MỘTSỐBIỆNPHÁPGÓPPHẦNLÀMNÂNGCAOLỢINHUẬNTẠICÔNGTYTNHHÁPHI 3.1.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNGTYTNHHÁ PHI. 3.1.1. Những kết quả đạt được: Những năm qua côngty đã tồn tại và phát triển không ngừng về mặt lượng và chất. Đó là nhờ sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Đặc biệt là bộ máy quản lý và phòng kế toán của công ty, nhờ có được thời cơ đưa côngty ngày càng phát triển, bên cạnh đó không thể thiếu sự phân tích tình hình biến động không ngừng của thị trường nhằm tham mưư cho lãnh đạo côngty có những quyết định đúng đắn kịp thời. Sống chung với những biến đổi đầy phức tạp, nhưng đầy những cơ hội và thách thức mới. Cũng như các ngành nghề, thành phần kinh tế khác Côngty không thể tránh khỏin những bỡ ngỡ, sai lầm trong quá trình hội nhập và phát triển. Tuy nhiên với sự cố gắng, quyết tâm đầy nỗ lực, với tinh thần làm việc không mệt mỏi của cán bộ, công nhân viên trong toàn côngty đã phần nào giảm bớt được những khó khăn ban đầu mà côngty đã phải trải qua. Bằng những bước đi vững chắc của mình côngty đang dần có những vị thế quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, các hoạt động kinh doanh đang dần chiếm được cảm tình, sự ưu ái, tin tưởng của các đối tác làm ăn. Côngty đã có một bộ máy tổ chức gọn nhẹ phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của ngành nghề nên đã phát huy được sức mạnh của tập thể, và khả năng của từng người trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy mà côngty mới thành lập, nhưng doanh thu, lợinhuận năm sau tăng hơn năm trước, điều đó thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh tăng, mở rộng được địa bàn hoạt động, tăng cường được đối tác làm ăn. Do đó tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của côngty năm 2009 tăng trưởng rất tốt so với năm 2008. Từ việc kinh doanh bị thua lỗ năm 2008 toàn thể cán bộ công nhân viên của côngty đã không ngừng cố gắng phấn đấu đến năm 2009 không những bù lỗ năm 2008 mà còn có lãi. Trong 2 năm qua côngty luôn đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận. Do đó thu nhập của các cán bộ, công nhân viên trong côngty không ngừng tăng lên, đời sống được đảm bảo.Có được kết quả trên là vì côngty đã làm tốt công tác khai thác nguồn vốn, phân phối và sử dụng vốn kinh doanh hợp lý và có hiệu quả. Như ta đã biết trong hoạt động kinh doanh thì vốn là khâu cần thiết, trong khi đó phần lớn vốn hoạt động của côngty cũng còn lệ thuộc mộtphần vốn đi vay, do đó nếu côngty không thực hiện tốt việc trả nợ thì ngân hàng sẽ không cho vay dẫn đến hoạt động kinh doanh bị bế tắc. Bởi vậy, công tác chỉ đạo tài chính là một khâu luôn được côngty hết sức chú trọng. Do đó trong thời gian qua côngty luôn được ngân hàng tạo điều kiện cho vay vốn phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh của công ty. Tóm lại, trong những năm qua côngty đã có những giải pháp hợp lý và kịp thời, vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh của côngty đạt được nhiều thành tích đáng kể. 3.1.2. Khuyết điểm: Bên cạnh những mặt đạt được, côngty còn có tồn tạimộtsố vấn đề sau: Mộtphần vốn sử dụng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của côngty là vốn đi vay và chiếm dụng( nợ tiền của nhà cung cấp, tiền tạm ứng trước của người mua), các khoản phải trả phát sinh tương đối lớn, chủ yếu là phải trả cho người bán. Do đó lãi tiền vay tăng, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm lợinhuận của công ty. Bên cạnh đó công tác quản lý các khoản phải thu của côngtycông yếu kém. Các khoản phải thu của khách hàng còn cao, do vốn kinh doanh bị chiếm dụng dẫn đến tình trạng thiếu vốn kinh doanh, nợ ngắn hạn của côngty tăng lên làm cho chi phí trả lãi tiền vay tăng. Mặt khác thị trường tiêu thụ có nhiều biến động về nhu cầu hàng hoá luôn thay đổi về số lượng, chất lượng, chủng loại… Đồng thơì bộ máy quản lý của côngty còn chưa có sự nhất quán trong công tác chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, ý kiến đưa ra của cán bộ quản lý của có sự thống nhất về việc mở rộng sản xuất hay nângcao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm xây của côngty còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa hoàn toàn chiếm được cảm tình, sự chú ý của các đối tác lớn. Việc quản lý vốn lưu động chưa thực sự hiệu quả. Biểu hiện vốn còn bị khách hàng chiếm dụng lớn (9,4% năm 2008 và 52,6% năm 2009) , hàng tồn kho tồn đọng nhiều(60,4% năm 2008 và 34,4% năm 2009) trên tổng vốn kinh doanh. 3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên: a. Nguyên nhân khách quan: Tình hình biến động của cơ chế thị trường diễn ra căng thẳng, cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho hoạt động kinh doanh của Côngtylâm vào tình trạng bất lợi. Trong khi đó có nhiều doanh nghiệp cung cấp khác nên đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng chặt chẽ hơn và mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới dây chuyền sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ, tăng cường công tác quản lý sản xuất và quản lý vốn kinh doanh nhằm nângcao chất lượng sản phẩm. Tăng cường sức cạnh tranh trên thương trường. Có làm được điều đó mới hy vọng đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Vì là một đơn vị mới thành lập, nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi biệnpháp huy động vốn, phân bổ, sử dụng vốn, mọi biệnpháp để vượt qua thử thách đều nằm trong giai đoạn thử nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót. Giá cả thị trường tăng nhanh, không ổn định làm cho chi phí đầu vào và giá thành đầu ra đều không ổn định b. Nguyên nhân chủ quan. Do năng lực của mộtsố bộ phận quản lý của Côngty không đồng đều, kém năng động, chưa thật sự chuyên tâm tìm cho Côngtymột hướng kinh doanh phù hợp với thị trường hiện nay.Và tình trạng kỷ luật của Côngty còn yếu. Mặt khác, khâu tiếp thị quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chưa được thực hiện tốt dẫn đến hàng hoá của Côngty chưa tạo được chỗ đứng trên thị trường. Việc khai thác, huy động, quản lý và sử dụng vốn chưa hiệu quả. Ngoài ra do thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thêm vào đó là việc khai thác quản lý sử dụng vốn chưa hiệu quả. Cơ sở vật chất của côngty còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. 3.2. Biện pháp: Nguyên lý cơ bản để tăng lợinhuận mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng biết là tăng doanh thu và giảm chi phí. 3.2.1. Nhóm biệnpháp tăng doanh thu: Muốn tăng doanh thu cho côngty ta phải tăng doanh thu bán hàng bằng cách tăng lượng hàng bán ra trên thị trường, côngty sẽ thu hồi vốn nhanh, bù đắp được chi phí sản xuất kinh doanh làm tăng lợinhuận cho công ty. Do đó côngty sẽ thực hiện được tốt nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và người lao động. Để gópphầnnângcaolợi nhuận, tạo dựng vị thế và uy tín của mình trên thị trường, thì trong giải pháplàm tăng doanh thu côngty nên áp dụng mộtsốbiệnpháp sau: a. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá: Để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá côngty cần tìm kiếm thị trường mới bằng cách mở rộng năng lực sản xuất, nângcao chất lượng sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá cung cấp cho thị trường, đây là điều kiện đầu tiên để tăng lượng hàng hoá tiêu thụ. Để làm được điều này côngty cần đổi mới công nghệ áp dụng những công nghệ hiện đại đi vào sản xuất, đồng thời làm tốt công tác Marketing thông qua công tác quảng cáo, tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng, quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nângcao thị phần của mình trên thị trường đã có và mở rộng ra các thị trường mới. b. Tập trung phát triển mặt hàng thế mạnh và lĩnh vực kinh doanh chiếm ưu thế: Tất cả các hoạt động kinh doanh của côngty cần được theo dõi một cách chặt chẽ. Từ đó có thể tìm ra những mặt hàng kinh doanh bị thua lỗ hoặc những mặt hàng kinh doanh có lãi ít. Năm 2009 doanh thu của côngty tăng mạnh do côngty đưa vào kinh doanh loại mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật với công nghệ hudavil có nhiều ưu thế hơn so với sản phẩm cũ của côngty và các sản phẩm cùng loại trên thị trường, và được người tiêu dùng ưa thích. Đây chính là thế mạnh của côngty vì vậy côngty cần quan tâm đầu tư vào sản phẩm mới này nhằm làm cho lợinhuận của côngty ngày một tăng lên. c. Đa dạng hoá phương thức bán hàng và thanh toán: Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới lợinhuận của công ty, và nguyên nhân việc sản phẩm của côngty còn chậm tiêu thụ là do công tác bán hàng còn chưa tốt. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống bán hàng và phân phối hàng hoá là việc cần thiết và nên làm trong thời gian tới bằng cách mở rộng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm , bán các sản phẩm và các đại lý trên khắp địa bàn hoạt động của công ty. Mặc khác côngty cần đa dạng hoá phương thức bán hàng và thanh toán, thay vì hình fhức bán hàng trực tiếp thì côngty có thể bán hàng qua mạng thông qua trang web của côngty và áp dụng những biệnpháp thanh toán nhanh gọn, an toàn để thu hút khách hàng. Trường hợp các bạn hàng có quan hệ trao đổi như cung ứng vật liệu và bao tiêu sản phẩm nên áp dụng phương thức thanh toán bù trừ. Thêm nữa cần có chính sách khuyến mại như là chiết khấu bán hàng và chiết khấu thanh toán nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng. Bên cạnh đó cần kết hợp với các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo về hình ảnh cũng như sản phẩm mới của côngty trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để từ đó thu hút khách hàng và nângcao vị thế của minh trên thị trường. 3.2.2. Nhóm biệnpháp giảm chi phí: Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện nay của côngty còn caolàm ảnh hưởng tới lợinhuận của công ty. Do đó cần phải có những biệnpháp quản lý và phân loại các chi phí nhằm giảm thiểu và tiết kiệm được những chi phí bất hợp lý gópphầnlàm tăng lợinhuận cho công ty. Qua phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của côngty ta thấy kết cấu của doanh thu không tương xứng với kết cấu chi phí. Đặc biệt là giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng 80% đến 85% trong tổng doanh thu thuần. Vì vậy cần có những biệnphápgópphầnlàm giảm chi phí cho côngty như sau; 2.2.1. Quản lý chi phí nguyên vật liệu: Như ta phân tích ở trên, giá vốn hàng bán của côngty chiếm tỷ trọng rất lớn so với doanh thu thuần. Do đó muốn tăng lợinhuận thì côngty cần phải có biệnpháp giảm giá vốn hàng bán. Đối với côngty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn gia súc thì côngty cần phải giảm các chi phí thu mua nguyên vật liệu đầu vào. Vì thế côngty cần tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đầu vào với giá cả hợp lý, và đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu dự trữ hợp lý và duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vạch ra kế hoạch kinh doanh và tính toán nhu cầu vốn lưu động cho khâu vật tư, đặt ra các định mức tiêu hao vật tư và các định mức chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung hợp lý để giảm chi phí sản xuất. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, nângcao tay nghề, bố trí đúng người đúng việc nhằm nângcaonăng suất lao động, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nguyên liệu, nângcao chất lượng sản phẩm, nângcao uy tín cũng như khả năng cạnh tranh của côngty trên thị trường. 2.2.2. Giảm chi phí kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận: Chi phí kinh doanh là chi phí doanh nghiệp chi ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chi phí kinh doanh ở đây bao bao gồm phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó côngty cần tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để tăng lợinhuận cho công ty. Mặt khác cho phí vận chuyển hàng hoá đến tay khách hàng rất lớn, vì vậy nếu áp dụng phương pháp thuê phương tiện vận tải bên ngoài là không hiệu quả vì giá cao và thiếu tính chủ động về thời gian. Do đó, côngty cần đầu tư một lượng vốn lớn để mua sắm phương tiện vận tải phục vụ lâu dài cho hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó côngty cũng cần tiết kiện các khoản mục của chi phí quản lý doanh nghiệp như sau: -Về chi phí tiền lương: cần tiết kiệm bằng cách định mức lao động cho các công việc trong dây chuyền sản xuất của côngty để tăng năng suất lao động. Bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng tiền lương. Côngty cần bố trí hợp lý đúng người đúng việc, chú ý ngay từ công tác tuyển chọn, tránh tình trạng tuyển dụng lao động dư thừa. -Chi phí dịch vụ mua ngoài: Đây là khoản chi phí tuy không chiếm tỷ trọng cao trong chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng không vì thế mà lãng phí. Côngty cần có biệnpháp giảm chi phí này nhằm gópphần giảm chi phí quản lý doanh nghiệp do đó giảm giá thành của toàn bộ sản phẩm nângcaolợinhuận của công ty. Côngty cần tiết kiệm chi phí về tiền điện, diện thoại, điện báo, văn phòng phẩm, chi phí tiếp khách…cần xây dung các định mức chi tiêu một cách khoa học và xây dung cụ thể những quy định đối với chi phí này để nângcao được ý thức, tinh thần trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. 3. Nângcao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng: Nângcao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc làm tốt công tác thu hồi vốn, giảm các khoản phải thu của khách hàng. bên cạnh đó côngty cần xúc tiến việc thanh toán để thu hồi vốn và trả bớt nợ ngắn hạn vì hiện nay của côngty còn cao. Bằng các biệnpháp cụ thể như sau: Tiến hành phân loại nơ: nợ quá hạn và nợ đến hạn để thu hồi vốn. Thực hiện chính sách thanh toán linh hoạt như áp dụng chiết khấu thanh toán để thu hồi vốn. Đối với khách hàng quen thuộc có khối lượng tiêu thụ hàng hoá lớn, côngty nên áp dụng chiết khấu bán hàng để kích thích họ mua nhiều sản phẩm và áp dụng chiết khấu thanh toán cho họ mộttỷ lệ phần trăm nhất định trên khoản thanh toán để kích thích họ trả nợ trước thời hạn. Làm tốt công tác trả lãi tiền vay cho ngân hàng từ đó tạo uy tín và sự tin tưởng để ngân hàng tạo điều kiện cho vay vốn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Tăng cường công tác quản lý: Công tác quản lý đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể có lợinhuận nếu như công tác quản lý không được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên. Công tác quản lý gắn lion với hiệu quả kinh doanh bao gồm quản lý con người và quản lý ngân quỹ. Trong đó quản lý con người là quan trọng nhất. -Đối với con người phải thường xuyên đào tạo nângcao tay nghề, nângcao ý thức, trách nhiệncông việc, ý thức học hỏi của toàn bộ công nhân viên. -Sắp xếp lao động hợp lý, đúng khả năng từng người, các phong ban phải có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau và được bố trí sắp xếp tinh gon, hiệu quả… -Đối với ngân quỹ: Các khoản phải thuchi rõ ràng, chính xác, thống nhất, có căn cứ, có hiệu quả đảm boả thu lớn hơn chi. Các chi cho hoạt động kinh doanh phải theo định mức, kế hoạch. Mặt khác cần nângcao trình độ của cán bộ quản lý, bố trí cán bộ quản lý theo đúng năng lực tránh tinh trạng người có chuyên môn kỹ thuật lại đưa lên làmcông tác quản lý. Côngty cần bỏ ra một lượng vốn để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất như nâng cấp khu nhà xưởng, khu văn phòng, khu nhà ở cho công nhân. Bên cạnh đó côngty cần quan tâm hơn nữa đến các hoạt động Marketting cần mở rộng các hoạt động quảng cáo hình ảnh của côngty cũng như sản phẩm của côngty trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ… KẾT LUẬN Trong điều kiện kinh tế thị trường và đang tác động mạnh mẽ tới từng đơn vị sản xuất kih doanh thông qua quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả, cung cầu… Do đó việc phấn đấu tang lợinhuận hơn nữa là tăng tỷ suất lợinhuận là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp và có sức cạnh tranh trên thị trường. Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế của nhà nước đã mở ra nhiều có hội cũng như không ít thử thách và khó khăn đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy côngtyTNHHÁPHI đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nângcaonăng suất, chất lượng snả phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, tăng lợinhuận cho côngty đây cũng chính là mục đích kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp bởi vì nó quyết định sự tồn tạim thành hay bại, phát triển hay suy vong của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của côngty bên cạnh những thành tựu kinh tế đạt được côngty cũng không tránh khỏi những hạn chế tồn tại trong quá trình snả xuất kinh doanh của mình. Nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, chắc chắn trong tương lai côngty sẽ ngày càng phát triển và bền vững hơn. Em xin chân thành cám ơn thầygiáo Lê Văn Chắt, các thầy co giáo trong khoa cung toàn thể các phòng ban của côngty TNHHÁPHI đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. . MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN LÀM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH Á PHI 3.1.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH Á PHI. 3.1.1. Những kết. giải pháp làm tăng doanh thu công ty nên áp dụng một số biện pháp sau: a. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá: Để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá công