,48]
Theo một nghiên cứu về rào cản đối với điều trị sức khỏe tâm thần ở người già nông thôn, rào cản được báo cáo phổ biến nhất đối với việc điều trị là niềm tin cá nhân với
Trang 1712 80,1% đối tượng cho rằng "Tôi không cần giúp đỡ" [21] Các nghiên cứu cho thấy người cao tuổi có xu hướng mong muốn tự xử lý các vấn đề và họ không muốn nói về vấn đề cá nhân với người lạ [21,46,49,50]
Yếu tố gia đình
NCT cũng đang chịu tác động của sự thay đổi cấu trúc gia đình khi tỷ lệ hộ gia đình có cha mẹ sống chung với các con đã giảm rõ rệt, từ 80% năm 1993 theo điều tra về mức sống dân cư xuống còn khoảng 69,5% năm 2011 Thay vào đó là sự gia tăng số hộ gia đình chỉ có ông bà sống với các cháu (gọi là gia đình “khuyết thế hệ” có nguyên nhân từ
sự di cư của người lao động trẻ tuổi từ nông thôn ra thành thị) [34] Thực trạng này có thể làm cho cuộc sống của NCT càng thêm khó khăn hơn, kể cả về kinh tế, xã hội và tâm lý Nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của người cao tuổi Việt Nam là rất lớn trong khi những điều kiện tự thân của NCT Việt Nam có những đặc trưng rất hạn chế về hỗ trợ kinh tế, tinh thần từ phía gia đình, người thân và không có người trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày [34]
Một nghiên cứu ở Trung Quốc chỉ ra rằng những hỗ trợ tinh thần và xã hội quan trọng hơn những hỗ trợ tài chính Nhóm người già sống cùng vợ hoặc chồng có khả năng hoạt động xã hội, chỉ số cảm xúc và tinh thần cao nhất, theo sau là nhóm người già sống cùng con và thấp nhất ở nhóm sống một mình [30] Các tương tác trong gia đình có thể thúc đẩy giá trị của NCT, và có vai trò bảo vệ đối với các đầu ra về sức khoẻ tâm thần ở nhóm người cao tuổi [2]
Thu nhập/mức sống của hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong quyết định tiếp cận và
sử dụng DVYT [51] Hộ gia đình có điều kiện kinh tế tốt có thể tiếp cận và sử dụng các DVYT có chất lượng, giá thành cao ở những CSYT tuyến trên hoặc ra nước ngoài điều trị Trong khi đó hộ gia đình nghèo thường có xu hướng không điều trị (để tự khỏi bệnh), tự điều trị hoặc sử dụng DVYT ở tuyến cơ sở [52]
Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc dài hạn của người cao tuổi sống một mình tại Trung Quốc, kết quả cho thấy tình trạng kinh tế là rào cản lớn nhất cho nhu cầu chăm sóc dài hạn, tiếp theo là trình độ học vấn, điều kiện sống và tuổi tác Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ dài hạn trong nhóm người cao tuổi này có mối tương quan đáng kể [38,39] Như vậy, chi phí chăm sóc sức khỏe tâm thần là một trong những rào cản lớn cho những người có nhu cầu về sức khỏe tâm thần tiếp cận và sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâm thần và bảo hiểm y tế có thể giúp giảm thiểu những rào cản chi phí này [54]
Yếu tố môi trường xã hội
Sự hỗ trợ xã hội cũng là một trong yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần của NCT Người bệnh có xu hướng thường tìm hiểu thông tin liên quan và cách điều trị trên mạng xã hội hay từ mạng lưới hỗ trợ xung quanh họ [55] Nhận
Trang 1813 thức về xã hội, kết nối xã hội, mức độ tham gia các hoạt động ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của NCT [39,56] Khi NCT tích cực tham gia các hoạt động xã hội sẽ cải thiện chất lượng sống, sức khoẻ thể chất và tâm thần, ít có khả năng bị trầm cảm hoặc cô lập Các can thiệp tâm lý xã hội như can thiệp nhận thức, hành vi, và hỗ trợ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự lão hoá và phục hồi tích cực hơn ở NCT [57] Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ tham gia hoạt động xã hội mang lại lợi ích cho sức khoẻ thể chất, nhận thức và sự hài lòng về cuộc sống cho người cao tuổi [28]
