1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật kế hoạch tại bệnh viện đa khoa sài gòn năm 2018

88 58 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 5,18 MB

Nội dung

Các yếu tố liên quan đến thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật .... Các yếu tố liên quan đến thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật .... Nhằm đánh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA 2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH : 62.72.76.05

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA 2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH : 62.72.76.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 PGS.TS LÊ XUÂN TRƯỜNG

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Tế Công Cộng, Bệnh viện Quận 2, đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập và

nghiên cứu tại trường

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Trường Đại học Y Tế Công Cộng đã giúp đỡ em trong hơn 2 năm học tại trường cũng như trong quá trình hoàn

thành luận văn này

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn PGS.TS

LÊ XUÂN TRƯỜNG – người thầy hướng dẫn đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ

bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các Nhân viên y tế của Bệnh viện Quận 2 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình lấy số liệu phục vụ cho luận

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

Thang điểm chia độ đau

Tổ chức Y tế thế giới

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tổng quan về sai sót, sự cố y khoa trong phẫu thuật 4

1.1.1 Các khái niệm, phân loại 4

1.1.2 Tình trạng sự cố y khoa trong phẫu thuật hiện nay 5

1.1.3 Các nguyên nhân dẫn tới sai sót, sự cố liên quan đến phẫu thuật 6

1.2 Giải pháp bảo đảm an toàn người bệnh trong phẫu thuật 8

1.2.1 Tình hình triển khai chương trình an toàn trong phẫu thuật tại Việt Nam 12

1.2.2 Tổng quan NC đánh giá thực hiện quy trình ATPT 13

1.3 Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật 13

1.3.1 Bác sĩ 14

1.3.2 Điều dưỡng 14

1.4 Quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn 16

1.5 Khái quát về Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn 18

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Địa điểm nghiên cứu 20

2.2 Thời gian nghiên cứu 20

2.3 Phương pháp nghiên cứu 20

2.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20

Trang 6

2.5 Cỡ mẫu, chọn mẫu 21

2.6 Biến số nghiên cứu 22

2.7 Phương pháp thu thập số liệu 22

2.8 Xử lý và phân tích số liệu 23

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 23

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

3.1 Thông tin chung về bệnh nhân tham gia nghiên cứu 24

3.2 Quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Sài Gòn 25

3.1.1 Thực trạng chuẩn người bệnh trước phẫu thuật tại khoa lâm sàng 25

3.1.2 Thực trạng bàn giao và tiếp nhận người bệnh 26

3.1.3 Thực trạng chuẩn bị người bệnh trước mổ tại khoa Gây mê hồi sức 27

3.3 Các yếu tố liên quan đến thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật 30

3.3.1 Mối liên quan của các yếu tố định lượng 30

3.3.2 Mối liên quan của các yếu tố định tính 32

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 36

Thông tin chung về bệnh nhân 36

4.1 Quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Sài Gòn 36

4.1.1 Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật tại khoa lâm sàng 36

4.1.2 Thực trạng bàn giao và tiếp nhận người bệnh 37

4.1.3 Thực trạng chuẩn bị người bệnh trước mổ tại khoa Gây mê hồi sức 37

4.2 Các yếu tố liên quan đến thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật 38

4.2.1 Mối liên quan của các yếu tố định lượng 38

4.2.2 Mối liên quan của các yếu tố định tính 39

4.3 Hạn chế của nghiên cứu 42

Trang 7

KẾT LUẬN 43 KHUYẾN NGHỊ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3 1 Thông tin chung về BN được quan sát chuẩn bị trước phẫu thuật 24

Bảng 3 2 Nội dung chuẩn bị bệnh nhân trước mổ tại khoa lâm sàng 25

Bảng 3 3 Kiểm tra thông tin người bệnh khi bàn giao người bệnh 26

Bảng 3 4 Nội dung chuẩn bị trước mổ tại khoa 27

Bảng 3 5 Nội dung chuẩn bị trước gây mê/ vô cảm 28

Bảng 3 6 Nội dung chuẩn bị trước rạch da 29

Bảng 3 7 Mối liên quan giữa chuẩn bị trước mổ tại khoa với các khoa lâm sàng 30

Bảng 3 8 Mối liên quan giữa nội dung chuẩn bị trước gây mê/ vô cảm với khoa lâm sàng 31

Trang 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ là việc làm cần thiết đầu tiên cho tất cả các hoạt động gây mê hồi sức tiếp theo Trước mỗi cuộc mổ, bệnh nhân và người nhà cần chuẩn bị chu đáo về thể chất, tinh thần cũng như các vấn đề liên quan đến cuộc

mổ Biết rõ các vấn đề cần chuẩn bị sẽ giúp cho bệnh nhân và người nhà hợp tác tốt hơn với đội ngũ y tế Từ đó giúp cho cuộc phẫu thuật thành công và an toàn hơn Nhằm đánh giá việc chuẩn bị và bàn giao người bệnh trước phẫu thuật, thực trạng

an toàn người bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Đánh giá thực hiện quy trình và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật kế hoạch tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn năm

2018

2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 125 bệnh nhân phẫu thuật kế hoạch trong thời gian từ 01/9 đến 20/9 tại bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Và tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm nhân viên y tế, bệnh nhân

3 Kết quả nghiên cứu

Công tác chăm sóc điều dưỡng trước mổ được thực hiện khá tốt tất cả các khâu từ chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng và thực hiện y lệnh thuốc, tuy nhiên vẫn còn điều dưỡng viên chưa quan tâm đến công tác chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân trước mổ Chính vì vậy cần phải có sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ về sự tuân thủ quy trình chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật để nâng cao hơn chất lượng chăm sóc trước mổ tại Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn

4 Khuyến nghị

Tiếp tục phối hợp giữa các nhân viên y tế trong tiến hành giám sát kiểm tra việc thực hiện tuân thủ các quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật định kỳ, thường xuyên

Trang 11

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng trên 230 triệu ca phẫu thuật Trong đó có biến chứng xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của 7 triệu trường hợp, trong đó gần 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến an toàn phẫu thuật (ATPT), gần 10% các biến chứng chết người xảy ra tại các phòng mổ lớn[20]

Những báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ sự cố liên quan đến phẫu thuật xảy ra nhiều hơn ở các nước đang phát triển Các bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật ngày càng tăng do: tăng bệnh lý tim mạch, tăng tai nạn thương tích và nhiều người bệnh chấn thương, bệnh lý ung thư, tăng tuổi thọ,… và như vậy, nguy cơ xảy ra sự cố hoặc sai sót

y khoa liên quan đến phẫu thuật cũng gia tăng Sự cố y khoa đang có xu hướng tăng dần trong thời gian gần đây, và được cảnh báo sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới Có những sự cố có thể sửa chữa được, có hoặc không có hậu quả để lại, nhưng cũng có những sự cố không thể sửa chữa được … và đó là một trong những trăn trở của ngành Y[13]

Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ là việc làm cần thiết đầu tiên cho tất cả các hoạt động gây mê hồi sức tiếp theo Qua thăm khám, người gây mê hiểu rõ được bệnh lý ngoại khoa cũng như các hoạt động phẫu thuật sẽ diễn ra, biêt được tiền sử bệnh tật của gia đình và bệnh nhân, thói quen và tình trạng sức khoẻ hiện tại Trên cơ sở đó, đánh giá được một cách chính xác bệnh tật và các nguy hiểm có thể xảy ra cũng như đề xuất khám hoặc xét nghiệm chuyên khoa bổ sung Sau khi thăm khám bệnh nhân, người gây

mê đưa ra một kế hoạch gây mê và hồi sức tốt nhất cho bệnh nhân Qua thăm khám cùng với những lời giải thích và động viên phù hợp sẽ giúp bệnh nhân hiểu, tin tưởng

và hợp tác với thầy thuốc

Trước mỗi cuộc mổ, bệnh nhân và người nhà cần chuẩn bị chu đáo về thể chất, tinh thần cũng như các vấn đề liên quan đến cuộc mổ Biết rõ các vấn đề cần chuẩn bị

Trang 12

sẽ giúp cho bệnh nhân và người nhà hợp tác tốt hơn với đội ngũ y tế Từ đó giúp cho cuộc phẫu thuật thành công và an toàn hơn

Vì thế việc tuân thủ các quy trình y khoa trở nên vô cùng cần thiết và cấp bách nhằm hạn chế sai sót hay các sự cố y khoa, từ đó nâng cao chất lượng chuyên môn, hướng đến sự hài lòng của người bệnh Bên cạnh đó, quy trình còn thể hiện thước đo đánh giá chất lượng của cơ sở y tế, là cơ sở để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công việc cũng như là bằng chứng để bảo vệ người thầy thuốc tránh bị “oan” khi xảy ra các sự cố ngoài ý muốn[10]

Tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, người bệnh đến khoa Gây mê hồi sức để phẫu thuật được bàn giao giữa điều dưỡng các khoa ngoại và điều dưỡng khoa gây mê hồi sức Việc chuẩn bị trước mổ và bàn giao được thực hiện bằng cách đánh dấu vào phiếu bàn giao người bệnh của bệnh viện, bảng kiểm an toàn phẫu thuật và nhận diện người bệnh bằng phỏng vấn bệnh nhân, các biểu mẫu và quy trình được chuẩn hóa từ năm 2014[5, 19] Hiện nay, do số lượng người bệnh phẫu thuật không ngừng gia tăng, việc chuẩn bị cho người bệnh cũng như bàn giao người bệnh trước phẫu thuật vẫn còn có thiếu sót là nguy cơ mất an toàn cho người bệnh Bệnh viện chưa có nghiên cứu nào về việc chuẩn bị, bàn giao người bệnh trước phẫu thuật… Nhằm đánh giá việc chuẩn bị và bàn giao người bệnh trước phẫu thuật, thực trạng an toàn người bệnh, chúng tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật kế hoạch tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn năm 2018” với mục tiêu như

sau:

Trang 13

Mục tiêu nghiên cứu:

1 Mục tiêu 1: Đánh giá thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật kế hoạch tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn năm 2018

2 Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật kế hoạch tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn năm 2018

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về sai sót, sự cố y khoa trong phẫu thuật

1.1.1 Các khái niệm, phân loại

Định nghĩa sự cố, sai sót y khoa liên quan tới phẫu thuật, thủ thuật

− Sai sót y khoa (Medical error): Là thất bại khi thực hiện kế hoạch được đề ra trước đó hoặc là triển khai sai kế hoạch nên không thể đạt được mục đích Đôi khi là đưa ra kế hoạch sai dẫn đến sai sót Sai sót cũng có thể xảy ra khi làm ngược lại với kế hoạch

− Tác hại (Harm): Suy giảm cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể hoặc ảnh hưởng

có hại phát sinh từ sự cố đã xảy ra Tác hại bao gồm: bệnh, chấn thương, đau đớn, tàn tật và chết

− Sự cố không mong muốn (Adverse events/AEs): Sự cố không mong muốn hay các tai biến/biến chứng là hậu quả xảy ra ngoài ý muốn của các can thiệp y tế gây kéo dài thời gian điều trị, bệnh tật và tử vong

Nếu sự cố do nguyên nhân sai sót, hoàn toàn có thể phòng tránh được Theo các chuyên gia, đến hơn 50% các trường hợp sự cố phẫu thuật (PT) là có thể phòng tránh được[13, 14, 16, 18]

Phân loại sai sót, sự cố y khoa liên quan đến phẫu thuật

 Phân loại sự cố, sai sót theo mức độ nguy hại

− Sự cố, sai sót gần như sắp (suýt) xảy ra: Sai sót xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến người bệnh do may mắn, do phản ứng kịp thời của nhân viên y tế

− Sự cố xảy ra nhưng không nguy hại đến người bệnh

+ Sự cố tác động đến người bệnh nhưng không nguy hại

+ Sự cố tác động đến người bệnh nhưng được theo dõi giám sát chặt chẽ đề phòng nguy hại xảy ra

− Sự cố nguy hại đến người bệnh

Trang 15

+ Người bệnh bị ảnh hưởng tạm thời, cần phải điều trị, can thiệp PT để sửa chữa

+ Người bệnh bị ảnh hưởng tạm thời, cần phải kéo dài thời gian nằm viện + Người bệnh bị ảnh hưởng gây tác hại thường xuyên

+ Người bệnh bị ảnh hưởng và cần phải can thiệp điều trị để cứu tính mạng

− Chết (Hậu quả sự cố làm dẫn đến tử vong) [13, 14]

