1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà

25 712 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 39,66 KB

Nội dung

Đánh giá Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà. I. Tổng quan về công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà. 1. Giới thiệu chung về Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà. a. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Văn phòng phẩm Hồng (tiền thân là Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà), là doanh nghiệp Nhà nước duy nhất chuyên sản xuất các sản phẩm về văn phòng phẩm: Bút các loại, giấy vở Được thành lập ngày 01/10/1959, theo quyết định 1014/QĐ-TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ, nhà máy Văn phòng phẩm Hồng đổi tên là Văn phòng phẩm Hồng Hà, với tên giao dịch là nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà. Từ một xưởng sửa chữa ô tô của Pháp để lại, với sự giúp đỡ về kỹ thuật trang thiết bị máy móc, công nghệ của Trung Quốc trên tổng diện tích 7.300m2. Với số vốn đầu tư ban đầu 3.263.077 đồng, nhà máy có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm văn phòng phẩm phục vụ cho học sinh và văn phòng của các cơ quan trong phạm vi cả nước với các mặt hàng chủ yếu và truyền thống là: - Sản phẩm văn phòng phẩm: Bút máy, bút chì, mực viết các loại và dụng cụ học tập, file cặp đựng hồ sơ các loại v.v.v. - Sản phẩm từ nhựa: Chai, lọ các loại dùng đựng thước, thực phẩm vv - Sản phẩm từ kim loại: Giá kệ, tủ, bàn ghế, đinh ghim, giấy chống ẩm, kim băng. - Sản phẩm từ giấy: Vở viết các loại, sổ công tác, giấy phô tô, giấy than v.v Năm 1960, nhà máy chính thức đi vào hoạt động với hai phân xưởng sản xuất chính: - Phân xưởng sản xuất văn phòng phẩm tại số 25 Lý Thường Kiệt - Nội. - Phân xưởng sản xuất mực và giấy than tại 468 Minh Khai - Nội. Ngày 28/07/1995 nhà máy đổi tên thành Công ty Văn phòng phẩm Hồng (HONG HA STATIONERY COMPANY), tên giao dịch là HOSTACO. Năm 1997 sau khi đã trở thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty đã có nhiều biện pháp tích cực giúp đỡ công ty từng bước tháo gỡ khó khăn như : Tạo vốn đã điều động cho Công ty, cho mua vật tư trả chậm làm cho tình hình tài chính đỡ khó khăn hơn. Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngày nay Công ty đang tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để tìm kiếm thị trường, làm ăn có hiệu quả và có uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. b.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Với bề dày truyền thống hơn 50 năm, từ khi thành lập đến nay Công ty đã rất coi trọng việc nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra một kế hoạch phát triển cho Công ty dựa trên nhu cầu của thị trường chứ không phải do nhà nước đưa ra trước đây nữa. Công ty văn phòng phẩm Hồng có chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng văn phòng phẩm và nhựa. Hiện nay Công ty sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dành cho văn phòng, học tập nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặt hàng văn phòng phẩm. Bên cạnh đó Công ty còn nhập khẩu các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, các loại nguyên vật liệu, hoá chất và thu mua tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất sản phẩm văn phòng phẩm. Bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng thoả mãn tối đa nhu cầu về đa dạng hoá sản phẩm. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân trẻ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện các chế độ chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn và bảo vệ lao động đối với cán bộ công nhân viên chức và chế độ bồi dưỡng độc hại. Tuy nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú cũng như thị hiếu về mẫu mã, chủng loại. Hiện nay Công ty có rất nhiều loại sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường. c. Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà. * Khái quát chung Là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ.Tại Công ty chỉ có các phân xưởng sản xuất sản phẩm mà không có xí nghiệp trực thuộc. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được chia thành: Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, các hệ thống phòng ban, các phân xưởng. * Giám đốc Công ty: Là người đại diện pháp nhân cho Công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Là người điều hành cao nhất, ra mọi quyết định về tất cả các công việc mà phó giám đốc và các phòng ban trình lên uỷ quyền cho hai phó giám đốc công ty một số quyền hạn nhất định về các nhiệm vụ thường xuyên hoặc đột xuất trong công ty. * Phó giám đốc công ty: thừa lệnh giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý 2 phòngphòng kỹ thuật và phòng kế hoạch. Ngoài ra còn theo dõi mọi hoạt động sản xuất của phân xưởng và các phòng ban trong công ty. * Phòng tài vụ: - Chức năng: là đơn vị tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý, điều hành Công tác tài chính của công ty, phản ánh mọi hoạt động kinh doanh kinh tế thông qua việc tổng hợp, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức nghiệp vụ quản lý, thu chi tiền tệ, đảm bảo thúc đẩy hoạt động của đồng tiền đạt hiệu quả và phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước. Giám Đốc - Nghĩa vụ- quyền hạn: Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi hạch toán, về hoạt động SXKD của các đơn vị và của Công ty theo đúng pháp lệnh thống của Nhà nước. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tổng hợp cho công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất, ghi chép phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống diễn biến các nguồn vốn, giải ngân phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống diễn biến các nguồn vốn, giải ngân các loại vốn phục vụ cho việc cung cấp vật tư, nguyên vật liệu cho SXKD. Ngoài ra hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán thống cho nhân viên thống các phân xưởng. * Phòng tổ chức hành chính. - Chức năng: là đơn vị mưu giúp Giám đốc trong quản lý và điều hành những công việc như: xây dựng và tổ chức bộ máy SXKD, thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước CBCN, công tác lao động tiền lương- nhân sự tuyển dụng - đào tạo, thực hiện mọi hoạt động về pháp chế văn thư, lưu trữ, hành chính quản trị, y tế xây dựng cơ bản. + Nhiệm vụ - quyền hạn: + Bộ phận tổ chức lao động: căn cứ vào nhiệm sản xuất kinh doanh, nghiên cứu, đề xuất mô hình, tổ chức và bộ máy quản lý của các đơn vị và bố trí nhân sự trên cơ sở gọn nhẹ có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty . + Bộ phận hành chính: Nghiên cứu đề xuất kiến nghị với giám đốc biện pháp giúp các đơn vị thực hiện đúng các chế độ, nguyên tắc thủ tục hành chính . Quản lý, lưu trữ các văn bản, con dấu của Công ty * Phòng kế hoạch. - Chức năng: là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý, năm, dài hạn. Xây dựng kế hoạch giá thành hàng năm và giá thành cho từng sản phẩm. Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh giá bán sản phẩm phù hợp với thị trường trong từng thời điểm . * Phòng kỹ thuật - Chức năng: là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý và điều hành công tác kỹ thuật và đầu tư (công nghệ, chất lượng sản phẩm, thiết bị khuân mẫu .) - Nhiệm vụ quyền hạn: + Thực hiện các quy phạm quản lý kỹ thuật của ngành và Nhà nước, xây dựng quản lý quy trình công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quản lý các trang thiết bị về đo lường. Kiểm tra hướng dẫn các phân xưởng của Công ty hoặc hợp đồng với khách hàng, giải quyết kịp thời các phát sinh về kỹ thuật +Đầu tư: thu nhập, phân tích các thông tin về khoa học kỹ thuật, thị trường Nghiên cứu đề xuất sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến . * Phòng thị trường: - Chức năng: Là một đơn vị tham mưu, giúp việc cho giám độ trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty. - Nhiệm vụ - quyền hạn: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc đối với các chỉ tiêu kế hoạch được giao doanh thu bán sản phẩm của Công ty và các sản phẩm tự khai thác. Lập kế hoạch điều tra nghiên cứu thị trường, đề xuất các hình thức khuyến mãi và quảng cáo. Nghiên cứu tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và các hình thức tiếp thị, phản náh kịp thời nhu cầu của thị trường để ban Giám đốc và các phòng ban chức năng điều chỉnh sản xuất cho phù hợp và hiệu quả. * Ban bảo vệ. - Chức năng: Là đơn vị tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác bảo vệ án ninh kinh tế, nội dung KLLĐ của Công ty, công tác quân sự, PCCC vv - Nhiệm vụ và quyền hạn: Xây dựng nội quy bảo vệ Công ty, quy định phòng chống cháy nổ lụt bão Thực hiện nghiêm chỉnh việc kiểm tra thực hiện nội quy KLLĐ và quy chế ra vào cổng với công nhân viên chức và khách đến thăm làm việc tại Công ty. * Các phân xưởng. Bốn phân xưởng của Công ty được giao nhiệm vụ sản xuất từng mặt hàng theo yêu cầu chức năng sản xuất. Các phòng ban chức năng hoạt động độc lập theo chuyên môn nhưng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả dưới sự điều hành của Giám đốc Công ty. Nhìn chung cơ cấu tổ chức của Công ty khá chặt chẽ tuy nhiên do đặc trưng của doanh nghiệp sản xuất nên không tránh khỏi những hạn chế, khó khăn trong việc điều hành sản xuất, đôi khi chồng chéo lên nhau. Đặc biệt trong việc xây dựng kế hoạch 2. Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. a. Thị trường Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển với truyền thống và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiện nay Công ty đã và đang có rất nhiều biện pháp để tìm kiếm thị trường, làm ăn có hiệu quả và có uy tín với khách hàng và kế hoạch sản xuất được căn cứ trên nhu cầu thị trường chứ không phải là do nhà nước đưa ra trước đây nữa. Công ty lại có một thị trường rộng lớn bao gồm cả ba miền Bắc, miền Nam, miền Trung với thị phần rộng lớn cùng với chiến lược kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường cao cấp trước thì Công ty đang dần tìm hiểu và phát triển thị trường miền Nam. Qua biểu dưới đây ta nhận thấy rằng thị phần miền Bắc là chiếm lĩnh nhiều nhất; với 80.575 năm 2001, năm 2002 là 72,66%, năm 2003 là 73,08%. Khi đó thị trường miền Nam lại chiếm một thị phần khiêm tốn; năm 2001 là 8,41%, năm 2002 là 11,89%, năm 2003 là 12,54%. Với thị trường miền Trung năm 2001 là 11,02%, năm 2002 là 15,44%, năm 2003 là 4.,42%. Với thị trường miền Trung và thị trường miền Nam là hai thị trường còn rất nhiều tiềm năng, thành lập và đưa vào ổn định kinh doanh của hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng cho nên Công ty cần có các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh thích hợp như lập các đại lý cấp 1, 2, 3 tại các miền này với các chính sách như hỗ trợ về chi phí lập đại lý, cơ sở vật chất, chi phí chuyên chở do vậy mạng lưới tiêu thụ của Công ty đã đầu tư mạnh mẽ. Thị trường miền bắc phát triển được 2.969 điểm bán hàng, tăng 30% so với năm 2002 và đạt doanh thu 35 tỷ đồng tăng 87% so với năm 2002. Đặc biệt thị trường Nội do đã đi đúng hướng phát triển mạng lưới đại lý cấp II của Công ty, tăng các điểm bán lẻ đạt 900 điểm, nên doanh thu năm 2003 đạt 19.2 tỷ tăng 94% so với năm 2002. Cửa hàng