1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ MAC, LENIN, hồ CHÍ MINH ppt _ TRIẾT HỌC MAC LÊNIN

35 96 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 178 KB

Nội dung

Bài giảng pptx các môn chuyên ngành Y dược hay nhất có tại “tài liệu ngành dược hay nhất”; https:123doc.netusershomeuser_home.php?use_id=7046916. Slide triết học mac lenin ppt dành cho sinh viên các ngành. Trong bộ sưu tập có trắc nghiệm kèm đáp án chi tiết các môn, giúp sinh viên tự ôn tập và học tập tốt môn triết học mac lenin bậc cao đẳng đại học các ngành trong đó có ngành Y dược

Trang 1

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ MÁC

– LÊ NIN, HỒ CHÍ MINH

Bài giảng pptx các môn ngành Y dược hay

nhất có tại “tài liệu ngành dược hay nhất” ;

https://123doc.net/users/home/user_home.php

?use_id=7046916

Trang 2

PHẦN 1

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

MÁC - LÊNIN

Trang 3

1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN

1.1 Triết học về chính trị.

Triết học duy vật lịch sử đã đóng góp cho triết học chính trị những tư tưởng có giá trị Trước hết là vấn đề nguồn gốc, bản chất, quy luật của chính trị.

1.1.1 Bản chất,nguồn gốc của chính trị

1.1.2 Quy luật chính trị

Trang 4

1.1.1 Bản chất, nguồn gốc của chính trị

• Chủ nghĩa Mác-Lênin đã kế thừa quan điểm của những người đi trước trong việc khẳng định chính trị là công việc của nhà nước Lênin viết:

“Chính trị là sự tham gia vào những công việc của nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước, là việc xác định những hình thức, nhiệm

vụ, nội dung hoạt động của nhà nước

• Mác, Ăngghen, Lênin thấy rằng: Đằng sau hoạt động của của nhà nước là vấn đề quyền lực và suy cho cùng là vấn đề lợi ích của các tập đoàn người đông đảo trong xã hội

Trang 5

1.1.1 Bản chất, nguồn gốc của chính trị

• Có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất

xã hội, trong quan hệ với tư liệu sản xuất xã hội, trong việc tổ chức và quản lý nền sản xuất xã hội và do đó khác nhau trong mức độ hưởng thụ

từ sự phân phối của cải và phưởng thức sống Những tập đoàn đó được gọi là gia cấp

• Quan hệ giữa các giai cấp là đấu tranh giai cấp trong vấn đề quyền lực và suy cho cùng là vấn

đề lợi ích kinh tế

Trang 6

1.1.1 Bản chất, nguồn gốc của chính trị

•Với quan điểm như thế Mác, Ăngghen và Lênin vạch ra trong tư tưởng chính trị của loài người hai loai quan điểm: Loại thứ nhất

là những người luôn che giấu lợi ích của giai cấp, tầng lớp, của bộ phận xã hội mà họ là đại biểu trong việc đề ra hình thức nhà nước thế này hay thế khác Loại thứ hai không hề thấy vấn đề lợi ích đó mà cứ loay hoay luẩn quẩn một cách ngây thơ trong việc tìm kiếm hinh thức nhà nước lý tưởng, muốn tìm cái lý tưởng, cái lý tính thuần tuý trong sự tách rời với cơ sở kinh tế xã hội của nhà nuớc

Trang 7

1.1.1 Bản chất, nguồn gốc của chính trị

• Các ông nói rằng: nhà nước không có gì khác là chính là bộ máy cưỡng bức của giai cấp này với giai cấp kia vì nhưng lợi ích kinh tế nhất định.

Như vậy, việc tham gia vào chính trị, hoạt động chính trị của con người không có gì khác chính là tham gia vào cuộc đấu tranh

vì lợi ích của một giai cấp này hay một gia cấp kia mà thôi

Trang 8

• Điều này khác xa quan điểm duy tâm, thần bí

về chính trị của nhiều nhà tư tưởng chính trị trước kia-những người coi chính trị như là một phạm trù vĩnh viễn của xã hội laòi người và hoạt động chính trị là thiên chức, là đặc quyền của một tầng lớp, hay của những cá nhân ưu tú của

xã hội

Trang 9

1.1.1 Bản chất, nguồn gốc của chính trị

• Đem lại cái nhìn khoa học, khách quan về chính trị, các ông đã đứng trên quan điểm triết học duy vật lịch sử, quan điểm luôn thấy rõ cơ sở kinh tế, nguồn gốc kinh tế, sự thay đổi của phương thức sản xuất là nguồn gốc và cơ sở của chính trị

• Khi nói đến chính trị và gắn với nó là nhà nước, chính phủ, hình thức cai trị thì không thể nói chung mà phải nói nhà nước của ai, chính phủ của ai, sự cai trị của ai

• Vạch ra cho GCCN một mục tiêu đấu tranh rõ ràng của mình Đó là chiếm lấy nhà nước, tự tổ chức nên một hình thức cai trị phù hợp với quyền lợi chính đáng của mình, phù hợp với sự phát triển của trình độ sản xuất của loài người

Trang 10

1.1.2 Quy luật của chính trị

Chủ nghĩa Mác cũng thừa nhận chính trị vừa là nghệ thuật vừa là khoa học Nó chứa đựng trong đó cả dấu ấn của cá nhân nhưng cũng chứa đựng quy luật của

xã hội Nó vừa phụ thuộc vào nghệ thuật,

sự khéo léo của các cá nhân, nhất là những người đứng đầu nhà nước, nhưng cũng phụ thuộc một cách quyết định vào quy luật khách quan

Trang 11

1.1.2 Quy luật của chính trị

• Mác đã vạch ra quy luật: Loại thứ nhất là quy luật trong mối quan hệ giữa chính trị với các mặt hoạt động khác của xã hội loài người Trong mối quan hệ qua lại đó, có khi chính trị bị chi phối, bị quy định, bị phụ thuộc, suy cho cùng chính trị bị quy định bởi kinh tế Nhưng trong quan hệ khác, chính trị lại giữ địa vị chị phối, quyết định.

Trang 12

1.1.2 Quy luật của chính trị

• Mác, Ăngghen và Lênin nêu lên các tư tưởng rất quan trong sau đây:

Quyền lực chính trị tất yếu thuộc về giai cấp, tầng lớp xã hội đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến của xã hội, đại biểu cho xu hướng tiến bộ của sản xuất và do

đó đại bểu cho lợi ích chung của xã hội

Việc đấu tranh giành quyền thống trị chính trị là tất yếu phải giành lấy nhà nước

Trang 13

1.1.2 Quy luật của chính trị

• Nhà nước là tổ chức bạo lực của gia cấp này chống lại giai cấp kia, là hình thức hoàn chỉnh nhất của quyền lực Như trong trường hợp của giai cấp vô sản- thf giai cấp ấy trước hết phải chiếm lấy chính quyền để đến lượt mình có thể biểu hện lợi ích của bản thân mình như là lợi ích phổ biến, điều mà giai cấp ấy buộc phải thực hiện trong bước đầu

Trang 14

1.1.2 Quy luật của chính trị

• Việc giành lấy nhà nước tất yếu cần tới bạo lực, lịch sử loài người các giai cấp nắm được quyền thống trị đều cần đến bạo lực với tư cách là dùng sức mạnh để cưỡng chế

“Bạo lực là bà đỡ cho sự ra đời của xã hội đang thai nghén trong lòng một xã hội cũ”

Giữ và thực thi quyền lực chính trị luôn bao hàm hai mặt: chuyên chính và dân chủ vì lợi ích giai cấp Do vậy, chuyên chính và dân chủ luôn có tính giai cấp

Trang 15

1.2 Những nhiệm vụ chính trị của

giai cấp vô sản

• Theo các ông, giai cấp công nhân phải nhận thức rõ sứ mệnh lịch sử của mình và biết thực hiện sứ mệnh đó bằng cách:

• Tổ chức ra một đội tiền phòng của giai cấp, tức

là đảng cộng sản, một đảng chính trị kiểu mới để dẫn dắt toàn thể giai cấp công nhân trong cuọc đấu tranh lật đổ tư bản

• Liên minh chặt chẽ với giai cấp nong dân trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và giữ vững chính quyền

• Khi thời cơ đến phải dùng bạo lực lật đổ nhà nước của giai cấp tư sản và tự tổ chức ra nhà nước nước kiểu mới của mình

Trang 16

2 Những nhiệm vụ chính trị của

giai cấp vô sản

• Thực hiện dân chủ và chuyên chính vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

• Dùng quyền lực nhà nước để củng cố và phát triển

cơ sở kinh tế, chế độ sở hữu chung của nhân dân lao động làm nền tảng cho quyền lực chính trị

• Phát triển sách lược và nghệ thuật chính trịu, xây dựng đội ngũ những nhà chính trị của giai cấp công nhân có trình độ trí tuệ và nhân đạo

• Thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc đi đôi với bảo vệ tổ quốc XHCN

• Thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo đúng đắn

• Thực hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản

Trang 18

PHẦN 2

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

HỒ CHÍ MINH

Trang 19

• Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thàng của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung Đây là bộ phận chủ đạo, nổi bật nhất, có vị trí

• quan trong đặc biệt trong toàn bộ hệ thống quan điểm, tư tưởng lý luận và phương pháp cách mạng của Người Tư tưởng Chính trị Hồ Chí Minh thuộc về dòng tư tưởng chính trị Mác xít ở Việt Nam thế kỷ XX

• Tư tưởng Chính trị Hồ Chí Minh chẳng những là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta mà còn là đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách mạng

• Cùng với CN Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

là nền tàng tư tưởng và kim chỉ nam hành động của cách mạng Việt Nam

Trang 20

BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH

1 Bản chất

Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc bản chất giai cấp công nhân cách mạng, thế giới quan và hệ tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, thống nhất hữu cơ giữa tính giai cấp với tính chất và truyền thống dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế chân chính

Trang 21

BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH

1.1 Khoa học

• Tư tưởng chính trị của Người nảy sinh từ thực tiễn

• Đó là tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội loài người và giải phóng từng con người trên lập trường giai cấp công nhân và thông qua con đường cách mạng vô sản

• Đó là lý luận chống chủ nghĩa thực dân (cũ và mới)

• Đó là phương pháp sáng tạo theo tinh thần của Lênin

“Phân tích cụ thể một tình hình cụ thể”

• Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nét nổi bật, đặc sắc thuộc về bản chất khoa học của tư tưởng chính trị

Hồ Chí Minh

Trang 22

BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH

1.2 Cách mạng

• Thể hiện sâu sắc tính triệt để, không dừng lại ở nhận thức mà hướng tới hành động, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới bằng cách mạng, mà đã làm cách mạng thỉ phải làm cách mạng đến nới, tức là triệt để

Trang 23

1.3 Nhân văn

• Chính trị không chỉ là vấn đề quyền lực và cầm quyền mà còn là đạo đức, lối sống; là thái độ và hành vi ứng xử của người lãnh đạo

• Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là kiểu mẫu của chính trị nhân văn, lấy giá trị con người làm cốt lõi, lấy giải phóng và phát triển con người và xã hội làm mục tiêu và động lực

• Người đặc biệt nhấn mạnh tới đạo đức, coi đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng Đạo đức ấy là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

Trang 24

2 NHỮNG NỌI DUNG CHỦ YẾU TRONG

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH

1 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

• Đây là tư tưởng nổi bật và bao trùm trong đường lối chính trị và trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người

• Là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tư tưởng, sự nghiệp của Hồ Chí Minh

• Độc lập dân tộc là điều kiện, là tiền đề chính trị để

đi tới chủ nghĩa xã hội

• Chủ nghĩa xã hội là sự đảm bảo đầy đủ, thực chất

và bền vững nhất cho mục tiêu độc lập dân tộc

Trang 25

2 NHỮNG NỌI DUNG CHỦ YẾU TRONG

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH

1 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

• Là sự lựa chọn con đường phát triển của Việt

Nam là con đường cách mạng không ngừng, cách mạng triệt để, cách mạng đến nơi như cuộc cách mạng tháng Mười đã nêu gương mẫu mực cho các dân tộc

• Đó cũng là nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân, của đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản được thực hiện ở Việt Nam

Trang 26

2.2 Chủ nghĩa xã hội và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

• CNXH không chỉ dừng lại là lý tưởng, mục tiêu và khát vọng cao cả của loài người về một xã hội công bằng, nhân đạo mà CNXH còn được hình dung là một chế độ xã hội, một kiểu tổ chức xã hội đã trở thành hiện thực, đã tồn tại trong thực tế

• Người đặt đối lập CNXH với chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng

xã hội chủ nghĩa là đối lập với tư tưởng cá nhân chủ nghía.

