NHỮNG BIỆN PHÁP PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DA GIẦY HẢI PHÒNG

8 325 0
NHỮNG BIỆN PHÁP PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT  TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DA GIẦY HẢI PHÒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG BIỆN PHÁP PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TY DA GIẦY HẢI PHÒNG. 3.1. Nhận xét đánh giá khái quát về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm công ty Da Giầy Hải Phòng. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường, yêu cầu quản lý hiện nay, kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm công ty đã được quan tâm mức độ nhất định cùng với các biện pháp quản lý kinh tế nói chung. Bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, hợp lý, việc phân công lao động tương đối hoàn chỉnh. Công tác kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty đã đi vào nề nếp, tương đối ổn định và khoa học. Nhìn chung công tác hạch toán kế toán tại công ty thực hiện đúng chế độ, đúng sổ sách kế toán. Việc vận dụng hệ thống tài khoản rất linh hoạt. Công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm đã thực hiện một cách nghiêm túc, đáp ứng mục tiêu quan trọng là tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Công ty tiến hành sản xuất với những đơn đặt hàng đã được ký kết, trong tháng có rất nhiều đơn đặt hàng được ký kết cụ thể là sản xuất giầy vải, thể thao… trong từng loại giầy thường có các kiểu cách khác nhau. Vì vậy, đối với mỗi đơn đặt hàng công ty sẽ tương ứng với một hay một số lệnh sản xuất, kèm theo mỗi lệnh sản xuất là một lệnh cấp phát vật tư, qui định cho mỗi công đoạn tại mỗi phân xưởng sử dụng loại vật tư gì, lượng là bao nhiêu để hoàn thành được lệnh sản xuất đó. Trong mỗi lệnh sản xuất đều có ghi ngày giao lệnh và ngày hoàn thành, điều đó đảm bảo các đơn đặt hàng hoàn thành đúng tiến độ, đúng yêu cầu. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, mặc dù phức tạp và ứng dụng máy vi tính gặp một số khó khăn song hệ thống sổ sách, kế toán tương đối đầy đủ, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ… cho quản lý. Hàng tháng, có nhiều đơn đặt hàng phát sinh, có đơn đặt hàng thì hoàn thành trong tháng, có đơn đặt hàng thì dở dang chuyển sang tháng sau. Việc tính giá thành sản phẩm thì mỗi đơn đặt hàng được mở một phiếu tính giá thành, việc theo dõi tập hợp CPSX được phản ánh trên Bảng số 4. Công ty có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp, liên tục, khép kín, sản xuất theo các đơn đặt hàng, đồng thời việc sản xuất lại chia thành các phân xưởng, các giai đoạn rõ rệt. Vì vậy mà việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng là tương đối hợp lý. Song có một nhược điểm là không biết chi phí phát sinh tại đâu. Vì vậy để đảm bảo cho quá trình tập hợp chi phí sản xuấttính giá thành sản phẩm tại công ty đạt hiệu quả thì bên cạnh việc tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng còn nên tập hợp chi phí sản xuất cho các phân xưởng sản xuất. Trong quá trình tập hợp CPSX, công ty sử dụng các phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Đối với CPNVL, CPNC thì tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng còn CPSXC thì được tập hợp cho toàn công ty đến cuối tháng tiến hành phân bổ cho các đơn đặt hàng trong tháng theo tiêu thức sản lượng sản phẩm hoàn thành, nếu có đơn đặt hàng nào còn dở dang thì qui đổi ra sản phẩm hoàn thành tương đương (theo CPNVLTT). Công ty cho rằng việc tiêu hao về điện, nước… đối với mọi loại giầy là như nhau nên chọn tiêu thức phân bổ CPSXC là sản lượng hoàn thành tương đương như vậy là chưa hoàn toàn hợp lý, nên chăng công ty nên chọn tiêu thức phân bổ là CPNCTT. Việc theo dõi nguyên vật liệu của công ty được chi tiết nên góp phần quản lý chi phí được chặt chẽ. Việc tính giá thành sản xuất tại công ty hiện nay là theo từng đơn đặt hàng, như vậy là hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất hiện tại. Về việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất: Việc quản lý CPNVLTT là theo định mức nên rất chặt chẽ. Khi có lệnh sản xuất thì kèm theo luôn lệnh cấp phát vật tư, vì vậy việc xuất vật liệu cho quá tình sản xuất thường không xảy ra hiện tượng cấp thừa, còn nếu trong quá trình sản xuất mà thiếu vật liệu thì bộ phận thiếu đó tiến hành lập đề nghị cấp bổ sung, chuyển cho bộ phận có thẩm quyền xét duyệt. Nếu được chấp thuận thì thủ kho mới được xuất kho. Khi tiến