Tuy nhiên, nếu NCT tìm kiếm sự giúp đỡ, họ phải đối mặt với việc thiếu các chuyên gia về đào tạo sức khỏe tâm thần lão khoa [58] Việc thiếu nguồn nhân lực được xác định
là rào cản lớn đối với sự phát triển của các dịch vụ tư vấn cụ thể cho người cao tuổi [41] Rào cản tiếp theo đó chính là khoảng cách từ dịch vụ CSSKTT đến NCT [21] Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra bốn rào cản chính cho việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế
về CSSKTT bao gồm thời gian để có một cuộc hẹn (52%); khoảng cách di chuyển (45%); lựa chọn hạn chế (42%); và chi phí (36%) [59]
Ngoài ra, các dịch vụ sức khỏe tâm thần thường bị đánh giá thấp/ kỳ thị Những kỳ thị gắn với bệnh trầm cảm không chỉ khiến người sử dụng ngại tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần mà chính các nhà cung ứng dịch vụ cũng chia sẻ cảm giác rằng lĩnh vực sức khỏe tâm thần bị đánh giá thấp so với các lĩnh vực y tế khác [41] Bên cạnh đó, những thách thức về sức khỏe tâm thần không dễ nhận biết như những tổn thương về thể chất, khiến việc điều trị ít khi được người bệnh thực hiện một cách nghiêm túc Tương tự, các vấn đề sức khỏe tâm thần không thể được điều trị một cách nhanh chóng và có kết quả rõ rệt như trong điều trị các bệnh thể chất khác [60]
Bên cạnh đó, yếu tố xã hội về dịch vụ y tế có thể kể đến đó là sự phân bổ các cơ sở
y tế cũng như nhân lực trong ngành y tế ở nước ta hiện nay vẫn còn những bất cập Phần lớn các cơ sở khám chữa bệnh có cơ sở vật chất tốt và đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao tập trung ở tuyến trung ương, các thành phố lớn và các khu vực thành thị (số cán bộ y tế ở đô thị chiếm 51,3% trong khi dân số đô thị chỉ chiếm 28,1% dân số cả nước) Trong khi đó phần đông người nghèo ở nước ta lại sống ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vì vậy, việc tiếp cận với các dịch vụ y tế và CSSK có chất lượng của người nghèo ở những vùng này là khá khó khăn Về cơ cấu nguồn lực y tế cũng có sự khác nhau giữa các tuyến Trong đó, ở tuyến tỉnh là nơi tập trung nhiều bác sỹ nhất, ở tuyến huyện, điều dưỡng và hộ sinh chiếm tỉ lệ lớn nhất, còn ở cấp xã chủ yếu là
y sỹ Điều này cũng thể hiện sự khác biệt về trình độ của cán bộ y tế ở các tuyến Phần lớn nhân lực y tế được đào tạo trình độ cao (trên đại học) tập trung ở tuyến trung ương (54,2%) và tuyến tỉnh (41,1%) Tuyến huyện và xã, nhân lực y tế chủ yếu có trình độ cao đẳng và trung học [61] Do đó, rào cản với việc điều trị về SKTT với những NCT ở nông thôn thường cao hơn [62] bao gồm khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKTT chi phí phải
Trang 1914 chăng, sự sẵn có của dịch vụ CSSKTT ở nông thôn, phương tiện và khoảng cách đến nơi cung cấp dịch vụ, và những khó khăn khi chuyển tuyến [21,62]
4 Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại Việt Nam
Giống như mọi người dân trong xã hội, NCT cũng cần được chăm sóc sức khoẻ, nhưng nhu cầu CSSK của NCT thường lớn hơn và có một số nhu cầu đặc biệt do những đặc điểm lão hoá theo thời gian Mạng lưới CSSK NCT ở Việt Nam được tổ chức lồng ghép trong hệ thống y tế hiện hành tại Việt Nam Ở tuyến trung ương và tỉnh, hai hệ thống chữa bệnh và phòng bệnh tương đối tách biệt và chuyên sâu, có chức năng chỉ đạo tuyến cho tuyến dưới Tuyến y tế cơ sở gồm tuyến huyện và xã, các hoạt động CSSK NCT ở tuyến này được lồng ghép hơn và có lợi thế là gần nơi ở của NCT nên thuận tiện cho họ