• Người đã phân biệt chủ nghĩa cá nhân và cá nhân, chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là phủ nhận cá nhân Trái lại những gì thuộc lợi ích, nhu cầu hợp lý, chính đáng của con người trong tư cách cá nhân của nó, nếu không trái với lợi ích chung của xã hội thì không phải là xấu, phải tôn trọng nó, giúp cho nó thực hiện và phát triển

Trang 27

2.2 Chủ nghĩa xã hội và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

• CNXH đảm bảo cho nhân dân lao động có cuộc sống no ấm, hạnh phúc, ai ai cũng có điều kiện thoát khỏi đói nghèo, tiến tới đủ ăn, trở nên khá giả, giàu có, đã giàu có rồi thì giàu có nữa, giàu

có mãi bằng lao động chính đáng của mình

• Bản chất của CNXH là một xã hội thực hiện giải phóng con người, xoá bỏ áp bức bóc lột bất công, thực hiện dân chủ, tự do, công bằng, bình đẳng cho mọi người, trong đó phải đặc biệt chú ý giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ

Trang 28

2.2 Chủ nghĩa xã hội và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

• Động lực của CNXH, Người nhận thấy ở có ở hàng loạt nhân tố mà quan trọng là kinh tế, chính trị và văn hoá, sâu xa là ở vai trò con người, là quần chúng nhân dân đã được giải phóng và làm chủ

• Đặc điểm lớn nhất của nước ta khi quá độ lên CNXH là từ một nước nông nghiệp lạc hậu, một

xã hội thuộc địa thực dân, nửa phong kiến tiến lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Vì thế, Người hết sức chú ý tới cách làm và bước đi sao cho phù hợp

Trang 29

2.2 Chủ nghĩa xã hội và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

• Xét đến cùng, vấn đề mấu chốt của CNXH, đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng CNXH tới thắng lợi vẫn là vấn đề con người, muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN, mà muốn có con người XHCN phải có tư tưởng XHCN

• Tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải làm đúng quy luật, phải thuận lòng dân và phải hợp thời đại

Trang 30

2.3 Đoàn kết, đại đoàn kết - một tư tưởng chiến lược của cách mạng Việt nam, một động lực chính trị quan trọng của đổi mới và phát triển xã hội

• Muốn phát triển lực lượng cách mạng thì cần phải đoàn kết rộng rãi các tầng lớp xã hội, lấy công – nông – trí thức làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

• Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh thể hiện sinh động truyền thống dân tộc kết hợp với tinh thần thời đại

• Hồ Chí minh đặc biệt chú trọng đoàn kết trong Đảng, coi đó là nòng cốt để phát triển đoàn kết trong xã hội

• Đoàn kết trong Đảng, trong dân tộc, đoàn kết quốc tế

Trang 31

2.3 Đoàn kết, đại đoàn kết (tt)

• Đoàn kết các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, đoàn kết các lực lượng tôn giáo, tính ngưỡng, đảng phải, đoàn thể, nhân sĩ trí thức, người ngoài Đảng, kể cả tư sản dân tộc, địa chủ kháng chiến yêu nước, cả đồng bào trong nước

và Việt kiều ở nước ngoài, đoàn kết với nhân dân các dân tộc trên thế giới để chống thực dân

đế quốc xâm lược

• Người đúc rút một chân lý “Trong bầu trời không

gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân

Trang 32

2.3 Đoàn kết, đại đoàn kết (tt)

• Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, đoàn kết trở thành một nội lực quan trọng để thúc đẩy đổi mới, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trang 33

2.4 Xây dựng Đảng cách mạng chân chính, Đảng Cộng sản cầm quyền trong sạch, vững mạnh tiêu biểu cho đạo đức và văn minh

• Đây là vấn đề cốt tử của cách mạng, nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng giành chính quyền và thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản

• Đó không phải là tổ chức để làm quan phát tài

mà Đảng phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng

Trang 34

2.4 Xây dựng Đảng cách mạng (tt)

• Là một Đảng chiến đấu, Đảng hành động và giải phóng dân chúng, xác lập quyền và nghĩa vụ của mỗi người đảng viên trong Đảng, do đó Đảng phải chú trọng tới chất lượng tư tưởng chính trị,

tổ chức của Đảng và phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực văn hoá của mỗi đảng viên

• Người lưu ý rằng, có đường lối đúng chưa đủ Phải đem đường lối của Đảng vào cuộc sống thực tiễn, do đó phải khéo dùng những cách thức thi hành cho hoạt bát

Ngày đăng: 30/01/2021, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w