1.1.2 Tình trạng sự cố y khoa trong phẫu thuật hiện nay

Tình trạng sự cố y khoa trong phẫu thuật trên thế giới

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn thế giới ước chừng có trên 230 triệu ca PT Biến chứng xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của 7 triệu trường hợp, trong đó gần 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến an toàn phẫu thuật (ATPT), gần 10% các biến chứng chết người xảy ra tại các phòng mổ lớn Cứ

150 người bệnh nhập viện, có 1 trường hợp tử vong do sự cố y khoa và 2/3 sự cố xảy ra trong bệnh viện liên quan đến PT[22]

Những báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ sự cố liên quan đến PT xảy ra nhiều hơn ở các nước đang phát triển Các bệnh lý cần can thiệp PT ngày càng tăng do: tăng bệnh

lý tim mạch, tăng tai nạn thương tích và nhiều người bệnh chấn thương, bệnh lý ung thư, tăng tuổi thọ,… và như vậy, nguy cơ xảy ra sự cố hoặc sai sót y khoa liên quan đến PT cũng gia tăng

Trong mổ đẻ, nguy cơ trẻ sơ sinh bị thương là khoảng 0,7% - 2% Các lỗi:

“Rạch mẹ - cắt nhầm phải con” (sọ não, trán, mông, đùi,…), làm gãy tay, rơi trẻ gây tử vong, cắt vào bàng quang sản phụ,…

Các sự cố ATPT được các nước phát triển quản lý chặt chẽ và có báo cáo Tuy nhiên, 'Những sự việc mà chúng ta biết thật ra còn thấp hơn thực tế rất nhiều'

Tình trạng sự cố y khoa trong phẫu thuật tại Việt Nam

Tại Việt nam, nhiều sự cố y khoa liên quan đến PT còn xảy ra Trong báo cáo của Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 đã chỉ ra một số trường hợp điển hình như:

Trang 16

1 Trường hợp cháu bé Trần Anh Đ., 21 tháng tuổi bị cắt nhầm vào bàng quang khi PT thoát vị bẹn năm 2012 tại BV TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

2 Trường hợp mổ nhầm chân tại BV Việt Đức năm 2016

3 Trường hợp mổ nhầm tay tại BV 115 Nghệ An năm 2016

4 Hỏng một quả thận, bác sĩ BVĐK Cần Thơ “lỡ tay” cắt cả hai ngày 6/12/2011

5 Bệnh nhân Ma Văn Nhật (Bắc Cạn) bị BVĐK Bắc Cạn để quên 1 chiếc panh trong bụng từ năm 1998, đến 12/2016 mới phát hiện ra

Trên đây là những ví dụ điển hình của lỗi do chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật

1.1.3 Các nguyên nhân dẫn tới sai sót, sự cố liên quan đến phẫu thuật

 Các nhóm nguyên nhân

Quan điểm truyền thống phổ biến cho rằng lỗi con người do cá nhân như quên, không cẩn thận, cẩu thả và cá nhân phải chịu trách nhiệm hoàn toàn (chịu phạt, mất danh dự, kiện tụng) khi lỗi xảy ra Quan điểm hiện đại cho rằng các yếu tố hệ thống tác động đến cả nguyên nhân việc cá nhân gây lỗi cũng như hậu quả cuối cùng trên người bệnh Với cách tiếp cận này, khi lỗi xảy ra, cần xem lỗi cá nhân nhẹ hơn việc phát hiện lỗi hệ thống để dự phòng Cách tiếp cận này ngày càng được chấp nhận Có thể phân loại nguyên nhân các lỗi thành các nhóm: Do tổ chức, do hoàn cảnh, do nhóm, do cá nhân, do tính chất công việc, và do bệnh nhân[13, 17]

 Những nguyên nhân chính dẫn đến sai sót, sự cố

− Bất cẩn/thiếu quan tâm

− Nhân viên chưa được đào tạo/thiếu kinh nghiệm

− Tuổi và sức khoẻ của “Nhóm phẫu thuật”

− Thiếu thông tin liên lạc

− Chẩn đoán sai

− Nhân viên làm việc quá sức, áp lực công việc

Trang 17

− Đọc đơn thuốc sai hoặc sai sót trong cấp phát thuốc, ghi chép không “rõ ràng” trong hồ sơ bệnh án hoặc do nhầm nhãn

− Thiếu công cụ (bảng kiểm) để chắc chắn mọi thứ được kiểm tra kỹ lưỡng

− “Nhóm phẫu thuật” chưa thực sự ăn ý và gắn kết

− Áp lực giảm thời gian PT

− Phương pháp PT yêu cầu các thiết bị hoặc tư thế người bệnh khác biệt

− Văn hóa tổ chức/làm việc

− Mức độ thân thiện, an toàn của môi trường làm việc

− Chăm sóc/theo dõi tiếp tục sau PT

− Đặc điểm người bệnh, nhất là khi người bệnh có nguy cơ như: béo phì, bất thường giải phẫu,

− Sự hiểu nhầm giữa người bệnh với nhóm phẫu thuật do bất đồng ngôn ngữ: khách du lịch, dân tộc thiểu số,…

− Do bản thân người bệnh gây ra: do rối loạn ý thức, thiếu sự hợp tác

 Các nhóm nguyên nhân

Quan điểm truyền thống phổ biến cho rằng lỗi con người do cá nhân như quên, không cẩn thận, cẩu thả và cá nhân phải chịu trách nhiệm hoàn toàn (chịu phạt, mất danh dự, kiện tụng) khi lỗi xảy ra Quan điểm hiện đại cho rằng các yếu tố hệ thống tác động đến cả nguyên nhân việc cá nhân gây lỗi cũng như hậu quả cuối cùng trên người bệnh Với cách tiếp cận này, khi lỗi xảy ra, cần xem lỗi cá nhân nhẹ hơn việc phát hiện lỗi hệ thống để dự phòng Cách tiếp cận này ngày càng được chấp nhận Có thể phân loại nguyên nhân các lỗi thành các nhóm: Do tổ chức, do hoàn cảnh, do nhóm, do cá nhân, do tính chất công việc, và do bệnh nhân[14]

 Một số tình huống thường gặp trên thực tế

− Chẩn đoán chưa chính xác/chưa phù hợp nên bị động trong xử trí tình huống

− Chỉ định PT vào thời điểm không thích hợp, hoặc lựa chọn phương pháp không phù hợp

