1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dự án Nhật hỗ trợ cải thiện chất lượng chăm sóc đột quỵ bệnh viện Bạch Mai

102 69 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Hợp tác giữa Bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Y tế toàn cầu (NCGM) bắt đầu từ năm 2000, thông qua Dự án Tăng cường Chức năng Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay hoạt động hợp tác quốc tế về y tế vẫn được thực hiện ngay cả khi dự án đã kết thúc. Từ năm 2015, “Dự án y tế nhóm ngoại khoa với trung tâm chính là Bệnh viện Bạch Mai” đã được triển khai thực hiện và năm nay hợp tác giữa hai bệnh viện cũng bước sang năm thứ 20. Trong Dự án nhóm chăm sóc ngoại khoa, nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao cho bệnh nhân đột quỵ, khoa Phẫu thuật thần kinh, khoa Phục hồi chức năng, phòng Điều dưỡng, Trung tâm dinh dưỡng (nhóm đột quỵ), khoa Dược, khoa Điều trị tích cực, khoa Gây mê (nhóm chu phẫu), phòng công nghệ lâm sàng (Nhóm thiết bị y tế (ME), hợp tác ở Dự án khác từ năm 2020) hiện đang phối hợp và triển khai hoạt động như là một nhóm. Bối cảnh để triển khai hoạt động này là tại Việt Nam những năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế, thói quen sống cũng bị Tây hóa, số lượng bệnh nhân đột quỵ một trong những bệnh không lây nhiễm đi kèm với già hóa dân số, tăng lên đáng kể. Trong năm 2017, có khoảng 200 ngàn bệnh nhân đột quỵ, khoảng một nửa trong số đó tử vong và ngay cả khi giữ được tính mạng thì 90% bệnh nhân sẽ để lại di chứng (theo Bộ Y tế Việt Nam). Trong thời gian tới, việc nâng cao trình độ khám chữa bệnh đột quỵ hết sức quan trọng nhằm kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh của người dân. Để thực hiện điều đó, ngoài việc nâng cao kỹ thuật điều trị ngoại khoa, việc thực hiện đồng thời dự phòng tiền phát đột quỵ và can thiệp phục hồi chức năng sớm theo nhóm là điều không thể thiếu. Dự án này bắt đầu từ năm 2015, đến nay là năm thứ sáu và đã có thể cung cấp một số dịch vụ chăm sóc chất lượng cao, kỳ vọng giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng như dịch vụ phục hồi chức năng rời giường sớm và cung cấp suất ăn phù hợp với tình trạng khó nuốt ở những bệnh nhân dinh dưỡng qua sonde sau phẫu thuật thần kinh. Tài liệu đào tạo này là một thành quả rất lớn của Dự án, do Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Chuyên gia NCGM xây dựng, rất dễ hiểu về mặt trực quan. Tại Việt Nam, dường như vẫn thiếu những bác sỹ chuyên về phục hồi chức năng, thiếu những nhân viên y tế làm PT, ST, tuy nhiên chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ được nhân rộng ra toàn quốc giống như cuốn “kim chỉ nam” bắt đầu từ Bệnh viện Bạch Mai – một bệnh viện tuyến cuối và người bệnh đang mang trong mình di chứng của bệnh đột quỵ có thể hòa nhập xã hội trong thời gian sớm nhất. Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra “Phục hồi chức năng WHO 2030” và nêu rõ sự cần thiết hợp của hợp tác nhiều bên liên quan, với nhận thức tầm quan trọng của phục hồi chức năng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), trong khi gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm như đột quỵ ngày càng gia tăng. Trong thời điểm như vậy, Tôi rất vui khi thấy thành quả hợp tác Việt Nhật được đánh dấu bằng sự ra đời của cuốn sách về Phục hồi chức năng. Xin cảm ơn GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS. Lương Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai, TS. FUJITANI Junko, Trưởng khoa Phục hồi Chức năng NCGM, cùng toàn các anh chị em có liên quan đã tạo cơ hội để Tôi có thể viết lời nói đầu cho cuốn sách này. Cuối cùng, cầu chúc cho mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng như chúc cho mối quan hệ hợp tác giữa Bệnh viện Bạch Mai và NCGM ngày càng phát triển.

Ngày đăng: 27/01/2021, 23:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN