1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬN TẢI VÀ XÂY DỰNG

11 559 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 50,23 KB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬN TẢI XÂY DỰNG 1.1. Lịch sử hình thành phát triển của Công ty Công ty Vận tải Xây dựng (TRANCO) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Trụ sở chính của Công ty đặt tại số 83A, phố Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Tiền thân của Công ty Vận tải Xây dựngCông ty Khai thác Xuất nhập khẩu Vật tư Kỹ thuật Vận tải ô tô, được thành lập theo quyết định số 2450/QĐ BGTVT ngày 4/12/1991 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Công ty có tên giao dịch quốc tế là: Transport Material and Construction Company (viết tắt là: TRANCO). Công ty gồm 9 đơn vị: Đội xe vận tải ô tô; Ban dịch vụ vận tải ô tô; Ban dịch vụ vật tư ô tô; Xưởng sản xuất cơ khí; Trung tâm kỹ thuật ô tô; Ban dịch vụ đời sống; Trạm vận tải đại lý thành phố Hồ Chí Minh; Trường nghiệp vụ vận tải ô tô; Các phòng ban liên hiệp. Ban đầu, Công ty có 196 cán bộ công nhân viên. Ngày 5/4/1993 Công ty đổi tên là Công ty Vật tư Kỹ thuật Vận tải Ô tô theo quyết định số 671/QĐ/TCCB - LĐ của Bộ trưởng Bộ GTVT. Ngày 6/8/1995, do yêu cầu mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh, Công ty đổi tên thành Công ty Vật tư Kỹ thuật Vận tải theo quyết định số 259/QĐ/TCCB - LĐ của Bộ trưởng Bộ GTVT. Ngày 6/8/1996 Công ty đổi tên thành Công ty vật tư vận tải xây dựng công trình giao thông theo quyết định số 2053/QĐ/TCCB - LĐ của Bộ trưởng Bộ GTVT. Đây cũng là thời điểm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vào lĩnh vực xây dựng giao thông, lĩnh vực rất phát triển ở thời điểm đó. Sau đó, do yêu cầu rút ngắn tên gọi, năm 2007, Công ty đổi tên thành Công ty Vận tải Xây dựng (TRANCO). Cho đến nay, Công ty vẫn hoạt động dưới tên này. 1.2. Đặc điểm lĩnh vực sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Công ty TRANCO Công ty TRANCO có nhiều đơn vị thành viên, mỗi đơn vị có một chức năng nhiệm vụ riêng. Hiện nay Công ty hoạt động chủ yếu vào 5 nghành nghề sau:  Thương mại: Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực giao thông xây dựng công trình giao thông như: phương tiện vận tải, thiết bị xây dựng, cung ứng vật tư, thiết bị phụ tùng, xăm lốp, ắc quy, nhựa đường, vật liệu xây dựng, xăng dầu. Do các mặt hàng này trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt chất lượng yêu cầu nên công ty chủ yếu nhập khẩu các nguồn hàng trên từ nước ngoài.  Vận tải ô tô: Vận chuyển hàng hóa, hành khách, hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải quá cảnh liên vận quốc tế, đại lý vận tải thủy bộ, tổ chức vận tải liên hoàn, ô tô, đường thủy, gia công cơ khí.  Đào tạo: Công ty có bộ phận đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng, đại học ngoại ngữ. Đào tạo, tổ chức thi cấp lấy bằng lái xe ô tô mô tô các hạng. Đào tạo thợ sửa chữa xe máy, thiết bị, thợ vận hành hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị. Đào tạo các nghề khác.  Xây dựng: Xây dựng các công trình cầu, đường bộ, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, thủy lợi. Xây dựng mới nâng cấp các hạng đường; Xây dựng trạm thu phí giao thông hiện đại, lắp đặt hệ thống báo hiệu tín hiệu đường bộ, đây là lĩnh vực hoạt động chính của Công ty hiện nay.  Dịch vụ: Tổ chức du lịch lữ hành trong ngoài nước, vận chuyển khách du lịch; Xuất khẩu lao động; Tổ chức chiêu sinh, hướng dẫn hoàn tất thủ tục cho người có nhu cầu đi lao động làm việc tại nước ngoài; Kinh doanh kho bãi, kho ngoại quan, nhận bốc xếp dỡ hàng hóa, làm sạch đẹp các công trình giao thông. Do lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công tyxây dựng các công trình giao thông, sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh là các công trình giao thông nên kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Công ty mang đặc điểm của kế toán xây dựng cơ bản, các chi phí sản xuất được tập hợp theo khoản mục chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiến độ thi công. Các công trình thi công thường kéo dài nên giá trị sản phẩm dở dang thường lớn. Trong những năm qua, Công ty đã xây dựng được nhiều công trình lớn, mang tính trọng điểm quốc gia như: • Công trình Láng- Hoà Lạc • Quốc lộ 6 đoạn Sơn La- Tuần Giáo • Quốc lộ 32- Hà Tây • Các cầu trên Quốc lộ 4C • Công trình 838 Long An • Quốc lộ 3 Những công trình này đều là những tuyến đường chiến lược, đóng góp một phần không nhỏ trong việc thông thương, phát triển kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đất nước. 1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty trong những năm gần đây Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của Công ty một số năm gần đây được thể hiện qua bảng thống kê sau: Bảng 1 Một số chỉ tiêu về Công ty TRANCO Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu (đồng) 160.270.392.169 159.134.562.876 137.467.820.020 Lợi nhuận thuần trước thuế(đồng) 799.637.118 820.145.478 869.260.587 Lợi nhuận sau thuế(đồng) 575.738.725 590.504.744 625.867.623 Tổng tài sản(đồng) 195.345.290.158 197.700.295.763 198.035.378.336 Vốn chủ sở hữu(đồng) 68.990.324.395 69.010.702.338 69.076.037.385 Số lao động(người) 2.880 2.467 2.350 Thu nhập bình quân (đ/người) 1.892.000 2.170.000 2.750.000 Qua bảng thống kê trên ta thấy quy mô của Công ty càng ngày càng phát triển lớn mạnh, giá trị tổng tài sản tăng theo các năm, năm 2006 tăng hơn 2 tỷ giá trị tổng tài sản so với năm 2005, đến cuối năm 2007, tổng tài sản của Công ty đã tăng thên gần 1 tỷ đồng tổng tài sản của Công ty đạt gần 200 tỷ đồng. Do Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước nên vốn chủ sở hữu chủ yếu là vốn do Nhà nước cấp nên ít biến động, vốn chủ sở hữu tăng là do các khoản quỹ thuộc vốn chủ sở hữu được trích từ lợi nhuận giữ lại lợi nhuận chưa phân phối. Trong những năm gần đây, do sức ép của việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước giải thể những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, đồng thời là việc doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh nên hiệu quả hoạt động của Công ty có dấu hiệu tăng rõ rệt. Điển hình là việc lợi nhuận thuần, chỉ tiêu cuối cùng phản ánh hiệu quả kinh doanh, tăng ngược chiều với doanh thu, điều đó chứng tỏ Công ty đã kiểm soát tốt chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông nên thường xuyên phải sử dụng một số lượng lớn lao động phổ thông, có tính thời vụ được huy động tại địa phương. Trong thời gian gần đây, do Công ty trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị mới cải tiến kỹ thuật thi công (Nguồn: số liệu lưu trữ tại phòng TCHC BCTC của Công ty năm 2005, 2006, 2007) nên cần ít lao động phổ thông hơn trước. Cùng với sự phát triển của xã hội, Công ty không ngừng cố gắng nâng cao, cải thiện chất lượng đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty, thu nhập bình quân đầu người của Công ty luôn tăng, năm nay cao hơn năm trước, trung bình so với mặt bằng chung của xã hội. Gần 20 năm xây dựng phát triển, Công ty Vận tải Xây dựng ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, quy mô sản xuất ngày càng lớn, công tác quản lý đi vào nề nếp, đội ngũ hàng ngàn cán bộ công nhân viên bao gồm các kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên các công nhân lành nghề, được trang bị máy móc kỹ thuật được đầu tư lớn, hiện đại. Với xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, để đứng vững cạnh tranh với các công ty trong nước ngoài nước, tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty luôn nỗ lực phần đấu vươn lên để tự phát triển mình góp phần phát triển đất nước trong giai đoạn mới. 1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý ở Công ty TRANCO Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo quan hệ trực tuyến trên 2 cấp độ: cấp Công ty cấp Đơn vị thành viên. Cấp Công ty bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ. Cấp các đơn vị thành viên bao gồm các xí nghiệp sản xuất, các trung tâm đào tạo các công ty con. Chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận được thể hiện như sau:  Ban Giám đốc gồm: - Tổng Giám đốc phụ trách chung trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh các Phó Tổng giám đốc - Phó Tổng giám đốc xây dựng cơ bản: chuyên phụ trách về các công trình xây dựng cơ bản - Phó Tổng giám đốc kinh doanh đầu tư: phụ trách các hoạt động về kinh doanh các hoạt động khác của Công ty.  