hành tập hợp CPNVLTT, kế toán sử dụng phương pháp BQGQ để tính trị giá hàng xuất kho, phương pháp này đơn giản, song nó lại bình quân hóa toàn bộ nguyên vật liệu xuất kho từ đầu đến cuối tháng nên chưa chính xác. Hiện nay, tiền lương trực tiếp được trả căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành. Mỗi loại giầy có đơn giá tiền lương khác nhau. Việc tập hợp CPNCTT cũng được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, tuy nhiên chưa theo dõi chi tiết cho từng bộ phận sản xuất, nên chăng công ty theo dõi chi tiết cho từng bộ phận sản xuất thì sẽ giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất (CPNCTT) được tốt hơn. Chi phí sản xuất chung hiện nay được tập hợp toàn công ty, đến cuối tháng tiến hành phân bổ cho các đơn đặt hàng phát sinh trong tháng. Việc công ty chưa hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất… theo tôi là chưa hợp lý. Công ty cần xem xét và khắc phục. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuấttính giá thành sản phẩmcông ty Da Giầy Hải Phòng. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty hiện nay nhìn chung là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuấttính giá thành sản phẩm tại công ty như sau. Ý kiến 1: Công ty nên tập hợp chi phí sản xuất (CPNVLTT, CPNCTT) cho các bộ phận sản xuất – tức theo dõi chi tiết cho phân xưởng, trong phân xưởng thì chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Khi đó phần mềm Standard phải có sự thay đổi theo. Đồng thời tại từng bộ phận sản xuất Công ty cũng nên tách biệt CPSX thành định phíbiến phí. Từ đó để phản ánh đúng khoản CPSX cố định được tính vào giá thành sản phẩm và khoản CPSX cố định không được tính vào giá thành sản phẩm (hoạt động dưới công suất bình thường). Ý kiến 2: Về việc phân bổ chi phí sản xuất chung Mỗi đơn đặt hàng thường có các loại giầy khác nhau, mẫu mã khác nhau, hơn nữa trong một tháng lại có nhiều đơn đặt hàng khác nhau, làm cho hao phí về điện năng, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất mỗi sản phẩm khác nhau. Nếu phân bổ CPSXC theo tiêu thức số lượng như hiện tại công ty đang sử dụng thì mỗi một loại sản phẩm đều chịu một khoản CPSXC phân bổ là như nhau, không phân biệt đó là loại giầy gì, mẫu mã ra sao… Do đó dẫn đến giá thành sản xuất sản phẩm là không chính xác, đơn đặt hàng nào có số lượng giầy lớn thì sẽ chịu một lượng CPSXC lớn và ngược lại. Để khắc phục vấn đề này, cần sử dụng tiêu thức khác để phân bổ chi phí sản xuất chung. Yếu tố tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là khoản chi phí tương đối ổn định và được tập hợp theo từng đơn đặt hàng khá chính xác. Vì việc trả lương công nhân là trả theo sản phẩm, công ty đã xây dựng được đơn giá tiền lương cho từng loại giầy, đơn giá tiền lương cao hay thấp là phụ thuộc vào giá trị từng loại giầy. Do đó nên sử dụng tiền lương công nhân sản xuất làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng. Khi đó: CPSXC phân bổ cho từng ĐĐH = Tiền lương công nhân trực tiếp thực hiện ĐĐH X Hệ số phân bổ Hệ số phân bổ = Σ CPSXC trong kỳ Σ CPNCTT của các ĐĐH trongkỳ Vậy trong tháng 12/2002: Tổng CPSXC tập hợp được là 844.974.676 (đ) Tổng CPNCTT của các đơn đặt hàng trong tháng 12/2002 là: 971.826.676 (đ). Vậy chi phí sản xuất chung trong tháng 12/2002 được phân bổ như sau: (chương trình tự động tiến hành phân bổ). Biểu 3.1. BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 12/2002 Tiêu thức phân bổ: Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ: 844.974.676 (đ) Tổng chi phí nhân công trực tiếp : 971.826.676 (đ) Hệ số phân bổ: : 0,87 STT Tên ĐĐH Σ CPNCTT (đ) Mức CPSXC phân bổ 1 ĐH NoVy – 5/5V 202.915.322 176.536.330 2 ĐH Havte 7/7V 84.482.565 73.499.832 3 ĐH Kai 8/8V 104.469.973 90.888.876 …………. …………. …………. Cộng 971.826.532 844.974.676 Số liệu trên bảng phân bổ CPSXC được nhập vào Bảng số 4 và Nhật ký chứng từ số 7. Khi đó CPSXC được kế toán phản ánh. Nợ TK 154 844.974.676 (CT ĐH NoVy 5/5V 176.536.330 ĐH Havte 7/7V 73.499.832 ĐH Kai 8/8V 90.888.876) ………………………………. Có TK 627 844.974.676 Việc thay đổi tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung sẽ làm cho biểu 2-23 phiếu tính giá thành sản phẩm thay đổi cụ thể như sau: Biểu 3.2 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Tháng 12/2002 ĐĐH Kai 8/8V – Loại giầy octos Số lượng 14.750 đôi. Đơn vị nhận lệnh: Xí nghiệp Lê Lai 2 Tháng CPNVLTT CPNCTT CPSXC phân bổ Cộng Vào sản phẩm Số dư Tháng 12 715.345.500 104.469.97 3 90.888.876 