Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
26,58 KB
Nội dung
ĐẶC ĐIỂMCHUNGCỦA TỔNG CÔNGTYMUỐI I.Lịch sử hình thành và phát triển củaTổngcôngty Từ một bộ phận nhỏ thuộc Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm, TổngcôngtyMuối đã được thành lập do sự sáp nhập giữa CôngtyMuối TW-Bộ Nội Thương với Cục Công Nghiệp Bộ Công Nghiệp Thực Phẩm theo quyết định số 252/HĐBT tháng 10/1985. Thêm một dấu mốc lịch sử được hình thành đó là vào ngày 17/5/1995 Tổngcôngty được thành lập lại theo quyết định số 414/TM- TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương Mại.Tổng côngty bao gồm các thành viên hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, nghiên cứu tiếp thị trong nghành kinh doanh nhằm tăng cường tích tụ, tập trung phân công chuyên môn hoá nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên cũng như của toàn Tổngcông ty. Chức năng và nhiệm vụ củaTổngcôngty : -Lập và triển khai các dự án dài hạn toàn quốc về sản xuất và kinh doanh Muối và các sản phẩm khác từ nước biển. -Sản xuất và cung ứng Muối Iốt cho miền núi và đồng bằng. -Dự trữ quốc gia, khảo sát thiết kế, xây dựng các đồng muối cỡ nhỏ và lớn. -Thiết kế chế tạo lắp đặt các nhà máy trộn Iốt -Hợp tác liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước về sản xuất và buôn bán Muối;Cố vấn kinh tế kĩ thuật về sản xuất Muối. -Đối với TổngCôngtyMuối Việt Nam trong quá trình hoạt động phải thực hiện song song hai nhiệm vụ, nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ xã hội. Nhìn nhận từ phương diện khách quan, xét với doanh nghiệp nhà nước thì hai nhiệm vụ này liên quan chặt chẽ gắn bó và bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Nhưng giữa chúng có danh giới và 1 1 phân dịnh rõ ràng. TổngCôngtyMuối muốn tồn tại phát triển, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, mục tiêu kinh doanh phải là lợi nhuận không ngừng nâng cao doanh thu giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường khắc nghiệt. Đặc thù của một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh mặt hàng thiết yếu thì cùng với nhiệm vụ đảm baỏ mục tiêu kinh doanh là phải gánh vác nhiệm vụ xã hội. Các hoạt động công ích, nhiệm vụ xã hội mà TổngCôngTyMuối phải thực hiện đó là phổ cập muối Iốt toàn dân, chống bệnh bướu cổ, góp phần bình ổn giá cả, điều hoà cung cầu muối trong cả nước. Đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, nâng cao đời sống thu nhập của người sản xuất muối. TổngCôngty còn đưa ra những khung giá thích hợp với tầng lớp dân cư nghèo miền núi. Đảm bảo an ninh ngành muối, bảo vệ lợi ích người sản xuất muối là nhiệm vụ rất quan trọng mà Nhà nước giao phó choTổng Côngty muối. Như vậy việc phân định hai nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ xã hội giúp cho TổngCôngty có những kế hoạch kinh doanh phù hợp đồng thời xây dựng giải pháp hữu hiệu nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh tế cao nhất. Đặcđiểmcủa thị trường :Thị trường tiêu thụ sản phẩm MuốicủaTổngcôngty cũng không phải rộng lớn lắm , thị trường tiêu thụ Muối chủ yếu là các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang,Bắc Giang, Bắc Kạn…Bên cạnh đó thì Tổngcôngty cũng bán Muối cho các tỉnh, thành phố ở đồng bằng.Nói đến thị trường nước ngoài thì có thể nói đây là một điểm yếu củaTổngcôngty .Sản phẩm Muối xuất khẩu ra thị trường thị trường thế giới rất nhỏ giọt. Trong những năm gần đây Tổngcôngty cũng đã ký kết hợp đồng cung cấp Muối cho các nước Nhật, Malaysia … tuy nhiên lượng Muối cung cấp cho các thị trường này vẫn chưa lớn, sản phẩm Muối mà Tổngcôngty cung cấp cho các thị trường đó là Muối tiêu dùng không có MuốiCông Nghiệp, Tổngcôngty không chỉ không xuất khẩu được mà còn phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn Muối mỗi năm . Một đất 2 2 nước có chiều dài hơn 3000KM đường biển thì đầu tư phát triển các đồng Muối có chất lượng cao là một vấn đề rất quan trọng ,có ý nghĩa to lớn. Đặcđiểmcủa sản phẩm:Muối luôn góp phần làm cho cuộc sống thêm thú vị và có ý nghĩa hơn, từ những bữa ăn thường nhật cho tới những nơi sản xuất và chế biến không chỉ có thực phẩm mà còn nhiều nghành khác cần có sự đóng góp của nghành Muối. Đây là một mặt hàng thiết yếu, không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Sản phẩm Muối cũng khá đa dạng bao gồm:Muối thô, Muối tinh trong đó Muối thô thì có Muối thô trộn Iốt, Muối thô không trộn Iốt, Muối tinh thì có Muối tinh trộn Iốt và Muối tinh không trộn Iốt .Tuy nhiên trong những năm gần đây Nhà nước đang khuyến khích nhân dân dùng Muối Iốt nhằm tăng cường sức khoẻ, tránh các rối loạn do thiếu Iốt, phát triển trí tuệ cho trể thơ… Vì vậy sản phẩm Muối Iốt chiếm tỷ trọng lớn trong lượng Muối sản xuất ra phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, còn Muối phục vụ cho các nghành Công Nghiệp thì rất ít Sở dĩ như vậy là vì Muối ở Việt Nam chất lượng chưa cao chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất Công Nghiệp . Một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng Muốicủa Việt Nam là thời tiết. Nắng ở Việt Nam hầu như chưa đủ để tạo ra Muối có chất lượng cao.Tuy nhiên cũng có những vùng thì nắng tốt nhưng các đồng Muối chưa có sự đầu tư đúng mức do đó cũng ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm Muối tạo ra .Vì vậy việc đầu tư và phát triển Muối chất lượng cao là một vấn đề rất cấp thiết , quan trọng củaTổngcôngty trong giai đoạn hiện nay. TổngcôngtyMuối là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân được Nhà nước giao vốn , tài nguyên , đất đai và các nguồn lực khác. Trên cơ sở vốn và nguồn lực Nhà nước đã giao cho Tổngcôngty , Tổngcôngty giao vốn và nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn được Hội Đồng Quản Trị(HĐQT) phê duyệt. Các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trước 3 3 Nhà nước và Tổngcôngty về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực được giao. Tổngcôngty chịu sự kiểm tra giám sát về mặt Tài chính của Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước, đại diện chủ sở hữu về vốn và tài sản Nhà nước tại Tổngcôngty theo uỷ quyền của chính phủ. Đơn vị thành viên chịu sự kiểm tra giấm sát củaTổngcôngty theo nội dung đã quy định tại điều lệ Tổngcôngty và của cơ quan Tài chính về các hoạt động tài chính , quản lý vốn và tài sản Nhà nước . Biểu số 01: Quy mô và kết quả hoạt động kinh doanh củaTổngcôngty trong 2 năm 2001, 2002 CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH 2001 2002 1.Tổng doanh thu Tỷ 374,3 261 2.Nộp ngân sách Triệu 38,049 -148,855 3.Lãi Triệu 38,75 -55,583 4.Vốn kinh doanh Triệu 7051,703 7160,124 Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh củaTổngcôngty năm 2002 có sự giảm xuống. Doanh số giảm xuống như vậy nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên.Vì vậy vấn đề đặt ra là Tổngcôngty phải có biện pháp làm giảm chi phí. Trong khi nguồn vốn kinh doanh tăng lên nhưng lãi lại giảm xuống, vì vậy Tổngcôngty cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên xét về doanh số trong 5 năm lại có sự tăng lên rõ rệt Biểu số 02: Mua vào, bán ra ,doanh thu củaTổngcôngty trong 5 năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002. Năm Đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 2002 Bình quân 5 năm Mua vào 1000 tấn 176,8 191 214,7 522,7 358,3 292,7 Bán ra 1000 tấn 135,4 172,8 233,8 484,4 308,1 266,9 Doanh thu 1000 143,1 187,6 203,4 374,3 261,0 233,9 4 4 triệu Nhìn vào bảng số liệu thống kê trên trong 5 năm qua lượng Muối mua vào cho hoạt động kinh doanh toàn Tổngcôngty đạt 1.403.600 tấn, trong đó năm 2001 là năm đỉnh cao (522.700 tấn), năm 2002 tuy đạt 68,7% so với thực hiện năm 2001 nhưng so với bình quân 5 năm đạt 122,4%, nếu so năm 1998 đạt 202,6%.Tổng lượng đưa vào lưu thông đạt 1.334.400 tấn, trong đó năm 2001 đạt cao nhất (484.370 tấn).Năm 2002 bán ra so với năm 2001 đạt 3,6% nhưng so bình quân 5 năm đạt 115,4% và so năm 1998 đạt 227,5%.Tổng doanh thu trong 5 năm đạt 1.169,4 tỷ đồng. Năm 2002 thực hiện so với năm 2001 đạt 69,7% nhưng so thực hiện bình quân 5 năm đạt 111,6%. Từ kết qủa thực hiện trong năm 2002 và các phép tính so sánh có thể đi đén kết luận thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mua vào, bán ra, doanh thu năm 2002 của toàn Tổngcôngty vẫn giữ vững và phấn đấu duy trì ỏ mức cao.Tuy nhiên năm 2002 Tổngcôngty đã bị lỗ, còn năm 2001 hoạt động kinh doanh có lãi nhưng lãi thấp. Điều này có thể giải thích một phần là do đặcđiểmcủa nghành Muối sản xuất có tính thời vụ , chi phí phát sinh quanh năm, không chỉ thế chât lượng Muối phụ thuộc vào nhiều thời tiết.Thời tiết ở nước ta vẫn chưa góp phần tạo ra Muối có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các nghành công nghiệp.Thế nhưng không phải vì thế mà đổ lỗi kinh doanh bị lỗ, hay lãi thấp tất cả là do đặcđiểmcủa nghành, do thời tiết mà Tổngcôngty cần xem xét hiệu quả kinh doanh của mình, phải có kế hoạch chiến lược, biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy nghành phát triển. II.Tài chính của TổngCôngtyTổngCôngty thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp, tự chủ về tài chính trong kinh doanh phù hợp với luật doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác .Trong quản lý tài chính TổngCôngty có nghĩa vụ thực hiện 5 5 đúng chế độ và các quy định khác về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán hạch toán ,chế độ kiểm toán và các chế độ khác nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hoạt động tài chính củaTổngCôngty .Tổng Côngtycông bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin đánh giá đún đắn và khách quan về hoạt động củaTổngCôngty theo quy định chính phủ , TổngCôngty thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tự chủ về tài chính củaTổngCôngty : -Hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính -Thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính -Các đơn vị thành viên củaTổngCôngty gồm những doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập và có những doanh nghiệp hạch toán kinh tế phụ thuộc. • Đối với các doanh nghiệp thành viên là những đơn vị hạch toán độc lập :Những doanh nghiệp này nhận vốn và nguồn lực khác của nhà nước do TổngCôngty giao lại; Doanh nghiệp được quyền huy đông vốn các nguồn tín dụng khác theo pháp luật để thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển của mình; Doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác, được hình thành quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. • Đối với các thành viên là đơn vị hạch toán phụ thuộc :có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp củaTổngCôngty , chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi củaTổngCông ty. III. Tổ chức bộ máy quản lý củaTổngCôngty 1.Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) Được thành lập theo quyêt định số 1167/TH-TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương Mại tháng 12/1996.HĐQT gồm có 5 người: -Chủ tịch 01 người -Trưởng ban kiểm soát chuyên trách :01 người 6 6 -Uỷ viên kiêm nhiệm :03 người.Trong đó 01 uỷ viên là Tổng giám đốc , 01 uỷ viên đương chức phụ trách Phòng Kĩ Thuật củaTổngCôngty , 01 uỷ viên là do Bộ Thương Mại (nay lầ do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ) uỷ nhiệm. Nhiệm vụ quyền hạn của HĐQT : -HĐQT thực hiện chức quản lý hoạt động củaTổngCôngty chịu trách nhiệm về sự phát triển củaTổngCôngty theo nhiệm vụ nhà nước giao. -HĐQT xem xét phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc giao vốn và các nguồn lực khác . -Kiểm tra giám sát mọi hoạt động trong TổngCôngty -Ban hành và giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kĩ thuật kể cả đơn giá tiền lương , đơn giá và định mức trong xây dựng chuyên nghành . -Thông qua báo cáo hoạt động hàng quý, 6 tháng và hàng năm củaTổngCông ty, báo cáo tài chính tổng hợp ( trong đó có bảng cân đối tài sản) hàng năm củaTổngCôngty và của các doanh nghiệp thành viên do Tổng Giám Đốc trình . 2. Tổng Giám Đốc Tổng Giám Đốc(TGĐ) là đại diện pháp nhân củaTổngCôngty và chịu trách nhiệm trước HĐQT , trước Bộ Trưởng Bộ Thương Mại và trước pháp luật về điều hành hoạt động củaTổngCông ty, TGĐ là người có quyền hành cao nhất trong TổngCôngty , chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh củaTổngCông ty, thực hiện các nhiệm vụ và cân đối lớn nhà nước giao cho TổngCông ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT. Tổ chức điều hành hoạt động củaTổngCôngty theo Quyết định của HĐQT, báo cáo HĐQT và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động kinh doanh củaTổngCôngty ,bao gồm báo cáo 6 tháng và 7 7 hàng năm, báo cáo tài chính tổng hợp , bảng cân đối tài sản củaTổngCôngty . 3.Phó Tổng Giám Đốc Là người giúp Tổng Giám Đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động củaTổngCôngty theo phân côngcủaTổng Giám Đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và pháp luật về nhiệm vụ được TGĐ phân công thực hiện .Do đó khi TGĐ đi vắng thì Phó TGĐ đựoc uỷ quyền ký duyệt những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh củaTổngCôngty . 4. Ban kiểm soát Thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của TGĐ, bộ máy giúp việc và các doanh nghiệp thành viên củaTổngCôngty trong hoạt động tài chính , chấp hành pháp luật . Báo cáo HĐQT theo định kỳ hàng quý hàng năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra giám sát của mình, kịp thời phát hiện và báo cáo ngay HĐQT về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu vi phạm trong TổngCôngty . Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được HĐQT cho phép, phải chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật nếu cố ý bỏ qua hoặc bao che những hành vi phạm pháp. Văn phòng Tổngcôngty có trụ sở tại số Hàng Gà - Hà Nội, cán bộ công nhân viên củaTổngcôngty gồm 59 nguời trong đó có 18 nữ và 41 nam, gồm có các phòng ban như sau: - Phòng Tổ Chức Hành Chính - Phòng Tài chính Kế Toán - Phòng Xây Dựng Cơ Bản - Phòng Dự Trữ Quốc Gia - Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh 8 8 - Phòng Xuất Nhập Khẩu - Phòng Kỹ Thuật Các phòng ban này có nhiệm vụ chấp hành và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các chế độ chính sách của Nhà nước, các quy định nội qui củaTổngCôngty và các chỉ thị mệnh lệnh của HĐQT. Đề xuất với Tổng Giám đốc TổngCôngtyMuối những chủ trương, biện pháp giải quyết khó khăn gặp phải trong sản xuất kinh doanh và tăng cường công tác quản lý củaTổngCôngty dưới sự chỉ đạo của HĐQT. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau : - Phòng Tổ Chức Hành Chính: Gồm 7 người trong đó có 1 trưởng phòng 1 phó phòng, có nhiệm vụ quản lý hồ sơ của toàn bộ cán bộ công nhân viên Tổngcông ty, có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo cán bộ khi Tổngcôngty và các đơn vị thành viên có nhu cầu. Thực hiện chế độ về lao động, bảo hiểm xã hội, sức khoẻ củacông nhân viên theo quy định của Nhà nước. Phòng này ký duyệt các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của mình chẳng hạn nhân viên của phòng đi công tác muốn tạm ứng tiền thì trong giấy đề nghi tạm ứng phải có chữ ký của trưởng phòng này. - Phòng Kế Toán - Tài Chính: Gồm 10 người trong đó có 1 trưởng phòng 2 phó phòng, có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán tài chính củaTổngcôngty giúp Ban giám đốc Tổngcôngty nắm bắt các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán theo quy định của Nhà nước. Đây là nơi lưu giữ , lập các chứng từ, và ghi sổ, lưu các sổ sách kế toán. - Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh: Gồm 10 người trong đó có 1 trưởng phòng 2 phó phòng, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất và cùng phòng kỹ thuật bám sát, kiểm tra việc thực hiện chất lượng sản phẩm trước khi nhập và đa ra thị trường. Ký kết các hợp đồng mua bán và tiêu thụ. Đồng thời giúp Ban giám đốc Tổngcôngty nắm bắt kịp thời các thông tin kinh tế để ra quyết định chỉ đạo cho chính xác. Sau khi ký hợp đồng thì 9 9 phòng này phải có lệnh xuất hàng xuống các trạm củaTổngcôngty để các trạm này lập hoá đơn, phiếu xuất kho. - Phòng Xây Dựng Cơ Bản: Gồm 9 người trong đó có 1 trưởng phòng 1 phó phòng, có nhiệm vụ nắm bắt tình hình kho tàng và cơ sở vật chất của toàn Tổngcông ty, tham mưu cho Tổng giám đốc trình lên Chính phủ xây dựng các đồng muối nguyên liệu, các công trình xây dựng cơ bản. Phòng này mở sổ kế toán riêng và tính kết quả riêng nên nó lưu giữ các chứng từ liên quan đến xây dựng cơ bản. - Phòng Dự Trữ Quốc Gia: Gồm 7 người trong đó có 1 trưởng phòng 1 phó phòng, có nhiệm vụ cùng phòng kế hoạch kinh doanh xây dựng kế hoạch dự trữ muối nguyên liệu để phục vụ sản xuất kinh doanh trong những ngày giáp vụ, dự báo nhu cầu để dự trữ muối khi cần thiết. - Phòng Xuất Nhập Khẩu: Gồm 8 người trong đo co 1 trưởng phòng 1 phó phòng, có nhiệm vụ ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu muối nguyên liệu và thiết bị máy móc của nước ngoài. - Phòng Kỹ Thuật: Gồm 8 người trong đo co 1 trưởng phòng 2 phó phòng, có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng muối nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất, kiểm tra chất lượng qua từng công đoạn sản xuất, nghiên cứu và cải tiến ứng dụng các công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất. 10 10 [...]...Sơ đồ số 01: Tổ chức quản lý của Tổngcôngty Muối Việt Nam Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc hòngTổChứcHànhChính XâyPhòngDự Bản Dựng Cơ TrữQuốcGia PhòngKếHoạchKinhDoanh PhòngXuấtNhậpKhẩu PhòngKỹThuật PhòngTài Phòng ChínhKếToán Các Côngty thành viên, các Trạm trực thuộc Tổng côngty Muối Việt Nam 11 11 . ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỔNG CÔNG TY MUỐI I.Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Từ một bộ phận nhỏ thuộc Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp. theo phân cấp của Tổng Công ty , chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi của Tổng Công ty. III. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty 1.Hội Đồng Quản