1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề “GIÁO dục ý THỨC bảo vệ BIỂN đảo THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH địa lý VIỆT NAM cấp THCS

17 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 56,22 KB
File đính kèm CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ.rar (53 KB)

Nội dung

TRƯỜNG THCS THẠNH LỘC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTỔ TIẾNG ANH – SỬ ĐỊA TIN Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Thạnh Lộc, ngày 3 tháng 02 năm 2021BÁO CÁOCHUYÊN ĐỀ “GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ BIỂN ĐẢO THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ VIỆT NAM CẤP THCSI. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:“ Biển đảo gọi những đứa con Bách ViệtTừ khắp muôn phương chung hướng tìm vềRèn trí lực, đúc lời thề son sắtHoá luỹ thành đồng giữ biển quê hương”Biển và hải đảo có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, không gian kinh tế truyền thống trở nên chật chội, nhiều quốc gia đang hướng ra biển để tìm kiếm, khai thác các nguồn tài nguyên, bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm... Biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn và không gian sinh tồn mới; đồng thời có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng. Việt Nam là quốc gia ven biển, vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2 thuộc vùng Biển Đông. Biển Đông là một vùng biển giàu tiềm năng nên đã thu hút sự quan tâm của các nước trong khu vực, nhiều cuộc tranh chấp đã xảy ra ở vùng biển này từ sau thế chiến thứ hai vì các lợi ích khác nhau như ngư trường, khai thác tài nguyên đặc biệt là dầu khí và kiểm soát vị trí chiến lược nhất là vấn đề chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.Vấn đề chủ quyền Biển Đông luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng. Đặc biệt là khi Trung Quốc cố áp đặt tham vọng chủ quyền của mình ở khu vực này bằng cách đưa ra yêu sách về ‘‘Đường chín đoạn’’ của Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam thì vấn đề Biển Đông càng trở nên nóng bỏng và thu hút sự chú ý của các nước trong khu vực.Việc bảo vệ chủ quyền trên biển không những bảo vệ quyền lợi kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng. Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của tất cả mọi người dân Việt Nam, trong đó quan trọng nhất là vai trò của thế hệ trẻ tiếp nối cha anh gìn giữ đất nước. Vì thế, việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc phải được song hành cùng với việc truyền thụ kiến thức cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thông qua các tiết học, giáo viên tích hợp nội dung giáo dục tình yêu Tổ quốc, tình yêu dân tộc cho học sinh nhất là vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo vì đây là vấn đề mà chúng ta cần có hướng giải quyết nhằm đảm bảo chủ quyền lãnh thổ và hòa bình ổn định khu vực.Thực tế hiện nay, những hiểu biết của học sinh về vấn đề chủ quyền biển đảo còn rất hạn chế, các em chưa nắm rõ về tình hình Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền trên vùng Biển Đông. Vì thế, việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học phần địa lí Việt Nam là phù hợp và cần thiết. Vì vậy nhóm Sử Địa trường THCS Thạnh Lộc quyết định chọn chủ đề Giáo dục ý thức bảo vệ biển đông thông qua chương trình địa lý Việt Nam cấp THCS làm chuyên đề trong ngày hôm nay. II. NỘI DUNG:1. Cơ sở lý luận: Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài khoảng 3260 km, hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo xa bờ là Trường Sa và Hoàng Sa. Theo Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 thì Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lí, mở rộng về phía đông tính từ đường cơ sở.Bản đồ cổ của Việt Nam( Nguồn Internet): Tấm bản đồ này khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.Hiện nay, Trung Quốc đang có nhiều hành động nhằm xâm chiếm vùng biển chủ quyền của nước ta. Bảo vệ chủ quyền Biển Đông là trách nhiệm của toàn Đảng và toàn dân ta, cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân ý thức về chủ quyền biển đảo nhất là các thế hệ học sinh sinh viên. Vì thế cần lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào trong chương trình dạy học. 2. Thực trạngLồng ghép vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo vào chương trình học cho học sinh THCS là hết sức cần thiết và là nhiệm vụ của người giáo viên. Trong những năm gần đây, nội dung sách giáo khoa và chương trình dạy học được biên soạn theo hình thức mở và có nhiều phần được giảm tải. Đồng thời có những công văn hướng dẫn về việc tích hợp, lồng nghép giáo dục đạo đức cho học sinh vào các môn học nên đã có nhiều nội dung được lựa chọn tích hợp trong đó có vấn đề biển đảo. Việc tích hợp được áp dụng ở nhiều môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí …Trong quá trình giảng dạy, nhóm sử địa nhận thấy có những điểm còn hạn chế như: Học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của biển đảo và các vấn đề cần quan tâm hiện nay về chủ quyền biển đảo một cách chính xác, đầy đủ. Biển có tầm quan trọng rất lớn, lịch sử đã chứng minh, biển đảo luôn là vấn đề quan trọng tối mật của mỗi quốc gia. Vì nó không chỉ tiềm tàng lợi ích kinh tế khổng lồ, mà còn là “hàng rào” hữu hiệu nhất để bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại bang tấn công từ đường biển. Thời đại nào cũng thế, dân tộc nào cũng vậy, bảo vệ biển đảo luôn được đặt ra hàng đầu trong chiến lược phát triển xây dựng đất nước phồn thịnh. Tuy nhiên, vùng biển của chúng ta không một ngày bình yên. Với dã tâm xâm lược vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc đã nhiều lần nổ súng tấn công lên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta. Từ năm 1956, Trung Quốc ấp ủ ý tưởng thiết lập sự thống trị hoàn toàn của mình ở Biển Đông. Sau trận Hải chiến Hoàng Sa ( tháng 1 năm 1974 ) Trung Quốc đã chiếm gần hết số đảo trong quần đảo Hoàng Sa và chiếm đóng một phần của Trường Sa từ sau ngày14 tháng 3 năm 1988 sau khi bắn chìm 3 tàu, làm chết 74 chiến sĩ của Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa 1988. Từ năm 2011 đến nay, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách về ”Đường lưỡi bò” trên biển Đông và có nhiều hành động phá hoại hoạt động triển kinh tế và thăm dò tài nguyên trong vùng biển Đông của Việt Nam. Nhưng nội dung và chương trình dạy học hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu trên. Trong sách giáo khoa chỉ cung cấp cho học sinh thông tin về tự nhiên, kinh tế của vùng biển đảo. Vì thế việc tích hợp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển –đảo vào chương trình dạy học địa lí Việt Nam là hết sức cần thiết .3. Nội dung và hình thức a. Mục tiêu Thông tin về chủ quyền biển đảo rất nhiều, vì thế cần tìm ra nội dung để tích hợp, lồng ghép chính xác về thông tin, phù hợp với kiến thức bộ môn. Xác định đúng vị trí, lựa chọn nội dung và cách thức lồng ghép thích hợp, vừa sức với học sinh. Qua việc tích hợp giáo dục này nhằm mang đến cho học sinh những hiểu biết sâu rộng về biển – đảo, có tình yêu sâu sắc đối với biển, có thái độ trân trọng và biết ơn những chiến sĩ đảo xa đang ngày đêm canh giữ vùng biển của Tổ quốc.b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.b.1 Thông tin về chủ quyền biển đảo Để thực hiện tích hợp lồng ghép giáo dục một cách chính xác, hiệu quả và thuận lợi, trước hết giáo viên cần nắm được những thông tin cơ bản về chủ quyền biển đảo, cụ thể:Về kinh tế: Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài khoảng 3260 km, hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo xa bờ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn. Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép chúng ta phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; cảng biển, vận tải biển, sửa chữa và đóng tàu; khai thác tài nguyên khoáng sản; du lịch; thông tin liên lạc… Trong nhiều năm qua, các nguồn lợi từ biển mang lại đã đóng góp to lớn vào quá trình phát triển đất nước.Về an ninh quốc phòng: Các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa các quốc gia trong khu vực diễn ra từ sau thế chiến 2. Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines , Malaysia và Brunei. Tháng 4 năm 1956, Việt Nam Cộng hòa kế thừa chính quyền Bảo Đại quản lý quần đảo Hoàng Sa. Riêng hai đảo lớn nhất là Phú Lâm và Linh Côn đã bị Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) bí mật chiếm trước khi quân đội Việt Nam Cộng hòa ra đóng quân. Việt Nam Cộng hòa đã đảm nhiệm việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Genever năm 1954 quy định. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa từ ngày 19 tháng 1 năm 1974 khi quân đội của họ tấn công quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa và chiếm các đảo phía tây trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Năm 1988, Trung Quốc đã chiếm bãi đá ngầm. Năm 1995, Trung Quốc chiếm đá ngầm Vành Khăn đang do Philippines kiểm soát. Năm 2011, căng thẳng dâng lên khi các tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines nổ ra. Ngày 26 tháng 5 năm 2011, 3 tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý. Tiếp đó là sự kiện một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê vừa bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị vào ngày 9 tháng 6. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu nước này chấm dứt ngay, không tái diễn những hành động đó, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Hành động của Trung Quốc vi phạm Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của tuyền bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên trên Biển Đông, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa( Trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta). Hành động này của Trung Quốc đã gặp phải sự phản đối từ phía Nhà nước và nhân dân Việt Nam cũng như công luận quốc tế. Ngày 15 tháng 7 năm 2014 Trung Quốc buộc phải di dời dàn khoan 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông họp tại La Hay đã ban hành phán quyết bác bỏ yêu sách “Đường lưỡi bò ” của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, phía Trung Quốc không thừa nhận phán quyết này và tiếp tục có những hành động nhằm bành chướng vùng Biển Đông.b.2: Vị trí và cách thức lồng ghép kiến thứcb.2.1) Địa chỉ lồng ghép:KhốiBàiVị trí tích hợp, lồng ghépMức độ lồng ghép8Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt NamPhần 1b: Phần biểnBộ phậnBài 24: Vùng biển Việt NamPhần 1a: Diện tích và giới hạnPhần 2a: Tài nguyên biểnBộ phận9Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sảnII.2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sảnBộ phậnBài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thôngI2. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hìnhBộ phậnBài 15: Thương mại và du lịchII. Du lịchBộ phậnBài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ3. Dịch vụBộ phậnBài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng3. Dịch vụBộ phậnBài 23, 24: Vùng Bắc Trung BộMục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiênMục IV: 3. Dịch vụBộ phậnBài 25,26: Vùng Duyên hải Nam Trung BộMục I: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổMục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiênMục IV: 3. Dịch vụBộ phậnBài 31: Vùng Đông Nam BộMục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiênBộ phậnBài 38: Phát tiển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảoPhần I: Biển và đảo Việt NamPhần II: Phát triển tổng hợp kinh tế biểnToàn phầnb.2.2) Cách thức lồng ghépLồng ghép vào trong bài học khi dạy trên lớpVí dụ:Bài 24 – Vùng biển Việt Nam.( Địa lí 8)Mục 1a: Diện tích và giới hạn Trong phần này, một lần nữa lại nhắc đến giới hạn của vùng biển nước ta, để tránh sự nhàm chán khi ở các bài trước đã nhắc đến chủ quyền biển đảo, giáo viên dùng máy chiếu cho các em được ngắm nhìn biển qua các hình ảnh và video, đặc biệt là hình ảnh về Trường Sa và Hoàng Sa, hình ảnh những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ ngoài đảo xa. Từ đó sẽ hình thành tình yêu đối với biển trong lòng học sinh, sự biết ơn các chiến sĩ đảo xa, thôi thúc các em hăng say học tập để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.Mục 2a: Tài nguyên biển:Giáo viên cho học sinh thấy được sự giàu có của vùng biển bằng hình ảnh và video. Học sinh quan sát tranh ảnh và trả lời: Vì vùng biển nước ta có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế: giàu tài nguyên sinh vật, dầu khí và các khoáng sản khác, … Các hoạt động ngoài giờ học: Việc tích hợp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo trong dạy học Địa lí không chỉ diễn ở các tiết học trên lớp mà còn thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động học tập ở nhà của học sinh như chuẩn bị bài mới, làm bài tập, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu từ nguồn Internet…sẽ góp phần đạt hiệu quả giáo dục cao hơn. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu: Bên cạnh việc lồng ghép các thông tin vào trong các bài học khi dạy trên lớp, tôi còn yêu cầu học sinh sưu tầm các tư liệu, ảnh nói về vùng biển nước ta và các vấn đề nóng bỏng của biển Đông hiện nay với chủ đề: “ Tình yêu biển đảo ”. Cụ thể như sau:+ Ở lớp 8, sau khi học xong bài 24, yêu cầu học sinh hãy sưu tầm những hình ảnh đẹp về vùng biển đảo của nước ta. Những thông tin, những bài viết nói về các cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.+ Ở lớp 9, yêu cầu học sinh: Sưu tầm hình ảnh và thông tin về các bãi biển đẹp, các đảo có phong cảnh đẹp, các khu du lịch biển đảo nổi tiếng ở nước ta, hoạt động khai thác dầu khí và các hoạt động kinh tế khác của nước ta trên vùng biển Đông. Cảm nhận của em về vùng biển nước ta. Tình hình tranh chấp trên biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong những năm qua và giải pháp của các bên liên quan. Suy nghĩ của em về vấn đề này như thế nào? Em đã, đang và sẽ làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi “Vì Trường Sa thân yêu “ ? Học sinh có thể tìm ở các trang báo, cắt và đóng thành tập hoặc sưu tầm trên báo điện tử và làm thành một bài viết. Giáo viên thu bài và chấm điểm, khuyến khích các em bằng cách cộng điểm thưởng vào điểm miệng cho những em có kết quả sưu tầm tốt. Làm như vậy sẽ khích lệ tinh thần tự giác học tập của học sinh.III. KẾT LUẬN Tích hợp, lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo vào dạy học địa lí Việt Nam ở trường THCS không phải là một vấn đề mới nhưng là một vấn đề khó. Đòi hỏi giáo viên cần phải nghiên cứu và thực nghiệm để có kết quả ngày càng tốt hơn. Để có thể lồng ghép thành công thì đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề và đánh già vấn đề thật khách quan, nắm bắt tâm lí của học sinh trước trong và sau khi lồng ghép vấn đề biển đảo vào dạy học. Việc lựa chọn nội dung và cách thức tích hợp cũng rất quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công khi đi vào thực hiện. Đảm bảo nội dung không quá nhiều khiến học sinh cảm thấy nặng nề. Trong chương trình học địa lí ở trường THCS có nhiều bài có thể tích hợp vấn đề biển đảo, vì thế cần có kế hoạch lồng ghép cho toàn bộ chương trình, tránh trùng lắp và nhàm chán. Khi thực hiện chuyên đề này, nhóm sử địa mong rằng có thể tìm ra cách thức, phương pháp tích hợp vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo vào dạy học phần Địa lí Việt Nam ở trường THCS . Đây chỉ là những kinh nghiệm nho nhỏ của nhóm Sử Địa Trường THCS Thạnh Lộc, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý .

Ngày đăng: 26/01/2021, 22:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w