bán lẻ của Công ty đã được đầu tư với quy mô lớn cả về trang thiết bị, mặt bằng, con người nhằm tạo ra một trung tâm bán le văn phòng phẩm tự chọn lớn nhất của thủ đô đạt doanh thu 6.3 tỷ bằng 200% so với năm 2002. Coi tiêu thụ là khâu quyết định, trọng tâm: bằng mọi cách chiếm lĩnh thị trường miền Bắc. Ưu tiên chiếm lĩnh thị trường vùng "SEP" vì có chi phí thấp, phản hồi thông tin nhanh. Bằng quy chế ưu đãi để phát triển thị trường vùng cao, vùng xa. Phải xây dựng 1 ữ 2 đại lý cấp II tại các huyện, 1 ữ2 đại lý cấp III tại các phường, xã. Có thể hỗ trợ các đại lý như sau: - Đại lý cấp I: Mức khởi điểm 4,5% tối đa 7,5% hỗ trợ toàn bộ chi phí vận chuyển và lương tiếp thị. Vùng xa, vùng sâu hỗ trợ thêm 1,75%. - Đại lý cấp II: mức khởi điểm 3%, tối đa 4,5 %. - Đại lý cấp III: từ 1,5% ữ 2,5%. áp dụng cơ chế khoán cho thị trường miền Trung, miền Nam với mức 5 ữ 5,5% và vận chuyển tới tận chi nhánh. Ngoài ra để khẳng định vị trí của mình trên thị trường Công ty cũng đã chú trọng phát triển thương hiệu theo hai hướng: Thương hiệu uy tín chất lượng: bằng các mẫu mã sản phẩm đa dạng phong phú độc đáo, hiện đại với các dây chuyền sản xuất mới tự động, bán tự động với đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề tạo ra được các sản phẩm uy tín, chất lượng. Thương hiệu thân thiết với người tiêu dùng: phát huy truyền thống thương hiệu Hồng suốt 54 năm vừa qua đối với thế hệ người Việt Nam bằng các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông; phát thanh, truyền hình, báo chí và đặc biệt là thời đại hiện nay thì việc ứng dụng thành tựu khoa học như mạng là một điều quan trọng giúp quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng . ngoài ra còn có các hoạt động tài trợ khác như ủng hộ giải bóng đá thiếu niên toàn quốc, các phong trào thanh niên tình nguyện Mục tiêu phát triển mạng lưới vệ tinh sản xuất sản phẩm văn phòng phẩm mang thương hiệu Hồng bước đầu thành công với các mô hình: Công ty Tân Thành Phương, Công ty Trà My, Công ty in Công đoàn, Công ty In Thống nhất . đã góp phần tăn chất lượng sản phẩm và đa dạng chủng loại như các dòng sản phẩm: vở Friend, các dòng sổ, các loại File, túi Myclear b. Nhân lực. Tổng số nhân viên của Công ty tính đến là 548 người trong đó gồm 267 nữ và 281 nam. Công việc của Công ty đòi hỏi các nhân viên không chỉ yêu cầu có trình độ nghiệp vụ mà còn yêu cầu sự mềm dẻo, khéo léo, linh hoạt. Do vậy cần bố trí lực lượng lao động một cách hợp lý hơn, nhất là số lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân in, công nhân kỹ thuật có trình độ, có đạo đức để bố trí vào các vị trí rất quan trọng trong sản xuất và nghiệp vụ. Qua số liệu bảng bên có thể nhận thấy rằng trình độ chuyên môn không được cải thiện đáng kể qua ba năm. Năm 2001 trình độ đại học và trên đại học chiếm 16.6 %, năm 2002 chiếm 16.6 % thì đến năm 2003 là chiếm 16,9 %. Trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2001 và năm 2002 chiếm tỷ lệ 4,3 % thì đến năm 2003 chiếm 4,56 %. Công nhân công nghiệp năm 2001 và năm 2002 chiếm tỷ lệ là 61,9%. Năm 2003 chiếm tỷ lệ là 61.5 %. Công nhân cơ điện năm 2001 chiếm tỷ lệ 12,3% và đến năm 2003 chiếm tỷ lệ là 12,4 %. Công nhân khác năm 2001 và năm 2002 chiếm tỷ lệ là 4,8 % và đến năm 2003 chiếm tỷ lệ 5,1%. Phân tích thực trạng lao động của Công ty cho thấy rằng: Lực lượng lao động của Công ty tuy ổn định song trình độ lao động thì còn hạn chế. Có khá nhiều lao động phổ thông. Đây cũng là khó khăn của Công ty, trong thời gian tới thì Công ty cần đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động cả về trình độ chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế để nâng cao trình chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên tỷ lệ lao động trẻ Công ty là khá cao tuổi dưới 30 tính đến năm 2003 là 256 người chiếm 46,7% tổng số lao động của toàn Công ty. Tuy nhiên do chưa xây dựng được một chiến lược nguồn nhân lực nên gây khó khăn cho việc lập kế hoạch dài hạn, quy hoạch cán bộ, công tác tuyển chọn đã được điều hành chặt chẽ. Theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, chú trọng chất lượng và cả về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý và phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức. Công tác đào tạo đã được quan tâm đúng mức. Song cơ cấu lao động vẫn bị mất cân đối, thiếu nhiều cán bộ quản lý giỏi, cán bộ nghiệp vụ, cơ cấu lao động của các phòng ban và các xưởng chưa hợp lý. c. Nguồn vốn Với số vốn đầu tư ban đầu 3.263.077 đồng nhà máy có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm văn phòng phẩm phục vụ cho học sinh và văn phòng của các cơ quan trong phạm vi cả nước đến nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực văn phòng phẩm và có doanh thu đạt trên 84 tỷ nhưng các chi phí quản lý tăng không nhiều tạo điều kiện trích khấu hao nhanh (Năm 2002 khấu hao được 2,1 tỷ. Năm 2003 là 3,6 tỷ) giảm rủi ro, tăng được chi phí khuyến mãi, khuyếch trương thương hiệu. Mặc dù là một doanh nghiệp nhà nước song Công ty lại không có vốn ngân sách cấp và tự có nên dư nợ vay lớn - dự kiến vay từ 38 ữ 40 tỷ, chi phí lãi vay trong giá thành lớn - dự kiến năm 2004 là 3,4 tỷ, năm 2002 quay 2,729 vòng - năm 2003 2,62 vòng. Do vậy Công ty cần xem xét và nâng hạn mức vay của các ngân hàng lên chẳng hạn như; ngân hàng Đống Đa là 8 tỷ, Thường Tín 8 tỷ, Đầu tư 9.5 tỷ bình quân dư nợ vay huy động 14,4 tỷ và dư nợ ngân hàng là 15,708 tỷ đồng bằng 30,1 tỷ tương đương 2,62 vòng) * Nhà xưởng, máy móc thiết bị. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác thì yếu tố cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ luôn được chú trọng khai thác và sử dụng một cách tối ưu và hiệu quả nhất Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, thiết bị giấy vở, văn phòng phẩm bắt đầu phát huy tác dụng, đặc biệt là khu nhà xưởng mới Cầu Đuống, dây chuyền giấy vở II đã tạo ra các sản phẩm giấy vở, có chất lượng cao, chiếm tỷ trọng lớn (đạt 17,6 triệu cuốn tăng 53% so với năm 2002) nhưng tổng đầu tư thiết bị trên không lớn 8,3 t,ỷ trong đó: năm 2002 là 3,8 tỷ, năm 2003 là 4 tỷ. Dây chuyền giấy vở đã tạo ra doanh thu trên 45 tỷ, gấp 5,5 lần giá trị đầu tư. II. Tình hình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà. 1. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà. a. Yêu cầu đối với công tác xây dựng kế hoạch của Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà. Là doanh nghiệp sản xuất nên Công ty coi thị trường là trọng tâm, mở rộng mạng lưới kênh phân phối cấp I, II, III và hệ thống bán lẻ tại Nội và thành phố Hồ Chính Minh và các khu vực phía bắc. Tăng khả năng mở rộng và chiếm lĩnh thị [...]... ty văn phòng phẩm Hồng a Những thành tựu đã đạt được Là doanh nghiệp hoạt động sản xuất nên ngay từ đầu Công ty đã chú trọng công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh Phòng kế hoạch đã tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch hàng tháng, năm, dài hạn Xây dựng kế hoạch giá thành hàng năm và giá thành của từng sản phẩm Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh giá bán sản phẩm cho phù hợp... xây dựng kế hoạch năm để trình giám đốc Công ty văn phòng phẩm Hồng xem xét sau đó chuyển cho Tổng công ty duyệt - Dự kiến kế hoạch sản xuất quý Vào cuối tháng 12 năm trước phòng kế hoạch căn cứ vào kế hoạch năm nay để tách thành kế hoạch quý trình Giám đốc phê duyệt và chuyển cho các đơn vị liên quan - Dự kiến kế hoạch sản xuất tháng: Vào cuối quý trước, phòng kế hoạch tách kế hoạch quý thành kế hoạch. .. trưởng sản xuất kinh doanh của Công ty văn phòng phẩm Hồng phù hợp với đặc điểm phát triển các ngành kinh tế trong cả nước đặc biệt là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển cao (trên 15%) đã tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho Công ty văn phòng phẩm Hồng thực hiện tốt các chiến lược, kế hoạch đến năm 2010 Công ty phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng về sản lượng và doanh. .. dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của các Công ty nói chung và Công ty văn phòng phẩm Hồng nói riêng Bởi vì nếu không bám sát nhu cầu của thị trường thì sẽ gây ứ đọng vốn bởi lượng hàng dự trữ quá nhiều, hay các sản phẩm không phù hợp với người tiêu dùng Hay việc đặt kế hoạch kinh doanh quá cao so với năng lực của Công ty gây nên tình trạng kế hoạch không được thực hiện b Các căn cứ xây dựng kế hoạch. .. của Công ty văn phòng phẩm Hồng Khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty thì cần phải xác định đúng phương hướng chủ trương phát triển kinh xã hội của Đảng và Nhà nước Và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tổng công ty giấy Việt Nam cùng với chiến lược phát triển của Công ty - Chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước giao cho Công ty - Quan tình hình thực. .. hoạch, đáp ứng yêu cầu của công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm mục đích: - Cung cấp thông tin cho toàn bộ ban quản lý Công ty, Tổng công ty, các cơ quan chức năng của Công ty và Tổng công ty phục vụ công tác quản lý điều hành kế hoạch và báo cáo các cơ quan Nhà nước - Thống nhất quản lý thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong nội bộ và cũng như... kế hoạch sản xuất kinh doanhCông ty văn phòng phẩm Hồng a Phương pháp lập kế hoạch của Công ty Dựa vào phương pháp cân đối giữa nhu cầu thị trường và các yếu tố nguồn lực của Công ty về khả năng sản xuất, phân xưởng, tài sản, Cơ sở hạ tầng, nguồn vốn Và coi công tác thị trường là trọng tâm mở rộng mạng lưới phân phối cấp I, cấpII, cấp III, và hệ thống bán lẻ tại khu vực phía bắc Nội Tăng doanh. .. hình kế hoạch sản xuất quý – tháng và tổ chức thực hiện giao kế hoạch cho từng tổ - Các tổ sản xuất căn cứ vào kế hoạch sản xuất thực hiện theo tiến độ được giao, thống phân xưởng, Công ty có trách nhiệm thu thập thông tin hàng ngày - Theo dõi kế hoạch, thống Công ty, phân xưởng thường xuyên theo dõi kế hoạch của đơn vị mình nếu theo dõi kế hoạch của đơn vị mình nếu phát hiện thấy việc thực hiện... điểm để đưa ra một kế hoạch kinh doanh một cách hợp lý, chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện doanh nghiệp Để xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh doanh không chỉ hiệu quả, tham vọng mà còn phải khả thi là điều mong muốn của doanh nghiệp Dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc công tác xây dựng kế hoạch luôn được đề cao và đã được được những kết quả sau: * Thứ nhất: Công ty đã có phòng kế hoạch riêng biệt... Tăng doanh thu sản xuất kinh doanh 40 % so với năm 2003 - Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm - Phân cấp, phân định rõ ràng trách nhiệm quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị trong Công ty trong công tác kế hoạch, thực hiện đúng pháp luật và chính sách, chế độ của nhà nước Một yêu cầu nữa của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất . Đánh giá Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà. I. Tổng quan về công tác xây dựng kế hoạch sản xuất. để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà. a. Yêu cầu đối với công tác xây dựng kế hoạch của Công ty văn phòng phẩm Hồng

Ngày đăng: 30/10/2013, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w