Các phòng ban chuyên môn có chức năng tham mưu, quản lý nghiệp vụ, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về lĩnh vực công tác của mình trên phạm vi toàn Công ty. Các phòng ban chức năng bao gồm: - Phòng Tổ chức - Hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho ban Giám đốc Công ty về công tác tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, công tác cán bộ, công tác lao động thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, công tác chế độ, lương bậc, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Công ty. Bên cạnh đó, còn tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc về tổ chức quản thực hiện công tác hành chính quản trị. Cụ thể là bố trí, sắp xếp nơi làm việc, quản lý trang thiết bị, thực hiện văn thư lưu trữ. - Phòng Tài chính - Kế toán: có chức năng tham mưu về tài chính cho Ban Giám đốc Công ty, đồng thời thực hiện công tác kế toán tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình tài chính của Công ty, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên xây dựng quy chế phân cấp về công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc. - Phòng Kế hoạch- kỹ thuật: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về các quy trình kỹ thuật, kiểm tra giám sát chất lượng công trình, đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh, phụ trách về lập dự toán công trình.  Các đơn vị thành viên sản xuất kinh doanh gồm: - Vận tải: Xí nghiệp vận tải đại lý, xí nghiệp vận tải xây dựng công trình - Xây dựng: Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông, Xí nghiệp thương mại xây dựng công trình, Công ty cổ phần Vận tải Xây dựng công trình, Công ty TNHH Xây dựng công trình 54, Xí nghiệp Đầu tư xây dựng. - Thương mại: Xí nghiệp Vật tư vận tải dịch vụ. - Đào tạo: Trung tâm thương mại, dịch vụ đào tạo; Trung tâm đào tạo kỹ thuật ô tô. - Đại diện chi nhánh: Đại diện công ty tại phía Nam, Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lai Châu. - Dịch vụ: Trung tâm xuất khẩu lao động Ngoài ra Công ty còn tham gia vào các đơn vị liên doanh như Công ty liên doanh khách sạn GOUMAN. Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty TRANCO Tổng giám đốc Các phòng ban chuyên môn Các Phó Tổng giám đốc Phòng Tài chính kế toán Phòng Kế hoạch kỹ thuật Phó Tổng giám đốc xây dựng cơ bản Phó Tổng giám đốc kinh doanh & đầu tư Các đơn vị thành viên sản xuất kinh doanh Vận tải Xây dựng Thương mại Đào tạo & dịch vụ Đại diện chi nhánh Liên doanh Phòng Tổ chức hành chính 1.5. Đặc điểm tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty TRANCO Công tác hạch toán kế toán tại Công ty TRANCO được tổ chức theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Mô hình này thường áp dụng ở các đơn vị có quy mô lớn nhưng thực hiện phân cấp quảntài chính chưa hoàn chỉnh. Đây là mô hình phổ biến thường được gặp nhất hiện nay tại các Tổng công ty xây dựng như Tổng Công ty Sông Đà, Tổng công ty VINACONEX, Tổng công ty xây dựng Hà Nội . Bộ phận kế toán tại Công ty TRANCO được kết hợp với bộ phận tài chính thành phòng Tài chính kế toán, có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thông tin kinh tế hạch toán kinh tế ở Công ty theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm công tác kiểm soát viên kinh tế của Nhà nước tại Công ty. Với hệ thống phân cấp quản lý như hiện nay, bộ máy kế toán tại Công ty TRANCO được cơ cấu theo hệ thống từ trên xuống dưới theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán, bao gồm bộ máy kế toán tại Công ty, các bộ phận kế toán tại các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc các bộ phận kế toán ở các đơn vị hạch toán độc lập. Bộ máy kế toán bao gồm: • Kế toán trưởng: Người có quyền hạn trách nhiệm cao nhất quảntài chính của Công ty chịu trách nhiệm cao nhất trước Tổng giám đốc về công tác tài chính kế toán của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo các công việc tài chính kế toán, phê duyệt các quyết định tài chính của Công ty; giám sát, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác kế toán lập các báo cáo tài chính. • Phó phòng kế toán: là người giúp việc cho Kế toán trưởng, kiêm kế toán tổng hợp. Phó phòng kế toán có nhiệm vụ phân công công việc trong phòng kế toán chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng. • Thủ quỹ: có trách nhiệm thu, chi bảo quản tiền mặt tại két của Công ty, ghi chép sổ quỹ chịu mọi trách nhiệm về số tiền mặt của Công ty. • Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt, các khoản thanh toán tạm ứng, đồng thời phối hợp với thủ quỹ để kiểm soát tiền