− Chuẩn bị PT chưa tốt

Trang 18

− Do trình độ chuyên môn của phẫu thuật viên (PTV), của bác sĩ gây mê, lỗi kỹ thuật khi tiến hành PT dẫn đến tai biến, tai nạn và các sự cố y khoa khác

− Do thiếu trách nhiệm và tác phong cẩu thả dẫn đến các tình huống đưa nhầm người bệnh, xác định sai vị trí, để sót gạc/dụng cụ, dùng thuốc/máu sai, không kiểm soát tốt máy móc dụng cụ đang được can thiệp trên người bệnh, theo dõi không sát người bệnh,

− Một số tình huống như: dị ứng thuốc trong quá trình gây mê, [3, 6-9]

1.2 Giải pháp bảo đảm an toàn người bệnh trong phẫu thuật

Giải pháp chung phòng ngừa sự cố y khoa trong phẫu thuật

 Những quan điểm chung phòng tránh sự cố y khoa:

− Cần được xem xét như một vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu

− Trách nhiệm không chỉ từng cá nhân mà cả hệ thống y tế (từ bệnh viện đến ngành y tế, các chính sách liên quan đến y tế)

− Cần tăng cường nghiên cứu về sự cố, rủi ro, triển khai hệ thống báo cáo sự cố,

hệ thống kiểm soát sự cố [19-22]

 Những giải pháp chung hạn chế sai sót, sự cố y khoa trong PT:

− Tạo văn hóa an toàn: Lỗi và biến chứng phải được xem xét như cơ hội học tập cho tương lai Nhân viên y tế cần dũng cảm công bố các biến chứng để đồng nghiệp tham khảo trên các diễn đàn

− Cải thiện thu thập, đo lường lỗi: Thông tin về các lỗi thường gặp mới xảy ra là

cơ hội duy nhất để cải thiện hữu hiệu độ ATPT Báo cáo biến chứng và tử vong chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với thực tế

− Đi theo hướng tiếp cận hệ thống

− Xác định vấn đề cần ưu tiên giải quyết

− Thận trọng khi tiên phong thực hiện các kỹ thuật mới

− Chấp nhận bắt buộc và hạn chế phạm lỗi[19-22]

Trang 19

 Những nội dung chính phòng tránh sự cố phẫu thuật:

− Nhân viên y tế có liên quan cần phải nắm rõ thông tin về người bệnh

− Chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi ca PT

− Gắn kết nhóm phẫu thuật (PTV, bác sĩ gây mê, điều dưỡng và người phụ)

− Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng

− Các bệnh viện, cơ sở y tế nên tổ chức các khóa học hoặc tọa đàm chủ đề sai sót,

sự cố y khoa để nhắc nhở nhân viên y tế thường xuyên

− Cải thiện điều kiện làm việc

− Có hệ thống báo cáo sự cố thường xuyên, kịp thời Trong danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo của WHO thì sự cố do phẫu thuật, thủ thuật được đặt lên hàng đầu, bao gồm:

+ Phẫu thuật nhầm vị trí trên người bệnh

+ Phẫu thuật nhầm người bệnh

+ Phẫu thuật sai phương pháp trên người bệnh

+ Sót gạc, dụng cụ

+ Tử vong trong hoặc ngay sau khi PT thường quy

Mười mục tiêu an toàn phẫu thuật theo khuyến cáo của WHO

WHO đã đề ra 10 mục tiêu chính trong việc thực hiện An toàn Phẫu thuật[22]: 1) Phẫu thuật đúng bệnh nhân, đúng vùng mổ

2) Sử dụng các phương pháp giảm đau phù hợp tránh gây tổn hại cho bệnh nhân 3) Đánh giá và chuẩn bị đối phó hiệu quả với nguy cơ tắc đường thở và chức năng

hô hấp

4) Đánh giá và chuẩn bị tốt để xử lý nguy cơ mất máu

5) Tránh sử dụng đồ hay thuốc gây dị ứng ở những BN biết có nguy cơ dị ứng 6) Áp dụng tối đa các phương pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ngoại khoa 7) Tránh để quên dụng cụ mổ hay bông gạc trong vùng mổ

8) Kiểm tra đối chiếu kỹ bệnh phẩm PT

Trang 20

9) Thông báo kết quả và trao đổi thông tin đến người tổ chức thực hiện ATPT 10) Các Bệnh viện và hệ thống y tế thành lập bộ phận có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi số lượng và kết quả PT

Áp dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật của WHO

Bảng kiểm an toàn phẫu thuật (Surgical safety checklist) của WHO gồm có 16 mục cho phù hợp việc áp dụng và được đa số các chuyên gia tán thành

Bảng kiểm này đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và cho thấy hiệu quả rõ rệt qua nhiều số liệu và các báo cáo liên quan[19, 21]

Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy hầu hết các biến cố (từ 53 đến 70%) lại xảy

ra ngoài phòng mổ, vì vậy việc áp dụng bảng kiểm và thực hiện ATPT cần phải tiến hành nghiêm túc cả ở ngoài phòng mổ chứ không chỉ ở phòng mổ và trong cuộc mổ[19, 21]

Trang 21

 Hướng dẫn sử dụng Bảng kiểm an toàn phẫu thuật của WHO (Tóm tắt theo

hướng dẫn của Bộ Y tế):

Giai đoạn tiền mê (trước khi gây mê): Ít nhất phải có điều dưỡng và bác sĩ gây

mê xác nhận danh tính người bệnh, vị trí mổ, phương pháp PT và ý kiến đồng ý PT Sau đó đánh dấu vùng mổ, kiểm tra thuốc và thiết bị gây, máy đo oxy bão hòa trong máu có gắn trên người bệnh và hoạt động bình thường không? Người bệnh có tiền sử

dị ứng, đường thở khó hoặc nguy cơ sặc, nguy cơ mất máu không? [21]

Trước khi rạch da: Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên, bác sĩ gây mê, các thành viên kíp PT giới thiệu tên và nhiệm vụ Ê-kip đọc to tên người bệnh và vị trí rạch da Cần xem xét kháng sinh dự phòng có được thực hiện trong vòng 60 phút trước đó không Sau đó đưa ra tiên lượng các vấn đề có thể gặp phải cũng như những bất thường, thời gian ca PT bao lâu, tiên lượng mất máu, vấn đề đặc biệt của người bệnh cần chú ý Các

Hình 1 1 Bảng kiểm ATPT của WHO/2009 (bản dịch tiếng Việt)

Trang 22

điều dưỡng (dụng cụ viên) cần xác nhận tình trạng vô khuẩn của dụng cụ, phương tiện theo các chỉ số cụ thể Xem vấn đề gì về thiết bị hoặc vấn đề khác cần chú ý không?

Hình ảnh chẩn đoán có được trình chiếu hiển thị không? [21]

Trước khi người bệnh rời phòng PT: Ê-kip gồm có điều dưỡng hoặc KTV, bác sĩ gây mê, bác sĩ PT Điều dưỡng đọc tên của phương pháp PT đã áp dụng, đếm đủ lượng kim, gạc, dụng cụ PT đã sử dụng và lấy ra Cần dán nhãn bệnh phẩm, đọc to nhãn bệnh phẩm bao gồm cả tên người bệnh, có vấn đề gì về dụng cụ cần giải quyết Bác sĩ PT, bác sĩ gây mê và điều dưỡng ghi rõ những vấn đề chính về hồi tỉnh và chăm sóc người bệnh sau mổ[21]

1.2.1 Tình hình triển khai chương trình an toàn trong phẫu thuật tại Việt Nam

Tại Việt Nam, công tác quản lý chất lượng bệnh viện nói chung cũng như ATPT

đã được quan tâm từ lâu và càng được chú trọng hơn trong những năm gần đây[8] Triển khai an toàn trong phẫu thuật là một chương trình mà Bộ Y tế đã đề ra trong Thông tư 19/2013/TT-BYT Bảng kiểm ATPT được coi như một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự cố, sai sót y khoa liên quan đến PT trong điều kiện của Việt nam hiện nay[12]

Được sự giúp đỡ của WHO, Việt Nam đã tiến hành áp dụng thử bảng kiểm bước đầu tại một số cơ sở ngoại khoa lớn từ năm 2010 và cho kết quả rất khả quan[6]

Một số bệnh viện tự xây dựng và áp dụng Bảng kiểm PT và Qui trình thực hiện Bảng kiểm PT, phiếu chuẩn bị tiền phẫu, hẫu phẫu, cho phù hợp với điều kiện riêng[5, 6, 8, 9, 15]

Gần đây, Bộ Y tế (phối hợp với tổ chức Operation Smile) đã ban hành Phiếu đánh giá thực trạng bảo đảm ATPT tại các cơ sở khám chữa bệnh Đây là công cụ hữu ích để đánh giá toàn diện thực trạng bảo đảm ATPT, làm cơ sở để cải tiến chất lượng ATPT[6]

Trang 23

1.2.2 Tổng quan NC đánh giá thực hiện quy trình ATPT

Hiện nay tại hầu hết các bệnh viện đề đang sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật (Surgical safety checklist) của WHO gồm có 16 mục cho phù hợp việc áp dụng

và được đa số các chuyên gia tán thành

Trong nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả quy trình kiểm soát an toàn phẫu thuật trước trong và sau mổ tiêu hóa tại Bệnh viện TƯQĐ 108” đã cho thấy công

tác chuẩn bị BN trước mổ cũng như thủ tục hành chính được thực hiện tốt đạt tỷ lệ

>98%, 100% BN được kiểm tra truyền máu và bảo quản bệnh phẩm đúng quy trình Thiếu sót chủ yếu gặp là chưa vệ sinh vết mổ và băng vô trùng 18 BN chiếm tỷ lệ 9%, chưa tháo bỏ răng giả gặp 4 BN chiếm tỷ lệ 5,8%, 2 trường hợp phát hiện sót gạc đã được mở kiểm tra kịp thời ngay trước khi đóng bụng Tại phòng hồi tỉnh tỷ lệ phát hiện các dấu hiệu bất thường về ý thức, vận động chi thể, hô hấp, chảy máu dao động từ 1-2% Tỷ lệ BN đau, rét run nôn và buồn nôn sau mổ gặp tỷ lệ khá cao là 51%, 11,5% và 6,5% tương ứng[2]

Trong nghiên cứu “Thực trạng chuẩn bị và bàn giao người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật- Gây mê hồi sức, Bệnh viện Quân y 354 năm 2015” cho

kết quả chuẩn bị trước mổ chưa thực sự đầy đủ: Cam kết phẫu thuật, phiếu khám trước

mổ, vẫn còn thiếu 1,3 - 2% Chưa vệ sinh toàn thân hay tại chỗ 58%, chưa thụt tháo 66,7%, chưa băng vô trùng để xác định vùng mổ 84,7%.Bàn giao bệnh nhân:Điều dưỡng nhận người bệnh không kiểm tra lại thông tin, đối chiếu tên người bệnh là 3,3%, chưa thực hiện ký nhận giữa người đưa và người nhận bệnh nhân 48% Khi kiểm tra thực tế, vệ sinh toàn thân và tại chỗ có tỷ lệ thấp hơn so với kết quả trong phiếu chuẩn bị NB trước mổ (28% so với 42%)[3]

1.3 Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật

Chuẩn bị BN trước khi mổ là một công tác quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến phẫu thuật Nếu chuẩn bị tốt sẽ hạn chế được đến mức tối thiểu các tai biến trong

Trang 24

khi gây mê và tiến hành phẫu thuật Ngược lại nếu chuẩn bị không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả phẫu thuật, đôi khi còn nguy hiểm tới tính mạng người bệnh

Để cuộc phẫu thuật thành công cần phải chuẩn bị chu đáo tinh thần và thể chất của bệnh nhân Mặt khác phẫu thuật cũng có thể gây ra những biến chứng do vậy phải biết đề phòng và điều trị kịp thời những biến chứng sau mổ Vì vậy không thể thiếu vai trò của công việc chuẩn bị bệnh nhân trước mổ Công việc này được thể hiện bởi một ê-kíp: điều dưỡng, bác sĩ điều trị, phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê…Trong đó vai trò của người điều dưỡng rất quan trọng trong việc chuẩn bị người bệnh trước mổ Điều dưỡng cần nắm những thông tin cơ bản về người bệnh như bệnh tật và các rối loạn kèm theo; hiểu và biết phản ứng của người bệnh trước mổ; biết cách đánh giá những xét nghiệm tiền phẫu và biết lượng giá những thay đổi của cơ thể, nguy cơ, biến chứng liên quan đến phẫu thuật

1.3.1 Bác sĩ

- Nhận định tình trạng người bệnh: dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, tiền sử,

bệnh lý kèm theo, thuốc đang sử dụng,…

- Khám lâm sàng toàn diện, kết hợp với kết quả xét nghiệm cận lâm sàng (gồm có: huyết học toàn phần, ECG, NTTP, sinh hóa máu, chức năng gan- thận, ) để đưa ra chẩn đoán trước mổ

- Bác sĩ phải bổ túc bệnh án đầy đủ, chẩn đoán trước mổ, biên bản hội chẩn (hội chẩn khoa, hội chẩn với trực lãnh đạo và KTV gây mê), hoàn tất bệnh án trước khi chuyển lên phòng mổ

- Giải thích bệnh nhân tình trạng bệnh lý trước mổ và hướng xử trí bệnh

1.3.2 Điều dưỡng

- Chuẩn bị tinh thần cho bệnh nhân: giải thích để bệnh nhân biết mục đích, lợi ích, phương thức phẫu thuật Ảnh hưởng sau mổ (đau, khó chịu khi có dẫn lưu), quan tâm chia sẻ, động viên bệnh nhân cùng hợp tác chuẩn bị tốt trước mổ

Trang 25

- Thủ tục hành chính: giấy cam đoan chấp nhận mổ của bệnh nhân hoặc thân nhân của bệnh nhân, hồ sơ mổ, bảng tóm tắt bệnh lý, chữ ký của người có chỉ định mổ, các phiếu xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết

- Đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: tổng trạng, tri giác, DHST

- Chuẩn bị các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản: XN máu, Công thức máu, dung tích hồng cầu, thời gian máu chảy - máu đông, nhóm máu, đường huyết XN nước tiểu, chức năng gan - thận, hô hấp, tuần hoàn

- Chuẩn bị vệ sinh cá nhân, vệ sinh da vùng mổ:

+ Những ngày trước mổ bệnh nhân tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, vệ sinh da tóc móng, bộ phận sinh dục

+ Chuẩn bị vùng da để mổ (thực hiện ngày trước mổ) làm sạch da, rửa da, cạo lông vùng mổ Lưu ý: tránh làm xây xát da vì đó là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập, cạo hết lông vùng mổ, báo cáo các bất thường vùng da nơi sẽ mổ (u, nhọt, vết thương có sẵn), vùng đầu mặt bệnh nhân nữ cần có chỉ định phẫu thuật viên cạo hết tóc và lông mày

- Phát hiện ổ nhiễm trùng trong cơ thể: đưa bệnh nhân đi khám tai mũi họng, theo y lệnh Phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng khác: tăng thân nhiệt đột ngột, cảm cúm, sổ mũi báo bác sĩ xử trí kịp thời

- Chế độ ăn uống:

+ Bệnh nhân cần được bồi dưỡng đầy đủ nhiều ngày trước mổ

+ Nếu bệnh nhân ăn không được qua đường miệng cần báo Bác sĩ để cho ăn qua sonde dạ dày, truyền dịch

+ Nhịn ăn 6-8 giờ trước mổ nếu mổ vùng tiêu hóa có thể có chỉ định thụt tháo, rửa dạ dày

- Chuẩn bị trước mổ:

Trang 26

+ Lấy DHST

+ Làm gọn tóc cho bệnh nhân, làm sạch các vết sơn móng tay, móng chân, sơn môi

+ Tháo tư trang bệnh nhân gửi thân nhân hoặc ký gửi

+ Đeo bảng tên vào tay bệnh nhân

+ Thay quần áo sạch quy định cho bệnh nhân mổ

+ Căn dặn tháo bỏ tư trang quý giá, tháo bỏ răng giả cho người nhà giữ trước khi vào phòng

+ Kiểm tra đầy đủ lại hồ sơ

+ Di chuyển bệnh nhân đến phòng mổ an toàn

+ Bàn giao bệnh nhân với nhân viên phòng mổ

1.4 Quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Bệnh viện Đa khoa Sài đã áp dụng bảng kiểm An toàn phẫu thuật của WHO từ năm 2014[5] và xây dựng đầy đủ các quy trình bàn giao, tiếp nhận người bệnh nhằm hạn chế sai sót, rủi ro như quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước mổ, quy trình bàn giao người bệnh, quy trình tiếp đón bệnh nhân tại phòng mổ theo hướng dẫn của Bộ Y Tế[11, 13]

Trang 27

Chuẩn bị bệnh nhân tại khoa lâm sàng

Chuẩn bị bệnh nhân tại khoa lâm sàng

Kiểm tra chuẩn bị

 Bước 1 Chuẩn bị bệnh nhân tại khoa lâm sàng

− Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thông tin: tên, tuổi,giới tính, mã vào viện

− Cam kết phẫu thuật

− Các chuẩn đoán, phương pháp phẫu thuật

− Phiếu khám trước mổ, sơ kết trước mổ - thông qua mổ

− Đầy đủ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh

− Phiếu duyệt mổ

 Bước 2 Đón tiếp bệnh nhân tại phòng mổ :

− Điều dưỡng khoa GMHS tiếp nhận BN được khoa phẫu thuật đưa lên tại phòng

mổ

− Kiểm tra : Tên, tuổi và loại hình phẫu thuật, vị trí phẫu thuật

Điều dưỡng Khoa LS

Điều dưỡng khoa

LS và GMHS

BS, điều dưỡng khoa GMHS

Trang 28

− Kiểm tra BN có ăn, uống gì trước khi lên mổ không?

− Kiểm tra tình trạng răng giả, răng giả có tháo lắp hay cố định

− Kiểm tra chỉ định dùng kháng sinh dự phòng trong mổ

Các thông tin trên sau khi kiểm tra sẽ được điền đầy đủ vào các mục theo dõi trong bảng kiểm

 Bước 3 Trước mổ:

− Tại phòng mổ BN được đặt đường truyền dịch tĩnh mạch ngoại vi bằng kim 18G hay 20G tùy theo loại phẫu thuật

− Đặt máy theo dõi mạch, huyết áp, điện tim, độ bão hòa oxy (spo2), nhiệt độ

− Ghi chép các thông số dấu hiệu sinh tồn vào bảng kiểm theo dõi

− Tiến hành pha thuốc kháng sinh, thử test theo y lệnh (nếu có)

− Giới thiệu thang điểm chia độ đau VAS cho người bệnh biết để đánh giá mức

độ đau sau phẫu thuật của người bệnh

− Các dấu hiệu sinh tồn sẽ được nghi lại trong bảng kiểm chi tiết, đầy đủ[5]

1.5 Khái quát về Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

− Hiện nay bệnh viện được công nhận là bệnh viện Đa khoa hạng II thuộc Sở Y

tế, chỉ tiêu giường bệnh là 250 giường với biên chế được duyệt năm 2016 là 320 người

Trang 29

Sơ đồ tổ chức bệnh viện

Hình 1 2 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Trang 30

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

2.2 Thời gian nghiên cứu

Tháng 01/2018 – 09/2018

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang Nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu sử dụng bảng kiểm có sẵn để đánh giá việc tuân thủ quy trình trong chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đối với các đối tượng liên quan đến việc thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật

2.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân, hồ sơ bệnh án của bệnh nhân

Lãnh đạo khoa Gây mê hồi sức 01 người

Nhân viên y thế tham gia vào ekip mổ 04 người

Nhân viên khoa lâm sàng thực hiện bàn giao người bệnh đến khoa Gây mê hồi sức 01 người, nhân viên tiếp nhận bệnh nhân của khoa Gây mê hồi sức 01 người

Tiêu chuẩn lựa chọn:

Bệnh nhân phẫu thuật kế hoạch tại khoa Gây mê hồi sức, bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Đồng ý tham gia vào nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ:

Trang 31

Bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu

Các đối tượng không đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn nói trên

2.5 Cỡ mẫu, chọn mẫu

Cỡ mẫu trong nghiên cứu được tính theo công thức tính cỡ mẫu ước lượng một

tỷ lệ:

n = Z2(1 – α/2)

p(1- p) ε²

-  = 0,03: Sai số mong muốn

Như vậy cỡ mẫu tính được là 124 Cỡ mẫu thực tế là 125 bệnh nhân

Chọn mẫu:

Chọn mẫu thuận tiện, toàn bộ bệnh nhân được phẫu thuật kế hoạch trong thời gian nghiên cứu từ ngày 01 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9 năm 2018 cho đế khi đủ số mẫu cần thiết

Nghiên cứu định tính:

Phỏng vấn sâu ngẫu nhiên những người tham gia trực tiếp vào bàn giao, chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật:

Trang 32

− Nhân viên y thế tham gia vào ekip mổ 04 người

− Nhân viên khoa lâm sàng thực hiện bàn giao người bệnh đến khoa Gây

mê hồi sức 01 người, nhân viên tiếp nhận bệnh nhân của khoa Gây mê hồi sức 01 người

− Phỏng vấn sâu lãnh đạo khoa Gây mê hồi sức (1 người)

2.6 Biến số nghiên cứu

Các nhóm biến số nghiên cứu:

− Thông tin đối tượng nghiên cứu

− Thông tin bàn giao người bệnh trước mổ

− Bàn giao tình trạng người bệnh trước mổ

− Điều dưỡng Khoa gây mê hồi sức tiếp nhận người bệnh trước mổ

− Kiểm tra thực tế trên bệnh nhân

2.7 Phương pháp thu thập số liệu

 Nghiên cứu định lượng:

Nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát: Trực tiếp quá trình bàn giao người bệnh giữa điều dưỡng khối ngoại và điều dưỡng khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức, nhân viên phòng mổ phỏng vấn người bệnh để kiểm tra đối chiếu các nội dung theo phiếu bàn giao người bệnh trước mổ theo mẫu có sẵn do Bệnh viện ban hành

Kiểm tra tỉ mỉ việc thực hiện công việc chuẩn bị và bàn giao người bệnh trước phẫu thuật theo các nội dụng trong phiếu bàn giao

Nhóm nghiên cứu trực tiếp tiến hành quan sát, thu thập số liệu Biểu mẫu thu thập số liệu phục lục 2 áp dụng cho bàn giao và tiếp nhận người bệnh Phụ lục 1 – áp dụng cho kiểm tra lại thông tin bệnh nhân và chuẩn bị trước rạch da

 Phỏng vấn sâu: bộ công cụ phỏng vấn sâu được thiết kế riêng cho từng đối tượng:

Trang 33

− Nhân viên y thế tham gia vào ekip mổ 04 người – Phụ lục 3

− Nhân viên khoa lâm sàng thực hiện bàn giao người bệnh đến khoa Gây mê hồi sức 01 người, nhân viên tiếp nhận bệnh nhân tại khoa Gây mê hồi sức 01 người – Phụ lục 4

− Phỏng vấn sâu lãnh đạo khoa Gây mê hồi sức (1 người) – Phụ lục 5

Nhóm nghiên cứu trực tiếp thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng được phỏng vấn sâu sẽ được liên hệ trước giải thích lý do và mời tham gia nghiên cứu, nếu đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ lên lịch hẹn và tiến hành phỏng vấn sâu, ghi âm nếu được sự đồng ý

2.8 Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu định lượng: Số liệu sau khi thu thập đã được làm sạch và nhập vào máy

tính bằng phần mềm Epidata Các phân tích sẽ được thực hiện bằng phần mềm STATA

Số liệu định tính: Nội dung phỏng vấn sâu được điều tra viên gỡ băng và phân

tích dựa trên chủ đề, các ghi chép được sử dụng cho việc phân tích

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được thông qua Hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế công cộng

- Mọi thông tin, các số liệu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác

- Nghiên cứu được phép của Ban giám đốc và lãnh đạo các khoa phòng của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Tp HCM

- Đối tượng nghiên cứu có thể từ chối trả lời phỏng vấn, chỉ điều tra những đối tượng tự nguyện tham gia (không bắt buộc đối tượng trả lời hết các câu hỏi nếu đối tượng không muốn)

- Thông tin và ý kiến cá nhân của các đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật, chỉ

sử dụng để tổng hợp, phân tích đưa ra nhận định chung

Trang 34

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thông tin chung về bệnh nhân tham gia nghiên cứu

Bảng 3 1 Thông tin chung về BN được quan sát chuẩn bị trước phẫu thuật

Tỷ lệ (%)

Tuổi trung bình Nhóm tuổi <25

Từ 25 – 40 Trên 40

Khoa Ngoại TQ

35 (28)

70 (56)

20 (16)