tiếp cận hơn Bên cạnh hệ thống y tế công lập, các cơ sở y tế tư nhân cũng tham gia hoạt động CSSK NCT gồm cả bệnh viện và phòng khám, trong đó phòng khám gia đình được phát triển trong thời gian gần đây Dịch vụ CSSK cho NCT tại nhà được thực hiện bởi phòng khám gia đình và trạm y tế xã, tuy nhiên, dịch vụ này chưa được phát triển đầy đủ
để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt đối với chăm sóc giảm nhẹ và hiện nay cơ chế pháp lý chưa cho phép thành lập dịch vụ chuyên chăm sóc tại nhà
Tuy nhiên, thực tế có tới 91% lượt sử dụng dịch vụ CSSK của NCT là ngoại trú, chỉ có 9% là dịch vụ nội trú, trong khi đó, một nửa lượt sử dụng dịch vụ của NCT là ở tuyến y tế
cơ sở, 16% ở y tế tư nhân và 11%% là ở tuyến khác (ví dụ trung tâm y tế dự phòng, phòng khám của tổ chức từ thiện), tức là đây là các loại cơ sở không được quy định thành lập khoa Lão Chỉ khoảng 20% lượt sử dụng dịch vụ y tế của NCT được tiến hành tại tuyến trung ương và tuyến tỉnh, trong đó, chủ yếu là dịch vụ ngoại trú [37]
Hiện nay, trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho NCT đã có chính sách về tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm tại cộng đồng [37] Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần thuộc quản lý của các Bộ, ngành liên quan chính là Bộ Y tế,
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Mỗi Bộ, ngành đều quản lý theo từng ngành, lĩnh vực, chức năng, nhiệm vụ riêng và có các Chương trình, Đề án, mô hình về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần khác nhau Các bệnh viện tâm thần hay bệnh viện Lão khoa chủ yếu cấp phát thuốc và sử dụng một bộ các công cụ được công nhận trên bình diện quốc tế nhằm chẩn đoán các vấn đề của bệnh tâm thần nặng và mạn tính, các rối loạn thần kinh
Ở Hà Nội, các dịch vụ sức khỏe tâm thần được cung ứng thông qua một số bệnh viện như Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, và Bệnh viện Lão khoa Trung ương Một số đường dây nóng hiện đang được vận hành ở Việt Nam, trong đó hoạt động lâu năm (từ 2004) và nổi bật nhất phải kể đến đường dây nóng “Phím số diệu kỳ - 18001567”, kết nối với những người có các vấn
đề sức khỏe tâm thần Đường dây nóng cũng có một hội đồng tư vấn bao gồm các bác sỹ
Trang 2015
và học giả có chuyên môn sâu về tâm lý và pháp luật nhằm trợ giúp trong những ca khó Trong hai năm từ 2014-2015, đường dây nóng nhận được hơn 2 triệu cuộc gọi từ trẻ em
và người lớn trên toàn quốc
Mặc dù đã có những ví dụ về phối hợp tốt, vẫn còn đó khoảng trống cần được lấp đầy Tương tự, trong khi vai trò của ngành Y tế được xem là quan trọng trong công tác phối hợp giữa các bộ ngành, thì ngành Y tế cũng cho thấy những điểm cần điều chỉnh: thiếu nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn và phù hợp về giới trong chăm sóc và điều trị những rối loạn tâm lý xã hội, hạn chế về số lượng cán bộ đã qua đào tạo chuyên môn được đề cập đến như một thách thức, đặc biệt ở cấp tỉnh và cấp huyện Hạn chế về số lượng cán bộ có chuyên môn công tác xã hội có thể giải quyết các rối loạn tâm thần và căng thẳng tâm lý xã hội ít nghiêm trọng cũng là một trở ngại [60]
