Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
1,4 MB
Nội dung
Tiểu sử Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9-9-1937 tại thành phố Huế Quê gốc: xã Triệu Long, huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị, hiện sống ở Huế Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1978) Hoàng Phủ Ngọc Tường từng dạy học, tham gia tích cực phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống Mỹ - ngụy đòi độc lập, thống nhất Tổ quốc từ những năm 50. Viết văn, viết báo từ khi còn rất trẻ, từng là Trưởng ty VHTT Quảng Trị, Tổng thư ký Liên Minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình thành phố Huế. Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Trị, Tổng biên tậptạp chí Sông Hương, Cửa Việt. Tác phẩm chọn lọc : - Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn lâu (bút ký, 1971). - Những dấu chân qua thành phố (thơ, 1976). - Rất nhiều ánh lửa (ký, 1979). - Ai đã đặt tên cho dòng sông (bút ký, 1985). - Bản di chúc cỏ lau (1991). - Người hái phù dung (thơ). Ông đã được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980 với tác phẩm “Rất nhiều ánh lửa”. Tác Phẩm tiêu biểu: Dạ Khúc Có một buổi chiều nào như chiều xưa Anh về trên cát nóng Đường dài vành môi khát bỏng Em đến dịu dàng như một cơn mưa Có một buổi chiều nào như chiều qua Lòng tràn đầy thương mến Mang cả xuân thì em đến Thắm nồng như một bông hoa Có buổi chiều nào người bỏ vui chơi Cho tôi chiếc hôn nồng cháy Nỗi đau bắt đầu từ đấy Ngọt ngào như trái nho tươi Có buổi chiều nào mộng mị vây quanh Nửa vành mi cong hờn dỗi Em xõa muộn sầu trên gối Rối bời như mớ tơ xanh Có buổi chiều nào hình như chưa nguôi Vầng trăng sáng màu vĩnh viễn Em có lời thề dâng hiến Cho anh trọn một đời người Có buổi chiều nào như chiều nay Căn phòng anh bóng tối dâng đầy Anh lặng thầm như là cái bóng Hoa tàn một mình em không haỵ Bồng bềnh cho tới mai sau Có con thuyền trong sương trắng Bồng bềnh như một cánh chim Có em chèo thuyền áo trắng Xôn xao như trốn, như tìm Có vầng mặt trời rực sáng Bồi hồi như một trái tim Em chèo thuyền về phía hướng đông Thu Bồn Tiểu sử Nhà thơ Thu Bồn, tên thật là Hà Đức Trọng (sinh ngày 1 tháng 12 năm 1935 tại Quảng Nam, mất ngày 17 tháng 6 năm 2003), là một nhà thơ, nhà văn Việt nam Thu Bồn sinh tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, vào bộ đội năm mười một tuổi và là thiếu sinh quân ở đơn vị biệt động chiến đấu. Trong thời gian chiến tranh Việt nam, ông làm phóng viên chiến trường Liên khu V sau đó về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thu Bồn là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ miền Trung Trung Bộ và ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV. Ngoài bút danh đặt theo tên dòng sông Thu Bồn quê hương, ông còn có các bút danh khác là Hà Ðức Trọng, Bờ Lốc. Ngoài thơ, Thu Bồn còn viết tiểu thuyết, nhưng ông được biết đến nhiều với những bài trường ca, trong đó Bài ca chim Chơ Rao vẫn được coi là thành công có tính định hướng cho phong cách tiêu biểu của ông và “không những là tác phẩm từ miền Nam gửi ra khá sớm, mà còn là bản trường ca đầu tiên của văn học giải phóng” [1] . Đây là khúc ca ca ngợi lòng yêu tự do, ý chí bất khuất của những con người Tây Nguyên trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ được giảng dạy ở chương trình giáo dục phổ thông của Việt nam. Các tác phẩm chính • Bài ca chim Chơ Rao (trường ca, 1962), • Tre xanh (thơ, 1965), • Mặt đất không quên (thơ, 1970), • Những đám mây mầu cánh vạc (tiểu thuyết 2 tập, 1975); • Oran 76 ngọn (trường ca, 1979), • Người vắt sữa bầu trời (trường ca, 1985) • Thông điệp mùa xuân (trường ca, 1985) • Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ, 1992) . • Tôi nhớ mưa nguồn (thơ, 1999) • Trường ca tuyển tập (1999) Các giải thưởng • Giải văn học Nguyễn Đình Chiểu • Giải thưởng văn học quốc tế Lotus của Hội Nhà văn Á Phi (1973) • Giải thưởng báo Hà Nội Mới (1969) • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001 Các tác phẩm viết về Huế Tạm biệt Huế Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ Nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu Những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng Mặt trời vàng và mắt em nâu Xin chào Huế một lần anh đến Để ngàn lần anh nhớ hư vô Em rất thực nắng thì mờ ảo Xin đừng lầm em với cố đô Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền Nón rất Huế mà đời không phải thế Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng Nhịp cầu cong và con đường thẳng Một đời anh đi mãi chẳng về đâu Con sông dùng dằng con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya Tạm biệt Huế với chiếc hôn thầm lặng Anh trở về hóa đá phía bên kia. Qua sông Thu Bồn Cầu vồng lũ trẻ chơi màu sắc Ta thích làm mây mang bão giông Rạch chéo đất trời tia kiếm chớp Thức reo làm thác ngủ làm sông Dòng sông rộng quá nên lai láng Nhịp cầu thường tiễn ta đi xa Hỡi con ngựa chiến tuôn về biển Bất kham dừng lại hóa phù sa Ta yêu cỏ thẹn bên cồn mả Hoa tím em thường giả bông tai Cọng chiếu bao giờ thành xuyến ngọc? Lối cỏ anh về vẫn lắm gai Mẹ ngủ ven trời sau cỏ mật Mây giăng Trà Kiệu chớp Sơn Trà Sau màn mưa ấy hai con mắt Xanh hơn cỏ dại ngước nhìn ta Sâu lắng lòng sông ra Cửa Đợi Nửa đêm ta thức nhịp Nam Bình Con thuyền đã gõ xua đàn cá Sóng vẫn trào lên đẫm phận mình Trọn đời em muốn làm con sóng Sông lặng mà em lắc mạn thuyền Đàn cá khiếp hồn tuôn nháo nhác Làm mắc vầng trăng giữa lưới vàng Ta cũng là trăng luôn mắc lưới Vớt lên ướt hết nửa cuộc đời Đêm đêm hong gió trên triền núi Gọi nắng mai lên vá lại trời. Sông Thu Bồn 1987 Tôi nhớ mưa nguồn Tôi ngỡ ngàng và tưởng không bao giờ gặp Huế Đèo Hải Vân cao vút lỗ châu mai Ô cốt giặc đen ngòm bốn phía. Biển và mây sóng vỡ vụn chân gành. Quê hương mẹ tôi chưa về được huống chi em xa cách mấy thôi đường. Huế mờ trong khói thuốc Huế mờ trong đạn bom Huế chìm trong mưa lụt. Cầu Trường Tiền bắc giữa giấc mơ tôi Tìm tôi tìm Huế Tôi ở đâu rơi về góc Huế Mười năm có lẻ buồn vui Một vợ hai con có bìa hộ khẩu Có một làng quê mong ngóng phía mặt trời Mà sao tôi chẳng là tôi Khi hèn mọn đánh rơi mình vào quên lãng Tôi tìm tôi lang thang Đêm nào lã chã trăng như nước mắt Trầm ngâm tôi với Ngự Bình Trước mộ đứa con trai sinh thiếu tháng Cháu là người ngoài cuộc đời Chỉ được nhìn Huế năm ngày qua lồng kính! Tôi tìm tôi khuya khoắt Lập loè lửa nhang gốc phượng sương mờ Nhấp nháy hoài như mắt cây mắt gió Bên những người xe thồ, xích lô gác chân lên trời nằm đợi khách Khẽ hát về đêm tàn Bến Ngự Vâng, cho đến tàn đêm tôi mới gặp được lời của phố Nỉ non vệ cỏ bên đường Tôi tìm tôi lửa đốt Mỏi rời chân đêm đứng chờ vợ đẻ Cửa hạnh phúc đầy tiếng rên la Bắt chước ai tôi cắm nén nhang bên gốc xà cừ Cầu bình an cho con Bình an cho mẹ Sao lại không nguyện cầu cho bình an Huế trăm năm lớp lớp oan hồn Chính tôi một oan hồn còn sống Tôi tìm tôi bè bạn Góc nghĩa địa lều tranh Dương Thành Vũ Trăng như nước đá mùa đông Ướp lạnh những giấc mơ diều giấy Bạn như người ngoài cuộc đời Uống bóng mình xạm đen râu ria đáy chén Câu thơ không đủ ấm Kể chuyện tiếu lâm nghe tiếng mình cười! Tôi tìm tôi lạnh toát Đường Phan Bội Châu số nhà ba mốt Đỉnh dốc là Sào Nam tôi ở lưng chừng Nơi có mệ già ngồi bên đường chìa mê nón xin đời bố thí Bốn mùa mệ không đổi dáng ngồi Như tượng đài thời gian rách nát Mệ cũng là người ngoài cuộc đời Tuổi trẻ ồn ào đi qua lướt qua không thèm để ý Dân xe cúp xe con rú máy vèo qua xả khói vào mê nón Rơi vào mê nón nắng mưa nhiều hơn đồng hào Chuông chùa rơi từng giọt lắng trầm “Anh chị cho tui xin một đồng”! Tiếng cầu xin bám đuổi hồn tôi Ôi, khổ đau cũng cầu mong thêm được vài phút sống! Tôi tìm tôi hờ hững Giữa chúng ta láo nháo nói cười Vỗ tay mừng công cụng ly thành tích Rồi trở về tìm lá xông vợ cúm Rồi trở về góc Huế với mình Bước đi như hẫng hụt Lục túi tìm mười đồng bỏ vào mê nón mệ bên đường Mà túi rỗng Thơ không bán được mệ ơi! Tthơ cũng ở ngoài cuộc đời, thưa mệ! Tôi tìm tôi tìm Huế Góc chợ rau dưa hè phố gánh hàng Bên dòng sông nắng đục mưa trong Câu ca như cầu bắc Tôi đi tìm mà nhiều khi chẳng gặp Gương mặt mình đích thực Bạn bè ơi . Tố Hữu Tiểu Sử: Tố Hữu (tên thật là Nguyễn Kim Thành; 1920–2002) là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông sinh tại Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nhiều tài liệu, sách báo thường ghi ông sinh tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông đã nói rõ điều này trong cuốn Một thời nhớ lại, NXB Hội Nhà văn, 2000: "Nhưng thực ra tôi sinh ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, năm 1920, và ở đó đến năm chín tuổi mới theo cha ra Huế" (trang 8). Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorki . qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với ý tưởng cộng sản. Ông gia nhập Đoàn thanh niên và được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1938. Tháng 4 năm 1939, ông bị bắt, bị tra tấn và giam tại nhiều nhà tù miền Trung như Lao Bảo, Huế, Ban Mê Thuột . Cuối năm 1941, ông vượt ngục về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của thành phố Huế. Năm 1946, ông là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước: 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam; 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức; Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư; Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương; Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới năm 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương. Năm 1958, ông tham gia dập tắt phong trào Nhân văn-Giai phẩm đòi dân chủ của các văn nghệ sĩ miền Bắc. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức. Ông mất 9h15' ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108. • Ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm với tư cách là người thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách văn nghệ. Nhiều ý kiến coi ông tà tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này. • Ông cũng được đánh giá là con người khá bảo thủ, khi bị phê bình về các tác phẩm của mình thì thường có phản ứng rất quyết liệt (Theo nhận định của Văn Cao thì chính lí do này khiến ông bị nghi hoặc là có liên quan đến việc đẩy mạnh dập tắt [...]... dại (thơ, 2007) Một tập thơ gồm 56 bài do bà tự tuyển chọn trong những tập thơ đã xuất bản của mình được Nhà xuất bản Curbstone dịch sang tiếng Anh và phát hành năm 2005 Đánh giá Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà đã viết: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giàu ý tứ Tứ thơ bao giờ cũng là bất ngờ Hình như không tạo được tứ lạ thì bài thơvẫn còn trong dự tưởng." Nhà thơ Ngô Văn Phú cũng nhận định: "Thơ Lâm... người Huế Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế) Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn. .. phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt nam Tác phẩm chính Trái tim sinh nở (thơ, 1974) Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983) Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984) Nai con và dòng suối (truyện thiếu nhi, 1987) Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi, 1987) Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989) Mẹ và con (thơ, 1994) Đề tặng một giấc mơ (thơ, ... Sử Nhà thơ Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh ngày 15/2/1907, mất ngày 21/12/1967 là người quê Đại Lộc, Quảng Nam, nhưng tên tuổi ông gắn bó với Huế hơn nửa thế kỷ nay không chỉ vì ông từng là học sinh Trường Quốc học Huế và sau khi đỗ tú tài làm tham tá tòa Khâm sứ Huế, mà chủ yếu vì tập thơ đầu tay "Huế Đẹp và Thơ" đã được các tác giả "Thi nhân Việt Nam" trân trọng đánh giá: " tả cảnh Huế chưa... chính là thơ ca Về thơ, ông viết tới hàng ngàn bài, trong đó có thơ chữ Hán (Lộc Minh thi tập) có 227 bài, còn lại đều là thơ ca tiếng Việt, gồm ngót một ngàn bài Ông còn chuyển dịch và có phần nào phóng tác tuồng Lệ Địch (le Cid) của nhà văn Pháp P.Corneille và viết một số tác phẩm khác như Bán buồn mua vui, Đời Thúc Giạ Thơ của ông tập hợp trong các thi phẩm Tiếng hát sông Hương (1972) và Thơ ca tuyển... phê bình văn học Phan Cự Đệ) "Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích Còn lại là những câu thơ thiên tài Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch " (Nhà thơ Trần Đăng Khoa) " Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới."... le te, Tiếng non rao lảnh lói: Chốc chốc: "Ai ăn chè?" (Huế, Đẹp và Thơ) Núi Ngự, sông Hương Anh đã đến Huế rồi, Anh đã biết Huế chưa? Ví đã biết Huế rồi Thì đã hiểu Huế chưa? Hiểu rồi cũng ngỡ là chưa, Mà chưa nào biết rằng chưa hay rồi Ra đi lòng những bồi hồi, Biết chăng? Chẳng biết rằng rồi hay chưa Huế tôi, cảnh đẹp như mơ Đế đô là một bài thơ muôn vần Tay tiên dù nắn bút thần Cũng đành bỏ lắm... thông Lửa chiến tranh nay đã tắt rồi Mà lòng ta vẫn cháy không nguôi Mẹ ơi dưới đất còn chua xót Những tiếng giầy đinh đạp núi đồi! Ôi Huế ngàn năm, Huế của ta Đường vào sẽ nối lại đường ra Như con của mẹ về quê mẹ Huế lại về vui giữa Cộng hòa 6.2.1955 Huế Tháng Tám Huế trầm mặc hôm nay sao khác khác Những mắt huyền ngơ ngác hỏi thầm nhau Chân nôn nao như khách đợi mong tàu Bước dò bước, không biết... một người Huế gốc, mà nói đến Huế là phải nói đến một thiên nhiên với núi Ngự, sông Hương, cửa Thuận và Phá Tam Giang, những thắng tích vào bậc nhất miền Trung và trong cả nước… Nói đến Huế là phải nói đến chất kinh thành, vương gia, lăng tẩm, chất tinh tế có phần quý phái…và, thơ ca thì thường hay buồn, vốn dĩ xưa đã có những giọng ca buồn từ thời châu Hoá, châu Ô, châu Lý…xa xôi… Chất Huế còn là... thiên nhiên là một nét đặc sắc trong thơ Ưng Bình Thúc Giạ thị…Dù làm quan, hay là đi thăm thú danh lam thắng cảnh, điều đầu tiên Thúc Giạ chú ý tới là trời, đất, núi, sông hồn nhiên và mỗi nơi một vẻ đẹp riêng Trong tập thơ chữ Hán, Lộc Minh thi tập, Thúc Giạ đi nhiều, viết nhiều về các vùng đất, di tích nổi tiếng như chùa Trà Am, chùa Thiên Mụ, núi Ngự, sông Hương ở Huế, sông Ngưu Chữ ở Hương Khê; Đầm . 1987) Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989) Mẹ và con (thơ, 1994) Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998) Hồn đầy hoa cúc dại (thơ, 2007) Một tập thơ gồm 56 bài do bà tự. đường. Huế mờ trong khói thuốc Huế mờ trong đạn bom Huế chìm trong mưa lụt. Cầu Trường Tiền bắc giữa giấc mơ tôi Tìm tôi tìm Huế Tôi ở đâu rơi về góc Huế