mặt. • Kế toán XDCB: có nhiệm vụ theo dõi các công trình, tập hợp chi phí theo dõi tiến độ thanh toán nghiệm thu công trình. • Kế toán thương mại: có nhiệm vụ theo dõi về doanh thu, chi phí của các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải của Công ty. • Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ của Công ty, thường xuyên đối chiếu kiểm tra các khoản công nợ với các đối tượng liên quan. • Kế toán tiền gửi Ngân hàng: có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua Ngân hàng, theo dõi các khoản tiền của Công ty trong hệ thống Ngân hàng. Sơ đồ 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán được áp dụng tại Công ty TRANCO Kế toán tiền mặt 1.6. Các chính sách chung chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Công ty Vận tải Xây dựng (TRANCO) áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức “Chứng từ ghi sổ” áp dụng kế toán máy bằng phần mềm kế toán Fast. Đơn vị tiền tệ áp dụng trong kế Kế toán TGNH Kế toán các đơn vị hạch toán độc lập Phó phòng kế toán kiêm KT tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán XDCB Kế toán TSCĐ Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán trưởng toán là Việt Nam đồng, áp dụng nguyên tắc phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo chuẩn mực số 10 (kế toán Việt Nam) - ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Kỳ kế toán: hiện nay kỳ kế toán của Công ty được xác định theo từng quý. Niên độ kế toán của Công ty được xác định theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12. Phương pháp kế toán hàng tồn kho là áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc sử dụng phương pháp bình quân gia quyền theo tháng để tính giá trị hàng tồn kho. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mức thuế suất thuế GTGT theo quy định của Nhà nước. Cùng với việc vận dụng các chế độ kế toán chung, Công ty đã tiến hành vận dụng hệ thống chứng từ theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã được sửa đổi, bổ sung theo các văn bản của Bộ Tài chính. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số chứng từ phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty đã đăng ký với cơ quan Tài chính. Hệ thống tài khoản kế toán được tổ chức tuân thủ quy định của Bộ Tài Chính, Công ty tổ chức hệ thống tài khoản chi tiết đến các tài khoản cấp 3 để phù hợp với đặc điểm tổ chức hạch toán chi tiết tại Công ty các đơn vị trực thuộc. Các báo cáo tài chính giữa niên độ được lập theo quý báo cáo tài chính cuối niên độ được lập theo năm. Hàng quý, các đơn vị thành viên gửi BCTC theo quy định lên Công ty để Công ty kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đồng thời để tổng hợp thành Báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn Công ty. Các báo cáo tài chính được lập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02- DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03- DN), Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09- DN). [...]... tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Báo cáo Tài chính Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối phát sinh TK Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Trong đó: : Ghi hàng ngày : Đối chiếu kiểm tra : Ghi cuối tháng Tuy nhiên, do đặc điểm tổ chức kế toán bằng kế toán máy để giảm bớt công việc kế toán nên kế toán sử dụng các phiếu kế toán để hạch toán, định khoản không có Sổ đăng... không có Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mà các phiếu kế toán được đánh số thứ tự để hạch toán, đồng thời, kế toán tiến hành hạch toán chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trực tiếp vào các sổ chi tiết sổ tổng hợp không thông qua các bảng tổng hợp chi tiết . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬN TẢI VÀ XÂY DỰNG 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty Vận tải và Xây dựng (TRANCO) là một. nghiệp vận tải và đại lý, xí nghiệp vận tải và xây dựng công trình - Xây dựng: Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông, Xí nghiệp thương mại và xây dựng công

Ngày đăng: 30/10/2013, 19:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 Một số chỉ tiêu về Công ty TRANCO - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬN TẢI VÀ XÂY DỰNG
Bảng 1 Một số chỉ tiêu về Công ty TRANCO (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w