5 Công cụ sàng lọc trầm cảm và xác định các rào cản tiếp cận dịch vụ CSSKTT
Bên cạnh các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm trên lâm sàng thì cũng có những thang điểm trắc nghiệm được sử dụng để chẩn đoán trầm cảm có thể sử dụng rộng rãi ở cộng đồng như một công cụ sàng lọc hữu hiệu nhằm tìm ra một số lượng nhỏ những đối tượng trong quần thể được dự đoán là có trầm cảm và đưa đến những chẩn đoán chuyên khoa cao hơn Có nhiều thang điểm trắc nghiệm để đánh giá các mức độ trầm cảm, trong đó có những thang điểm trắc nghiệm được dùng phổ biến như: trắc nhiệm của Beck và Halmilton, thang đánh giá trầm cảm The Centre for Epedemiological studies- Depression Scale (CES-D), thang đo Depression Anxiety Stress Scales (DASS), Thang đánh giá trầm cảm người cao tuổi (GDS), thang đo Patient Health Questionare-9 (PHQ-9)…
Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton, ra đời năm 1960, là một phương pháp đơn giản
để đánh giá định lượng mức độ nghiêm trọng của tình trạng trầm cảm, để chứng minh những chuyển biến của rối loạn này trong quá trình điều trị Thang điểm được xây dựng gồm 14 câu hỏi, trong đó có 7 câu đánh giá mức độ trầm cảm, và 7 câu đánh giá mức độ
Thang đánh giá trầm cảm CES-D, ra đời năm 1977 Ưu điểm của thang này là sử dụng được ở cộng đồng để phân biệt các trường hợp có nguy cơ trầm cảm cần phải có can thiệp tiếp Thang đo này đã được đánh giá về tính giá trị và độ tin cậy đối với đối tượng
vị thành niên ở Việt Nam Thang đánh giá gồm 20 câu và được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu tại cộng đồng
Trang 2116 Thang đo tự đánh giá về trầm cảm, lo âu, stree trên đối tượng vị thành niên và người trưởng thành –DASS được phát triển bởi Livibond năm 1995, nhằm đo lường mức độ trầm cảm, lo âu, stress mà chủ thể nhận thấy về cuộc sống của họ trong tuần qua Thang
đo gồm hai phiên bản DASS-42 và DASS-21 Phiên bản DASS-21 thang đo được chia làm 3 phần, mỗi phần 7 câu để hỏi về trầm cảm, lo âu và stress Sử dụng thang đo này có thể đo lường đồng thời cả 3 triệu chứng
Thang đánh giá trầm cảm người cao tuổi (GDS), được Brink và cộng sự đưa ra sử dụng vào đầu những năm 1980 Là một công cụ đơn giản đáp ứng nhu cầu phát hiện nhanh trầm cảm ở người cao tuổi Thang GDS (short form) bao gồm 15 câu hỏi, đề cập tới cảm giác của người được hỏi cảm thấy như thế nào trong thời gian 1 tuần qua Kết quả theo thang GDS nhằm phát hiện trầm cảm NCT nhưng chưa phản ánh được mức độ nặng của trầm cảm
Thang đo Patient Health Questionare-9 (PHQ-9) là một bảng gồm 9 câu hỏi dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của DSM-IV Bảng PHQ-9 được sử dụng như là một công cụ kép, vừa phát hiện trầm cảm và vừa phản ánh được mức độ nặng của trầm cảm Theo nghiên cứu nước ngoài, hệ số nhất quán nội tại của bảng hỏi là 0,86-0,89, hệ số tin cậy giữa các lần sau 48 giờ là 0,84 [63] Bảng PHQ-9 đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau Nhiều nghiên cứu đánh giá độ giá trị và độ tin cậy của nó trong việc chẩn đoán và đánh giá độ nặng và theo dõi đáp ứng điều trị đã được công bố [63] Về hệ số nhất quán nội tại của bảng PHQ-9 phiên bản tiếng Việt dao động từ 0,86-0,89 [64] Hơn nữa, PHQ-9 cũng đã được đề xuất như một công cụ có giá trị để đánh giá các triệu chứng trầm cảm ở những người cao tuổi trong môi trường chăm sóc sức khỏe ban đầu [65] Do
đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bảng hỏi PHQ-09 để xác định các dấu hiệu của rối loạn trầm cảm ở các mức độ khác nhau của đối tượng người cao tuổi tại cộng đồng
Bộ công cụ Perceived Barriers to Psychological Treatment (Mohr et al.,2010), gồm 27
đề mục để đánh giá mức độ mà các loại rào cản khác nhau có thể gặp phải khi tìm kiếm các dịch vụ CSSKTT Các lựa chọn trả lời bao gồm: 5 (không thể), 4(cực kỳ khó khăn), 3 (khó khăn vừa phải), 2 (một chút khó khăn), hoặc 1 (không khó chút nào) Bộ câu hỏi đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc đánh giá các rào cản đối với việc tiếp cận các dịch vụ CSSKTT Bộ câu hỏi cũng cho phép đánh giá mức độ mà mỗi rào cản riêng lẻ có thể gây ra, cho phép thu thập được khối lượng thông tin về các rào cản tốt hơn là dùng bảng kiểm đánh giá Đặc biệt là, các cá nhân có thể thực hiện đánh giá PBPT ở bất cứ một thời điểm nào của quá trình tìm kiếm dịch vụ CSSKTT hay có bất cứ lịch sử điều trị vấn đề sức khỏe tâm thần nào trước đó [20,66]
6 Địa bàn nghiên cứu
Trang 2217 Chương Mỹ là một huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội, phía tây nam thủ đô Hà nội, thị trấn Chúc Sơn của huyện nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km, nơi cuối cùng của huyện cách trung tâm thủ đô không quá 40 km Huyện Chương Mỹ có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phố (sau huyện Ba Vì và huyện Sóc Sơn) Dân số 337,6 nghìn người Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị trấn Người dân
tộc Kinh chiếm đại đa số, dân tộc Mường có 01 thôn Đồng Ké (thuộc xã Trần Phú) Tổng
diện tích của toàn huyện là 23.240,92 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp là 14.032,65 ha; nhóm đất phi nông nghiệp là 8.081,23 ha Địa hình chia làm 3 vùng: vùng bãi ven sông Đáy, vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa, với hệ thống sông Bùi, sông Tích phía Tây, sông Đáy bao bọc phía Đông huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng này từ rất sớm Chương Mỹ có 01 khu công nghiệp, 9 cụm điểm công nghiệp và trên 10 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua Chương Mỹ cũng là huyện nằm trong quy hoạch vùng thủ đô, là vùng vành đai xanh có đô thị vệ tinh Xuân Mai và đô thị sinh thái Chúc Sơn Huyện Chương Mỹ được chọn vì tính đại diện về sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với nền kinh tế của huyện đang từng bước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch Nghiên cứu được thực hiện tại đây nhằm tìm ra những khác biệt trong những rào cản tiếp cận dịch vụ CSSK tâm thần ở nhóm xã có kinh tế phát triển và nhóm xã có kinh tế kém phát triển
7 Cách tiếp cận
Trầm cảm có tác động lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của NCT Vì vậy, các đánh giá để đo lường thực trạng trầm cảm và các rào cản tiếp cận dịch vụ CSSKTT của NCT là rất cần thiết Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVYT được chia làm 3 yếu tố chính: Yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình và yếu tố xã hội theo mô hình sử dụng dịch vụ của Andersen and Newman [52] Dựa trên kết quả tổng quan tài
liệu, và khung lý thuyết của Choo, 2007 (“An ecological framework for the determinatnts
of mental health and well being”), chúng tôi sử dụng khung lý thuyết sau để tiếp cận vấn
đề nghiên cứu:
Trang 2318
III Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
1.Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang
2 Đối tượng nghiên cứu: Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đang sinh sống tại huyện
Chương Mỹ, Hà Nội
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đang sinh sống tại khu vực nghiên cứu
- NCT có mặt tại thời điểm nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ: NCT không đủ sức khỏe (bệnh nặng) hoặc có khó khăn trong giao
tiếp (khiếm thính, khiếp thị) không thể tham gia phỏng vấn
3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Huyện Chương Mỹ, Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: 05/2019-12/2019
4 Cỡ mẫu, chọn mẫu
4.1 Cỡ mẫu
Trầm cảm NCT
Tiếp cận dịch vụ CSSKTT Yếu tố cá nhân:
- Thái độ đối với dịch vụ
- Sự sẵn có/Vị trí của các dịch vụ CSSSKTT
- Chi phí dịch vụ
Trang 2419 Công thức tính toán cỡ mẫu cho nghiên cứu xác định một tỷ lệ trong quần thể được áp dụng
Trong đó:
• n: cỡ mẫu nghiên cứu
• p: là tỷ lệ người cao tuổi được xác định là trầm cảm Ở đây chọn p=0,26 theo đánh giá của Vũ Thị Thanh Huyền và cộng sự tại tại Sóc Sơn, Hà Nội năm 2019 [67]
• d: sai số mong muốn Ở đây chúng tôi chọn d = 5%
• Zα /2 = 1,96 với hệ số tin cậy 95% và α = 0,05
Cỡ mẫu ước tính cần cho nghiên cứu là n = 340, cộng thêm 10% dự phòng một số người
cao tuổi từ chối tham gia nghiên cứu, vậy cỡ mẫu cho nghiên cứu là 280 NCT
4.2 Chọn mẫu
Chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu 2 giai đoạn Giai đoạn 1, nhóm đã chọn ngẫu nhiên 2 xã trong đó, có 1 xã nằm trong nhóm xã có kinh tế phát triển nhất trong huyện và
1 xã nằm trong nhóm xã có kinh tế phát triển thấp hơn trong huyện Giai đoạn 2, tại mỗi
xã, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 190 hộ gia đình mà có ít nhất 1 NCT Có 376 NCT đồng ý tham gia vào nghiên cứu, tỷ lệ tham gia đạt 98,9%
5 Phương pháp thu thập số liệu
5.1 Công cụ thu thập số liệu
Nghiên cứu này đã sử dụng 2 bộ câu hỏi:
➢ Đánh giá mức độ trầm cảm của NCT dựa trên thang đo PHQ-9
- Bộ câu hỏi sàng lọc bệnh nhân trầm cảm Patient Health Questionaire (PHQ-9) đã chứng minh được giá trị của mình và ưu thế hơn các thang ngắn tự trả lời đánh giá trầm cảm khác [64] Bảng câu hỏi có 9 câu, mỗi câu có 4 lựa chọn Người trả lời tự mình lựa chọn các phương án trả lời cho mỗi câu hỏi Bản gốc tiếng anh của bảng PHQ-9 là tự trả lời, sau khi được dịch sang tiếng Việt và áp dụng thử nghiệm thì gặp nhiều khó khăn do đối tượng trả lời không hiểu hoặc dễ trả lời sai Vì vậy, trong nghiên cứu này đã chuyển đổi hình thức từ việc để đối tượng phỏng vấn tự trả lời sang hình thức được phỏng vấn bởi điều tra viên đã được tập huấn
- Cách cho điểm và đánh giá: Trả lời 9 nhóm câu hỏi của bộ sàng lọc Mỗi nhóm câu hỏi cho từ 0 đến 3 điểm Trong cột Điểm, viết số cao nhất mà trong nhóm đã cho
Trang 2520
Để đánh giá có bị trầm cảm hay không và trầm cảm ở mức độ nào cần cộng điểm của tất cả các câu từ 1 đến 9, tổng điểm cao nhất sẽ là 27 điểm Phân loại theo tổng điểm như sau:
➢ Đánh giá rào cản tiếp cận dịch vụ
- Đánh giá rào cản tiếp cận dịch vụ được xây dựng dựa trên 27 câu hỏi trong bộ câu hỏi rào cản tiếp cận dịch vụ CSSKTT (Perceived Barriers to Psychological Treatment – PBPT) đã được triển khai trong các nghiên cứu trên thế giới [21,68] (Phụ lục 2), Thang đó đánh giá phân chia các câu theo các nhóm khác nhau như: rào cản thể chất, rào cản tâm lý, rào cản tài chính, rào cản địa lý, rào cản văn hoá
và ngôn ngữ, rào cản nguồn lực… Tương ứng với mỗi câu trả lời của từng câu hỏi, các lựa chọn trả lời bao gồm: 5 (không thể), 4 (cực kỳ khó khăn), 3 (khó khăn vừa phải), 2 (một chút khó khăn), hoặc 1 (không khó chút nào)
- Bộ công cụ đã được điều tra thử nghiệm tại thực địa trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức
5.2 Quy trình thu thập số liệu
Số liệu đã được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp với NCT tại hộ gia đình Quá trình thu thập số liệu đã được thực hiện bởi các điều tra viên của nhóm nghiên cứu Các điều tra viên (ĐTV) đã được tập huấn về bộ câu hỏi, đặc biệt là các câu hỏi đánh giá tình trạng sức khỏe của NCT Trong giai đoạn đầu tiên, các ĐTV đã được giám sát hỗ trợ bởi các nghiên cứu viên của đề tài Các điều tra viên thực hiện phỏng vấn
và nộp phiếu điều tra hàng ngày cho các giám sát viên tại cộng đồng
Tại mỗi xã, có 1 giám sát viên được lựa chọn Giám sát viên là nghiên cứu viên có kinh nghiệm tham gia các điều tra cộng đồng Các giám sát viên đã thực hiện việc kiểm tra phiếu điều tra hàng ngày và thực hiện phỏng vấn lại 5% số phiếu điều tra
5.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được làm sạch và nhập vào máy tính và quản lý bằng phần mềm Epidata 3.1 Bộ nhập liệu được thiết kế với tệp check để khống chế các sai số Số liệu đã được
Trang 2621 phân tích bằng phần mềm STATA 14.0 Cả thống kê mô tả và suy luận đã được sử dụng Trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn của các biến định lượng và tần số, tỷ lệ phần trăm của các biến định tính đã được tính toán Phân tích liên quan đã được thực hiện qua mô hình hồi quy tuyến tính chuyển dạng, mô hình hồ quy logistic đa biến, mô hình hồi quy đa tầng Kết quả với p <0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê
6 Đạo đức nghiên cứu:
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trường Đại học Y tế công cộng theo quyết định mã số 406/2019/YTCC-HD3 và được sự chấp thuận của Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ, Trạm y tế và Hội NCT hai xã Đại Yên và Tốt Động trước khi triển khai thu thập số liệu Các số liệu được bảo mật thông tin cá nhân và chỉ phục vụ cho nghiên cứu
7 Hạn chế của đề tài:
Do thời gian và kinh phí có hạn nên địa bàn được chọn để điều tra và can thiệp có thể chưa đại điện được cho toàn bộ NCT tại các vùng miền khác và tại Việt Nam
IV Kết quả nghiên cứu
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu
Nghiên cứu với sự tham gia của 376 NCT (33,5% nam và 66,5% nữ), đang sinh sống tại
xã Đại Yên (48,9%) và xã Tốt Động (51,1%) của huyện Chương Mỹ Nhóm tuổi từ 70 –
95 (52,7%) chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm tuổi từ 60-69 (47,3%); độ tuổi trung bình của ĐTNC là 71,6 (SD=7,9), với giá trị tuổi thấp nhất là 60 và cao nhất là 95 Đa số NCT tham gia NC không theo tôn giáo (77,9%), có 19 NCT (5,1%) là công giáo Bên cạnh đó, NCT không biết chữ và không đi học, chỉ biết đọc viết chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,8% và 24,7% Phần lớn ĐTNC hiện tại là đang không làm gì chiếm tỷ lệ (49,7%) Về tình trạng hôn nhân, 75,5% NCT tham gia nghiên cứu đã kết hôn, 22,3% NCT goá vợ/chồng, số ít còn lại chưa từng kết hôn hoặc ly hôn Đa số người cao tuổi sống hiện đang sống cùng với con cháu hoặc đang sống cùng vợ/chồng với lần lượt là (74,5%) và (56,7%) Hầu hết NCT trong nghiên cứu không thuộc diện hộ nghèo/cận nghèo (93,4%) và nguồn thu nhập
hiện tại của họ từ gia đình/người thân chiếm 70,7% (Bảng 1)
Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
(n)
Tỷ lệ (%)