Nhận xét: Tuổi trung bình của BN là 44.06 ± 13.87 Nhóm tuổi trên 40 chiếm tỷ

lệ cao nhất là 64% Nhóm tuổi từ 25 đến 40 chiếm 28%, thấp nhất là nhóm tuổi dưới 25 chiếm 8% Trong nghiên cứu này tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới chiếm 60% Khoa Ngoại có số bệnh nhân đông nhất là 56%, tiếp đến là khoa Chấn thương chỉnh hình là

28%, khoa Ngoại tổng quát là 16%

Trang 35

Biểu đồ 3.2 Phân loại phẫu thuật của bệnh nhân được quan sát

Nhận xét: Phẫu thuật loại II chiếm cao nhất 65%, tiếp đến là phẫu thuật loại I là 29%,

còn lại là phẫu thuật loại III và loại đặc biệt là 3%

3.2 Quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Sài

Gòn

Tiến hành phân tích số liệu quan sát được theo quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

3.1.1 Thực trạng chuẩn người bệnh trước phẫu thuật tại khoa lâm sàng

Bước 1 của quy trình là chuẩn bị bệnh nhân trước mổ tại khoa lâm sàng:

Bảng 3 2 Nội dung chuẩn bị bệnh nhân trước mổ tại khoa lâm sàng

STT Nội dung chuẩn bị trước mổ

Trang 36

1 Tên, tuổi, Giới tính, mã vào

Nhận xét: Các nội dung thủ tục hồ sơ bệnh án trước phẫu thuật như: tên, tuổi, giới

tính, mã vào viện; Chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật; Phiếu sơ kết trước mổ- Thông qua mổ; Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; Đã được duyệt mổ; Cam kết phẫu thuật;

Phiếu khám trước mổ đều đạt tỷ lệ 100%

3.1.2 Thực trạng bàn giao và tiếp nhận người bệnh

Bước 2 của quy trình là quá trình bàn giao và tiếp nhận người bệnh của nhân viên y tế khoa lâm sàng cho khoa Gây mê hồi sức

Bảng 3 3 Kiểm tra thông tin người bệnh khi bàn giao người bệnh

Trang 37

1 Kiểm tra thông tin 125 100 0 0.0

Nhận xét: Tại khoa Gây mê hồi sức điều dưỡng tiếp nhận bệnh kiểm tra thông tin bàn

giao người bệnh đạt 100%

3.1.3 Thực trạng chuẩn bị người bệnh trước mổ tại khoa Gây mê hồi sức

Bước 3 của quy trình là quá trình chuẩn bị bệnh nhân trước mổ tại khoa gây mê hồi sức

Bảng 3 4 Nội dung chuẩn bị trước mổ tại khoa

2 Thông báo mổ và dự kiến cuộc

4 Tháo đồ trang sức, tháo răng 115 92.0 10 8.0

Trang 38

giả(nếu có)

6 NB đã nhịn ăn và uống ít nhất

Nhận xét: Các nội dung chuẩn bị trước mổ tại các khoa lâm sàng: 100% người bệnh

hoặc người nhà người bệnh được giải thích và chuẩn bị tâm lý trước mổ, 100% người bệnh được thay quần áo bệnh viện sạch, 100% điều dưỡng tại các khoa lâm sàng đã hỏi bệnh nhân về tiền sử dị ứng thuốc, và đo các thông số mạch, huyết áp trước mổ 1 giờ

Có 4% bệnh nhân chưa được thông báo về thời gian mổ và dự kiến cuộc mổ, 4% bệnh nhân chưa được vệ sinh tại chỗ, toàn thân trước khi bàn giao đến khoa Gây mê hồi sức

Có 8% bệnh nhân chưa được tháo trang sức, răng giả …, 8% bệnh nhân chưa nhịn ăn trước 6 giờ Có 12% bệnh nhân chưa được xác định vùng mổ tại khoa lâm sàng Có 2.4% bệnh nhân chưa được bàn giao thuốc, vật tư từ khoa lâm sàng sang khoa Gây mê hồi sức 96% người bệnh chưa được thụt tháo

Bảng 3 5 Nội dung chuẩn bị trước gây mê/ vô cảm

Trang 39

n % n %

1 NB đã được nhận dạng vị trí mổ,

phương pháp pt, đồng ý phẫu thuật 125 100 0 0.0

3 Thuốc và thiết bị gây mê được

4 Máy đo bão hòa oxy gắn trên NB

6 Khám đường thở khó/ nguy cơ sặc 125 100 0 0.0

7 Khám nguy cơ mất máu trên

Nhận xét: Nội dung chuẩn bị người bệnh trước Gây mê, vô cảm tại khoa gây mê hồi

sức hầu hết đạt 100% đầy đủ, tuy nhiên 8% vùng mổ chưa được đánh dấu trước gây

mê, vô cảm 8% người bệnh không được hỏi về tiền sử dị ứng thuốc

Bảng 3 6 Nội dung chuẩn bị trước rạch da

Trang 40

Nhận xét: Các nội dung chuẩn bị người bệnh trước khi rạch da như xác nhận thông tin

các thành viên phẫu thuật, gây mê, giới thiệu tên và nhiệm vụ của phẫu thuật, xác nhận lại người bệnh, phương pháp phẫu thuật và vị trí rạch da, thực hiện KSDP trước gây

mê 60 phút, dự kiến thời gian và chất lượng cuộc mổ, Dụng cụ và thiết bị đảm bảo vô khuẩn, chất lượng đều đầy đủ 100%

3.3 Các yếu tố liên quan đến thực hiện quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật

3.3.1 Mối liên quan của các yếu tố định lượng

Phân tích mối liên quan giữa các nội dung không tuân thủ với các thông tin của bệnh nhân để tìm mối liên quan:

Bảng 3 7 Mối liên quan giữa chuẩn bị trước mổ tại khoa với các khoa lâm

sàng

Stt Nội dung

Chấn thương chỉnh hình (n = 35)

Ngoại (n = 70)

Ngoại TQ (n = 20)

p

Đủ (n,%)

Chưa

đủ (n,%)

Đủ (n,%)

Chưa

đủ (n,%)

Đủ (n,%)

Chưa

đủ (n,%)

1 Thông báo thời

gian, dự kiến

cuộc mổ

30 85.7

5 14.3

70 100.0

0 0.0

20 100.0

0 0.0 0.00

Ngày đăng: 31/01/2021, 12:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w