903.677.301 903.677.301 Tổng giá thành: 903.677.301 Giá thành đơn vị: 61.266 (đ/đôi) Ý kiến 3: Về việc xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng là một khoản không đáng có làm tăng chi phí sản xuất nên nhiệm vụ của công ty là không ngừng phấn đấu khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đó làm cho giá thành được hạ thấp và nâng cao tỷ trọng sản phẩm sản xuất. Tại công ty, sản phẩm hỏng không nhiều (khoảng 1% trong tổng giá trị sản phẩm), nhưng nó chịu ảnh hưởng rất lớn của nhân tố chủ quan như người công nhân chưa quan tâm đến nhiều sản phẩm mình sản xuất, một phần là do nhân tố khách quan. Hiện tại, mọi chi phí phát sinh do sản phẩm hỏng, kế toán không tiến hành theo dõi riêng mà để cho thành phẩm chịu – tức là mọi chi phí sản xuất của sản phẩm hỏng đều tính vào giá thành thực tế của sản phẩm của đơn hàng có sản phẩm hỏng đó. Điều này chưa hợp lý vì chưa gắn trách nhiệm của người công nhân trực tiếp sản xuất với sản phẩm của mình. Theo tôi, để giảm số lượng sản phẩm hỏng và để giá thành được phản ánh chính xác, gắn trách nhiệm người sản xuất với kết quả sản xuất của họ, công ty cần hạch toán riêng khoản chi phí sản xuất sản phẩm hỏng từ đó xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về đâu. Hiện công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, việc xác định được sản phẩm hỏng thuộc về ai để qui trách nhiệm vật chất cho người sản xuất sẽ hạn chế tình trạng chạy đua theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng sau khi trừ phần phế liệu thu hồi có thể khấu trừ vào lương công nhân trực tiếp sản xuất hoặc trừ vào chi phí bất thường, chi phí quản lý doanh nghiệp… tùy theo quyết định xử lý. Ý kiến 4: Về việc tận thu phế liệu. Phế liệu của công ty thường là vải vụn, hiện tại chưa được thu hồi. Để giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành, công ty nên thu hồi vải vụn để bán đi hoặc pha chế. Khi thu hồi được phế liệu, kế toán công ty ghi: Nợ TK 152 Có TK 621. Ý kiến 5: Về hình thức sổ kế toán: Hiện công ty sử dụng hình thức sổ kế toán NKCT. Hình thức này có mẫu sổ khá phức tạp, nên ít thuận lợi cho việc ứng dụng vi tính vào công tác kế toán. Công ty nên kết hợp với nhà sản xuất phần mềm Standard thay đổi mẫu sổ cho phù hợp hơn. Chẳng hạn ứng dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung hoặc chứng từ ghi sổ. Ý kiến 6: Về việc hiện đại hóa công tác kế toán. Công ty đã trang bị hệ thống máy vi tính tương đối hiện đại, tuy nhiên đây là vấn đề còn rất mới nước ta, nên để khai thác tối đa ưu việt của máy vi tính, công ty nên thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán để sử dụng máy vi tính hiệu quả nhất. Đồng thời Công ty nên có biện pháp đầu tư hệ thống máy vi tính hiện đại hơn để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng tốt hơn. KẾT LUẬN Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải quan tâm đặc biệt đến việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuấtgiá thành sản phẩm, xác định chính xác và kịp thời giá thành sản phẩm. Thực hiện tốt công tác đó chính là cơ sở để đánh giá kết quả sản xuất và cũng là căn cứ, tiền đề tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp. Công Ty Da Giầy Hải Phòng đã thực sự coi trọng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuấttính giá thành sản phẩm, coi đây là một khâu trung tâm của toàn bộ công việc hạch toán kế toán. “Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuấttính giá thành sản phẩm tại Công ty Da Giầy Hải Phòng” là một đề tài có tính thực tiễn, nhưng do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế cũng như kiến thức có hạn, vì vậy luận văn em trình bày không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để Luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Dậu – người hướng dẫn trực tiếp em hoàn thành Luận văn này, các thầy cô giáo trong Hội đồng chấm Luận văn và các thầy cô của Học viện Tài chính cùng các cán bộ kế toán phòng kế toán Công ty Da Giầy Hải Phòng đã giúp em hoàn thành Luận văn này. Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2003 Sinh viên Khúc Thị Hằng . NHỮNG BIỆN PHÁP PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DA GIẦY HẢI PHÒNG. 3.1 và tính giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hải Phòng. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty hiện nay nhìn chung là phù hợp với đặc điểm sản xuất

Ngày đăng: 30/10/2013, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan