Ưng Bình Thúc Giạ thị được nhiều người yêu mến bởi tài thơ, bởi tính khiêm cung, bình dị… Một đời ông, dù là hoàng phái, dù từng làm quan cao, nhưng vẫn chủ trương sống thanh đạm, giữ lấy cái tâm thuần chất không nhuốm tục luỵ, lòng vẫn hướng về cái đẹp, và yêu Huế thì đến tận cùng gan ruột.
Thịnh Đường). Ở Kinh đô Huế, ông sinh vào năm 1871, khi lớn lên, đất nước đã bị giặc Pháp xâm lược, Hoàng tộc nhà Nguyễn đã trải qua rất nhiều biến động. Từ ngày cất tiếng khóc chào đời, cho đến khi học xong Quốc học Huế, đỗ đầu kỳ thi Ký lục (1904), trong ngót 30 năm, nhà Nguyễn đã thay tới 7 đời vua, một thời kỳ xảy ra nhiều biến động nhất ở Huế…
Sinh trong một gia đình hoàng tộc, yêu văn chương từ ông nội, đến cha mẹ (thân sinh của ông là cụ Tiểu Thảo Hường Thiết có tập Liên hiệp hiên thi tập; bà mẹ là Nguyễn thị Huệ cũng có nhiều bài thơ nôm hay, được truyền tụng) nên Ưng Bình Thúc Giả thị, hầu như cả đời, dù có dấn mình vào khoa cử (đỗ cử nhân Hán học năm 1909, vào quan trường (làm tri huyện, tri phủ, Bố chánh về hưu với hàm Thượng Thư, Hiệp tá Đại học sĩ), nhưng yêu và mê say suốt đời của ông Thúc Giạ, chính là thơ ca.
Về thơ, ông viết tới hàng ngàn bài, trong đó có thơ chữ Hán (Lộc Minh thi tập) có 227 bài, còn lại đều là thơ ca tiếng Việt, gồm ngót một ngàn bài. Ông còn chuyển dịch và có phần nào phóng tác tuồng Lệ Địch (le Cid) của nhà văn Pháp P.Corneille và viết một số tác phẩm khác như Bán buồn mua vui, Đời Thúc Giạ. Thơ của ông tập hợp trong các thi phẩm Tiếng hát sông Hương (1972) và
Thơ ca tuyển (1992).
Ưng Bình Thúc Giạ thị là một người Huế gốc, mà nói đến Huế là phải nói đến một thiên nhiên với núi Ngự, sông Hương, cửa Thuận và Phá Tam Giang, những thắng tích vào bậc nhất miền Trung và trong cả nước… Nói đến Huế là phải nói đến chất kinh thành, vương gia, lăng tẩm, chất tinh tế có phần quý phái…và, thơ ca thì thường hay buồn, vốn dĩ xưa đã có những giọng ca buồn từ thời châu Hoá, châu Ô, châu Lý…xa xôi…
Chất Huế còn là một cái gì đó thanh nhã, dịu dàng và chút nào kiêu sa, đài các.
Yêu thiên nhiên là một nét đặc sắc trong thơ Ưng Bình Thúc Giạ thị…Dù làm quan, hay là đi thăm thú danh lam thắng cảnh, điều đầu tiên Thúc Giạ chú ý tới là trời, đất, núi, sông hồn nhiên và mỗi nơi một vẻ đẹp riêng.
Trong tập thơ chữ Hán, Lộc Minh thi tập, Thúc Giạ đi nhiều, viết nhiều về các vùng đất, di tích nổi
Ưng Bình Thúc Giạ thị: Một tâm hồn Huế
tiếng như chùa Trà Am, chùa Thiên Mụ, núi Ngự, sông Hương ở Huế, sông Ngưu Chữ ở Hương Khê; Đầm Cầu Hai; núi Bạch Mã ở Thừa Thiên; Ngũ Hành Sơn ở Quảng Nam; sông Thạch Hãn ở Quảng Trị; núi Linh Phong ở Bình Định; động Phong Nha, Lũng Thầy, sông Gianh, sông Nhật Lệ, núi Đầu Mâu ở Quảng Bình, Đèo Ngang, ranh giới của Hà Tĩnh và Quảng Bình; văn miếu ở Hà Nội…
Các tác phẩm về Huế:
Nước sông Hương sau trận lụt
Trận lụt qua rồi nước vẫn trong Đá viên Cồn Hến chảy quanh vòng Dễ thương bầy cá trương vi lượn, Tội nghiệp con cò ngóng cổ trông. Tiếng súng veo vo trên mặt nước Câu hò lạnh lẽo dưới gành sông Cây đa bến cũ còn lưa đó
Nông nỗi con đò, bạn thấy không…